1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong

28 462 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 368,5 KB

Nội dung

Trong thực tiễn, đa số HS đạt được KNTH Sinh hoc 11 SH11 còn ở mức thấp; động cơ, hứng thú với môn học chưa cao; thời lượng dành cho TH SH11 còn ít; phần lớn giáo viên GV chưa xác định đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA SINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Thành, Trường ĐHSP Hà Nội

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm, Trường Đại học Vinh

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh, Trường Đại học Sư phạm - Đại

học Thái Nguyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước

họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

vào hồi giờ ngày tháng 10 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận án này tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trang 4

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Để thích ứng với xã hội hiện đại, mỗi người cần phải học không chỉtrong thời gian ở nhà trường mà học tiếp cả cuộc đời Điều này đòi hỏi, dạy học ngày nay phải dạy cách học, kỹ năng (KN) học, đặc biệt là KN tự học (TH) để hình thành và phát triển năng lực TH cho học sinh (HS) Học

không chỉ là tri thức mà học cả cách tìm ra tri thức và những KNTH cần thiết

để TH một cách hiệu quả Theo cách hiểu này, kiến thức chưa phải là đích cuối cùng của dạy học, mà qua kiến thức phải thức đẩy động cơ, hình thành phương pháp, KNTH hay năng lực TH mới là đích cuối cùng

2 Trong thực tiễn, đa số HS đạt được KNTH Sinh hoc 11 (SH11) còn

ở mức thấp; động cơ, hứng thú với môn học chưa cao; thời lượng dành cho

TH SH11 còn ít; phần lớn giáo viên (GV) chưa xác định được hệ thống các

KN cơ bản, cần có để học SH11 và biện pháp hình thành; GV vẫn nặng vềdạy kiến thức mà từ kiến thức chưa hình thành KNTH cho HS

3 Để đạt mục tiêu hình thành kiến thức sinh học cấp cơ thể một cách

hệ thống, HS phải sáp nhập kiến thức mới thu nhận về từng hoạt động sinh

lý với nhau và với vốn kiến thức đã có Học theo con đường lô gic như vậy,rất phù hợp với học tập theo quan điểm lý thuyết kiến tạo (xây dựng kiếnthức) Đây là điều kiện thuận lợi để rèn luyện KNTH cho HS

4 Vấn đề TH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm,nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, tuy nhiêu nghiên cứu về KNTHtrong SH11 thì chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống

Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Rèn luyện cho học

sinh KNTH trong dạy học SH11” làm đề tài nghiên cứu.

II MỤC TIÊU

Xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11; xây dựng

và sử dụng được biện pháp rèn luyện các KN đó một cách hợp lý, nhằm nângcao KNTH cho HS trong dạy học SH11

III ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng

Hệ thống các KNTH SH11 và biện pháp hình thành

2 Khách thể

Quá trình dạy học SH11

Trang 5

IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xác định được hệ thống các KN cơ bản, cần có để TH SH11; xâydựng và sử dụng được biện pháp rèn luyện các KN đó một cách hợp lý, sẽnâng cao KNTH cho HS trong dạy học SH11

V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Tổng quan các nghiên cứu về TH và KNTH

2 Xây dựng cơ sở xác định KNTH SH11 và biện pháp hình thành

3 Đánh giá thực trạng KNTH SH11 của HS và biện pháp rèn luyệnKNTH SH11 cho HS trong dạy học SH11 của GV

4 Phân tích, xác định đặc điểm, lôgic nội dung SH11 làm cơ sở xácđịnh các KN cần có để TH SH11 và biện pháp hình thành

5 Xác định hệ thống KNTH SH11 cần rèn luyện, các thao tác (TT)thực hiện KN và yêu cầu cần đạt đối với mỗi KN

6 Xây dựng và sử dụng quy trình rèn luyện KNTH SH11 trong hìnhthức bài lên lớp

7 Thực nghiệm sư phạm (TNSP) kiểm chứng giả thuyết khoa học của

đề tài

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2 Phương pháp điều tra

3 Phương pháp TNSP

4 Phương pháp xử lý kết quả TNSP

VII GIỚI HẠN CỦA LUẬN ÁN

Hệ thống các KNTH cơ bản, cần có để TH SH11 và biện pháp hìnhthành trong hình thức bài lên lớp

VIII NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc xác định KNTHSH11 và biện pháp hình thành

2 Xác định được hệ thống KN cơ bản, cần có để TH SH11, cách thựchiện từng KN (trình tự TT của KN) và yêu cầu cần đạt đối với mỗi KN

3 Xây dựng được quy trình rèn luyện KNTH SH11 và các biện pháp

cụ thể trong từng bước để rèn luyện KNTH SH11 cho HS trong hình thứcbài lên lớp

4 Xác định được cách thức đánh giá KNTH (quy trình, tiêu chí đánhgiá từng KNTH SH11) và vận dụng để đánh giá mức độ đạt được KNTHSH11 của HS qua rèn luyện

Trang 6

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU VỀ TỰ HỌC VÀ KỸ NĂNG TƯ HỌC 1.1.1 Tự học

Vấn đề TH đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm,nghiên cứu trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó đặc biệt phải kể đếncác nghiên cứu về cơ chế học tập (lý thuyết về học) Tuy câu trả lời về cơchế học vẫn chưa được thỏa đáng, nhưng những lý thuyết này đã tạo nên

những điểm tựa cho các quan điểm, xu hướng dạy học qua các thời đại Cùng

với các nghiên cứu về cơ chế học, có nhiều nghiên cứu ứng dụng trong cáclĩnh vực dạy học cụ thể: xây dựng giải pháp, quy trình, biện pháp,…đã gópphần đáng kể vào việc hoàn thiện lý luận về TH và nâng cao hiệu quả TH

Tuy nhiên, nghiên cứu về TH theo hướng hình thành và phát triển KN trong dạy học SH11 thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy

đủ và hệ thống

1.1.2 Kỹ năng tự học

KNTH được các tác giả xem như là điều kiện để thực hiện quá trìnhhọc tập đạt hiệu quả Có nhiều nghiên cứu về KN và KNTH theo nhiềuhướng khác nhau: KN làm việc với sách giáo khoa (SGK), KN thảo luậnnhóm, kỹ năng học tập,… Tuy nhiên, trong lĩnh vực sinh học còn ít cácnghiên cứu về KN, đặc biệt KNTH SH11 thì chưa có nghiên cứu nào ở mứcluận án tiến sỹ

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KNTH VÀ RÈN LUYỆN KNTH

1.2.1 Quan niệm về học

Đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về học, sự khác nhau đó là

do quan điểm, cách tiếp cận Có hai cách tiếp cận chính:

Cách thứ nhất, xem học là sự ghi nhớ, ghi chép, lặp lại, tích lũy số

lượng thông tin và sử dụng khi cần Cách tiếp cận này, chỉ phản ánh đượcmức độ thấp của quá trình học tập

Cách tiếp cận thứ 2, xem học là sự phân tích, tổng hợp, làm thay đổi

nhận thức, thông hiểu thực tiễn, biến đổi con người, Cách tiếp cận này, đi vàochiều sâu, bản chất; xem học là sự tích cực, tự lực, chủ động ở người học hay

được hiểu là TH Tiếp thu các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Học là

một quá trình tự biến đổi mình bằng cách tác động vào thế giới mà nhân loại đã khám phá, tái tạo lại thành tài sản riêng của người học là phù hợp

với quan điểm hiện nay

Trang 7

1.2.2 Lý thuyết kiến tạo

Đến nay, có nhiều lý thuyết khác nhau về học, trong luận án này,chúng tôi sử dụng lý thuyết kiến tạo làm nền tảng lý luận cho việc xác địnhKNTH SH 11 và biện pháp hình thành

Tư tưởng của lý thuyết này là đặt vai trò, vị trí của người học lên hàng

đầu:“Mỗi cá nhân tự xây dựng tri thức cho riêng mình, không đơn thuần

chỉ là tiếp nhận tri thức ở người khác” Trong quá trình học tập, người học

phải thực hiện theo cơ chế: “đồng hóa”, “điều ứng”, “biến đổi”, “cân

bằng cấu trúc nhận thức”, “thích nghi” với môi trường

Vận dụng quan điểm lý thuyết kiến tạo, chúng tôi cho rằng, để đạtđược mục tiêu học tập, HS phải sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào hệthống kiến thức đã có Quá trình đó, có thể minh họa bằng sơ đồ (sơ đồ 1.1)

Sơ đồ 1.1 Quá trình sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào vốn kiến

thức đã có theo tư tưởng lý thuyết kiến tạo

Từ quan điểm lý thuyết kiến tạo, chúng tôi rút ra một số luận điểm làm cơ sở cho việc xác định KNTH SH11 và biện pháp rèn luyện:

Học tập của HS là một quá trình, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tíchcực, tự lực, chủ động chuyển hóa kiến thức từ chương trình đào tạo thànhkiến thức riêng của cá nhân Để thực hiện được điều này, HS phải thu nhậnkiến thức mới, sáp nhập với kiến thức đã có, cấu trúc lại hệ thống kiến thức,cải tạo kiến thức cũ, tạo ra hệ thống kiến thức mới, rồi vận dụng kiến thức

đó vào những tình huống khác nhau Trong quá trình kiến tạo có thể xuấthiện những mâu thuẫn, khi đó phải xác định sự tương thích giữa kiến thứcmới thu nhận với kiến thức đã có theo ánh sáng của kiến thức mới Giảiquyết mâu thuẫn này là tìm ra những điểm tương thích theo những quanđiểm phù hợp gọi là “điều ứng”, nghĩa là điều chỉnh lại để kiến thức mới và

cũ hợp nhất tạo thành một thể thống nhất Sau khi thu nhận và sáp nhập cầnphải “xã hội hóa” sản phẩm mới học bằng cách HS diễn đạt lại kết quả nhận

Vốn kiến thức đã có

Kiến thức mới thu nhận

Điều chỉnh và

Không phù hợp

Đồng hóa

Trang 8

thức của mình, sau đó bạn bè, thầy/cô góp ý, nhận xét, chỉnh sửa giúp mỗi

HS nhận thức đúng về ND học và điều chỉnh cách học sao cho phù hợp

Chúng tôi cho rằng: TH là một quá trình chủ thể nhận thức tác động

một cách tích cực, tự lực và chủ động vào thế giới mà nhân loại đã khám phá, chuyển hóa chúng thành tài sản riêng, làm cho bản thân phát triển.

Như vậy, TH là mức độ cao của học, là sự tích cực, tự lực của ngườihọc, quá trình này mang sắc thái cá nhân Tuy nhiên, với HS phổ thông đểviệc TH đạt hiệu quả cần thiết phải có sự hướng dẫn, trợ giúp của GV

1.2.3.2 Các hình thức tự học

Hình thức TH rất đa dạng Có có thể khái quát thành sơ đồ:

Sơ đồ 1.2 Quá trình đạt được mục tiêu học tập theo con đường TH

Theo hướng nghiên cứu, chúng tôi chọn hình thức TH trong bài lên lớp

có hướng dẫn của GV để tổ chức rèn luyện KNTH cho HS

1.2.3.3 Các giai đoạn của quá trình tự học

Dựa vào quan điểm chu trình học, quan điểm lý thuyết kiến tạo biệnchứng, chúng tôi cho rằng quá trình TH gồm các giai đoạn (sơ đồ 1.3)

Từ sơ đồ 1.3 cho thấy, quá trình TH một chủ đề cần trải qua:

- Giai đoạn I - Tự nghiên cứu:

+ Bước 1 - Xác định ND theo định hướng của chủ đề, là khâu đầu tiên

của quá trình học một chủ đề, nhằm nhận ra chủ đề và các ND thuộc chủ đề

+ Bước 2 - Xác định bản chất của ND trong chủ đề, nhằm xác định

trong các kiến thức cần thu nhận, kiến thức nào là chủ yếu, cốt lõi

TH qua tài liệu HDTH

Qua thực tế

TH theo SGK

Trang 9

+ Bước 3 - Xác định quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với nhau

và với kiến thức đã có, nhằm chỉ ra dạng quan hệ giữa các kiến thức, liên

kết các kiến thức

+ Bước 4 - Xác định vị trí của kiến thức mới trong hệ thống kiến thức

đã có, nhằm đưa kiến thức mới vào vị trí (tọa độ) phù hợp trong hệ thống.

- Giai đoạn II - Tự thể hiện và hợp tác:

+ Bước 5 - Diễn đạt kiến thức, nhằm bộc lộ sản phẩm mới kiến tạo,

làm cơ sở cho việc thảo luận, chỉnh sửa Có nhiều cách diễn đạt: lập dàn ý,lập bảng hệ thống, lập sơ đồ hệ thống,…

+ Bước 6 - Thảo luận, nhằm bàn luận, soi xét lại sản phẩm mới học.

- Giai đoạn III - Tự điều chỉnh:

+ Bước 7 - Tự điều chỉnh, nhằm bổ sung, sửa chữa, hoàn thiện kiến

thức, KN và rút kinh nghiệm về cách học

- Giai đoạn IV - Vận dụng kiến thức

Bước 8 - Vận dụng kiến thức, nhằm nhận ra giá trị của từng kiến thức

và sử dụng được nó vào những tình huống khác nhau

Sơ đồ 1.3 Các giai đoạn của quá trình TH một chủ đề

Tóm lại, quá trình TH một chủ đề được diễn ra theo 4 giai đoạn: tự

nghiên cứu, hợp tác, tự điều chỉnh và vận dụng

1.2.4 Quan niệm về kỹ năng và kỹ năng tự học

1.2.4.1 Kỹ năng

Có nhiều quan điểm khác nhau về KN, theo hướng nghiên cứu của

luận án, chúng tôi hiểu rằng: KN là khả năng của con người thực hiện một

cách có hiêụ quả một hành động nào đó để đạt được mục đích xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định.

Cấu trúc của KN, hầu hết các tác giả xác định gồm ba yếu tố:

- Một là, mục đích và nhiệm vụ mà hành động phải thực hiện;

Chủ thể thay đổi

Tự thể hiện (diễn đạt)

Xác định vị trí ND mới thu nhận trong hệ thống kiến thức đã có

Sáp nhập

Trang 10

- Hai là, tri thức về phương thức (cách thức) thực hiện các TT hành

động và tri thức về đối tượng hành động;

- Ba là, hệ thống các TT hành động và phương tiện tương ứng.

Như vậy, KN chứa đựng trong đó cả mục đích hành động, tri thứchành động và TT hành động Tùy theo từng loại KN mà các thành phần trêntham gia vào cấu trúc đó ở những mức độ khác nhau

1.2.4.2 Kỹ năng tự học

Từ quan niệm về TH (mục 1.2.3.1), quan niệm về KN (mục 1.2.4.1),

chúng tôi cho rằng: KNTH là khả năng của người học tự vận dụng một

cách tích cực, tự lực, chủ động những tri thức đã có để thực hiện hành động học tập, bằng cách lựa chọn và triển khai được các TT tác động vào

ND học nhằm đạt được mục tiêu học tập.

Một người được xem là có KNTH khi đứng trước một ND/nhiệm vụhọc tập, người đó phải: xác định được mục tiêu học tập, lựa chọn được KNphù hợp để triển khai quá trình học tập, có tri thức để thực hiện đúng và đạtyêu cầu của KN và đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu học tập

1.2.5 Rèn luyện kỹ năng tự học

TH là HS phải tự động thực hiện được hành động học tập Nghĩa là,trước một ND/nhiệm vụ học tập HS phải tự lực xác định được cách thức(trình tự các TT của KN) tác động vào ND/nhiệm vụ học tập và có tri thức

để thực hiện đúng từng TT của KN Để thực hiện được điều này, GV phảigiúp HS xác định được những KN cần có và các TT tương ứng để HS có thể

tự triển khai được quá trình học tập trên ND/nhiệm vụ đó

Như vậy, thực chất rèn luyện KNTH là tổ chức, hướng dẫn HS xácđịnh KN và triển khai được các TT của KN trên ND/nhiệm vụ học tập Giúp

HS nhận ra KN cần có và các yếu tố cấu thành KN, trong đó TT thực hiệnhành động học tập dựa trên tri thức đã có để đạt được mục tiêu là yếu tố cơbản cần tập trung rèn luyện

Tóm lại, lý luận trên là cơ sở lý thuyết quan trọng để xác định hệthống các KN cơ bản cần có và biện pháp hình thành trong dạy học SH11

1.3 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC SH 11

Trong khuôn khổ khảo sát cho thấy, mức độ đạt được KNTH của HScòn thấp Nguyên nhân chính là do, động cơ, ý thức TH đối với SH11 của

HS còn thấp, GV chưa xác định được các KN cơ bản, cần có để TH SH11

và biện pháp hình thành Vì vậy, rèn luyện KNTH SH11 cho HS hiện nayphải được bắt đầu từ mức KNTH của HS còn thấp hoặc chưa có, đặc biệtcác KN sáp nhập, diễn đạt, chỉnh sửa và vận dụng; đối với GV cần phải tậphuấn để nâng cao nhận thức về KN, KNTH và biện pháp rèn luyện KNTH

Trang 11

Chương 2 RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC TRONG DẠY

HỌC SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 11

2.1.1 Quan điểm xây dựng chương trình SH11

Nghiên cứu thế giới sống là nghiên cứu về tổ chức sống, hoạt độngsống cùng điều kiện tồn tại, phát triển cũng như những ứng dụng của nótrong cuộc sống Tổ chức sống bao gồm các cấp độ từ nhỏ đến lớn, trongmỗi cấp độ sống có thể có nhiều dạng sống khác nhau Về hoạt động sống,tuy mỗi cấp độ, mỗi dạng sống cụ thể có những đặc điểm riêng nhưngchúng đều có những hoạt động thống nhất

Nội dung SH11 nghiên cứu bốn hoạt động sinh lý ở cấp độ cơ thể,theo trình tự: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (CHVC&NL), cảm ứng,sinh trưởng và phát triển (ST&PT), sinh sản Cấp độ cơ thể là ý tưởng kháiquát hóa và trừu tượng hóa từ các loại cơ thể cụ thể khác nhau Trong SH11chỉ xét 2 đối tượng phổ biến, có giá trị kinh tế cần được phát triển, đó làthực vật (TV) và động vật (ĐV) Qua hoạt động sinh lý ở TV, ĐV có thểkhái quát tìm ra điểm chung gọi là hoạt động sinh lý cấp cơ thể

Sách giáo khoa (SGK) SH11 nghiên cứu hoạt động sống ở TV, ĐV với

hai phần riêng biệt, trong khi đó chủ đề nghiên cứu là “cấp cơ thể”, nên từ

đặc điểm riêng biệt theo các hoạt động sinh lý ở TV, ĐV phải rút ra nhữngđiểm tương đồng và khái quát thành đặc điểm chung ở cấp cơ thể

Quan điểm cấu trúc chương trình SH11 sẽ chi phối KNTH SH11 vàbiện pháp hình thành

2.1.2 Mục tiêu Sinh học 11

- Về kiến thức: có những hiểu biết phổ thông, cơ bản và hiện đại, thực

tiễn về quá trình CHVC&NL, cảm ứng, ST&PT, sinh sản ở TV, ĐV và cấp

cơ thể, theo các khía cạnh hiểu được bản chất của hiện tượng, giải thích được

cơ chế của quá trình, biết được nguyên tắc ứng dụng vào thực tiễn

- Về kỹ năng: ngoài KN bộ môn cần chú trọng KNTH, đặc biệt các

KN: xác định ND theo định hướng của chủ đề, xác định bản chất ND, sápnhập kiến thức mới thu nhận vào kiến thức đã có, diễn đạt kết quả học tập,thảo luận, chỉnh sửa và vận dụng

- Về thái độ: củng cố niềm tin vào khoa học, có ý thức vận dụng tri thức

và KN học được vào học tập và thực tiễn; xây dựng ý thức tự giác và thói quenbảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường; có ý thức học tập bộ môn

Trang 12

Như vậy, mục tiêu dạy học là một trong những cơ sở quan trọng đểxác định KNTH SH11 cần hình thành.

2.1.3 Đặc điểm nội dung và lôgic hình thành kiến thức Sinh học 11

2.1.3.2 Đặc điểm nội dung

Với tiêu đề là phần 4 - Sinh học cơ thể, ND SGK SH11 trình bày 4

chương: CHVC&NL, cảm ứng, ST&PT và sinh sản thông qua hai giới TV,

ĐV Trong mỗi chương - mỗi hoạt động sinh lý lại nghiên cứu hoạt độngsinh lý ở TV sau đó đến ĐV Mỗi hoạt động sinh lý ở TV, ĐV đều chỉ raquá trình diễn biến ở cơ quan hay hệ cơ quan, đặc biệt thể hiện sự thốngnhất hoạt động, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan hay hệ cơ quan.Mỗi quá trình sinh lý chỉ có thể thực hiện được nhờ có sự phối hợp giữa các

cơ quan hay hệ cơ quan và phù hợp với môi trường trong và ngoài cơ thể,mỗi hoạt động sinh lý ở TV, ĐV đều được diễn đạt dưới dạng quá trình theo

cơ chế sinh học

Từ đặc điểm ND SH11, gợi cho GV những điểm tương đồng giữa TV

và ĐV, coi điểm đó thuộc cấp cơ thể Đặc biệt nếu quan tâm đến quá trìnhdiễn biến sẽ xác định được những điểm tương đồng về từng khâu, còn chitiết ND mỗi khâu có thể có những điểm riêng biệt

2.1.3.2 Lô gic phát triển kiến thức

Nội dung SH11 gồm 4 chương hay 4 chủ đề, các chủ đề quan hệ vớinhau rất chặt chẽ, điều đó được thể hiện:

CHVC&NL làm cho tế bào lớn lên, nguyên phân và làm cho cơ thểtăng khối lượng, kích thước, phân hóa thành những tổ chức mới Như vậy,nhờ CHVC&NL mới có ST&PT; nhờ ST&PT cơ thể mới trưởng thành,hoàn thiện chức năng trong đó có chức năng sinh sản

CHVC&NL, ST&PT, sinh sản diễn ra như thế nào tùy thuộc vào cơchế điều hòa, thực hiện sự điều hòa này gọi chung là cảm ứng Như vậy,hoạt động cảm ứng diễn ra đồng thời với từng hoạt động sinh lý, tuy nhiên

để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta tách thành một chủ đề riêng.Trong SH11 chủ đề này để ở chương 2, thực ra để ở chương 2 hay chương

4 đều được SGK SH11 trình bày phần A là các quá trình CHVC&NL, cảmứng, ST& PT, sinh sản ở TV, tương ứng phần B ở ĐV

Để đạt được mục tiêu kiến thức sinh lý cấp cơ thể, HS phải sáp nhậpcác kiến thức theo từng quá trình sinh lý ở TV, ĐV (hệ thống bé) và sápnhập kiến thức sinh lý ở TV với ĐV thành kiến thức sinh lý cấp cơ thể (hệthống lớn) (sơ đồ 2.1)

Trang 13

Sơ đồ 2.1 Lô gic hình thành kiến thức Sinh học 11

2.2 KỸ NĂNG TỰ HỌC SINH HỌC 11

Xác định KNTH môn học có thể xem xét dưới nhiều góc độ khácnhau, trong luận án này chúng tôi dựa vào: quan điểm chu trình học 3 thời,quan điểm lý thuyết kiến tạo biện chứng, quan điểm xây dựng chương trình,mục tiêu, đặc điểm ND và lôgic hình thành kiến thức SH11 làm cơ sở chính

để xác định KNTH SH11cần rèn luyện

Chúng tôi cho rằng, để tự học SH11 cần các KN/nhóm KN:

Nhóm 1 – KN kiến tạo kiến thức, gồm:

- Nhóm KN thu nhận kiến thức:

+ KN xác định ND theo định hướng của chủ đề;

+ KN xác định bản chất của mỗi ND trong chủ đề

- Nhóm KN sáp nhập kiến thức:

+ KN xác định quan hệ giữa kiến thức mới thu nhận với nhau và vớikiến thức đã có;

+ KN xác định vị trí kiến thức mới trong hệ thống kiến thức đã có

Nhóm 2 - KN biện luận sản phẩm kiến tạo, gồm:

+ KN lập dàn ý chi tiết về sản phẩm mới kiến tạo;

+ KN diễn đạt hệ thống hóa sản phẩm mới kiến tạo bằng lập bảng; + KN diễn đạt hệ thống hóa sản phẩm mới kiến tạo bằng lập sơ đồ; + KN thảo luận sản phẩm mới kiến tạo;

cơ thể ĐV Xác định vị trí của kiến thức

mới trong hệ thống Xác định vị trí của kiến thức mới trong hệ thống

Tìm ra điểm tương đồng giữa

TV và ĐV theo từng hoạt động sinh lý

Khái quát thành kiến thức sinh lý cấp cơ thể

Kiến thức hệ thống theo từng

hoạt động sinh lý ở TV Kiến thức hệ thống theo từng hoạt động sinh lý ở ĐV

Trang 14

+ KN điều chỉnh sản phẩm mới kiến tạo;

Nhóm 3 - KN vận dụng kiến thức vào các tình huống mới.

2.2.1 Nhóm kỹ năng kiến tạo kiến thức

2.2.1.1 Nhóm kỹ năng thu nhận kiến thức

*Kỹ năng xác định nội dung theo định hướng của chủ đề:

HS có thể đạt các mức: không xác định/xác định không đúng các NDtheo định hướng của chủ đề (mức M0), xác định đúng các ND theo định hướngcủa chủ đề, nhưng chưa đủ (mức M1), xác định đúng và đủ ND (mức M2)

Thực hiện như thế nào?

TT1: nghiên cứu thông tin nguồn qua ngôn ngữ hay phương tiện trực

TT2: lỗ trống có ánh sáng chiếu vào theo nhiều hướng (hình A), chỉ theo

một hướng (hình B), ngọn cây luôn vươn về phía nguồn sáng

Thực chất là gì?

Thực hiện các TT tư duy để chọn lựa, tìm các ND cơ bản, cốt lõi từnhững ND đã xác định Tức là phải trả lời được câu hỏi: thực chất ND đó làgì? ND đó khác với ND khác ở điểm nào?

Cần đạt yêu cầu gì?

Xác định đúng và đủ bản chất của ND trong chủ đề

Ánh sáng

Nguồn sáng

Ngày đăng: 13/11/2014, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1.  Quá trình sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào vốn kiến thức đã có theo tư tưởng lý thuyết kiến tạo. - tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong
Sơ đồ 1.1. Quá trình sáp nhập kiến thức mới thu nhận vào vốn kiến thức đã có theo tư tưởng lý thuyết kiến tạo (Trang 7)
Hình thức TH rất đa dạng. Có có thể khái quát thành sơ đồ: - tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong
Hình th ức TH rất đa dạng. Có có thể khái quát thành sơ đồ: (Trang 8)
Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn của quá trình TH một chủ đề - tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong
Sơ đồ 1.3. Các giai đoạn của quá trình TH một chủ đề (Trang 9)
Sơ đồ 2.1. Lô gic hình thành kiến thức Sinh học 11 - tóm tắt luận án rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học sinh học 11 trung hoc pho thong
Sơ đồ 2.1. Lô gic hình thành kiến thức Sinh học 11 (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w