quan hệ truyền thông một số vấn đề lý luận và thực tiễn

9 702 1
quan hệ truyền thông một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUAN HỆ VỚI GIỚI TRUYỀN THÔNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ThS. Nguyễn Khánh Thương ∗ ∗∗ ∗ Quan hệ với giới 1 truyền thông chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong thực hành quan hệ công chúng (QHCC) bởi vì giới truyền thông đóng vai trò như “những người gác cổng”, những người kiểm soát thông tin và truyền dẫn thông tin đi tới công chúng trong một hệ thống xã hội” (Hunt & Grunig, 1994, p. 42) [1]. Bài viết này không nhằm mục đích khái quát hóa mối quan hệ giữa báo chí và QHCC mà tập trung phân tích cách hiểu thuật ngữ “quan hệ với giới truyền thông”- media relations trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa người làm truyền thông và nhân viên QHCC/ nhân viên PR 2 . Bài báo cũng sẽ đề cập một số tương tác qua lại giữa hai chủ thể của mối quan hệ này cũng như tác động của nó đối với sự phát triển của ngành QHCC Việt Nam trong môi trường truyền thông hiện nay. Một số vấn đề lý luận và thực hành quan hệ với giới truyền thông Hai chủ thể của một mối quan hệ rất khó có sự tương tác bình đẳng và bền vững nếu thiếu một nền tảng kiến thức/nhận thức chung làm điểm xuất phát. Thứ nhất, Grunig (1990) [2] chỉ rõ rằng người làm QHCC nên xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tương tác với giới truyền thông hơn là một mối quan hệ một chiều và áp đặt. Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền 3 [3] trong một nghiên cứu năm 2006 cũng cho rằng người thực hành QHCC, nhà báo và công chúng nói chung ở Việt Nam phần lớn vẫn hiểu sai hoặc hiểu chưa chuẩn xác về QHCC và nhiều khái niệm nội hàm của nó. Do đó, bài viết ∗ Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN 1 Nội hàm của từ giới trong bài viết này thay cho danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp phóng viên, nhà báo, biên tập viên, những người thực hiện tin, bài, phóng sự, chương trình… trên các phương tiện truyền thông/ các phương tiện truyền thông đại chúng (người viết) 2 PR là viết tắt của Public Relations. Theo nhiều tổng kết về QHCC, hiện nay có khoảng trên 500 định nghĩa khác nhau về PR – QHCC. Edward Louis Bernays (1891-1995), người được coi là cha đẻ của QHCC hiện đại định nghĩa rằng: QHCC là bạn hãy làm tốt công việc của mình. Và hãy nói cho mọi người biết công việc đó được làm tốt như thế nào; Học giả nổi tiếng nghiên cứu về PR Grunig, J. E., & Hunt, T. (1984) cho rằng: QHCC là mọi nỗ lực để xây dựng mối quan hệ “tương thấu” (mutual understandings) hai bên cùng có lợi thông qua truyền thông hai chiều (two-way communication) giữa một tổ chức với các nhóm công chúng của mình. 3 Nguyễn Thị Thanh Huyền – Tiến sĩ ngành QHCC – Chủ nhiệm Bộ môn QHCC và Quảng cáo – Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội này cho rằng cần phải làm rõ nội hàm của cụm từ “quan hệ với giới truyền thông” (media relations) để đi đến sự thống nhất về cách hiểu khái niệm này cho cả nhà báo và nhân viên PR. “QHCC được khai triển từ hoạt động báo chí vì thế không ngạc nhiên rằng, người làm QHCC sử dụng các phương tiện truyền thông để tác động lên các nhóm công chúng của mình” (Grunig L.A & Grunig J.E, 1990, tr.18) [2]. Cụ thể là các nhà thực hành QHCC, nhân viên QHCC sử dụng bên thứ ba 4 - các phương tiện truyền thông/ các phương tiện truyền thông đại chúng (media/mass media) - để gây/ tạo sự ảnh hưởng đến các nhóm công chúng mục tiêu của tổ chức mình. Đặc biệt, khi ngành báo chí truyền thông có những bước phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XXI nhờ sự tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ truyền thông thì người thực hành QHCC luôn luôn mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông để đưa thông điệp của mình tới các nhóm công chúng mục tiêu một cách hiệu quả. Đội ngũ nhà báo và người tham gia sản xuất các nội dung, sản phẩm truyền thông là một nhóm công chúng 5 đặc biệt đối với người thực hành QHCC. Well & Spink (1998) [4] khẳng định rằng giới truyền thông là một trong những nhóm công chúng quan trọng bậc nhất của một tổ chức. Học giả Broom & Cutlip (2009) [5] cũng cho rằng, xây dựng mối quan hệ tốt với giới truyền thông là con đường hiệu quả để xây dựng hình ảnh của tổ chức đối với các nhóm công chúng mục tiêu khác. Wikipedia 6 định nghĩa “quan hệ với giới truyền thông đòi hỏi người thực hành QHCC làm việc với các phương tiện truyền thông khác nhau nhằm mục đích thông báo cho các nhóm công chúng về sứ mệnh, chính sách, hoạt động của tổ chức một cách tích cực, kiên định và tin cậy”. Nói cách khác, nhân viên QHCC trực tiếp kết hợp, cung cấp thông tin trong quá trình nhà báo tác nghiệp để sản xuất tin tức, bài báo chuyên sâu… trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mục đích của quan hệ với giới truyền thông là để tối đa hóa độ bao phủ tích cực của tổ chức trên các phương tiện truyền thông đại chúng mà không phải trả các chi phí trực tiếp qua quảng cáo. Đồng thời, thông qua 4 Sử dụng bên thứ ba độc lập, uy tín để “nói”, phân tích, nhận định tích cực về tổ chức của mình (Grunig & Hunt 1984) 5 Publics theo quan điểm Keith Butterick (2011) trong cuốn Introducing Public Relations: Theory and Practice, SAGE Publications Ltd., 1 Oliver’s Yard, 55 City Road, London EC1Y 1SP (Publics): Công chúng là một hoặc nhiều nhóm người được giao tiếp với tổ chức, bị hoặc có ảnh hưởng tới một vấn đề cụ thể của tổ chức. Grunig & Hunt (1984) đã phân loại ra 04 nhóm công chúng (Publics) như sau: (1) Phi Công chúng – Non-public (2) Công chúng ngầm – Latent public (3) Công chúng nhận thức - Aware public (4) Công chúng tích cực - Active public 6 http://en.wikipedia.org/wiki/Media_relations giới truyền thông, thông điệp của tổ chức sẽ tác động đến các nhóm công chúng khác một cách tích cực hơn cũng như giành được sự tin tưởng các nhóm công chúng hơn. Theo Joep Cornellissen (2008), ([6] tr.177) “quan hệ với giới truyền thông liên quan tới việc quản lý truyền thông (ông dùng managing communication) và mối quan hệ với các phương tiện truyền thông”. Trong đó, ông chỉ rõ, quản lý mối quan hệ với các phương tiện truyền thông (media) là quản lý mối quan hệ với nhà báo, biên tập viên, nhà sản xuất nội dung, chương trình - những người đóng góp và làm chủ những gì xuất hiện trên các báo in, phát thanh truyền hình, và các phương tiện truyền thông trực tuyến. Tóm lại, từ việc giải quyết cách hiểu thuật ngữ nêu trên, cần thiết phải đảm bảo một quan điểm thống nhất về media relations cho cả người làm truyền thông và quan hệ công chúng. Thứ nhất, media trong thuật ngữ media relations là một nhóm công chúng đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ công chúng. nhấn mạnh một cụm từ mà cả Well & Spink, Joep Cornellissen, Broom & Cutlip nhắc đến trong định nghĩa của mình đó là “quản lý mối quan hệ với các phương tiện truyền thông – chính là quản lý mối quan hệ với nhà báo, biên tập viên, nhà sản xuất chương trình vv…”. Đơn giản vì chúng ta không thế xây dựng mối quan hệ hai chiều qua lại có giao tiếp bằng ngôn ngữ với các phương tiện truyền thông – media, mà là xây dựng mối quan hệ với những con người sử dụng các phương tiện đó để đưa thông điệp, tác động đến công chúng, định hướng công chúng… Nói rõ hơn, nhiệm vụ của nhân viên QHCC là xây dựng các mối quan hệ và quản lý các mối quan hệ đó chứ không phải là “quản lý các phương tiện truyền thông”. Quản lý các phương tiện truyền thông đại chúng không phải là nhiệm vụ của nhân viên QHCC mà là nhiệm vụ của các tổ chức chính phủ, cơ quan quản lý báo chí. Về thực hành quan hệ với giới truyền thông tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2008 [7], quan hệ với giới truyền thông là hoạt động phổ biến nhất trong các hoạt động QHCC ở Việt Nam. Hoạt động này được cho chiếm tới 34% [8] trong tổng số các công việc về QHCC của một nhân viên QHCC ở một hãng truyền thông thực hiện. Kết quả của nghiên cứu này không phản ánh điều lạ hoặc mới trong quá trình ứng dụng QHCC vào thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới. Theo Johnston & Zawawi (2000, tr.259) [9] thì “quan hệ với giới truyền thông là một trong những công cụ được biết đến nhiều nhất trong quan hệ công chúng” bởi lẽ khi các công việc liên quan được hoàn thành, chúng ta có thể nhìn thấy kết quả trên các phương tiện truyền thông hàng ngày, hàng giờ. Một nghiên cứu về quan hệ với giới truyền thông tại Singapore của Pang Augustine (2010) [10] nhận định, nhà báo và nhân viên QHCC không thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững khi cả bản thân nhà báo và cả nhân viên QHCC không hiểu gì về “quan hệ với giới truyền thông”. Rất dễ dàng xảy ra xung đột khi hai bên không đạt được một “cách hiểu chung” về cùng một vấn đề. Nghiên cứu khác tại Hàn Quốc của Shin và Cameron (2003) ([11] chỉ ra rằng mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên PR không chỉ bị tác động bởi nền tảng kiến thức chuyên ngành, hiểu biết, kỹ năng nghề nghiệp mà còn bị chi phối bởi các vấn đề tình cảm, đạo đức. Shin và Cameron đã tổng kết rằng mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên QHCC là một mối quan hệ mang tính xung đột nhưng lại phụ thuộc vô cùng chặt chẽ lẫn nhau và mối quan hệ này “được xem như là mối quan hệ “yêu – ghét bất kể sự hợp tác giữa họ tốt như thế nào hoặc xảy ra xung đột” ([11], tr.583). Không chỉ thiếu sự hiểu biết về nền tảng nhận thức chung về công việc của chính mình – quan hệ với giới truyền thông - nhiều nhân viên PR không hiểu nhà báo muốn gì, không hiểu đặc thù công việc của ngành báo chí. Nói rõ hơn, nhân viên QHCC không hoàn thành một bước quan trọng trong quá trình tác nghiệp của mình đó là: nghiên cứu công chúng 7 , công chúng cụ thể trong ngữ cảnh này chính là giới truyền thông. Mối quan hệ giữa nhân viên PR và nhà báo chắc chắn sẽ này sinh những xung đột bởi có nhiều nhân viên PR sẵn sàng làm mọi thứ miễn là tổ chức của mình/ tổ chức là khách hàng của mình xuất hiện thường xuyên, dày đặc trên các phương tiện truyền thông ([2], tr.18). Kết quả là, người thực hành QHCC không thể đạt được mục đích của mình trong quá trình xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông. Đồng thời, việc này cũng gián tiếp khiến các nhà báo hiểu sai về nội hàm của khái niệm “quan hệ với giới truyền thông”. Quá trình tương tác giữa nhà báo và người thực hành QHCC cũng có một số ảnh hưởng đến hình thái của các phương tiện truyền thông/ các phương tiện truyền thông đại chúng. Nói hẹp hơn, quá trình này tác động lên quá trình tác nghiệp của giới truyền thông. Đặc biệt, những thách thức của xu hướng thương mại hóa trong báo chí cũng là một rào cản để cả hai đối tượng trong mối quan hệ 7 Phân tích công chúng (Publics analysis/research) là một khâu quan trọng và không thể thiếu của những chiến dịch quan hệ công chúng thành công cũng như để xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức và các nhóm công chúng của mình một cách bền vững, hiệu quả (Baskin & Aronoff, Public Relations: The Profession and the Practice, 1992) này phát triển sự chuyên nghiệp, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của mình trong quá trình làm nghề. Có không ít phóng viên hiện nay có thu nhập chính từ việc ăn lương, nhận tiền công tuyên truyền, làm đầu mối tổ chức tin cho các công ty PR [12]. Bởi việc hợp tác với các công ty PR thường đem lại những lợi ích lớn cho phóng viên, nhà báo ví dụ như những chuyến đi tham quan không mất tiền ở trong và ngoài nước, các khoản phong bì được trả cho những tin, bài tuyên truyền, nêu được nhiều mặt tốt của doanh nghiệp chi tiền PR. Ngược lại, nhiều nhân viên QHCC đã sử dụng kỹ xảo và cả sự tinh vi, để cung cấp những thông tin không đúng sự thật hoặc ca ngợi một chiều khiến ngay cả những biên tập viên tự cho là mình cực “thính” trong việc "ngửi mùi PR" cũng bị qua mặt. Doanh nghiệp, tổ chức không chỉ cần đến phóng viên, nhà báo thông tin tới công chúng khi hoạt động hiệu quả. Khi gặp các rắc rối, khủng hoảng, họ càng cần đến sự hỗ trợ của giới truyền thông. Nhiều sai phạm, tiêu cực từ cả hai phía có thể nảy sinh trong quá trình tương tác này. Ví dụ: một số doanh nghiệp sử dụng năng lực tài chính của mình cũng như mối quan hệ tốt đẹp với các nhà báo, phóng viên để che giấu những sai phạm, thua lỗ và không minh bạch thông tin đối với công chúng. Ngược lại cũng có trường hợp, nhà báo, phóng viên sử dụng “quyền lực mềm” để uy hiếp, đe dọa để tống tiền doanh nghiệp. Nhà báo Hà Phan với sai phạm nghề nghiệp này đã chịu hình phạt 7 năm tù giam [13]. Một số đề xuất Mối quan hệ PR – báo chí và DN không thể thiếu và rất cần thiết. Thế nhưng, “giải quyết mối quan hệ này để các bên cùng có lợi mà không làm ảnh hưởng đến niềm tin, sự trong sáng, uy tín nghề nghiệp hay thương hiệu của riêng ai là một điều cần được cân nhắc và trên thực tế không phải lúc nào mối quan hệ này cũng suôn sẻ” 8 . Ngành QHCC của Việt Nam còn khá non trẻ. Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có những cử nhân được đào tạo bài bản 9 trong nước về QHCC. Trong khi đó, ngành Báo chí đã có lịch sử hàng trăm năm (tính từ 21/06/1925 khi tờ báo Thanh Niên ra đời). Đến nay, nhà báo Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền là Hội Nhà báo Việt Nam xem xét năng lực chuyên môn để cấp thẻ 8 Tọa đàm PR –Báo chí, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức ngày 10/06/2011 9 Cơ sở đào tạo chính quy về QHCC đầu tiên là ở khoa PR- Quảng cáo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khóa tuyển sinh đầu tiên là năm 2008. Như vậy tới 7/2012, Việt Nam mới có các cử nhân ngành QHCC đầu tiên được đào tạo trong nước (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2008). hành nghề. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực QHCC, Việt Nam vẫn chưa có một hiệp hội nghề nghiệp về QHCC được thành lập. Có thể thấy ở hầu hết các nước có nền QHCC phát triển như Mỹ, Anh Úc đã có các hiệp hội nghề nghiệp về lĩnh vực quan hệ công chúng ví dụ như Hiệp hội QHCC Mỹ - Public Relations Society of America gọi tắt là PRSA; Hiệp hội QHCC vương quốc Anh gọi tắt là CIPR (Chartered Institute of Public Relations); Hiệp hội QHCC Úc - Public Relations Institute of Australia gọi tắt là PRIA hay tại quốc gia đang phát triển như Trung Quốc họ cũng có Hiệp hội QHCC quốc tế - China International Public Relations Association gọi tắt là CIPRA. Mặc dù một số hiệp hội nghề nghiệp này cũng chưa cấp chứng chỉ hành nghề cho người thực hành QHCC chuyên nghiệp như ngành báo chí (Bussy & Wolf, 2009) [14] nhưng để bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực QHCC ở Việt Nam rất nên chăng có sự thành lập hiệp hội nghề nghiệp. Hiện nay, sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới 10 , cách thức làm truyền thông mới đang tác động đáng kể đến bản thân nhà báo và nhân viên PR. Trước hết, việc kiểm định/ kiểm chứng nguồn tin tức đã trở nên dễ dàng hơn, tốc độ cập nhật nguồn tin nhanh hơn là những áp lực cho cả nhà báo và nhân viên QHCC. Ví dụ, thông cáo báo chí 11 – một phương tiện “giao dịch thông tin” chính thống và phổ biến trong mô hình QHCC truyền thống, thì nay nó đang bị cho rằng không còn giá trị - worthless 12 trong môi trường của các phương tiện truyền thông mới. Ngoài ra, Joe Pulizzi [15] cũng cảnh báo rằng, tất cả các công ty, dù nhỏ hay lớn cỡ nào, phải bắt đầu nghĩ nhiều hơn đến người “xuất bản” tin tức vì trong môi trường hiện nay thì không chỉ là nhà báo mà là tất cả công chúng đều có thể trở thành người “xuất bản” tin tức. Thực tế là, bản thân công chúng cũng đang tiếp cận, tiêu thụ và sản xuất những nội dung, thông điệp truyền thông sử dụng mạng xã hội (Facebook, Twitter, Youtube, Blog), điện thoại di động, máy tính bảng vv.vv. 10 Nicholas Gane & David Beer (2006) trong cuốn “New Media: The Key Concepts” tr.6-7 tổng hợp nhiều nghiên cứu về các phương tiện truyền thông mới trong đó có đoạn: Truyền thông mới chính xác là gì? Sự phân biệt đầu tiên có thể được rút ra giữa hai cụm thuật ngữ: các phương tiện truyền thông kỹ thuật số (digital communications media) và công nghệ tái hiện tín hiệu và thông tin trước đó (older analogue technologies). Có một khác biệt quan trọng giữa hình thức truyền thông mới và cũ đó là truyền thông mới hoạt động dựa trên các quá trình tái hiện số (numerical representation - ở đây là các predominantly binary hay nói cách khác là các mã số - code gồm hai chữ số 0 và 1). Sự phát triển này có ảnh hưởng sâu rộng nhất là vì mã số (numerical code) cho phép sao chép, điều khiển và truyền tải sự trình hiện các hình thức văn hóa (bao gồm nghệ thuật, âm nhạc, văn bản) một cách dễ dàng chưa từng có. 11 Thông cáo báo chí dịch từ các cụm thuật ngữ Press Release hoặc News Release theo định nghĩa của Wikipedia là “một văn bản được viết trực tiếp cho các thành viên của giới truyền thông nhằm mục đích thông báo một tin tức có giá trị tới công chúng”. 12 Từ được dùng bởi nhà báo Aaron Perlut trong bài “Further thoughts on why the news release is worthless in today’s social media age”, Tạp chí Forbe trực tuyến: http://www.forbes.com/sites/marketshare/2011/01/23/why-the-news-release-is-worthless-in-todays- social-media-age/ Sự tương tác trong mối quan hệ nhà báo – nhân viên PR có vai trò quan trọng nhằm giải quyết những thách thức hiện nay trong quá trình thực hành “quan hệ với giới truyền thông”. Sự tương tác ấy cần phải thể hiện được sự cầu thị, minh bạch và chân thành của cả hai chủ thể trong mối quan hệ. Nhà báo Dương Hương Mai (Đài truyền hình Việt Nam) [16] dựa trên chính kinh nghiệm của mình khi làm việc với nhân viên PR đã phát biểu: “Nhà báo luôn muốn đưa thông tin theo chủ định của mình, của toà soạn. Còn các anh chị PR lại muốn thêm bớt cho hình ảnh của tổ chức/cá nhân thêm phần rạng rỡ. Về mặt công việc, mỗi bên đều cố hết sức để hoàn thành tốt vai trò của mình và chẳng ai có lỗi. Chỉ có điều tôi vẫn là nhà báo với những tiêu chí độc lập, tôi cố gắng hết sức không bị chi phối”. Ở khía cạnh thông tin tới công chúng, báo chí hiện nay gần như không thể tách rời hoàn toàn với hoạt động truyền thông của các công ty PR, các phòng PR, nhân viên làm PR của các tập đoàn, các tổng công ty, doanh nghiệp, các bộ, ngành. Cả nhà báo và cả nhân viên QHCC tương tác sẽ học hỏi và điều chỉnh lẫn nhau để duy trì mối quan hệ hai chiều một cách bền vững, hiệu quả. Tuy nhiên, đây đơn thuần vẫn là một quá trình gạn lọc kinh nghiệm, phát triển tự thân. Nếu không có sự tác động của chính phủ, nhà xây dựng chính sách và đặc biệt là các cơ sở đào tạo thì cả hai đối tượng trong mối quan hệ này khó theo kịp sự phát triển, thay đổi hàng ngày của các phương tiện truyền thông mới, các ứng dụng của công nghệ thông tin trong truyền thông và phát triển nghề nghiệp chuyên môn theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới. Cụ thể hơn: giải pháp cho những vấn đề nêu trên không chỉ dựa vào sự phát triển tự thân hay đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, nhân viên PR mà đặc biệt nằm ở các cơ sở đào tạo về QHCC, báo chí. Do đó, Việt Nam cần đầu tư nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo ngành quan hệ công chúng song song với báo chí một cách bài bản và chuyên nghiệp. Đây là một nhu cầu cấp thiết không chỉ của giáo dục nói riêng mà của xã hội Việt Nam nói chung. Tài liệu tham khảo [1] Hunt, T., & Grunig, J. E. (1994). Public relations techniques. Fort Worth, TX: Harcourt Brace, 417 pp. [2] Grunig, L. A., & Grunig, J. E. (Eds.) (1990). Public relations research annual (Vol. 2). Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum Associates, 265 pp [3] Nguyen Thi Thanh Huyen, 2006, A Glance at Public Relations Evolution in Vietnam and Its Current Issues, Annual Spring International Conference, Public Relations Society of Korea (PRSK), Seoul, Korea [4] Well, B. & Spink, N. (1998), Organisational Communication: A Strategic Approach”, 5 th edn., Dame Publications, Houston, TX [5] Broom, B. M. & Cutlip S.M, (2008), Cutlip & Center’s Effective Public Relations, [ed.9]., New Jersey, Prentice Hall [6] Cornelissen, J. (2008), Corporate Communication: A guide to theory and Practice, (ed.2), Sage Publications, London [7] Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2010, Ngành PR tại Việt Nam, NXB Alpha Books, tr.40 [8] Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên), 2008, PR – Lý luận và ứng dụng, NXB Lao động & Xã hội [9] Johnston, J. & Zawawi, 2004, Public Relations: Theory and Practice, 2 nd edn., Ellen & Unwin, Crown Nest NSW 2065 [10] Pang, A. 2010, Mediating the media: a journalist-centric media relations model, Corporate Communications: An International Journal, vol.15, No 2, pp.192-204 [11] Shin, J. H. & Cameron G. T. 2003, The potential of online media: A co-orientational analysis of conflict between PR professionals and journalists in South Korea, Journalism and Mass Communication Quarterly, vol. 80, issue 3, pp.583 -602 [12] Mạnh Quân (2010), PR và Báo chí: Đâu là sự thật cho công chúng, Báo Tuần Việt Nam online, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-06-27-pr-and-bao-chi-dau-la-su-that-cho-cong-chung- [13] Duy Kiên (2011) Nhà báo tống tiền doanh nghiệp lĩnh án 7 năm tù; báo An Ninh Thủ Đô online, http://www.anninhthudo.vn/Ky-su-phap-dinh/Nha-bao-tong-tien-doanh-nghiep-linh-an-7- nam-tu/412386.antd [14] Bussy, N. M. & Wolf, K. (2009), The state of Australian public relations: Professionalisation and paradox, Curtin’s Research Repository, http://espace.library.curtin.edu.au/R/?func=dbin-jump-full&object_id=129576&local_base=GEN01- ERA02 [15] Joe Pulizzi (2009), “We are all publishers now”, http://www.youtube.com/watch?v=OZRcwWCI-ss [16] Dương Hương Mai, (2010), “Tản mạn về PR và Nhà báo” http://sinhvienvanlang.com/@rum/showthread.php?t=35214 . quan hệ với giới truyền thông liên quan tới việc quản lý truyền thông (ông dùng managing communication) và mối quan hệ với các phương tiện truyền thông . Trong đó, ông chỉ rõ, quản lý mối quan. mối quan hệ giữa báo chí và QHCC mà tập trung phân tích cách hiểu thuật ngữ quan hệ với giới truyền thông - media relations trong quá trình xây dựng mối quan hệ giữa người làm truyền thông. QUAN HỆ VỚI GIỚI TRUYỀN THÔNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ThS. Nguyễn Khánh Thương ∗ ∗∗ ∗ Quan hệ với giới 1 truyền thông chiếm lĩnh vị trí trung tâm trong thực hành quan hệ

Ngày đăng: 22/07/2014, 15:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan