1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471

95 507 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 892,5 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu chủ yếu về thực trạng tài chính và các giải pháp tài chính thực hiện tại công ty Cổ phần 471 nhằm một số mục đích sau: • Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp. • Tìm hiểu thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty, từ đó: Xem xét và đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty thông qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2011-2012, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của công ty. Đóng góp một số giải pháp nhất định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị. 5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Chương I: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chương II: Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Công ty cổ phần 471. Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần 471.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn tốt nghiệp

Dương Đặng Hiệp

Danh mục viết tắt

Trang 2

BCTC Báo cáo tài chính

BH và CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ

DTT Doanh thu thuần

LNkdst Lợi nhuận kinh doanh sau thuế

LNbhst Lợi nhuận bán hàng sau thuế

Trang 3

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp 51.1.1.1 Đặc trưng của vốn kinh doanh 51.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp 101.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 131.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 131.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN141.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động 161.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định 171.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh của doanh nghiệp 191.3.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp 191.3.1.1 Nhóm nhân tố khách quan 191.3.1.2 Nhóm nhân tố chủ quan 201.3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp trong thời kỳ hiện nay 21CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH

DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 471 232.1 CÔNG TY CỔ PHẦN 471- TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 4 232.1.1 Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 232.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty 242.1.3 Đặc điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tài chính và hệ thống tổ chức sản xuất của công ty 26

Trang 4

2.1.4 Sơ lược về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty cổ phần 471 một số năm gần đây 302.2 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471 322.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh 322.2.2 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và vốn kinh doanh của công ty cổ phần 471 352.2.3 Thực trạng quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua hai năm 2011 - 2012 432.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của công ty cổ phần xây dựng 471 702.3.1 Những kết quả đạt được 702.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 71CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN 471 733.1 Định hướng phát triển công ty trong những năm tới 733.1.1 Đánh giá tình hình đầu tư và thị trường xây dựng Việt Nam trong thời gian tới 733.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 733.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần 471 753.2.1 Tái cơ cấu kinh doanh của công ty một cách tối ưu nhất 753.2.3 Tăng cường quản lý vốn bằng tiền trong công ty 793.2.4 Đảm bảo vốn dự trữ vật tư ở mức cần thiết, khai thác nguồn cung cấp vật tư hợp lý nhằm giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho 80

Trang 5

3.2.6 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD 83

3.3 Một số kiến nghị Đối với công ty 85

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

PHỤ LỤC………88

Trang 6

Bảng 5: đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần 471

Bảng 6: Bảng số liệu chi tiết về vốn bằng tiền của công ty trong hai năm 2011- 2012

Bảng 7: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần 471

Bảng 8: Cơ cấu các khoản phải thu của công ty cổ phần 471

Bảng 9: Bảng đánh giá một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý khoản phảithu của công ty cổ phần 471 năm 2011-2012

Bảng 10: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty cổ phần 471

Bảng 11: Bảng đánh giá hàng tồn kho của công ty trong hai năm 2011- 2012Bảng 12: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần 471Bảng 13: Kết cấu Tài sản cố định của Công ty cổ phần 471

Bảng 14: Đánh giá TSCĐ của công ty cổ phần 471

Bảng 15: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty cổ phần

471 năm 2012

Bảng 16: Đánh giá khả năng sinh lời của công ty cổ phần 471 qua 2 năm 2011-2012

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Vốn là yếu tố hàng đầu vào không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệpkhi tiến hành sản xuất kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì kết quảthu về từ lượng vốn bỏ ra sẽ càng lớn Trong tình hình thực tế hiện nay, vớinền kinh tế có nhiều những diễn biến phức tạp, đã không có ít doanh nghiệpgặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn, sản xuất kinh doanhkém hiệu quả thậm chí không bảo toàn được vốn ảnh hưởng đến tình hình tàichính của doanh nghiệp

Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn không phải chỉ riêng một đối tượng nào màtất cả các nhà kinh doanh, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đều phải tínhtoán kỹ lưỡng đến các phương hướng, biện pháp làm sao sử dụng vốn đầu tưmột cách có hiệu quả nhất, sinh được nhiều lợi nhuận nhất Thực tế cho thấy,

để thực hiện được điều đó không phải là đơn giản Nhất là trong xu thế hộinhập kinh tế như hiện nay, cạnh tranh giữa các công ty ngày một gay gắt Vìvậy, để có thể đứng vững trong nên kinh tế và phát triển ,các công ty phải cónhững giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đặc biệt là phải nângcao hiệu quả sử dụng vốn

Xuất phát từ thực tế nêu trên, chính vì vậy em quyết định chọn đề tài

“Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh tại Công ty cổ phần 471 ” với mong muốn làm rõ cơ sở lý luận về vốn

kinh doanh và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh ở công ty

Trang 8

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, huyđộng và sử dụng vốn của DN, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp tại công ty Cổ phần 471

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu thực trạng tài chính và giải pháp tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần471: số 9 Trần Nhật Duật, Thành Phố Vinh tỉnh Nghệ An

Về thời gian: năm 2011 và năm 2012

Nguồn số liệu: Số liệu sử dụng được lấy từ sổ sách kế toán, các báo cáo tàichính của công ty Cổ phần 471 trong hai năm 2011 và năm 2012

4 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chủ yếu về thực trạng tài chính và các giải pháp tài chínhthực hiện tại công ty Cổ phần 471 nhằm một số mục đích sau:

 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tình hình vốn kinh doanh củadoanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp

 Tìm hiểu thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty, từđó:

Xem xét và đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty thôngqua kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2011-2012, đồng thời phântích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tìnhhình tài chính của công ty

Trang 9

Đóng góp một số giải pháp nhất định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạiđơn vị.

5 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Chương I: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Chương II: Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu qủa sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Công ty cổ phần 471.

Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty cổ phần 471.

Do kiến thức và trình độ có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều nênbài làm của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mongnhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng toàn thể các cô chú trong Công

ty cổ phần 471 để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Trang 10

CHƯƠNG 1:

Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh của doanh nghiệp 1.1 Tổng quan về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Nền kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế – xã hội, trong đó sảnphẩm sản xuất ra được dùng để trao đổi và bán trên thị trường Mục đích củasản xuất trong kinh tế hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp củangười sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán hay là để thoả mãn nhu cầu củangười mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cầnphải có tư liệu lao động , đối tượng lao động và sức lao động Quá trình sảnxuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm lao

vụ ,dịch vụ Muốn có được các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinhdoanh đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định

Vậy có thể nói: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằngtiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuấtkinh doanh nhằm mục đích sinh lời

1.1.1.1 Đặc trưng của vốn kinh doanh

Vốn phải được đại diện cho một lượng tài sản, nghĩa là vốn được thể hiệnbằng giá trị của những tài sản có thực( hữu hình hoặc vô hình)

+ Vốn có giá trị về mặt thời gian, nghĩa là ta phải xem xét đến yếu tốthời gian của đồng tiền

Trang 11

+ Vốn phải được vận động sinh lời.

+ Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới phát huytác dụng

+ Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu: Khi gắn với một chủ sở hữu nhấtđịnh thì vốn mới được sử dụng hợp lý và có hiệu quả

Do sự luân chuyển vốn không ngừng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nêncùng một lúc vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường tồn tại dướinhiều hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông

1.1.1.2 Kết cấu của vốn kinh doanh

Dựa vào đặc điểm luân chuyển thì vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai loại: vốn lưu động và vốn cố định

a, Vốn lưu động:

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên cáctài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệpđược thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giátrị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành thành một vòngchu chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh

VLĐ có những đặc trưng sau:

+ VLĐ trong quá trình lưu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện

+ VLĐ chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ saumỗi chu kỳ kinh doanh

+ VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh

Các cách phân loại TSLĐ:

Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn:

Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:

Trang 12

Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiềnđang chuyển Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt và thanh khoản cao,doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác để trả nợ

Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng baogồm số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bánhàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra, với một sốtrường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, doanh nghiệp còn có thể phải ứngtrước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành các khoản tạmứng

Vốn về hàng tồn kho: là vốn vật tư hàng hoá, vốn thành phẩm dở dang, vốnthành phẩm, giá trị các loại hàng hoá dự trữ

Phân loại theo vai trò của VLĐ đối với quá trình SXKD:

VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: (vốn nguyên vật liệu, vốn nhiên liệu,vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn CCDC nhỏ…)

VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn vềchi phí trả trước…)

VLĐ trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, Vốn trongthanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn…)

Quản lý sử dụng vốn lưu động

Quản lý khoản phải thu: Khoản phải thu thường chiếm một tỷ trọng

khá lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp Quản lý khoản phải thu từkhách hàng là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp trong công tác quản

lý tài chính của doanh nghiệp Chính vì vậy khi quản lý các khoản phải thunày doanh nghiệp cần chú ý một số biện pháp sau:

+ Xác định chính sách bán chịu (chính sách tín dụng thương mại) vớikhách hàng một cách hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện của doanhnghiệp mình

Trang 13

+ Phân tích khách hàng, xác đinh đối tượng bán chịu: công ty nên xem

xét đánh giá nên bán chịu cho ai là hợp lý, với mảng khách hàng nào thìrủi ro cao Từ đó xác định mảng khách hàng phù hợp để có thể bán chịu

mà không sợ rủi ro

+ Xác định điều kiện thanh toán: Doanh nghiệp quyết định thời hạn bánchịu và tỷ lệ chiết khấu thanh toán một cách hợp lý để tối đa hóa lợinhuận

+ Thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Doanh nghiệp phải mở sổ theodõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán của khách hàng

+ Áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ và bảo toàn vốn

Để chủ động trong thanh toán, doanh nghiệp phải thực hiện tốt việc lập

kế hoạch lưu chuyển tiền tệ, trên cơ sở đó có biện pháp thích ứng nhằm đảmbảo khả năng cân bằng thu, chi vốn bằng tiền của doanh nghiệp và nâng caokhả năng sinh lời của số vốn tiền tệ nhàn rỗi

Quản lý vốn hàng tồn kho

Để quản lý tốt hàng tồn kho cần phối hợp nhiều biện pháp từ khâu mua sắm,vận chuyển, dự trữ vật tư đến dự trữ thành phẩm, hàng hóa để bán Trong đócần chú trọng một số biện pháp quản lý chủ yếu sau:

Trang 14

+ Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ

và lượng tồn kho dự trữ hợp lý Thường xuyên theo dõi sự biến động của thịtrường vật tư, hàng hóa từ đó dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để cóquyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa có lợicho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường

+ Tổ chức tốt việc bảo quản, dự trữ vật tư, hàng hóa Cần áp dụngthưởng, phạt tài chính để tránh tình trạng mất mát, hao hụt quá mức hoặc vật

tư hàng hóa kém, mất phẩm chất

+ Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thờitình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh

số vật tư đó, thu hồi vốn

+ Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm với vật tư hàng hóa, lập dự phònggiảm giá hàng tồn kho Biện pháp này giúp doanh nghiệp chủ động thực hiệnbảo toàn vốn lưu động

b, Vốn cố định(VCĐ):

Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tàisản cố định Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trongnhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuấtđược TSCĐ về mặt giá trị.VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mớihoàn thành một vòng chu chuyển

Đặc trưng của vốn cố định:

Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chuchuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗichu kỳ kinh doanh

Trang 15

VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòngchu chuyển.

VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐvề mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng trong tổng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp, tăng vốn cố định với mỗi doanh nghiệp nó có tác động rất lớnđến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Do việc giữ vị trí then chốt vàđặc điểm vận động của cốn cố định tuân theo quy luật riêng nên việc quản lý,

sử dụng vốn cố định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp

1.1.2 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn là một yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và pháttriển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để biến những ý tưởng và kếhoạch kinh doanh thành hiện thực, đòi hỏi phải có một lượng vốn nhằm hìnhthành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt đượcmục tiêu đề ra Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt nguồn vốn Đểlàm được điều đó, trước tiên cần phải có sự phân loại nguồn vốn Thôngthường trong công tác quản lý thường sử dụng một số phương pháp chủ yếusau:

1.1.2.1 Dựa vào quan hệ sở hữu vốn

Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thànhhai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, baogồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh Vốn chủ

sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:

Trang 16

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

- Nợ phải trả: là biểu hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có tráchnhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như nợ vay, các khoảnphải trả cho người bán, cho Nhà nước…

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thườngmột doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả

Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanhnghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xemxét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp

1.1.2.2 Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn

Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ralàm hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định màdoanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh

Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn

Hoặc

Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản – Nợ ngắn hạn

Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của DN còn có thể xácđịnh nguồn vốn lưu động thường xuyên của DN

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định, có tính chấtdài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiếtcho hoạt động kinh doanh của DN

Trang 17

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên – Giá trị còn lại của TSCĐ và các TS dài hạn khác

Hoặc

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của DN được đảm bảovững chắc hơn

Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn ( dưới 1 năm)

mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thờiphát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2.3 Dựa vào phạm vi huy động vốn

Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của DN có thể chia thànhnguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài

Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ

chính hoạt động của bản thân DN tạo ra Nguồn vốn bên trong thể hiện khảnăng tự tài trợ của DN

Nguồn vốn bên trong của DN bao gồm:

- Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư

- Khoản khấu hao tài sản cố định

- Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ.Điểm lợi:

+ Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của DN, nắm bắt kịp thời các thời cơ trongkinh doanh

Trang 18

+ Tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.

+ Giữ được quyền kiểm soát DN

+ Tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn

Hạn chế:

+ Hiệu quả sử dụng thường không cao

+ Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn

Nguồn vốn bên ngoài:

Việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài DN để tăng thêm nguồn tài trợcho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với một DN Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau:

- Vay người thân

- Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác

- Gọi góp vốn liên doanh liên kết

- Tín dụng thương mại của nhà cung cấp

- Thuê tài sản

- Huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Mục đích của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là sản xuấtkinh doanh đem lại lợi nhuận hay nói cách khác là nhằm mục đích tối đa hóa

Trang 19

lợi nhuận, lấy kết quả kinh doanh làm thước đo cho mọi hoạt động của doanhnghiệp

Hiệu quả sử dụng VKD có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của một DN Từ các góc độ nhìn nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả

sử dụng VKD cũng có những cách hiểu khác nhau

Hiệu quả sử dụng VKD của DN đứng trên góc độ kinh tế là tối đa hóalợi nhuận Như vậy có thể hiểu là với một lượng vốn nhất định bỏ vào hoạtđộng SXKD sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừngsinh sôi nảy nở không ngừng

Nếu xét trên góc độ tài chính DN thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, sử dụngVKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính, tăngcường khả năng cạnh tranh của DN trước mắt và lâu dài

Dù đứng trên quan điểm nào thì về bản chất hiệu quả sử dụng vốn làchỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, phản ánh trình độ cácnguồn nhân lực, vật tư, tài lực của DN để đạt được kết quả cao nhất trong quátrình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN

Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn:

Doanh thu thuần trong kỳ

Vòng quay toàn bộ vốn =

(L v ) VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Trang 20

Chỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được baonhiêu vòng hay mấy lần Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu suất sử dụng vốn kinhdoanh càng cao.

* Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản =

(ROA E ) VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốnkinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp vànguồn gốc của vốn kinh doanh

* Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế

Tỉ suất LNST/VKD =

(ROA) VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong

kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

* Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận sau thuế

Tỉ suất lợi nhuận VCSH =

(ROE) VCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Trang 21

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong

kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu

* Phương trình phân tích DUPONT :

Hệ số lãi Vòng quay toàn

Tỉ suất LNST/VKD = x

(ROA) ròng bộ vốn

Phương trình này cho thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

Tỷ suất

lợi nhuận vốn

chủ sở hữu (ROE)

=

Hệ số

lãi ròng

X

Vòng quay toàn

bộ vốn

X

Mức độ

sử dụng đòn bẩy tài chính

Phương trình này cho thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suất lợinhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ

1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần trong kỳ

Vòng quay VLĐ =

(L) VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lưu động hay số vòngquay của vốn lưu động thực hiện được trong một thời kỳ nhất định ( thường làmột năm )

Trang 22

* Chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động

Số ngày trong kỳ(một năm, quý, tháng)

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Vòng quay VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiệnđược một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ trongkỳ

* Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động

VLĐ bình quân trong kỳ Hàm lượng VLĐ =

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cầnbao nhiêu vốn lưu động bình quân trong kỳ

* Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn lưu động

Lợi nhuận trước(sau) thuế

Tỉ suất lợi nhuận VLĐ =

Trang 23

Doanh thu thuần trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thuthuần trong kỳ Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu quả sử dụng VCĐ càng cao

* Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận vốn cố định

Lợi nhuận trước (sau) thuế

Tỉ suất lợi nhuận VCĐ =

VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra baonhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Trang 24

Nguyên giá TSCĐ bq trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra baonhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giátrình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp

1.3 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.1 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

1.3.1.1 Nhóm nhân tố khách quan

* Môi trường kinh doanh:

- Môi trường kinh tế: Mọi nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huyđộng vốn từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp

- Môi trường Chính trị - Văn hoá - Xã hội: Chế độ chính trị quyết địnhnhiều đến cơ chế quản lý kinh tế, các yếu tố văn hoá, xã hội như phong tụctập quán, thói quen, sở thích của khách hàng

- Môi trường pháp lý: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước, cơ chế giaovốn, đánh giá TSCĐ, thuế lợi tức,… đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả

sử dụng TSCĐ

- Môi trường kỹ thuật công nghệ: sự phát triển mạnh mẽ của tiến bộkhoa học kỹ thuật cho ra đời hàng loạt các tài sản cùng loại với các tài sảnhiện có trong DN với tính năng cao hơn đã làm cho TSCĐ của DN bị haomòn vô hình dẫn đến tình trạng DN bị mất vốn

Trang 25

- Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đếndoanh nghiệp như thời tiết, khí hậu

* Thị trường: ở đây nhân tố thị trường được xem xét trên các khía cạnh:

Cạnh tranh, giá cả và cung cầu như những biến động của thị trường đầu ranhư: khủng hoảng thừa, giảm đột ngột nhu cầu, sự mất uy tín của sản phẩmcùng loại…

1.3.1.2 Nhóm nhân tố chủ quan

* chu kỳ sản xuất(tác động của ngành nghề kinh doanh): nếu chu kỳ sản

xuất ngắn, DN sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái đầu tư mở rộng SXKD Ngượclại, nếu chu kỳ sản xuất dài, DN sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãicác khoản phải trả

* Trình độ quản lý của doanh nghiệp: Do trình độ quản lý của DN còn

nhiều yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho vốn bị thâm hụtdần sau mỗi chu kỳ sản xuất, làm giảm hiệu quả sử dụng VKD

* Tính khả thi của dự án đầu tư: Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư khả

thi, sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thìdoanh nghiệp sẽ sớm thu hồi được vốn và có lãi và ngược lại

* Cơ cấu vốn đầu tư: đây là nhân tố ảnh hưởng tương đối lớn đến hiệu

quả sử dụng vốn bởi vì vốn đầu tư vào các tài sản không cần sử dụng chiếm tỷtrọng lớn thì không những nó không phát huy được tác dụng trong quá trìnhSXKD mà còn bị hao hụt mất mát dần làm giảm hiệu quả sử dụng VKD củaDN

Trang 26

* Sử dụng lãng phí vốn: việc sử dụng lãng phí vốn nhất là VLĐ trong

quá trình sản xuất kinh doanh cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụngVKD của DN

Như vậy, tùy thuộc vào từng loại hình, lĩnh vục kinh doanh cũng nhưmôi trường kinh hoạt động của từng doanh nghiệp mà việc sử dụng vốn vàphương hướng,chiến luợc kinh doanh có thể khác nhau Nắm bắt được cácnhân tố này sẽ giúp cho các doanh nghiệp kịp thời đưa ra các biện pháp nhằmhạn chế tối đa ảnh hưởng của chúng tới hoạt động của doanh nghiệp từ đó

nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay

+ Xác định đúng nhu cầu vón kinh doanh: Xác định đúng nhu cầu vốn

tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên

cơ sở đó lập các kế hoạch huy động các nguồn tài trợ, tránh tình trạng thiếuvốn gây gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh

+ Lựa chọn hình thức, phương pháp huy động vốn: nhằm chủ động

khai thác triệt để các nguồn vốn bên trong để đáp ứng kịp thời nhu cầusản xuất kinh doanh và giảm chi phí sử dụng vốn

Lập và lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả: Doanh nghiệp phải

nắm chắc hiệu quả đầu tư, nguồn tài trợ, quy trình công nghệ, tình hình cungcấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi bắt đầu mộtquá trình đầu tư để đảm bảo cho sự phù hợp về máy móc thiết bị, sự hợp lývề kết cấu TSCĐ

+ Tổ chức tốt quá trình kinh doanh và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm: không ngừng nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao hiệu quả sử

Trang 27

dụng vốn Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ,hạn chế mức thấp nhất sản phẩm tồn kho, tăng nhanh vòng quay vốn.

+ Quản lý chặt chẽ các hoạt động vay nợ trong doanh nghiệp: Chủ động

phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh và thực hiện tốt công tác thanh toán nợ

+ Phát huy mạnh mẽ vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp trong quản lý

và sử dụng vốn: doanh nghiệp phải thực hiện các công tác kiểm tra tài chính

đối với việc sử dụng tiền vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ đến tiêu thụ sảnphẩm và đầu tư mua sắm TSCĐ

Trên đây là một số biện pháp chủ yếu có thể áp dụng để nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Tuy nhiên trong thực tế với

sự đa ngành đa dạng của các doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp cần căn cứvào nhưng phương hướng, biện pháp chung của doanh nghiệp mình để đưa ranhững phương hướng, biện pháp cụ thể có tính khả thi, nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

CHƯƠNG 2

Trang 28

Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần

471 2.1 công ty cổ phần 471- Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4

2.1.1 Giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

a, Sơ lược về Công ty:

Công ty Cổ phần 471 - là doanh nghiệp trực thuộc công ty Mẹ - Tổng Công

ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 - Bộ Giao thông Vận tải

Tên tiếng Anh: Join Stock company 471

Loại hình công ty: Công ty cổ phần

Ngành nghề hoạt động: Xây dựng dân dụng

Ngày tháng thành lập: ngày 19 tháng 5 năm 1971

Công ty cổ phần 471 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty XDCT GT4 được thành lập lại theo Quyết định số 2576/QĐ-BGTVT ngày 25/8/2008 của

Bộ Giao thông vận tải

Trang 29

Quá trình thành lập: Công ty Cổ phần 471 thuộc Tổng Công ty Xây dựngCông trình Giao thông 4 tiền thân là Công trường 71C thuộc Cục Công trình I

- Bộ Giao thông Vận tải được thành lập theo Quyết định số BGTVT ngày 19 tháng 5 năm 1971

610/TCCB-Tháng 01/1975 Công trường 71C đổi tên thành Công ty Đường 771 thuộcLiên hiệp các Xí nghiệp Công trình I - Bộ Giao thông Vận tải

Tháng 11/1978 sáp nhập Đoàn cơ giới 813 vào công ty đường 771

Tháng 9/1983 Công ty Đường 771 đổi tên thành Xí nghiệp Đường bộ 471thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng Công trình Giao thông khu vực 4

Từ tháng 12/1991 đến 5/1996 Xí nghiệp Đường bộ 471 đổi tên thànhCông ty Đường bộ 471 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thôngMiền Trung

Từ tháng 6/1996 - 12/2008 Công ty Đường bộ 471 thuộc Tổng Công tyXây dựng Công trình Giao thông 4

Từ 01/01/2009 Công ty Đường bộ 471 hoạt động theo mô hình công ty cổphần (thực hiện theo Quyết định số 2576/QĐ-BGTVT ngày 25/8/2008 của BộGiao thông vận tải)

Đến nay, qua 40 năm phấn đấu và xây dựng đội ngũ CBCNVC Công ty

đã trưởng thành vượt bậc, chủ động nắm vững thiết bị công nghệ hiện đại,khoa học kỹ thuật tiên tiến

2.1.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty

a, Chức năng của công ty:

Công ty cổ phần 471 là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty XDCT GT4được thành lập lại theo Quyết định số 2576/QĐ-BGTVT ngày 25/8/2008 của

Trang 30

Bộ Giao thông vận tải và có đầy đủ tư cách pháp nhân để xây dựng các côngtrình: Giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp dân dụng, thuỷ điện, sân bay, bếncảng, công trình ngầm, đường hầm, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, côngtrình cấp thoát nước, đường điện, trạm biến áp, công trình bưu chính viễnthông, nạo vét đào đắp và san lấp mặt bằng, trang trí nội ngoại thất công trìnhxây dựng.

Tư vấn, khảo sát, thiết kế các công trình giao thông, tư vấn sử dụng vậtliệu xây dựng, đấu thầu, quản lý dự án đầu tư xây dựng; Thí nghiệm vật liệuxây dựng công trình giao thông; Dịch vụ kiểm tra, kiểm định, đánh giá chấtlượng công trình; khai thác đá, khoáng sản; Sản xuất, gia công, chế tạo vàmua bán các cấu kiện bê tông, cấu kiện bằng kim loại và các bán thành phẩmxây dựng

Gia công, sửa chữa cơ khí, sửa chữa máy xây dựng và ô tô; Mua bán, xuấtnhập khẩu vật tư, phụ tùng, máy móc thiết bị và ô tô

Cho thuê máy móc thiết bị và ô tô, kinh doanh vận tải hàng hoá, cho thuêbến bãi; Đại lý kinh doanh xăng dầu và khí ga

Kinh doanh mua bán bất động sản; Đầu tư hoạt động tài chính, khu côngnghiệp, xây dựng hạ tầng, xây dựng khu dân cư, khu đô thị, khu thương mại,giao thông vận tải, thuỷ lợi, thuỷ điện, khu du lịch

b, Nhiệm vụ của Công ty:

- Công ty căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạchcủa Nhà nước, của Bộ Giao thông và Tổng Công ty Xây dựng Công trìnhGiao thông 4,căn cứ vào nhu cầu thị trường để chủ động đề ra kế hoạch sảnxuất kinh doanh và triển khai thực hiện kế hoạch có hiệu quả

Trang 31

- Trên cơ sở các luận chứng kinh tế kỹ thuật, dự án đầu tư, công ty tổchức nhận thầu xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp.

- Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư trangthiết bị, lực lượng lao động đạt kết quả tốt nhất

2.1.3 Đặc điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán tài chính và hệ thống tổ chức sản xuất của công ty

a, Đặc điểm về lao động:

- Số lượng cán bộ CNV Công ty: 427 người Trong đó: Nữ: 45 người;Nam: 382 người Cán bộ, CNV có trình độ đại học và trên đại học trên: 94người; cao đẳng: 19 người; trung học chuyên nghiệp và tương đương: 35người; Thợ bậc cao và công nhân lành nghề các loại trên: 279 người

- Tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng:

+ Đảng bộ có 85 đảng viên sinh hoạt tại 12 chi bộ

+ Công đoàn cơ sở có 427 đoàn viên sinh hoạt tại 11 tổ chức công đoàn bộphận

+ Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh gồm 135 đoàn viên sinh hoạt tại 11 chiđoàn

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Công ty hoạt động của các đoàn thể quầnchúng ngày một phong phú tạo những bước chuyển biến mạnh mẽ, vững chắctoàn diện

b, Bộ máy quản lý của công ty.

Phó Giám Đốc Nội Chính

Phó Giám Đốc Kinh Doanh

- LĐTL

Phòng

TC KT

Phòng Kinh Doanh

Phòng

Kỹ Thuật

Phòng

QL T.Bị

Phòng

QL Vật Tư

Phòng Thí Nghiệm

Đại Hội Đồng Cổ Đông

Giám Đốc

Trang 32

c, Công tác tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Công ty.

Trang 33

Công ty cổ phần 471 áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tậptrung, toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Phòng TàiChính - Kế toán của Công ty, xử lý và thực hiện toàn bộ công tác kế toán từviệc xử lý chứng từ, kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp, lập báo cáo kếtoán, kiểm tra kế toán của Công ty.

Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần 471

Kế toán TSCĐ

- Kế toán NH

Thủ quỹ

Kế toán thống kê các đội sản xuất

Trang 34

xuất, tính giá thành công tác xây lắp các công trình, xác định kết quả sản xuấtbằng số liệu.

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán tiềnlương, thưởng, BHXH và các khoản thanh toán khác

- Kế toán vật tư - công nợ: theo dõi hạch toán vật liệu, công nợ giữacác đội, các cơ quan

- Kế toán Tài sản cố định và Thanh toán ngân hàng: theo dõi hạchtoán về TSCĐ, theo dõi mối quan hệ thanh toán với các ngân hàng

- Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm và quản lý việc nhập, xuất quỹ

TM, hàng ngày phải kiểm kê số tồn quỹ so với kế toán

d, Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Sản phẩm của Công ty gồm nhiều chủng loại, trong đó những sản phẩmchủ yếu bao gồm: công trình dân dụng, cầu đường, thủy lợi, vật liệu xây dựng(các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn)

Như đã nói ở trên sản phẩm mũi nhọn của Công ty là sản phẩm xây lắp.Sản phẩm xây lắp có đặc điểm sau:

- Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kếtcấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng lắp đặt sử dụng lâu dài

và giá trị rất lớn Nó mang tính cố định, nơi sản xuất ra sản phẩm đồng thời lànơi sau này sản phẩm được đưa vào sử dụng Các điều kiện sản xuất như: xe,máy thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm

- Sản phẩm tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá đấu thầu, do đó tínhchất hàng hoá không thể hiện rõ như các sản phẩm tiêu dùng khác

Cơ sở vật chất kỹ thuật :

Trang 35

Công ty sử dụng thiết bị kĩ thuật chuyên nghiệp , công nghệ hiện đại ,vật tư chủ yếu sử dụng vật tư trong nước , vật tư phục vụ cho công ty đượccung cấp bởi các công ty sản xuất vật tư lớn nên tương đối dễ tìm , được khaithác trong nước

e, Thị trường tiêu thụ và tính cạnh tranh của công ty

Công ty chủ yếu có thị trường tiêu thụ các sản phẩm cọc bê tông , hay các công trình xây lắp tại Nghệ An và trên cả nước, ngoài ra có một sốhạng mục công trình khác như gia công,cho thuê tài sản cố định,kinh doanhbất động sản…

Công ty sản xuất theo cả 2 hình thức là sản xuất hàng loạt và theo đơnđặt hàng , hàng sản xuất ra có thể nhập kho nếu dư thừa , các công trình củacông ty một phần do công ty Tổng phân bổ , một phần do tự đấu thầu thicông

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường , có rất nhiều doanh nghiệp xâydựng mới hình thành tuy nhiên công ty vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh

ở mức cao do công ty có thâm niên về lâu năm trong ngành

2.1.4 Sơ lược về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần 471 một số năm gần đây

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây đượcthể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Trang 36

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2011

Doanh thu thuần (BH và

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong hai năm 2011 và năm

2012 từ bảng 1: Năm 2011, doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụcủa công ty là 237.533 triệu đồng, giảm 12.7176% với mức giảm là 30.208,4triệu đồng Đồng thời tổng lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm từ6.412,1 triệu đồng xuống 4.384,3triệu đồng Doanh thu thuần về BH vàCCDV giảm cùng với đó là lợi nhuận sau thuế giảm chủ yếu là do các yếu tốkhách quan, tình hình kinh tế ảm đạm cùng với đó là tình trạng thất nghiệp,lam phát cao ảnh hưởng mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Mặc dù tình hình kinh doanh năm 2011- 2012 có nhiều biến động,trong điều kiện cơ chế thị trường, tìm kiếm việc làm ngày càng khó khăn, việccạnh tranh trong đấu thầu ngày càng khốc liệt, nhưng nhờ có uy tín và thươnghiệu nên trong những năm qua cán bộ công nhân viên Công ty luôn có đủ việclàm, đời sống vật chất, tinh thần người lao động ổn định và từng bước đượcnâng cao; thu nhập bình quân đầu người đạt: 4.599.000đ (năm2010)/2.000.000đ (năm 2005) = 2,23 lần (chỉ tiêu Nghị quyết đại hội XVIIItăng 1,5 lần)

Trang 37

Năm 2012 , với dư âm của của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nềnkinh tế nước ta vẫn trong tình trạng gặp phải rất nhiều khó khăn nh lạm pháttăng cao, tăng trưởng kinh tế suy giảm, tỷ giá giữa đồng Việt Nam so với cácngoại tệ khác cũng không ổn định đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tếquốc gia nói chung và lĩnh vực xây dựng, xây lắp nói riêng Ảnh hưởng lớnnhất chính là việc tăng giá hầu hết các nguyên liệu đầu vào như sắt thép, máymóc.trang thiết bị,nhiên liệu như xăng,gas không những làm cho giá thànhsản xuất của ccông ty tăng cao mà còn làm cho các công trình bị đình trệ lại,các nhà đầu tư do dự trong việc đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất Ngoài raviệc các ngân hàng tăng lãi suất đã làm tăng chi phí lãi vay ảnh hưởng đếntình hình vay nợ của công ty Mặc dù vậy với những cố gắng của mình năm

2011 và 2012 công ty vẫn làm ăn có lãi Việc doanh thu thuần về BH vàCCDV cùng với tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm là do công ty chưathu hồi vốn và lợi nhuận từ các dự án lớn đang triển khai trong năm 2012trong đó chủ yếu là dự án xây dựng cầu sông Hồng, sông Lô tại thành phốViệt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471

2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Xây dựng được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền côngnghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Là ngành mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh Nhưng ngành xâydựng là ngành luôn phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, rủi ro.Công ty cổ phần cũng không tránh khỏi những khó khăn chung của thị trườnghiện nay

Trang 38

Thuận lợi:

- Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ giới, hiện nay làmột trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực thi công cơ giới công trìnhđiện tại Việt Nam và là đơn vị chủ lực của Tổng Công ty Xây dựng Côngtrình Giao thông 4, công ty cổ phần 471 đã khẳng định vị thế là một nhà thầuxây lắp có uy tín kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực thi công bằng thiết bị

cơ giới chuyên ngành; Công ty đã trở một đơn vị mạnh, có uy tín và đượcnhận thầu các công trình lớn và trọng điểm như dự án xây dựng cầu sôngHồng, sông Lô tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ,hay dự án đầu tư đườngcao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam,…

- Công ty cổ phần 471 có đội ngũ các cán bộ công nhân có tay nghề,tinh thông nghiệp vụ với hàng trăm kỹ sư giàu kinh nghiệm đã trải qua nhiềucông trình lớn trong cả nước Điều này giúp Công ty tự tin tham gia đấu thầunhiều công trình lớn mang lại công việc làm, tạo thu nhập cao và tương đối ổnđịnh cho các cán bộ công nhân trong công ty

- Tuy là công ty xây dựng , nhưng Công ty Cổ phần 471 đang sở hữu loạihình kinh doanh rất đa dạng , vì vậy mà đáp ứng tốt những yêu cầu về cạnhtranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay

- Công ty có bộ máy quản lý và bộ máy kế toán có thâm niên trong ngành, vớimối liên quan chặt chẽ, đúng pháp luật, đã giúp cho công tác quản lý doanhnghiệp diễn ra rất thuận lợi

- Thừa hưởng các công nghệ kỹ thuật xây dựng hiện đại của công ty mẹ , vàcác công ty thành viên khác trong tổng công ty

- Với lực lượng phương tiện xe máy, thiết bị thi công hùng hậu Công ty

có khả năng đảm nhận thi công các công trình đập thủy điện, thủy lợi, cáccông trình giao thông cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng và cung cấp thiết bị

Trang 39

cơ khí, cơ giới, vật tư đặc chủng… cho bất kỳ công trình xây dựng ở bất kỳquy mô nào, trong mọi điều kiện khí hậu, địa hình và mọi yêu cầu về chấtlượng dịch vụ.

- Về công tác quản lý doanh nghiệp: Tổ chức ổn định bộ máy điềuhành, phân công quản lý từ giám đốc đến các phòng ban trong Công ty, đảmbảo bộ máy hoạt động chủ động, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả

- Công ty cổ phần 471 hoạt động trong lĩnh vực xây lắp sẽ được hưởnglợi từ chính sách khuyến khích kích thích kinh tế của Chính phủ (ưu tiên chocác lĩnh vực thiết yếu như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, thủyđiện…) trong nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế của Chính Phủ Bên cạnh

đó, với chiến lược đầu tư các dự án khu đô thị mới, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều

cơ hội phát triển cho công ty khi Việt Nam đang chứng kiến một quá trình đôthị hóa với tốc độ phát triển cao (tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam năm 2009 đạtkhoảng 28%, dự kiến sẽ đạt 45% trong năm 2020) và thị trường bất động sảnđược dự báo là tiếp tục phát triển trong thời gian tới

Khó khăn:

Năm 2012, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, lạm phát tăng dẫnđến chi phí đầu vào gia tăng như: lãi suất vay tăng làm tăng chi phí lãi vay…,các chủ đầu tư giải ngân chậm do đó gây khó khăn trong việc quyết toánnghiệm thu các hạng mục công trình dẫn đến nguồn vốn bị chiếm dụng

Các công trình do công ty đảm nhiệm thường nằm rải rác ở các tỉnhtrong khi trụ sở chính của công ty ở Nghệ An nên khiến cho việc quản lý,điều hành trực tiếp gặp nhiều khó khăn Đồng thời làm cho chi phí vậnchuyển máy móc thiết bị, phương tiện vận tải tăng lên, từ đó phần nào làmgiảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty

Trang 40

Trong quá trình tham gia dự thầu các công trình, công ty phải đối mặtvới sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với tiềmlực hơn hẳn về vốn, trình độ, trang thiết bị khoa học kỹ thuật.

Tồn đọng về tài chính những năm trước để lại làm ảnh hưởng đến hiệuquả kinh tế cụ thể: Việc thanh toán thường tiến hành sau khi các công trìnhnghiệm thu bàn giao hoặc thanh toán theo tiến độ thi công của công trình hayhạng mục công trình nên công ty gặp nhiều khó khăn về vốn để có thể tiếp tụcđầu tư vào các công trình khác hay tham gia đấu thầu nhiều công trình một lúc

Tại một số công trình, công tác tổ chức thi công chưa hợp lý dẫn đếnnhiều hạng mục thi công chậm tiến độ, phát sinh nhiều chi phí - đây là mộthạn chế mà hiện nay nhiều doanh nghiệp xây lắp mắc phải

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do đó, biếnđộng giá cả các nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt là sắt thép, xi măng, nhiênliệu… sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch lợi nhuận của Công ty

Bên cạnh đó, cũng như những doanh nghiệp thi công xây lắp khác, Công ty

có thể gặp những khó khăn khi chủ đầu tư thiếu vốn thanh toán đúng hạn chokhối lượng thi công

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và vốn kinh doanh của công ty cổ phần 471

Với sự quan trọng của vốn kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty thì việc nghiên cứu tình hình tổ chức, bố trí cơ cấu vốn vànguồn vồn là điều rất cần thiết để đánh giá sự hợp lý của cơ cấu vốn và nguồnvốn của công ty

Ngày đăng: 17/07/2014, 11:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2:           Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần 471 - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Sơ đồ 2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần 471 (Trang 31)
Bảng 5: đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần 471 - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 5 đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty cổ phần 471 (Trang 48)
Bảng 7: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần 471: - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 7 Bảng đánh giá khả năng thanh toán của công ty cổ phần 471: (Trang 51)
Bảng 8: Cơ cấu các khoản phải thu của công ty cổ phần 471: - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 8 Cơ cấu các khoản phải thu của công ty cổ phần 471: (Trang 54)
Bảng 9:  Bảng đánh giá một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý khoản phải thu của công ty cổ phần 471 năm 2011-2012 - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 9 Bảng đánh giá một số chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý khoản phải thu của công ty cổ phần 471 năm 2011-2012 (Trang 54)
Bảng 10: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty cổ phần 471: - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 10 Cơ cấu hàng tồn kho của công ty cổ phần 471: (Trang 58)
Bảng 11:  Bảng đánh giá  hàng tồn kho  của công ty trong hai năm 2011- 2012 - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 11 Bảng đánh giá hàng tồn kho của công ty trong hai năm 2011- 2012 (Trang 59)
Bảng 12: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần 471 - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 12 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần 471 (Trang 60)
Bảng 13: Kết cấu Tài sản cố đinh của Công ty cổ phần 471. - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 13 Kết cấu Tài sản cố đinh của Công ty cổ phần 471 (Trang 62)
Bảng 16: Đánh giá khả năng sinh lời của công ty cổ phần 471 qua 2 năm 2011-2012 - Vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần 471
Bảng 16 Đánh giá khả năng sinh lời của công ty cổ phần 471 qua 2 năm 2011-2012 (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w