Trên cơ sở một số cơ sở lý thuyết cơ bản và việc tự đánh giá tính cách cá nhân, phân tích các ví dụ thực tiễn có thể giải thích hành vi cư xử của cá nhân trong giao tiếp, hoạt động yêu t
Trang 1BÀI TẬP CA NHÂN Môn: Quản trị hành vi tổ chức
Trong giới hạn của một báo cáo ngắn gọn, để làm rõ tác động của tính cách cá nhân đến hành vi cư xử trước tiên hãy xem xét thực tế làm một số trắc nghiệm về tính cách cá nhân ( bài tập Big 5 và MBTI-Phụ lục 1, Phụ lục 2) giới thiệu về cách đánh giá tính cách mỗi cá nhân Trên cơ sở một số cơ sở lý thuyết cơ bản và việc tự đánh giá tính cách cá nhân, phân tích các ví dụ thực tiễn có thể giải thích hành vi cư xử của cá nhân trong giao tiếp, hoạt động yêu thích, trong công việc
B PHÂN TÍCH
Khi thực hiện bài tập Big 5 và MBTI, tự đánh giá tính cách của mình, thường thì các biểu hiện của một loại tính cách tôi chỉ thấy một vài biểu hiện thể hiện đúng hành vi của mình, còn lại thì trong tùy trường hợp cụ thể có thể tôi lại có hành vi thể hiện cả tính cách này hay tính cách kia Vì vậy khi làm xong bài tập này cho tôi thấy rõ hơn tôi thuộc loại tính cách nào và theo đó còn có những biểu hiện hành vi cư xử trong loại tính cách của tôi mà tôi chưa nhận ra Qua Bài tập tôi có thêm thông tin để tự xem xét hành vi cư
xử của mình trong hiện tại và có những điều chỉnh các hành vi ứng xử của mình trong
Trang 2tương lai Có những biểu hiện về loại tính cách mà tôi đã đang thể hiện rất rõ, những gì là
ưu điểm và có hiệu quả trong sinh hoạt và công việc thì sẽ phát huy còn những hành vi cư
xử do từ tính cách của mình mà gây kết quả chưa tốt thì sẽ điều chỉnh để có hành vi cư xử phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể Ví dụ tôi tự đánh giá mình là thuộc loại tính cách hướng nội, theo như tài liệu của Bài tập cho thấy, một trong biểu hiện là thích các mối quan hệ
và giao tiếp một-một, vì vậy không có nghĩa là chỉ luôn giao tiếp một –một để tốt nhất cho khả năng của mình trong khi cuộc sống luôn có các mối quan hệ con người Để khắc phục, tôi cần cố gắng hơn khi giao tiếp
Để hiểu rõ hơn tính cách cá nhân, tôi xin nêu một số nét về Lý thuyết về hành vi cá nhân như sau:
1.Các học giả nghiên cứu đã xem xét rất nhiều học thuyết và đưa ra mô hình cơ bản của hành vi cá nhân (mô hình MARS), qua đó sẽ rõ hơn tại sao các cá nhân khác nhau lại có cách cư xử và làm việc với hiệu quả khác nhau, các động lực nào thúc đẩy hành vi
Trang 3Mô hình MARS là bước khởi đầu để tìm hiểu về các động lực của hành vi cá nhân Trong
mô hình đề cặp tới 4 tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi cá nhân và tác động đến hiệu quả công việc, đó là:
- Động lực làm việc: động lực tiêu biểu cho sức mạnh bên trong một con người có ảnh hưởng tới định hướng, nỗ lực và tính bền bỉ của cá nhân đó đối với hành vi tự giác
- Năng lực: bao gồm cả năng khiếu bẩm sinh và các khả năng đã được học cần để hoàn thành công việc
- Ý thức công việc: cá nhân xác định được trách nhiệm bắt buộc của mình và chỉ ra được mối liên quan giữa công việc của cá nhân đó với công việc
- Yếu tố tình huống: bao gồm các điều kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của nhân viên
và có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hành vi và công việc
Động lực làm việc
Hành vi và
hệ quả
Ý thức công việc
Năng lực
Các yếu tố tình huống
Trang 4Nếu bất kỳ một nhân tố nào yếu đi, hiệu quả làm việc của cá nhân cũng vì thế mà giảm theo Bốn nhân tố này cũng bị tác động bởi vài biến tố cá nhân khác: tính cách, các giá trị, các cảm xúc, thái độ và áp lực, nhận thức cá nhân và học vấn Mỗi yếu tố này liên quan tới mô hình MARS theo các cách khác nhau Ví dụ, các giá trị cá nhân ảnh hưởng tới động lực làm việc thông qua cảm xúc và có xu hướng tạo ra ý thức công việc thông qua quá trình nhận thức Học vấn ảnh hưởng tới năng lực của nhân viên, ý thức công việc
và động lực làm việc
Về tác động của các yếu tố đến hành vi cư xử con người còn có nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Tất Thịnh-Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, tuân theo một sơ đồ sau:
Theo tác giả Nguyễn Tất Thịnh:
- Hành vi ứng xử của một người như thế nào có thiên hướng tùy thuộc phần nhiều vào tri thức của họ, có thể gọi đó là người duy lí Người như thế thường có thái độ và xử sự theo cách và khả năng hiểu, nhận thức được vấn đề đến đâu: hiểu, biết, phù hợp với nhận thức của mình thì hành động, ngược lại thì không
- Theo thiên hướng tùy thuộc nhiều vào lợi ích, loại ứng xử này tạm gọi là duy lợi Người duy lợi thấy việc gì có lợi cho mình thì hành động, không thì thôi, đứng ngoài cuộc Chủ nghĩa thực dụng và tinh vi hơn là cơ hội thuộc loại này
Trang 5- Loại hành vi ứng xử chủ yếu xuất phát từ tín ngưỡng hay niềm tin, có thể coi là duy tín, hay tín điều chủ nghĩa Điều đó không nhất thiết xuất phát từ tri thức, mà có thể xuất phát
từ tiềm thức hay vô thức Bởi vậy dễ bị rủ rê, lôi kéo, huyễn hoặc, lợi dụng bởi những luận thuyết mơ hồ, tệ hơn là bởi những tà thuyết không có luận cứ khoa học
- Người ứng xử thiên về tập tính hay thói quen sống thuộc nhóm người ít sáng tạo, thích lựa chọn những gì dễ dàng, có sẵn, chủ nghĩa kinh nghiệm Những thói quen khi được xã hội hóa, trở thành tiền lệ, tập quán hành xử của cộng đồng có tác dụng vô cùng to lớn Nó
sẽ là vật cản vô hình, dai dẳng khi là thói quen lạc hậu, trì trệ Nó phá hoạt cả xã hội khi là thói quen xấu Nó làm xã hội trật tự tiến bộ nếu là những thói quen của kỉ cương, của đạo đức và của văn minh
Như vậy hành vi ứng xử của con người tuân thủ theo các qui luật tâm lí
a Qui luật bù trừ: thông thường về tiến trình, hình thức ( biểu hiện bên ngoài ) thế nào thì
nội dung (phẩm chất bên trong) thế ấy Nội dung có sẵn hoặc phải tích lũy trong một thời gian lâu dài, để đến một lúc nào đó đi đến thay đổi hẳn về chất theo chiều hướng mạnh
mẽ, bộc lộ Hình thức là cái khiến cho nội dung dễ được tồn tại trong môi trường luôn ở trong động thái cạnh tranh và đào thải, với chiều hướng chính danh và giản dị Khi nội dung chưa đủ mạnh và hoàn thiện thì hình thức có khuynh hướng ngụy tạo, giả trang, phân thân (biến hóa) để thích ứng nhanh với các sắc thái nhất thời của môi trường, khả dĩ
bù đắp cái thiếu hụt của nội dung Ví dụ nghèo hay nói đến nhân nghĩa, dốt hay nói chữ, không hiểu biết nhiều thì ưa nói to tát, người bé nhỏ hay nói đến những cái cao, hoành tráng, không có quyền lực và sức mạnh thì hay mượn lời người có địa vị.v.v
b Qui luật Bất thường: Khi người ta có điều gì cảm thấy bất ổn do sự khiếm khuyết về nội dung hay hình thức, trước một hoàn cảnh, một tình huống có đột biến hay không được
dự liệu trước, người ta cố che dấu điều ấy trước đối tác Nhưng càng làm như thế thì càng bộc lộ sự ngụy tạo, giả trang hay phân thân của hình thức, sự kém cỏi đi của nội dung Nếu tình trạng đó kéo dài, trong môi trường hỗn tạp không có chuẩn mực, người ta có thể trở thành kẻ trí trá và cơ hội chuyên nghiệp vì họ phải tập trung phần lớn tinh lực vào tạo hình thức chứ không phải là củng cố nội dung
Trang 6c Qui luật điểm yếu: ở đây là điểm yếu cơ bản của một cá nhân Trong một xã hội không có tính giao lưu cao thì người ta khó biết được chính xác và kịp thời điểm yếu, điểm mạnh của mình
là gì Còn trong một môi trường thiên nhiên xã hội có mối quan hệ qua lại khăng khít của sự giao lưu, cạnh tranh và đào thải thì mỗi cá nhân trước hết biết rất rõ điểm yếu của mình là gì Điểm mạnh có khi còn chưa thể bộc lộ thì đương nhiên điểm yếu phải che dấu thật kĩ, không để đối phương phát hiện ra Bởi vậy cách bộc lộ kiểu ễnh ương kêu tiếng bò rống, khỉ học tiếng hổ gầm hay chim sẻ muốn xù lông như đại bàng nhiều khi lại là nhược điểm lớn của sự ngụy trang Cách ứng xử tinh vi hơn là nó giành cho mình một vai trò gì đó trong cộng đồng, điểm yếu đó của cá nhân sẽ có nhiều khả năng được bảo vệ cao bởi cộng đồng nhờ vai trò của cá nhân trong cộng đồng ấy, kiểu xấu chàng hổ ai, hoặc như con ong chúa trong tổ của mình vậy Cách khác là bằng tiểu xảo đánh đồng cá nhân với tập thể để làm yếu đi sự tấn công vào điểm yếu của họ
2 Về các loại chính của tính cách cá nhân
Có 5 mảng chính của tính cách cá nhân (gọi tắt là CANOE) như sau:
+Tận tâm: Những người thận trọng, đáng tin cậy và có lý trí Con người thiếu tận tâm thường là người người bất cẩn, không rõ ràng, thiếu ngăn nắp và thiếu trách nhiệm
+Dễ chấp nhận: Bao gồm tính cáh lịch thiệp, bản chất tốt, biết cảm thông và chia sẻ +Lo âu: Người lo âu rất hay phiền muộn, không thân thiện, chán nản và hay thiếu tự tin Ngược lại, những người ít lo âu (có độ ổn định cảm xúc cao) thường tự tin, cẩn thận
và bình tĩnh
+Sẵn sàng học hỏi: những con người nhạy bén, linh động, sáng tạo và ham học hỏi + Hướng ngoại: là người thường thích di chuyển, hay chuyện, chan hòa và quyết đoán Đối lập lại là những người hướng nội, thường trầm lặng, nhút nhát, cẩn trọng Người hướng nội không thiếu những kỹ năng xã hội, họ hay hướng suy nghĩ của mình vào các ý tưởng hơn là các sự kiện bên ngoài Người hướng nội dễ chịu khi ở một mình, còn người hướng ngoại thì không
Một số nghiên cứu cho thấy các mảng tính cách trên có ảnh hưởng nhất định tới hành
vi và hiệu quả công việc Những người có khả năng ổn định cảm xúc cao làm việc tốt hơn những người khác trong môi trường làm việc stress Những người có khả năng chấp nhận cao thường có thiên hướng xử lý các mối quan hệ khách hàng và giải quyết mâu thuẫn tốt
Trang 7hơn Những người tận tâm có vị trí quan trọng nhất trong các mảng tính cách để dự đoán hiệu quả công việc trong hầu hết các công việc nhóm
3.Về phương pháp đánh giá tính cách cá nhân
Để đánh giá tính cách cá nhân trong môi trường làm việc, hơn nửa thế kỷ trước có hai mẹ con Katherine Briggs và Isabel Briggs-Myers đã phát triển phương pháp đánh giá Myers- Briggs (MBTI), là một cách đánh giá được nhận diện xu hướng cơ bản và xử lý thông tin của cá nhân MBTI được xây dựng trên lý thuyết về tính cách con người được giới thiệu năm 1920 của Carl Jung – nhà tâm lý học người Thụy Sỹ để phân biệt cách con người cảm nhận về môi trường cũng như tiếp nhận và xử lý thông tin Jung nhấn mạnh rằng trong việc định hướng con người vừa hướng nội vừa hướng ngoại và có xu hướng cụ thể trong nhận thức (qua trực quan hay cảm giác), đánh giá hoặc quyết định hành động 9suy nghĩ hay cảm xúc) Bảng câu hỏi MBTI gộp 4 tính cách làm 16 loại khác nhau, mỗi loại có những điểm mạnh và yếu Phương pháp đánh giá MBTI là thước đo mức độ yêu thích sự tập trung chú ý của con người, thu thập, tiếp nhận và xử lý thong tin, định hướng bản than họ với thế giới bên ngoài MBTI giúp cho việc đo lường các phân loại tính cách theo thuyết của Jung, tuy nhiên khả năng về đoán trước hiệu quả công việc thì chưa thuyết phục lắm
Qua một số cơ sở lý thuyết nêu trên, ta hiểu rõ hơn về sự hình thành tính cách cá nhân,
nó liên quan tới hành vi cư xử và tính thống nhất trong suy nghĩ dùng để giải thích xu hướng cư xử của một con người Các nhà tâm lý học vẫn chưa thống nhất được về nguồn gốc của tính cách cá nhân, tuy nhiên hầu hết đều cho rằng nó được hình thành bởi cả yếu
tố di truyền và môi trường bên ngoài Từ đó tôi hiểu hơn về tính cách của mình, tôi sẽ phát huy những gì là thế mạnh của mình, tránh đặt mình vào các hoàn cảnh không phù hợp với tính cách của mình, nhưng nếu trong trường hợp bắt buộc, do hiểu về tính cách của mình thì cũng chủ động hơn, cố gắng hơn nhằm hạn chế những kết quả không mong đợi
Trang 8Trong thực tế, hàng ngày mỗi cá nhân đều luôn thể hiện các hành vi ứng xử trong sinh hoạt và trong công việc, hành vi cư xử khác nhau gây những hiệu quả khác nhau Một ví
dụ như sau: tôi là trưởng phòng của một tổ chức, có khoảng 10 nhân viên trong phòng và đương nhiên mỗi người một tính cách, có những tính cách không gây ảnh hưởng (tốt hoặc xấu) rõ rệt cho hiệu quả công việc của phòng, song có một số nhân viên có cá tính mạnh Một nhân viên A có năng lực, tính cách rất thẳng thắn (đôi lúc không đúng lúc, đúng chỗ), thích tranh luận nên nhiều khi trong giao tiếp làm người nghe không hài lòng Trước khi tôi chưa làm trưởng phòng ở đây, nhân viên A đã thường xuyên gây những xung đột với trưởng phòng cũ vì ông ta không thích nhân viên phản đối những chỉ đạo của ông ta và khi nghe thấy những gì không vừa ý, lấy quyền là Trưởng phòng quát tháo, phê phán quyết liệt Mọi nhân viên không đồng tình với phong cách làm việc này và đặc biệt là nhân viên A Trong một thời gian hiệu quả làm việc tổ chức này rất kém Khi tôi làm Trưởng phòng thay Trưởng phòng cũ, ngoài việc cư xử với mọi nhân viên đúng mực hơn, tôi cũng chú ý tìm hiểu thêm về tính cách của nhân viên A, tôi đã có những góp ý thường xuyên, thẳng thắn nhưng thật chân thành để bản thân nhân viên A thấy được những hành
vi nên làm và không nên làm của mình Kết quả là nhân viên đó đã thay đổi nhiều và mọi người trong Phòng đều cùng nhau thực hiện tốt các nhiệm vụ Như vậy, ông trưởng phòng
cũ đã không thể hiện sự tôn trọng ý kiến nhân viên, không tìm hiểu các nguyên nhân để nhân viên A có những phản ứng và do đó càng làm tăng mâu thuẫn với các nhân viên, đặc biệt là nhân viên A Việc cư xử đúng mực với nhân viên đã làm họ thấy được tôn trọng thì
họ dễ chấp nhận các chỉ đạo của lãnh đạo hơn Còn với nhân viên A, là nhân viên có năng lực, bản thân anh ta cũng biết được các hành vi của mình , nhưng do tính cách thẳng thắn, thích tranh luận nên với cách cư xử của ông Trưởng phòng cũ đã làm giảm động lực và còn tạo lý do để anh ta phản ứng lại
Qua bản điều tra thái độ, giá trị và tính cách tôi hiểu hơn cách cư xử của tôi trong các giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động yêu thích và trong công việc Tôi rất thích những người có tính cách hướng ngoại, song tự bản thân do nhiều yếu tố hình thành tính cách , tôi tự đánh giá tôi có tính hướng nội nhiều hơn Điều này thể hiện trong hành vi cư
xử hàng ngày của tôi, trong gia đình tôi được giáo dục từ nhỏ những nguyên tắc tối thiểu trong giao tiếp và được sống trong môi trường luôn học tập của gia đình nên trước mọi
Trang 9vấn đề tôi thường suy xét trước rồi mới thực hiện, và do đó tôi hoàn toàn tự tin và thường hiệu quả thực hiện tốt Khi chưa thành công hay gặp những câu chuyện, những người làm tôi thấy không hài lòng tôi thường tự tạo điều kiện cho mình tách rời những người, công việc đó một thời gian đủ để tôi suy ngẫm và lấy lại tinh thần, sau đó mọi việc đối với tôi tốt hơn…Trong công việc, do tính cẩn trọng, cần các thông tin rành mạch rõ ràng nên xử
lý công việc chưa thật nhanh nhưng hiệu quả công việc thì luôn cao… Tất cả những hành
vi cư xử của mình có lúc là phù hợp có lúc là chưa phù hợp đều có thể được giải thích từ
do tính cách của mình Hiểu được các lý thuyết về tính cách là cơ sở để xem xét đánh giá đúng hành vi cư xử của mỗi cá nhân, từ đó hướng cho họ những điều chỉnh có thể điều chỉnh được trong tương lai (vì có những tính cách không thể điều chỉnh được) nhằm có được các hiệu quả ngày càng cao trong hành vi cư xử
KẾT LUẬN
Qua thực hiện bài tập và phần lý thuyết về hành vi cư xử cá nhân trong môn học Quản trị hành vi tổ chức đã giúp tôi thêm kiến thức để tự đánh giá tính cách bản thân cũng như tăng khả năng đánh giá tính cách cá nhân của những người xung quanh Việc đánh giá được tính cách của mình đã giúp tôi xem xét lại các hành vi cư xử và những hiệu quả trong các giao tiếp trước đây, để có các lý giải và kinh nghiệm cho các hành vi cư xử hiện tại và cả trong tương lai Việc đánh giá được tính cách của những người xung quanh, đối với quan hệ con người trong sinh hoạt hàng ngày giúp ta có được các hành vi cư xử phù hợp làm tốt hơn các mối quan hệ và các lợi ích khác trong sinh hoạt của bản thân, đem lại cảm giác cuộc sống tốt đẹp hơn Việc đánh giá tính cách mọi người xung quanh trong một
tổ chức làm việc giúp cá nhân thuận lợi hơn trong thực hiện nhiệm vụ, phát huy được khả năng làm việc và tránh được các bất lợi, phát huy được năng lực của mọi người, dẫn đến hiệu quả công việc cũng tốt hơn
Tóm lại môn học Quản trị hành vi tổ chức giúp ích tốt cho mọi cá nhân đặc biệt cho các nhà quản trị
Trang 10Tài liệu tham khảo
1 Schermerhorn Jr John, G.Hunt James, N Osborn Richard, “Organizational Behavior”,
Wiley,7th Edition, 2002 (E-book)
2 Quản trị hành vi tổ chức của Chương trình Đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế
(Tài liệu tham khảo – Lưu hành nội bộ, 1/2010)
3 GRIGGS UNIVERSITY : Quản trị hành vi tổ chức (Tài liệu tham khảo GaMBA,
2005)
4 Nguyễn Tất Thịnh, 2009, “Một số qui luật trong hành vi ứng xử”, 18/3/2010, xem ngày 10/7/2010, (www.vanhoahoc.edu.vn/content/view)
Trang 11
PHỤ LỤC 1.BIG 5
Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân
Một số tính cách cá nhân (có thể đúng hoặc không đúng với bạn) được liệt kê trong bảng dưới đây Hãy đánh dấu vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi câu để thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bạn với nó Bạn nên đánh dấu thể hiện sao cho các mức độ của mỗi tính cách phù hợp nhất với mình ngay cả khi có một tính cách khác phù hợp hơn nó
5 Sẵn sang trải nghiệm, một
con người phóng khoáng
x