Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : 15 Tiết :15 Bài 15: MẶT PHẲNG NGHIÊNG I Mục Tiêu : - Nêu được 2 thí dụ sử dụng mặt phẳng nghiêng trong cuộc sống và chỉ số ích lợi của chúng. - Biết sử dụng mặt phẳng nghiêng hợp lý trong từng trường hợp. II Chuẩn bò : Gv : Giáo án, SGK, lực kế có GHĐ 2N trở lên ; 1 khối trục kim loại có trục quay ở giữa nặng 2N, 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao. HS : SGK, xem trước bào mới. III phương pháp : IV Tiến trình dạy học : 1 .Ổn đònh: Kiểm tra só số 2. Kiểm tra bài cũ : * Hoạt động 1 : HS 1-2 : Khi kéo lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực như thế nào so với trọng lựơng của vật. Đáp : ( Ít nhất bằng trọng lượng của vật ) ? Máy cơ đơn giản là gì ? em đã dùng máy cơ đơn giản ở đâu? Đáp : + Những dụng cụ đơn giản giúp ta di chuyển vật hoặc đưa vật lên cao 1 cách dễ dàng gọi là máy cơ đơn giản . + Dùng đòn bẩy để đưa khúc gỗ đi nơi khác. Gv nhận xét- ghi điểm cho Hs . 3. Bài mới : Gv đặt vấn đề : Dựa vào hình 13.2 để kéo ống bêtông lên, 1 số người quyết đònh bạt bớt bờ mương, dùng mặt phẳng nghiêng để kéo ống bê tông lên làm như thế có dễ dàng hơn không? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta nghiên cứu Bài 14 : MẶT PHẲNG NGHIÊNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS TG NỘI DUNG * Hoạt động 2 : Đặt vấn đề nghiêng cứu sử dụng mặt phẳng nghiêng có lợi như thế nào? Hs quan sát H13.2 SGK Gv hỏi : Nếu lực kéo của mỗi người trong H13.2 là 450N thì những người này có kéo được ống bêtông lên hay không? Vì sao? Hs đáp : Không, vì 450Nx4người=180N nhỏ hơn trọng lượng của ống bêtông 2000N. Gv nhận xét, hỏi tiếp : Hãy nêu những khó khăn trong cách kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng? Hs đáp : có thể là + Tư thế đứng dễ ngã + Không lợi dụng được trọng lượng của cơ thể. + Cần lực lớn ít nhất bằng P của vật . GV nhận xét Hs quan sát H14.1 Gv hỏi : Những người trong hình 14.1 đang làm gì ? Hs đáp : Đang kéo ống bêtông lên bằng 1 sợi dây Gv nhận xét, hỏi tiếp : Những người trong H14.1 đã khắc phục được những khó khăn trong cách kéo vật lên trực tiếp theo phương thẳng đứng như thế nào? Hs đáp : Tư thế đứng chắc chắn hơn. + Kết hợp được 1 phần lực của cơ thể + Cần lực bé hơn ( lớn hơn/ bằng P của vật ) Gv nhận xét, đặt vấn đề : 1/ Đặt vấn đề : + Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không ? + Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiệng của tấm ván? 2/ Thí nghiệm: Cường độ của lực kéo vật F 2 F 2 =….N F 2 =……N F 2 …….N Trọng lượng của vật P=F 1 F 1 = …N Mặt phẳng nghiêng Độ nghiêng lớn Độ nghiêng vừa Độ nghiêng nhỏ Lần đo 1 2 3 B 1 : Đo trọng lượng F 1 của vật B 2 : Đo lực kéo F 2 ( độ nghiêng lớn ) B 3 : Đo lực kéo F 2 ở độ nghiêng vừa B 4 : Đo lực kéo F 2 ở độ nghiêng nhỏ . 3/ Kết luận : - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật. - Dùng mặt phẳng nghiêng càng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ. 4/ Củng cố : * Hoạt động 5 : Hs trả lời câu hỏi C3: Nêu thí dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng. Đáp : dùng mặt phẳng nghiêng để đưa phi dầu lên xe,… Hs trả lời câu hỏi C4: tại sao đi trên dốc càng thoai thoải, càng dể hơn? Đáp : Dốc càng thoai thoải thì độ nghiệng càng ít thì lực nâng người khi đó càng nhỏ ( càng đỡ mệt ). Hs làm câu hỏi C5 : SGK Đáp : F < 500N, vì khi dùng tấm ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván dẽ giảm. 5/ Dặn dò : - Về nhà học bài - Làm các bài tập 14.1, 14.2, 14.3 SBT - Xem trước bài 15 : ĐÒN BẨY Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : 16 Tiết : 16 Bài 15: ĐÒN BẨY I Mục Tiêu : - Nêu được thí dụ về sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống, xác đònh được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó ( điểm O 1 , O 2 và lực F 1 , F 2 ) - Biết sử dụng đòn bẩy trong những công việc thích hợp ( biết thay đổi vò trí của các điểm O, O 1 , O 2 cho phù hợp với yêu cầu sử dụng ) II Chuẩn bò : Gv : Giáo án, SGK, 1 lực kế có GHĐ 2N trở lên, 1 khối trụ có móc nặng 2N, 1 giá đỡ có thanh ngang, bảng con ( 15.1 ) và câu C3 Hs : SGK, xem trước bài mới. III Phương pháp : IV Tiến trình dạy học : 1 .Ổn đònh: Kiểm tra só số 2. Kiểm tra bài cũ : - Hs 1: + Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi như thế nào ? Đáp : Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật + Cách nào sau đây không làm giảm được độ nghiêng của 1 mặt phẳng nghiêng. A. tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng B. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng. D. Kết hợp câu A và C Đáp : Câu B đúng - Hs 2: + Làm bài tập 14.3 SBT : Tại sao khi đạp xe lên dốc, cậu bé trong hình 14.1 không đi thẳng lên dốc mà lại đi ngoằn ngoèo từ mép đường bên này sang mép đường bên kia? Đáp : Đi như vậy là đi theo đường ít nghiêng hơn, nên đỡ tốn lực nâng người lên hơn. + làm bài tập 14.4 SGK : Tại sao đường ôtô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài ? Đáp : Để đỡ tốn lực đưa ôtô lên dốc hơn. GV : Nhận xét, ghi điểm cho từng hs 3. Bài mới : Gv đặt vấn đề : Một ống bêtông rơi xuống mương, một số người quyết đònh dùng cần vọt để nâng ống bêtông lên ( H15.1). liệu làm như thế có dễ dàng hơn không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng nhau nghiêng cứu Bài 15 : ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS TG NỘI DUNG * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy HS quan sát H15.1, 15.2, 15.3 đọc mục I SGK. GV hỏi : Các vật được gọi là đòn bẩy đều phải có 3 yếu tố nào ? Hs đáp : + Điểm tựa (O) + Trọng lượng của vật cần nâng ( F 1 ) tác dụng vào 1 điểm của đòn bẩy ( O 1 ) + Lực nâng vật (F 2 ) tác dụng vào 1 điểm khác của đòn bẩy ( O 2 ) GV nhận xét, hỏi tiếp : Có thể dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố trên được hay không ? Hs đáp :có thể là được ( hoặc không ) Nếu hs trả lời được thì GV có thể thực hiện cho Hs thấy : Bỏ vật kê ra rồi luồn gậy vào sâu giữa vật và mặt đất, tác dụng lực F 2 hướng lên trên vẫn bẩy được vật. Có thể nói cho Hs biết khi đó lực tác dụng F 2 vẫn quay quanh điểm tựa. Đó chính là chỗ đầu gậy tựa vào mặt đất, trong cách làm này vẫn I/ Cấu tạo của đòn bẩy : Mỗi đòn bẩy đều có : Điểm tựa là O Điểm tác dụng của lực F 1 tại O 1 Điểm tác dụng của lực F 1 tại O 2 cần có điểm tựa. + Thiếu lực F 2 thì không thể bẩy được vật lên. + Bỏ vật ra tức là thiếu lực F 1 thì lực F 2 vẫn làm chiếc gậy quay quanh điểm tựa. Khi đó trọng lượng của chiếc gậy đóng vai trò lực F 1 . Hs trả lời câu hỏi C1: Hãy điền các chữ O, O 1 , O 2 vào vò trí thích hợp trên các hình 15.2, 15.3. Đáp : (1) _ O 1 ; (2) _O (3) _ O 2 ; (4) _ O 4 (5) _ O ; (6) _ O 2 Gv nhận xét * Hoạt động 3: Tìm hiểu đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào ? Gv đặt vấn đề : Mục II.1 Gv hỏi : Trong H15.4 các điểm O,O 1 ,O 2 là gì ? Hs đáp : O điểm tựa O 1 điểm tác dụng lực F 1 O 2 điểm tác dụng lực F 2 Gv nhận xét hỏi tiếp: Khoảng cách OO 1 và OO 2 là gì ? Hs đáp : OO 1 từ điểm tựa tác dụng lực F 1 OO 2 từ điểm tựa tới điểm tác dụng lực F 2 Gv nhận xét, hỏi tiếp : Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là gì ? Hs đáp : So sánh lực kéo F 2 và trọng lượng F 1 của vật khi thay đổi các khoảng cách OO 1 , OO 2 ( hay khi thay đổi vò trí O, O 1 , O 2 ) Gv nhận xét, đặt vấn đề : Muốn F 2 < F 1 thì OO 1 và OO 2 phải thoả mãn điều kiện gì ? Để biết được điều đó, chúng ta cùng làm thí nghiệm : Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm : Lực II/ Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1/ Đặt vấn đề : So sánh lực kéo F 2 và trọng lượng F 1 của vật khi thay đổi các khoảng cách OO 1 và OO 2 . Muốn F 1 < F 1 thì OO 1 và OO 2 phải thoả mãn điều kiện gì ? 2/ Thí nghiệm : kế, khối trụ kim loại có móc và dây buộc, giá đỡ có thanh nganh khối lượng không đáng kể . Hs kẻ bảng 15.1 vào vở Gv chia hs thành 4 nhóm lắp đặt thí nghiệm như hình vẽ 15.4 để đo lực kéo F 2 Hs : Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm Gv tóm tắt kết quả và ghi vào bảng con. Hs làm câu hỏi C2: Đo trọng lượng của vật và ghi vào bảng 15.1 Đáp : F 1 = . . . . .N Gv : Treo bảng con câu hỏi C3 Hs trả lời câu hỏi C3: Chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong câu sau : Đáp : Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tối điểm tác dụng của trọng lượng vật. Gv nhận xét, ghi bảng 3/Kết luận : Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. 4/ Củng cố : Hs trả lời các câu hỏi sau : + Trình bày cấu tạo của đòn bẩy + Sử dụng đòn bẩy có lợi như thế nào ? + Em đã sử dụng đòn bẩy trong những trường hợp nào ? hs trả lời câu hỏi C4: Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống . Đáp : Dùng xà beng cại đất, di chuyển khúc gỗ lớn đi nơi khác,… Hs đáp câu hỏi C5: Chỉ ra điểm tựa các điểm tác dụng của lực F 1 , F 2 lên đòn bẩy trong hình 15.5. Đáp : Điểm tựa chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh. Điểm tác dụng của lực F 1 : Chỗ nước đẩy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lưỡi kéo; chỗ một bạn ngồi. Điểm tác dụng của lực F 2 : Chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn thứ hai ngồi. 5/ Dặn dò : - Về nhà học bài, tìm các thí dụ về sử dụng đòn bẩy - Làm các bài tập 15.1, 15.2, 15.3 SBT - Xem lại tất cả các bài đã học từ đầu năm đến giờ để tiết tới ôn tập. . ván dài hơn thì độ nghiêng của tấm ván dẽ giảm. 5/ Dặn dò : - Về nhà học bài - Làm các bài tập 14.1, 14.2, 14.3 SBT - Xem trước bài 15 : ĐÒN BẨY Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần : 16 Tiết : 16 Bài. trong từng trường hợp. II Chuẩn bò : Gv : Giáo án, SGK, lực kế có GHĐ 2N trở lên ; 1 khối trục kim loại có trục quay ở giữa nặng 2N, 1 mặt phẳng nghiêng có đánh dấu sẵn độ cao. HS : SGK, xem trước. Đặt vấn đề : + Dùng tấm ván làm mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm lực kéo vật lên hay không ? + Muốn làm giảm lực kéo vật thì phải tăng hay giảm độ nghiệng của tấm ván? 2/ Thí nghiệm: Cường