1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chan ly cuoc CẨM NANG_ Phương pháp giảng dạy tiếng Anh..doct.pps

65 815 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Chúc các anh/ chị giáo viên thực hiện tốt vai trò người chủ lớp học của mình Vị trí của giáo viên trong lớp dạy ngoại ngữ Phần 1 Thông thường, chúng ta coi việc đứng trên bục giảng hay d

Trang 1

8 bước xây dựng một giáo án hiệu quả

Xây dựng giáo án là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của bài giảng Những bài giảng có khi là một giáo án chuẩn bị chu đáo, cũng có khi là những ý tưởng bất ngờ nảy đến Không cứng nhắc như nhiều giờ học khác, trong giờ học tiếng Anh bạn có thể tổ chức nhiều hoạt động như đóng kịch, chơi trò chơi, học tiếng Anh qua bài hát Nhưng điều quan trọng nhất là gì? Là mục tiêu giảng dạy? Vậy thì một giáo án như thế nào là hiệu quả? Và một giáo án cần những đặc điểm tiên quyết gì để có thể đạt được mục tiêu giảng dạy?

Dưới đây, Global Education xin đưa ra 8 bước để xây dựng một giáo án hiệu quả để giúp anh/ chị

có thể hướng tới mục tiêu cao nhất của mỗi người giáo viên Đó là đánh giá chính xác quá trình học tập của học sinh Kể cả khi không cần thiết phải thiết kế giáo án trên giấy thì 8 bước đó cũng sẽ luôn nhắc nhở anh/ chị nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc giảng dạy hàng ngày

1) Mục tiêu

Trong mỗi một giờ lên lớp, anh/ chị hãy đề ra mục tiêu mà cả lớp phải hoàn thành (ví dụ: học hết về câu đảo ngữ hay ôn lại một cấu trúc câu nào đó) Và dù anh/ chị có tiến hành hoạt động nào hay tổ chức trò chơi gì cho giờ học thêm sôi nối thì vẫn phải hướng đến mục tiêu của bài giảng

2) Dẫn dắt

Trước khi đi sâu vào nội dung của bài, nên có một vài lời dẫn dắt bằng cách liên hệ giữa các kiến thức

cũ và mới hoặc tạo ra một lý giải hợp lý cho việc thực hiện mục tiêu bài giảng ngày hôm đó

3) Hướng dẫn trực tiếp

Khi thiết kế giáo án, anh/ chị hãy đưa ra một cách cụ thể và chi tiết để làm sao truyền tải được các kháiniệm của bài học hôm ấy với các học viên Có rất nhiều cách khác nhau, và anh/ chị có thể thay đổi theo từng đề tài

4) Luyện tập theo hướng dẫn

Chuẩn bị các bài luyện tập các kiến thức mới vừa học để củng cố kiến thức cho học viên đồng thời áp dụng các kỹ năng mà anh/ chị vừa truyền đạt thông qua các chỉ dẫn trực tiếp Và tất nhiên là anh/ chị luôn phải có một sự theo dõi sát sao quá trình làm việc của học viên trong lớp mình

7) Tài liệu và thiết bị cần thiết

Hãy chuẩn bị những nguồn tài liệu cần thiết giúp anh/ chị giảng bài hiệu quả Và nếu có thể, anh/ chị

Trang 2

nên giới thiệu cho học viên tài liệu tham khảo cho từng mục kiến thức khác nhau để họ tự tìm tòi

8) Đánh giá

Bài học chỉ có thể coi là đã được hoàn thành khi bạn thành công trong việc đánh giá quá trình học của học viên trong từng buổi Phần đánh giá này là một trong những phần quan trọng nhất, là tiền đề để anh/ chị đặt ra những mục tiêu mới trong giờ học tiếp theo

Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo án sẽ luôn là một cuốn cẩm nang tin cậy mỗi khi anh/ chị đứng trước lớp Như vậy, một giáo án phải có một mục đích rõ ràng, lôi cuốn được sự tham gia tích cực của học viên, có thể áp dụng với nhiều phương pháp học khác nhau và đưa học viên đến những chân trời kiến thức mới Với việc áp dụng 8 bước trên, Global Education hy vọng anh/ chị sẽ thành công trong việc xây dựng một giáo án thực sự hiệu quả Chúc các anh/ chị giáo viên thực hiện tốt vai trò người chủ lớp học của mình

Vị trí của giáo viên trong lớp dạy ngoại ngữ (Phần 1)

Thông thường, chúng ta coi việc đứng trên bục giảng hay di chuyển quan sát lớp của giáo viên là điều không cần có trong chương trình đào tạo sư phạm, bởi các giáo viên sẽ tự đúc rút được kinh nghiệm qua việc giảng dạy trong thực tiễn

Một số giáo viên có cách thức và vị trí đứng cũng như di chuyển trong lớp học không hợp lý khiến giờ học không hiệu quả, đặc biệt trong giờ học ngoại ngữ Dưới đây, tôi muốn phân tích vai trò và tầm quan trọng của vị trí cũng như cách thức chúng ta di chuyển trong lớp Nó góp phần không nhỏ giúp các giáo viên tạo nên một giờ học ngoại ngữ hiệu quả và sôi nổi

Chúng ta nên biết dù chúng ta ngồi hay đứng, về một phía hay chính giữa lớp học thì vị trí đứng của chúng ta cũng sẽ ảnh hưởng đến thái độ cũng như cách thức làm việc của học viên Tất nhiên, sự lựa chọn vị trí và cách thức đứng hay ngồi của chúng ta sẽ phụ thuộc vào mục đích của các hoạt động học tập trong suốt giờ dạy Có những lúc chúng ta muốn thu hút sự chú ý của học viên, lúc khác chúng ta lại muốn chú tâm đến từng nhóm nhỏ hay các cặp làm việc, thậm chí có những lúc chúng ta không muốn thu hút sự chú ý của học viên Vị trí đứng của chúng ta sẽ quyết định rất nhiều trong những trường hợp đó

Trong lớp, khi muốn thu hút sự chú ý của học viên, chúng ta nên đứng để đưa ra các hướng dẫn cho bài học hay hoạt động, như vậy học viên sẽ tập trung hơn Một số giáo viên có kinh nghiệm biết cách thu hút sự chú ý của một lớp đông học sinh thậm chí ngay cả khi họ đang ngồi Thế nhưng chúng ta cũng nên nhận ra một điều hiển nhiên rằng khi chúng ta ngồi, chúng ra sẽ rất dễ đánh mất sự chú ý của học sinh Một vấn đề khác nảy sinh khi chúng ta ngồi trong lớp học là nếu chúng ta ngồi thẳng trước mặt học sinh, chính giữa lớp, chúng ta có thể tạo ra một không khí thân thiện, ấm áp nhưng nếu chúng ta không cẩn thận và giữ nguyên vị trí ngồi đó trong suốt buổi học, chúng ta có thể khiến học sinh có ấn tượng rằng chính bản thân chúng ta cũng chẳng hứng thú với buổi học đó và cũng chẳng có

Trang 3

động lực để dạy họ.

Ngôn ngữ cơ thể của chúng ta cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc tạo nên hứng thú cho học sinh cũng như sự sôi nổi cho cả buổi học đó Và thật là khó khăn để tạo nên sự sôi nổi cho cả lớp trong khi chúng ta cứ giữ nguyên vị trí hay tư thế ngồi của mình trong suốt cả buổi học

Tuy nhiên cũng có lúc ngồi lại là một cách giải quyết hay bởi đôi khi việc chúng ta liên tục đứng có thể làm học sinh căng thẳng hay chính bản thân chúng ta cũng mệt mỏi Vậy thì chúng ta nên ngồi ở một chỗ nào đó có thể dễ dàng tiếp cận với học viên trong khi họ đang làm việc Chúng ta có thể ngồi ở trung tâm của lớp học, quan sát học viên làm việc và đưa ra sự trợ giúp khi cần thiết nhưng vẫn để chohọc viên cảm thấy có một sự tự do nhất định để thảo luận hay trả lời câu hỏi

Việc chúng ta quan sát và đi trợ giúp từng nhóm khi học viên đang làm việc sẽ khiến họ cảm thấy chúng ta rất cơ động Nhưng bạn cũng nên chú ý không nên dành thời gian quá lâu cho một nhóm hay một cặp mà nên phân bổ đều thời gian để có thể quan sát và cung cấp sự trợ giúp cho tất cả các nhómlàm việc Chúng ta hãy đưa cho học sinh những sự trợ giúp mang tính chất khích lệ, động viên chứ không nên mang tính chất đe dọa nhằm tạo ra một môi trường giao tiếp hiệu quả

Thêm một lưu ý nhỏ nữa mà các giáo viên đặc biệt là thầy giáo cần chú ý là học sinh nữ sẽ cảm thấy không thoải mái cho lắm nếu thầy giáo luôn đứng kè kè bên cạnh họ

Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về vị trí đứng hay ngồi của giáo viên trong từng hoạt động học tập cụ thểvào kỳ sau

Chúc các bạn nhận thức được tầm quan trọng về vị trí cũng như cách thức đứng hay ngồi của người giáo viên trong lớp học để có thể xây dựng một giờ dạy ngoại ngữ hiệu quả và sôi nổi

Vị trí của giáo viên trong lớp dạy ngoại ngữ (Phần 2)

Bài viết này tập trung vào việc người giáo viên có thể tạo ra một môi trường giao tiếp tương tác trong lớp học ngoại ngữ nhờ vào vị trí hay cách thức đứng, ngồi cũng như di chuyển, quan sát lớp học hay không.

Trước hết, chúng ta cũng nên tự đặt câu hỏi với chính mình:

“Thế nào là một môi trường học ngoại ngữ mang tính chất tương tác ?”

“Liệu học viên có thực sự làm việc theo nhóm hay theo cặp đã được chỉ định ?”

“Liệu tự bản thân mỗi học viên có hoạt động cá nhân để lấy ý kiến đóng góp cho nhóm hay không ?”Phụ thuộc vào những nhiệm vụ mà học viên phải làm và mối quan hệ tương tác của hoạt động đó mà

Trang 4

chúng ta sẽ có những vị trí và cách thức đứng, ngồi hay di chuyển khác nhau trong lớp

Trong khi học viên tham gia các hoạt động học tập thì liệu chúng ta có nên kiểm tra, giám sát học viên thật chặt chẽ hay để họ tự do tiến hành công việc của mình ?

Nếu giáo viên tham gia quá nhiều vào hoạt động của học viên thì việc coi học viên là trung tâm theo

phương pháp learner-centred sẽ bị đổ vỡ ngay lập tức Chúng ta nên đưa ra những sự trợ giúp cần thiết nhưng vừa đủ để học viên vẫn giữ được thế chủ động trong việc thực hiện hoạt động học tập

được giao Vị trí đứng của chúng ta trong lớp cũng sẽ liên quan đến việc chúng ta cân bằng giữa việc trợ giúp học viên tiến hành hoạt động học tập và việc để học viên chủ động, tự do thảo luận hay thực hiện hoạt động học tập

Dưới đây là một số những vấn đề chúng ta thường gặp phải với vị trí cũng như cách thức đứng, ngồi hay di chuyển của mình trong lớp:

2 Đối với pair-work hay group-work

Trang 5

tương đối, nhằm tạo điều kiện cho học sinh cảm nhận được sự thoải mái, không bị gò bó hay kiểm soát Chúng ta nên ngồi ở giữa lớp hay trước lớp, hoặc đôi khi chúng ta cũng có thể đi xung quanh lớp

và đưa ra sự trợ giúp khi thực sự cần thiết Như vậy học sinh sẽ giữ được tư thế chủ động trong hoạt động học tập của mình

Trang 6

lớp tại một thời điểm nào đó nhưng hãy luôn chú ý rằng đó nên là chỗ mà mọi học sinh đều có thể nhìnthấy chúng ta.

Tóm lại, chúng ta hãy nên nhớ rằng vị trí và cách thức chúng ta chọn chỗ đứng hay ngồi của mình trong lớp học là rất quan trọng bởi học viên có thể bị ảnh hưởng rất lớn từ vị trí của giáo viên Điều thứ hai là bạn cần phải cân bằng được sự quan tâm, trợ giúp và để học sinh có cảm giác thoải mái, tự do không bị gò bó hay ràng buộc trong khi thực hiện giao tiếp trên lớp Có như vậy một giờ học ngoại ngữ mới thực sự đạt được hiệu quả

Chữa lỗi theo phương pháp sư phạm

Trong cuộc sống, hẳn các bạn đều biết câu “Làm việc gì cũng cần phải có chút nghệ thuật” Chữa lỗi tiếng Anh cũng là một nghệ thuật Công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng thực

tế lại khiến không ít các thầy cô gặp khó khăn Trong bài viết sau đây, Global Education xin gợi ý một vài mẹo nhỏ hy vọng

sẽ giúp các bạn tích lũy thêm phương pháp sư phạm nhằm chữa lỗi một cách hiệu quả.

Một vài lỗi cơ bản thường gặp trong tiếng Anh như:

• Lỗi ngữ pháp (thời thì, giới từ )

• Lỗi từ vựng (cách dùng từ, thành ngữ )

• Lỗi phát âm (ngữ điệu, cao độ, trường độ )

• Lỗi viêt câu (chính tả, cách dùng từ trong các bài viết )

Có thể nói lỗi trong việc học ngoại ngữ của học viên là rất nhiều nhưng nên chăng chữa hết các lỗi hay

chỉ chữa những lối cơ bàn? Câu hỏi dường như không đơn giản chút nào

1 Đối với những lỗi trong quá trình thảo luận hay hoạt động nói trên lớp

Với những lỗi này bạn nên để học viên “tự do mắc lỗi”, thậm chí còn có thể chọn những học viên hay mắc lỗi để tiến hành việc chữa lỗi cho những nhóm học viên khác

Bạn có thể áp dụng phương pháp chữa lỗi “có chọn lọc” nghĩa là sẽ chỉ sữa những lỗi nhất định tuỳ thuộc vào bài học Ví dụ: bài học hôm đó về thời quá khứ, chúng ta sẽ chỉ tập trung chữa các lỗi về thì

quá khứ: như goed, thinked còn lỗi khác như về thời tương lai như she shall do it tomorrow thì hãy

dành cho buổi học về thì tương lai Người ta gọi quá trình này là “delayed correction”

Bạn nên có quyển sổ ghi chép lại các lỗi học viên mắc trong buồi học Cuối buổi bạn viết các lỗi lên bảng và cùng học viên chữa và thực hành

2 Lỗi trong văn viết

Đối với các lỗi trong văn viết, có 3 phương pháp cơ bản bạn có thể áp dụng:

Trang 7

- Chữa từng lỗi một

- Chỉ đánh dấu vào các lỗi để học viên biết

- Gạch chân các lỗi đó, dùng các chỉ dẫn như các dấu, mũi tên, vạch để học viên tự chữa bài mình

3 Nếu tôi tạo điều kiện để học viên mắc lỗi, học viên sẽ dễ mắc lỗi ở những bài viết tiếp theo?

Nhiều quan niệm cho rằng nếu bạn không chữa lỗi ngay khi học viên mắc thì học viên sẽ dễ tái phạm lỗi đó Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác Thậm chí chính bạn có thể gây ra sự lo lắng, thiếu

tự tin cho học viên khi làm những bài tiếp theo

4 Nếu tôi không cho phép học viên mắc lỗi, tôi sẽ giúp học viên đạt được khả năng hiểu và sử dụng ngoại ngữ thành thạo?

Học ngoại ngữ là quá trình lâu dài mà người học chắc chắn phải mắc lỗi Nói cách khác, để đến được

trình độ advanced người học phải trải qua “quá trình gian khổ của việc mắc lỗi” Nếu cứ liên tiếp bị

chữa lỗi, học viên sẽ trở nên e dè và ngại ngùng trong quá trình giao tiếp vì tâm lý sợ sai

5 Tại sao chữa lỗi là cần thiết?

Chữa lỗi-nhân tố cần thiết, không thể thiếu trong quá trình học và cần được khuyến khích trong quá trình học Nếu bạn quá lạm dụng nó, bạn làm nhụt chí học viên của chính bạn Bởi vậy, giải pháp hiệu

quả nhất là biến chữa lỗi trở thành hoạt động học tập hiệu quả như hoạt động ôn tập cuối giờ học

Bạn nên tạo những hoạt động tập trung vào một lỗi nhất định Khi biết là hoạt động chữa lỗi tập trung vào phần nào, học viên sẽ cảm thấy dễ dàng tiếp thu hơn Tuy nhiên, cũng cần có những hoạt động cần bằng, tự do nhằm giúp học viên có cơ hội bộc lộ ý kiến cá nhân mà không phải lo sợ sẽ bị chữa lỗi

Những thủ thuật khác được áp dụng trong chữa lỗi không chỉ là một phần của bài học mà còn là công

cụ học tâp hữu ích cho học viên

• Đẩy hoạt động chữa lỗi xuống cuối buổi học

• Ghi chép lại các lỗi học viên mắc

• Chỉ sửa một loại lỗi nhất định

• Chỉ dẫn những lỗi mà người học mắc bằng các đầu mối (trong bài viết) và để người học tự chữa

• Yêu cầu học viên nhận xét về những lỗi đã mắc và giải thích qui tắc sử dụng (Bạn nên là người lắng nghe hơn là người trả lời)

Chữa lỗi là việc cần thiết trong quá trình học ngoại ngữ; tuy vậy, chữa lỗi đòi hỏi bạn phải có phương pháp sư phạm hợp lý để học viên tự tin hơn trong việc sử dụng cũng như thực hành Chúc bạn thành công!

Để giờ học ngữ pháp trở nên hiệu quả

Ngữ pháp tiếng Anh vô cùng phong phú và đa dạng Học viên đôi khi bị ngợp trước hàng loạt hiện

Trang 8

tượng ngữ pháp mới và thường rất bối rối khi gặp những cấu trúc ngữ pháp tương tự nhau.

Nắm rõ ngữ pháp sẽ khiến học viên tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh cũng như nâng cao được các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết Vậy làm thế nào để có thể giúp học viên học ngữ pháp một cách hiệu quả? Bạn hãy tham khảo vài ý kiến sau đây nhé:

1 Luôn đưa ra ngữ cảnh cho dễ hiểu

Khi đưa ra một hiện tượng ngữ pháp mới, bạn hãy đưa ra một ví dụ cụ thể để học viên có thể hình dung ra hoàn cảnh áp dụng của hiện tượng ngữ pháp đó Ngữ cảnh minh họa càng cụ thể và dễ hiểu thì học viên càng dễ tiếp thu bài học mới và cảm thấy hào hứng Có thể để học viên tự phát hiện và nhận ra hiện tượng ngữ pháp mới trong ví dụ mà bạn đưa ra Bạn nên đưa ra ngữ cảnh bằng Tiếng Anh để học viên có thể quen dần với ngoại ngữ này Bạn cũng nhớ đừng lướt qua bài học mới quá nhanh để chắc chắn rằng học viên có đủ thời gian để “ngấm” bài học mới Việc nhắc đi nhắc lại một kiến thức mới không bao giờ là thừa bởi việc nhắc lại sẽ giúp học viên ghi nhớ dễ dàng hơn

2 Giúp học viên nói Tiếng Anh

Luôn động viên học viên phát biểu trong giờ học chứ không chỉ đơn thuần ngồi nghe bạn nói Hãy cho học viên đủ thời gian để có thể truyền tải những gì họ muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh Và hãy luôn sẵn sàng giúp từng học viên nói Tiếng Anh theo cách hữu hiệu nhất

3 Yêu cầu học viên ghi chép đầy đủ nội dung bài học

Bạn có thể phát nội dung bài học được in sẵn cho học viên hoặc ghi nội dung bài học lên bảng và yêu cầu học viên chép vào vở ghi Các mẫu câu và cấu trúc cần được ghi chính xác, rõ ràng và được đóng khung hoặc đánh dấu để dễ tra cứu Mỗi mẫu câu cũng cần được ghi chú một cách ngắn gọn (gồm định nghĩa, cách sử dụng, v.v)

4 Yêu cầu học viên áp dụng Tiếng Anh vào thực tế

Thường xuyên yêu cầu học viên sử dụng các mẫu câu đã học để nói về cuộc sống, dự định, công việc,v.v của bản thân Chẳng hạn bạn có thể yêu cầu học viên sử dụng mẫu câu với thì tương lai để nói về các dự định sắp tới Với cách làm này, bạn sẽ giúp cho học viên sử dụng Tiếng Anh một cách chủ động

và hiệu quả

5 Giúp học viên nhận biết được các quy tắc ngữ pháp trong Tiếng Anh

Luôn khích lệ học viên vận dụng các mẫu câu mới học để đặt câu (những câu này có mức độ khó và phức tạp tăng dần) Bạn cũng nên giúp học viên đối chiếu và so sánh các mẫu câu nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng Biết được nhiều mẫu câu sẽ giúp học viên có cách diễn đạt linh hoạt

Trang 9

hơn

6 Giúp học viên nhận ra tầm quan trọng của ngữ pháp

Việc viết những câu có ngữ pháp chính xác là điều tối quan trọng trong các văn bản hành chính như đơn xin việc Nói và viết đúng ngữ pháp đều tạo được ấn tượng tốt với người đọc, người nghe và giúp cho nội dung dễ hiểu hơn Bạn hãy khuyến khích học viên tự sửa những lỗi ngữ pháp trong bài của mình hoặc đưa ra những bài tập chữa lỗi để học viên có thể nhận ra những lỗi thường gặp và tránh mắc phải lần sau

Học viên nào cũng hiểu rằng việc học ngữ pháp rất khó những cũng vô cùng hữu ích Tuy nhiên học viên có thể thấy rất hào hứng khi học ngữ pháp hoặc thấy nó thật nhàm chán Có nhiều lý do giải thích cho những phản ứng trên Những học viên đã từng tham gia các khóa học ngữ pháp trước đó nhưng lại chỉ được nghe những bài giảng lý thuyết ngữ pháp buồn tẻ và làm các bài tập ngữ pháp đơn điệu nên những học viên này luôn có ấn tượng rằng các khóa học ngữ pháp thật nhàm chán Điều này chứng tỏ phương pháp giảng dạy rất quan trọng Bạn hãy cố gắng khiến cho học viên cảm thấy hứng thú với môn học có vẻ rất khô khan này bạn nhé!

“Điều hành” giờ học tiếng Anh như thế nào?

Bất kỳ một giáo viên nào cũng có những cách riêng để “điều hành” những buổi dạy sao cho không bị cháy giáo án mà vẫn không làm cho học viên mệt mỏi với lượng kiến thức được học trên lớp.

Sau đây tôi xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm nho nhỏ giúp giờ học tiếng Anh thêm hiệu quả:

1 Ghi lại tất cả những lỗi mà học viên thường mắc phải trong khi làm bài tập, bài kiểm tra, phát biểu và sửa các lỗi đó cho cả lớp

Hầu hết các lớp dạy tiếng Anh đều đặt mục tiêu nâng cao khả năng giao tiếp lên hàng đầu Nhưng đa

số học viên đều ngần ngại khi nói tiếng Anh vì sợ mắc lỗi Điều này là do tâm lý xấu hổ mặc dù họ biết

có thể nhiều người khác cũng mắc lỗi sai như thế Vậy bạn hãy làm học viên tự tin hơn bằng cách khéo léo nhắc nhở họ cách phát âm sao cho chuẩn, nói sao cho đúng trọng âm và ngữ điệu Đối với những lỗi mà nhiều học viên cùng mắc phải, bạn hãy nhấn mạnh với cả lớp và dành nhiều thời gian để sửa những lỗi này hơn vì đây thường là những lỗi cơ bản Bằng cách sửa lỗi sai cho học viên sau khi làm xong bài tập hay phát biểu, học viên sẽ giao tiếp với nhau thường xuyên hơn và quá trình trao đổi của họ không bị ngắt quãng, giúp cho học viên tập trung vào bài học hơn Điều này không chỉ giúp cho những học viên mắc lỗi nhận ra lỗi của mình mà còn giúp cho cả những học viên khác tránh mắc phải những lỗi tương tự

Trang 10

2 Dành nhiều thời gian cho các tình huống giao tiếp

Mục đích của việc học tiếng Anh là để giao tiếp Vì vậy các bài học cần có những tình huống giao tiếp như thảo luận đôi, nhóm hay thuyết trình Những hoạt động này sẽ giúp học viên có cơ hội nói tiếng Anh một cách chủ động và trao đổi thông tin nhiều hơn Bạn hãy tìm ra cách tổ chức những hoạt động này trong bài học Ví dụ, nếu bạn đang cho học viên làm một bài tập chia động từ thì hãy để cho họ hỏinhững người bạn khác trong lớp về kinh nghiệm khi làm bài tập này; hay nếu học viên đang làm bài tậpđọc hiểu thì hãy hỏi ý kiến của họ về bài tập này như thế nào, họ sẽ áp dụng những kiến thức mà họ đọc được trong bài đó vào cuộc sống thực tế ra sao

3 Sử dụng âm nhạc trong lớp học

Âm nhạc luôn giúp người ta cảm thấy hào hứng hơn với công việc và học tập Thỉnh thoảng hãy cho học viên nghe một bài hát tiếng Anh trong giờ luyện nghe vì trong các bài hát có rất nhiều những từ, cụm từ phổ biến trong đời sống Nghe và chép lời bài hát cũng là một cách học nghe và các cách diễn đạt một cách tự nhiên và hiệu quả

4 Sắp xếp thời gian giải lao hợp lý

Ngồi tại một vị trí trong một thời gian dài dễ khiến học sinh mệt mỏi và mất tập trung, thậm chí không muốn học tiếp Vì vậy, hãy sắp xếp giờ nghỉ giải lao hợp lý (có thể là một, hai lần giải lao tuỳ thời lượngcủa buổi học) để học viên có thể nghỉ ngơi, đi lại trong vòng vài phút sau những giờ học căng thẳng Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự nhiệt tình đối với giờ học được tăng lên đáng kể sau giờ nghỉ giải lao Giờ nghỉ giải lao không chỉ nạp lại năng lượng cho học viên mà còn giúp họ thực hành những gì vừa học được Ví dụ như trong giờ giải lao, học viên có thể nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh Trong thời gian giải lao học viên có tâm lý thoải mái và nói về những chủ đề quen thuộc nên họ sẽ nói tiếng Anh tựtin và chủ động hơn rất nhiều

Trên đây chỉ là một vài bí quyết nho nhỏ giúp giờ học tiếng Anh hiệu quả hơn Hy vọng chúng sẽ giúp các bạn phần nào trong công việc giảng dạy Chúc các bạn thành công

Thực hiện “học đi đôi với hành” như thế nào?

Một vấn đề khiến nhiều giáo viên đau đầu là làm sao để học viên sử dụng tiếng Anh trong giờ thực hành Đây dường như

là một thách thức đối với phần lớn giáo viên bởi vì nếu học viên không sử dụng tiếng Anh trên lớp thì điều đó đồng nghĩa với việc học không đi đôi với hành.

Vậy tại sao học viên có xu hướng sử dụng tiếng mẹ đẻ thay vì sử dụng ngoại ngữ đang học?

Thực tế cho thấy có nhiều lý do khiến học viên sử dụng tiếng Việt

Trang 11

Thứ nhất, đó có thể là do nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đặt ra quá cao so với trình độ và

khả năng của học viên Giả sử như bạn yêu cầu học viên ở trình độ sơ cấp thảo luận về một

đề tài khó như toàn cầu hoá hay sự nóng lên của Trái Đất thì học viên sẽ tìm đến tiếng Việt

như là sự lựa chọn tất nhiên Do vậy giáo viên không thể hi vọng học viên có thể huy động các kiến thức về ngôn ngữ để nói về những đề tài này

Thứ hai, học viên có thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giờ học ngoại ngữ Thói quen này

hoàn toàn tự nhiên khi học viên tìm ra những mốI liên hệ giữa tiếng Anh và những hiểu biết trong tiếng Việt Thói quen này giúp học viên lĩnh hộI kiến thức ngoại ngữ dễ dàng hơn

Một lý do khác đó là do ảnh hưởng, tác động của giáo viên trong mỗi giờ lên lớp Một giáo

viên luôn sử dụng tiếng Việt để giải thích, hướng dẫn và đặt ra yêu cầu cho học viên khó có

thể hi vọng học viên của mình sẽ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp thường xuyên trên lớp.Vậy giáo viên cần làm gì để có thể giúp học viên tháo gỡ khó khăn trong việc sử dụng ngoại ngữ?

Trước hết giáo viên cần phải đặt ra những nguyên tắc, yêu cầu cụ thể và rõ ràng ngay từ

buổi học đầu tiên Hãy cho học viên biết khi nào họ có thể sử dụng Tiếng Việt và khi nào họ bắtbuộc phải sử dụng ngoại ngữ Giáo viên phải là người thực hiện các nguyên tắc này nghiêm túc nhất

Thứ hai, giáo viên phải lựa chọn bài tập hay đề ra yêu cầu học tập phù hợp với trình độ học

tập của học viên Đặc biệt trong khi dạy nghe nói, giáo viên phải là người gợi mở cho học sinh cách chuyển khai ý tưởng cũng như cách sử dụng từ nối Giáo viên có thể liệt kê những từ mới

có thể được sử dụng trong bài nói hay chuẩn bị những bài tập có liên quan đến chủ đề học viên sắp nói Có như vậy học viên mới được chuẩn bị những kiến thức để nói tốt

Thứ ba, việc tạo ra một môi trường tiếng cho học viên cũng đóng vai trò quan trọng trong học

tập ngoại ngữ Thay vì sử dụng các mệnh lệnh bằng tiếng Việt giáo viên hãy sử dụng tiếng Anhhay giáo viên có thể giải thích các vấn đề đơn giản với học sinh bằng ngoại ngữ thì hiệu quả học tập sẽ được cải thiện rất nhiều Giáo viên phải là ngườI rõ hơn ai hết về học viên để từ đó đưa ra các nhiệm vụ cụ thể phù hợp với trình độ của học viên Ngoài ra, giáo viên cũng có thể giúp học viên học trong một bầu không khí của một lớp học ngoại ngữ bằng cách đặt tên tiếng Anh cho mỗI học viên

Hơn thế, giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích học viên sử dụng tiếng Anh trên lớp

thay vì sử dụng tiếng Việt Đặc biệt trong giờ học nghe nói thì giáo viên cần phát huy tốI đa việc sử dụng ngoại ngữ

Như vậy để giúp cho học viên sử dụng Tiếng Anh trên lớp đòi hỏi sự kiên trì nhẫn nại, đồng cảm cũng như vai trò động viên kịp thời của giáo viên Hãy là một người hướng dẫn cho học viên thật hiệu quả bạn nhé!

Một buổi thảo luận hiệu quả - khó hay dễ?

Thảo luận là một phương pháp học tập và giảng dạy mang tính sáng tạo

và có sự tương tác cao giữa giáo viên và học viên Là một giáo viên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để những buổi thảo luận luôn hiệu quả và phát huy hết khả năng tư duy, tìm tòi và sáng tạo của học viên.

1) Trước buổi thảo luận, bạn cần phát những tài liệu cung cấp những thông tin và kiến thức có liên

Trang 12

quan đến chủ đề thảo luận để học viên đọc và nghiên cứu Và buổi thảo luận chính là cơ hội để họ trình bày ý kiến của mình đối với những gì đã đọc và suy ngẫm Như vậy, chúng ta không thể có một buổi thảo luận hiệu quả nếu như học viên không chịu đọc những tài liệu được phát bởi vì họ sẽ không biết cần thảo luận về chủ đề gì hoặc chỉ có thể nói một cách chung chung vì chỉ hiểu vấn đề một cách

mơ hồ Bạn có thể phát tài liệu từ buổi học trước để học viên về nhà đọc hoặc phát vào đầu buổi thảo luận và dành thời gian cho học viên đọc tài liệu Bạn nên yêu cầu học viên đưa ra các ý kiến chi tiết và

cụ thể, tránh những ý kiến mang tính đại khái và bao quát chung chung vì có nhiều học viên chẳng cần đọc trước tài liệu cũng có thể đưa ra được những ý kiến như vậy Hơn nữa, những ý kiến như vậy thường chỉ mang tính tổng kết mà không có ý nghĩa thiết thực và thể hiện sự tư duy và tập trung suy nghĩ Đối với những học viên không chịu đọc trước tài liệu, bạn có hai cách xử lý: cách xử lý nhân nhượng là dành thời gian để họ đọc qua những nội dung quan trọng hoặc xử lý nghiêm khắc khi khôngcho những học viên đó tham gia buổi thảo luận nữa

2) Bạn nên chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm khoảng 5 thành viên Thảo luận trong các nhóm nhỏ tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trình bày ý kiến của mình Hơn nữa, có những học viên có năng khiếu trong việc giảng giải lại vấn đề cho người khác và những học viên này sẽ trình bày những hiểu biết của mình cũng như giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong nhóm Những vấn đề mà nhóm không thể tự giải quyết mới cần có sự giúp đỡ của giáo viên Đây chính là một phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo cho học viên tính chủ động và sáng tạo trong học tập Với cách làm này, bạn có thể thấy được những sai lầm trong cách tiếp cận vấn đề của học viên qua cách giải thích của họ hoặc có thể tiếp thu chính những cách giải thích đầy tính sáng tạo và dễ hiểu của họ

3) Một buổi thảo luận hiệu quả cần có những câu hỏi để học viên tham gia tranh luận và tìm câu trả lời.Tuy nhiên, nếu thời gian có hạn và bạn cần một khoảng thời gian cuối buổi thảo luận để tổng kết và trả lời các câu hỏi đặt ra lúc ban đầu thì bạn có thể yêu cầu mỗi nhóm phụ trách một câu hỏi Sau khi thời gian thảo luận kết thúc, bạn sẽ dành cho mỗi nhóm một khoảng thời gian để trình bày ý kiến Bạn có thể đánh giá câu trả lời và đưa ra đáp án cho câu hỏi ngay sau phần trình bày của mỗi nhóm hoặc thựchiện phần tổng kết này sau cùng

4) Có những lúc buổi thảo luận trở nên quá căng thẳng và tất cả các thành viên đều muốn phát biểu ý kiến cùng một lúc, không chỉ là muốn phát biểu trước các thành viên trong nhóm mà trước cả lớp và muốn được giáo viên lắng nghe và nhận xét Trong trường hợp này, bạn có thể chọn cách đơn giản nhất là lắng nghe và góp ý lần lượt cho từng học viên hoặc chia nhóm lại một lần nữa bằng cách nhóm những học viên có ý kiến giống hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm để họ trao đổi và thống nhất với nhau

5) Thảo luận cũng là một kỹ năng quan trọng bạn cần dạy cho học viên của mình vì thảo luận không chỉ đơn giản là phát biểu ý kiến và bắt người khác lắng nghe Điểm mấu chốt là các học viên phải biết lắng nghe khi người khác trình bày và chờ đến lượt mình để phát biểu ý kiến Tất cả mọi người đều có thể có câu trả lời hoặc có ý tưởng và không chắc ý tưởng nào đã là hay nhất và đúng nhất Bạn phải biết học viên thu được những gì sau khi thảo luận Họ cần được học cách ghi chép và tổng kết những

ý kiến đã được nghe và thảo luận một cách khoa học để tránh tình trạng “vào tai này, ra tai kia”

Trang 13

Trên đây là những điều bạn cần nhớ để có những buổi thảo luận đầy ý nghĩa, tránh tình trạng những buổi thảo luận trở thành những buổi nói chuyện phiếm vô ích.

Bí quyết để luôn là một giáo viên năng nổ

Dạy học là một công việc rất nhiều thử thách Cứ mỗi năm trôi qua lại xuất hiện những thử thách mới vì thế giới luôn thay đổi từng ngày và giáo viên phải luôn sẵn sàng tiếp nhận và truyền lại những kiến thức mới cho học sinh của mình

Không những thế rất nhiều trách nhiệm trước đây là của phụ huynh và gia đình thì nay lại do giáo viên và nhà trường đảm đương Thêm vào đó, mỗi năm giáo viên lại phải đảm đương thêm những trách nhiệm mới dù thời gian, tài liệu và

các nguồn lực khác không hề tăng lên Chính vì lẽ đó, Globaledu hy vọng bài

viết nhỏ dưới đây sẽ giúp thầy cô luôn tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết để tiếp tục công việc “chèo đò” gian nan nhưng vô cùng cao quý của mình

Trước tiên, bạn cần xác định được cái gì nằm trong và cái gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân

Việc tập trung vào những thứ nằm trong tầm kiểm soát của bản thân sẽ giúp bạn củng cố uy tín và

khiến mọi việc tiến triển theo hướng tốt hơn Ví dụ: Bạn có thể kiểm soát thời gian làm việc ngoài giờ

Hãy nghĩ lại xem có nên dành thời gian riêng vào kỳ nghỉ cuối tuần để giải quyết công việc của lớp tại trường hay ở nhà Cuối tuần là lúc bạn có thời gian dành cho cuộc sống riêng tư ngoài công việc Hãy nghĩ về những giáo viên cũ mà bạn vô cùng yêu quý Liệu bạn có yêu mến và nhớ đến họ vì họ đã trang trí phòng học rất đẹp hay là vì cách mà họ tiếp xúc với học sinh? Điều gây ấn tượng với học sinh

là cách bạn tiếp xúc với chúng và những thứ mà chúng học được từ bạn Quá mải mê với những dự

án của trường, bạn sẽ đánh mất đi thời gian để làm mới mình và nuôi dưỡng lòng nhiệt tình dành cho công việc giảng dạy trực tiếp trên lớp Tuy nhiên, việc bạn không có đủ thời gian để thực hiện được tất

cả những dự định của bạn trong một năm học lại nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn Ngay cả những

giáo viên cực kỳ xuất sắc cũng không thể thực hiện tất cả những gì họ mong muốn Hãy thoát khỏi cảmgiác mình chưa hoàn thành trách nhiệm và tự hào vì bạn đã làm việc hết sức mình trong thời gian cho phép

Thứ hai, luôn giữ liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh Hãy thiết lập một hệ thống liên lạc thông

suốt giữa nhà trường và gia đình Việc này không cần thiết phải tốn kém, cầu kỳ Bạn chỉ cần viết ra một mẫu thư thông báo tình hình học tập cho phụ huynh, trong đó có chia thành nhiều phần, mỗi phần

là một ngày trong tuần Cuối mỗi buổi học, hãy hỏi ý kiến cả lớp xem nên viết gì vào phần ngày hôm

đó Vào buổi học cuối cùng trong tuần, bạn có thể viết thông báo hoặc vài dòng nhận xét riêng cho từng em để chúng mang về nhà Thử dùng một màu sáng, bắt mắt để viết thứ thông báo đó Những bức thư kiểu này sẽ thu hút sự chú ý của phụ huynh dễ dàng hơn

Thứ ba, sắp xếp giấy tờ trên bàn làm việc một cách quy củ Giáo viên nào cũng có rất nhiều giấy tờ

đủ loại cần giải quyết Nếu bàn của bạn đang chìm nghỉm trong đống giấy tờ tương tự thì hãy dành chút thời gian sắp xếp và phân loại chúng Bạn sẽ cần một chiếc hộp (đủ lớn để chứa được các cặp đựng tài liệu) và một tá những cặp đựng tài liệu khổ bạn cần Ghi tên/ dán nhãn có chữ to, rõ ràng cho

những cặp đựng tài liệu này Bạn sẽ có: Do Today (Hôm nay), Next Week (Tuần sau), Next Month (Tháng sau), Read Later (Đọc khi có thời gian), Notes to Write (Ghi chú), Phone Calls to Make (Những cuộc điện thoại cần gọi), Take to Office (Mang đến văn phòng) Khi đã quen với cách sắp xếp khoa học

này, bạn sẽ không bị rơi vào tình trạng lục tung mọi thứ chỉ để tìm một mẩu giấy nhắn

Thứ tư, đặt những câu hỏi thông minh - tìm những câu trả lời sáng suốt: Hãy luôn tự hỏi bản thân

liệu có cách làm nào đơn giản hơn, dễ dàng hơn để thực hiện nhiệm vụ này không? Trước khi tham giavào bất kỳ công việc gì, hãy suy nghĩ kỹ lưỡng để đảm bảo rằng bạn không “ôm” thêm những việc không cần thiết vì hiện giờ bạn đã rất bận rộn rồi

Thứ năm, giảm bớt những thủ tục giấy tờ không cần thiết Hãy tự hỏi xem liệu công việc này có

cần đến giấy bút không? Thay vì phải mất 20 phút chữa 26 phần bài tập của 26 học sinh, bạn hoàn toàn có thể chữa bài mà không phải đụng gì đến giấy bút Ví dụ: nếu bạn đang dạy dạng số nhiều có quy tắc của danh từ đếm được hãy phát cho mỗi học sinh 2 tấm các “s” hoặc “es” Hãy viết những danh từ cần chuyển sang số nhiều và yêu cầu học sinh giơ tấm các tương ứng Bạn sẽ vẫn kiểm tra được mức độ hiểu bài của học sinh mà lại không phải mất thời gian chữa bài cho từng em

Thứ sáu, tận dụng từng phút bạn có mặt ở trường Phân phối thời gian hợp lý để bạn có thể làm việc

với hiệu quả cao nhất khi ở trường Mục đích là hạn chế tối đa lượng công việc mà bạn phải mang về nhà giải quyết Thay vì đi vào phòng giáo viên để tán gẫu với đồng nghiệp trước giờ lên lớp, bạn có thể

có thêm thời gian giải quyết những việc còn tồn đọng trong phòng làm việc riêng của mình Hãy tâm sựvới đồng nghiệp rằng bạn đang muốn giảm lượng công việc phải mang về nhà giải quyết nên bạn sẽ

Trang 14

dành thời gian cho họ vào thời gian nghỉ giữa giờ hoặc nghỉ ăn trưa Chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi buổi sáng để giải quyết công việc bạn sẽ bớt được 2 tiếng rưỡi thời gian làm việc ở nhà Hãy treo một tấm biển “Closed - Teacher at Work” Mọi người sẽ biết bạn đang bận và không làm phiền bạn bởi những câu chuyện tán gẫu

Thứ bảy, cùng làm việc với những đồng nghiệp lạc quan và năng động Hãy tìm và kết bạn với

những giáo viên lạc quan và năng nổ trong trường bạn Họ là những người bạn có thể ngồi cạnh lúc ăntrưa, khi đi họp và cùng hợp tác để triển khai một dự án nào đó Làm việc với những người lạc quan vànăng động sẽ khiến ngày làm việc của bạn thú vị, vui vẻ hơn rất nhiều

Thứ tám, cân bằng công việc và cuộc sống riêng tư Dạy học là một công việc tiêu tốn rất nhiều thời

gian - giáo viên nào cũng hiểu rõ điều đó Hãy chắc chắn rằng bạn có tham gia những hoạt động khác ngoài việc dạy học Dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn vì bạn xứng đáng được như vậy Có rất nhiều hoạt động bạn có thể tham gia như: đi ăn sáng với bạn bè hàng tuần; tham gia câu lạc bộ làm vườn; tham gia nhóm leo núi; học một môn nghệ thuật như khắc gỗ, thêu thùa hay vẽ tranh; rủ bạn bè

đi xem phim hay đi dạo cùng họ v.v… Hãy tìm kiếm những hoạt động, những mối quan tâm và những con người thú vị để cuộc sống của bạn không chỉ có công việc

Thứ chín, đầu tư cho bản thân Dạy học vốn là một nghề đầy thử thách và khó khăn Do đó việc đầu

tư, nâng cao trình độ bản thân là hết sức cần thiết Không những thế việc đầu tư, nâng cao trình độ sẽ không chỉ giúp bạn luôn cập nhật được thông tin mà còn là cách bạn làm mới bản thân Điều này chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy năng nổ và nhiệt tình hơn nhiều khi lên lớp

Trong cuộc sống, bạn sẽ gặp ba kiểu nguời: những người tạo ra sự thay đổi, những người ngồi quan sát mọi thứ xảy ra và những người không hề hay biết điều gì đang diễn ra quanh mình Chúng tôi hy vọng những ý tưởng mà bạn tìm thấy trong bài viết nhỏ này sẽ giúp bạn tạo ra những chuyển biến tích cực cho bản thân và cho học sinh của bạn

Bài học đầu tiên của năm học mới

Một năm học mới bắt đầu và buổi học đầu tiên thường là buổi làm quen giữa giáo viên và các học viên Nhưng thường là các học viên đã học với nhau từ năm trước và họ đã biết nhau rất rõ cho nên có lẽ chỉ có giáo viên là người duy nhất cần màn làm quen để biết được tên của các học viên trong lớp

Nhưng cho dù là bạn và các học viên đã từng làm việc với nhau trong năm học trước nhưng những hoạt động nhằm chào mừng tất cả mọi người trở lại trường học sau một kỳ nghỉ dài vẫn vô cùng lý thú và bổ ích Điều này không những là sự đánh dấu một năm học mới mà còn là một sự khích lệ đối với các học viên

Màn giới thiệu

Nếu bạn là giáo viên mới còn các thành viên trong lớp thì đã biết nhau khá rõ thì bạn có thể chia lớp thành các nhóm gồm 5-6 thành viên Mỗi nhóm sẽ phải chuẩn bị để giới thiệu từng thành viên trong nhóm mình cho giáo viên mới Từng thành viên trong nhóm sẽ giới thiệu về một thành viên trong nhóm mình (chứ không phải tự giới thiệu bản thân) nhưng không cho giáo viên biết đó là ai Màn giới thiệu bằng Tiếng Anh sẽ bao gồm tên, sở thích, quê quán, tính cách, ngoại hình, v.v Giáo viên sẽ lắng nghe màn giới thiệu này để có thể đoán đúng xem thành viên đang được giới thiệu là ai

Nếu tất cả mọi người đều chưa quen nhau, bạn có thể tổ chức một bữa tiệc chào mừng ảo Bạn sẽ là chủ của bữa tiệc và các học viên là khách Hãy để các vị khách làm quen với nhau bằng Tiếng Anh sau

đó bạn hãy yêu cầu các vị khách giới thiệu những người họ mới làm quen được Bạn hãy tổng kết xem

ai là người làm quen được nhiều người nhất và trao một phần thưởng nho nhỏ Màn làm quen này sẽ giúp các học viên làm quen với nhau một cách tự nhiên hơn và bạn cũng có thể quan sát và nhận ra được học viên nào hoà đồng, học viên nào nhút nhát cũng như phần nào khả năng nói Tiếng Anh của họ

Đặt mục tiêu cho năm học

Trang 15

Mọi việc không hoàn toàn dễ dàng như việc bạn nghĩ rằng sẽ dạy y nguyên những gì trong sách giáo khoa và học viên sẽ tự động học mọi thứ mà bạn dạy Bạn cần chắc chắn rằng học viên thực sự rõ lý

do tại sao họ cần phải học những nội dung trong chương trình Bạn cũng nên biết những mảng học viên còn yếu hoặc muốn học nâng cao Cách đơn giản nhất để bạn thu thập được thông tin là đưa ra các câu hỏi và yêu cầu học viên trả lời Hãy cho học viên có thời gian để suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra câu trả lời bằng cách viết ra giấy và nộp lại cho bạn Học viên có thể bàn bạc với nhau để thống nhất phương án học tập và giảng dạy Học viên cũng có thể viết bằng tiếng mẹ đẻ để có thể diễn đạt trọn vẹn được thông điệp họ muốn gửi tới giáo viên Những câu hỏi có thể áp dụng là:

Why do you think English will be useful to you in the future? (Tại sao anh/chị lại cho rằng Tiếng Anh có ích cho tương lai của anh / chị?)

What is the most important area you want to improve on this year? (Kỹ năng nào anh/chị muốn tiến bộ trong năm nay?)

What types of activities do you enjoy most in English classes? (Trong giờ học Tiếng Anh, anh/chị thích tham gia vào hoạt động nào nhất?)

What advice would you give to your English teacher? (Anh/chị có lời khuyên hay ý kiến đóng góp gì cho giáo viên không?)

What do you want to be able to do by the end of the year that you can’t do now? (Anh/chị đặt mục tiêu gì để phấn đấu đạt được vào cuối năm học, đây là mục tiêu không thể hoàn thành ngay lập tức?)

Buổi học đầu tiên suôn sẻ và thuận lợi sẽ là bước khởi đầu tốt đẹp cho cả một năm học mới Đây cũng

là thời gian để cả thầy và trò refresh sau một kỳ nghỉ dài Chúc các bạn sẽ có một năm học mới thành công!

Sử dụng sách giáo khoa trong giảng dạy sao cho hiệu quả?

Sách giáo khoa thực sự là một cộng sự đắc lực không thể thiếu của tất cả các giáo viên Những cộng sự này giúp các giáo viên tiết kiệm được rất nhiều thời gian bởi các bài học trong sách giáo khoa được sắp xếp theo một trật tự khá lôgic

và các giáo viên hoàn toàn có thể coi đây là một giáo án tuyệt vời.

Hơn nữa, các cuốn sách giáo khoa luôn có kèm bài tập ứng dụng cho mỗi phầnbài học giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian chuẩn bị các ví dụ minh họa

Nhưng đôi khi cả giáo viên lẫn học viên đều cảm thấy việc cứ học theo những gì được chuẩn bị và sắp xếp sẵn trong sách giáo khoa thì thật buồn tẻ và nhàm chán Điều này có thể khiến cho mục đích tối cao của khoá học là phải hoàn thành các bài học và bài tập trong sách giáo khoa chứ không phải là học Tiếng Anh một cách hào hứng và hiệu quả

Sau đây là một số cách các giáo viên thường áp dụng khi tình trạng này xảy ra nhằm tạo một bầu không khí mới cho lớp học:

1 Bạn vẫn giữ nguyên tất cả các nội dung trong bài học nhưng bạn hãy thử giảng dạy theo một trật tự khác với sách giáo khoa

2 Bạn chỉ coi sách giáo khoa là một tài liệu tham khảo và thay vào đó, bạn sẽ tìm một cuốn sách khác để giảng dạy trên lớp

3 Bạn hãy hỏi học viên câu hỏi “Which unit shall we start today?” (Hôm nay chúng ta sẽ học bài gì?) thay cho câu hỏi “What’s next?” (Bài tiếp theo là gì?) Đây cũng là một cách để hỏi ý kiến học viên xem họ muốn học điều gì vào buổi học hôm nay thay vì áp đặt trật tự bài học như trong sách giáo khoa

4 Bạn hãy chia học viên thành các nhóm nhỏ Mỗi nhóm sẽ phụ trách “giảng” cho cả lớp một bài học trong sách giáo khoa Để làm được điều này, bạn cần cung cấp cho từng nhóm phần giáo án của bạn Đây cũng là một gợi ý rất tốt để tất cả các học viên cùng tham gia vào việc chuẩn bị và hoàn thành các bài học trong sách giáo khoa Bạn cũng có thể tham khảo được những cách giảng dạy khá

Trang 16

độc đáo của chính các học viên Với cách làm này, vào cuối mỗi buổi học, bạn sẽ tổng kết lại bài học trong ngày hoặc giải đáp những phần học viên còn vướng mắc.

5 Với các bài tổng kết, bạn có thể cho từng nhóm học viên cùng chuẩn bị với nhau Yêu cầu từng nhóm phụ trách một bài đã học trong sách giáo khoa để chuẩn bị bài tập hoặc giải đáp thắc mắc cho cảlớp Đây sẽ không phải là buổi diễn lại những gì bạn đã giảng trên lớp mà phải là một buổi thực hành thú vị Bạn sẽ thấy được học viên thực sự hiểu vấn đề bạn đã giảng đến đâu cũng như những lỗ hổng kiến thức (nếu có)

6 Vào đầu khoá học, bạn nên giới thiệu cuốn sách giáo khoa sẽ được sử dụng và đặt ra một số câu hỏi cho học viên để biết được những gì họ hào hứng muốn tìm hiểu Ví dụ: “We have been given this coursebook to use this year What shall we do with it? Shall we make it the basis of all our work?

Shall we use it for half the lessons? What bits shall we leave out? What do you think?” (Đây là cuốn sách giáo khoa của năm nay Chúng ta sẽ làm gì với nó? Coi đó là cơ sở cho tất cả các buổi học? Chỉ

sử dụng nó trong một nửa số buổi học? Những phần nào có thể bỏ qua? Ý kiến riêng của bạn là gì?)

7 Sau một vài buổi học bạn thực hiện theo những gì học viên yêu cầu, bạn hãy hỏi lại xem đó có phải là những điều họ thực sự muốn học và cần phải thay đổi những gì để bài học hứng thú hơn?

8 Vào cuối khoá học, bạn hãy làm một bản điều tra về chất lượng học tập cũng như ý kiến của họcviên về phương pháp học tập và giảng dạy Hãy sử dụng kết quả của bản điều tra này như một gợi ý cho các khoá học tiếp theo

Trên đây chỉ là một vài gợi ý nho nhỏ trong việc sử dụng sách giáo khoa Bạn có thể tham khảo những gợi ý này để có thể sử dụng sách giáo khoa một cách hiệu quả

Làm thế nào để không bị cháy giáo án?

Cảm giác khi phải kết thúc buổi học vội vã và dở dang thật không dễ chịu chút nào Vậy làm thế nào để không phải nhồi nhét học viên trong những phút cuối của tiết học? Bạn hãy thử tham khảo những cách sau đây để có thể bỏ qua những hoạt động quá kéo dài và tập trung vào những nội dung quan trọng trong tiết học.

Tính toán thời gian hợp lý

Hãy cố gắng tính toán thời gian ngay từ đầu Điều này giúp bạn có đủ thời gian để đưa ra những quyết định hợp lý và hiệu quả theo đúng trình tự trong giáo án Bạn cũng sẽ tránh được việc cuống cuồng chống cháy giáo án trong những phút cuối của tiết học

Mở rộng các bài tập cũ

Nếu đã gần hết tiết học thì bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng việc có nên bắt đầu một hoạt động hay một bài tập mới hay không? Trong trường hợp này bạn nên tiếp tục các bài tập cũ cho đến khi hết giờ thay vì tiến hành một bài tập hay hoạt động mới một cách vội vã

Khởi động thật nhanh để tránh kết thúc dở dang

Nếu một hoạt động bắt đầu muộn hoặc có vẻ sẽ kéo dài thì bạn không nên đợi đến khi hết giờ để kết thúc một cách dở dang và vội vã Hãy điều chỉnh hoạt động ngay từ đầu sao cho phù hợp với thời giancho phép mà vẫn đạt được mục tiêu bạn đề ra Trong những trường hợp như thế này, cách lựa chọn tốt nhất là khởi động nhanh những bước ban đầu để có một kết thúc hoàn chỉnh thay vì phải bất ngờ dừng lại khi tiếng chuông báo hết giờ vang lên

Lựa chọn các hoạt động

Nếu bạn chỉ có đủ thời gian để thực hiện một trong hai hoạt động thì hãy hỏi ý kiến các học viên trong

Trang 17

lớp xem họ thích điều gì Hãy lựa chọn phương án mà đa số học viên yêu thích Lưu ý rằng bạn hãy làm theo lựa chọn của học viên chứ không phải làm theo những gì mình thích

Không hứa hão

Tránh nói với học viên của mình những câu như: “I had planned a really good activity next but I’m afraid we don’t have time” Điều này giống như bạn nói là: “I bought you a box of chocolates but I forgot it.” Những câu nói như thế dễ khiến học viên thất vọng và mất hứng vào bài học Vì vậy bạn nêncân nhắc để có thể đưa ra những hoạt động hợp lý và phù hợp về mặt thời gian

Sử dụng thời gian thật linh hoạt

Khi bắt đầu một hoạt động bạn thường đề ra một khoảng thời gian cho các học viên hoàn thành, ví dụ:

“You have ten minutes.” nhưng bạn không cần nhất thiết phải tuân theo quy định về thời gian này một cách chính xác Nếu bạn cảm thấy thiếu thời gian, bạn có thể rút ngắn lại quãng thời gian cho hoạt động này bằng cách đơn giản thông báo rằng “one minute left” (chỉ còn một phút nữa) Học viên của bạn cũng sẽ không để ý rằng bạn đã “bớt” thời gian so với thông báo lúc đầu đâu

Chúng tôi hi vọng rằng bạn sẽ tìm ra cách “chi tiêu” thời gian thật hợp lý sao cho vừa tận dụng tối đa thời gian của tiết học vừa không sợ kết thúc giờ học một cách dở dang Chúc các bạn luôn hoàn thànhbài giảng một cách trọn vẹn!

Tiêu chuẩn & Quy định trong trường học

Nhiều người tin rằng quy định và tiêu chuẩn là hai khái niệm thống nhất vì các quy định được đề ra nhằm tiến hành các nhiệm vụ giáo dục đạt tới tiêu chuẩn Nhưng hôm nay chúng ta sẽ thử nhìn nhận sự khác biệt thực sự giữa hai khái niệm này, sự khác biệt không chỉ ở khía cạnh ngôn ngữ

Quy định (hay luật chơi) rất cần thiết trong các trò chơi hay cuộc thi nhưng

trong việc duy trì trật tự và nề nếp lớp học thì các quy định dường như mang lại những kết quả không khả quan đến vậy Khi một học sinh không tuân theo quy định của lớp học, thông thường người ta sẽ

có những suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực Lý do hết sức đơn giản: quy định được đề ra với suy nghĩ nếu ai vi phạm sẽ phải gánh chịu hậu quả nào đó Việc trừng phạt diễn ra sau đó sẽ gây ra tâm lý giận dữ, buồn bã, tự ái hay tổn thương không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên Bên cạnh đó, việc sử dụng quy định mà học sinh bắt buộc phải tuân theo và trừng phạt khi có em nào đó phạm lỗi sẽ biến người thầy từ vị trí một “huấn luyện viên” dìu dắt, hướng dẫn thành một “cảnh sát” trừng phạt những người vi phạm Chắc chắn khi đó, quan hệ thầy-trò khó có thể phát triển theo hướng tích cực

Các quy định trong trường học vốn được đề ra để giúp học sinh có ý thức kỷ luật và biết cách cư xử đúng mực Tuy nhiên việc áp dụng các quy định hơi cứng nhắc và thiếu linh hoạt đang đi ngược lại mục đích ban đầu tốt đẹp ấy Thực tế là việc học sinh biết quy định không có nghĩa là chúng sẽ chấp hành quy định đó cũng giống như việc thầy cô giảng một kiến thức mới không đồng nghĩa với việc học

sinh tiếp nhận được ngay kiến thức ấy Khi thầy cô phát hiện học sinh chưa tiếp thu được điều mình đã

giảng, họ thường tìm cách khác giúp học sinh hiểu bài hơn Tương tự như vậy, học sinh cũng cần học cách xử sự đúng mực khi đi học và chúng cần được giúp đỡ thay vì nhận sự trách mắng hay trừng phạt vì chúng chưa học được điều đó

Các quy định thường rất lô-gic, có trật tự và được sắp xếp rất quy củ Chúng được tạo ra để mọi hoạt động diễn ra trong trường sẽ quy củ và có nề nếp Tuy nhiên, những học sinh vi phạm quy định thườnghành động bột phát, cảm tính và theo bản năng - một điều hoàn toàn trái ngược Bên cạnh đó, quy địnhthường làm người học nảy sinh tư tưởng “lách luật”, cố gắng tìm kiếm những khe hở - điều mà không

ai trông đợi khi đề ra quy định

Tuy nhiên, tiêu chuẩn lại mang một sắc thái ý nghĩa rất khác so với quy định Bản thân từ “tiêu chuẩn”

đã mang sắc thái tích cực bởi khi một tiêu chuẩn không được đáp ứng thì người ta sẽ nhận được giúp

đỡ, hỗ trợ chứ không phải trừng phạt Tiêu chuẩn cũng sẽ được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ trường hợp, đối tượng cụ thể Tiêu chuẩn thường tạo ra cảm giác mọi người đều được đánh giá theo cùng một thước đo, bình đẳng Còn quy định thường khiến học sinh nghĩ rằng đó là những thứ người lớn đặt ra và bắt trẻ con làm theo nhưng không bao giờ được áp dụng cho người lớn

Trang 18

Tiêu chuẩn sẽ khiến cho học sinh có cảm giác tự chủ Tiêu chuẩn giống như là những mong đợi, kỳ vọng - những điều khiến học sinh không còn bị đè nặng bởi những nghĩa vụ mà tự chúng cảm thấy có trách nhiêm phải thực hiện kỳ vọng ấy Tiêu chuẩn giúp khơi dậy động lực bên trong, ý thức tự thân của học sinh, thôi thúc chúng thực hiện điều thầy cô mong muốn chứ không phải ép buộc chúng tuân theo một cách thụ động Ví dụ: Tiêu chuẩn mà mỗi học sinh trong lớp bạn có thể ghi trong vở là:

• Làm bài tập của mình

• Mang theo tài liệu

• Ở đúng chỗ của mình

• Kiểm soát được hành động bản thân

• Làm theo chỉ dẫn của thầy cô

• Nói năng chừng mực, có suy nghĩ

• Khẩn trương

• Lắng nghe những lời hướng dẫn của thầy cô

• Tôn trọng bản thân và những người khác

• Đâu là nét xấu của việc chửi thề trong lớp học và khi nói chuyện với các bạn?

• Việc lại gần ai đó, đề nghị một cách lịch sự “May I please have ” (Mình có thể…?) sẽ tạo ra khác biệt gì so với việc yêu cầu theo kiểu ra lệnh “I need ” (Tôi cần…)

• Tác dụng của việc sử dụng những cụm từ lịch sự như “Please” (làm ơn) hay “Thank you” (Cảmơn)

• Bạn có suy nghĩ gì về việc lắng nghe khi giáo viên giảng bài thay vì phớt lờ thầy cô và nói chuyện riêng trong giờ học?

• Bạn nghĩ gì về việc lắng nghe một bạn khác đặt câu hỏi?

• Bạn nghĩ gì về việc thể hiện sự quan tâm tới cảm giác của người khác thay vì chỉ nghĩ cho bản thân mình?

Đôi lúc chúng ta thường nghĩ rằng học sinh biết những điều ta biết và hiểu những gì ta muốn chúng

thực hiện Nhưng không phải niềm tin này bao giờ cũng phản ánh đúng thực tế Bởi vậy, hãy dạy cho

học sinh của bạn các thủ tục cần thiết của một giờ học như cách đi vào lớp, cách sử dụng phòng sinh hoạt tập thể, phương thức phân phát các trang thiết bị học tập hoặc bất cứ điều gì có phương thức hoạt động đã được thống nhất trước đó Một lớp học thành công là một lớp học có nề nếp và quy củ, một môi trường tốt cho việc dạy và học

Lời hướng dẫn – một phong cách giảng dạy mới

Một môi trường học tập sử dụng toàn tiếng Anh là một xu hướng mà hầu hết các lớp học đều áp dụng Tuy nhiên, một giáo viên giàu kinh nghiệm đôi khi cũng cảm thấy bối rối khi đưa ra những lời chỉ dẫn về phương thức tiến hành một hoạt động phức tạp nào đó trong lớp học.

Vậy làm thế nào để những lời hướng dẫn của bạn có thể rõ ràng và dễ hiểu đối với các học viên để tất cả có thể tham gia một cách tích cực nhất

1 Lập kế hoạch chi tiết trước khi bắt đầu Những lời hướng dẫn sẽ được đưa ra như thế nào, và

quan trọng hơn là bạn phải giải thích trong phạm vi vốn từ của học sinh để chúng có thể tiếp thu được

Trang 19

Ví dụ: Mục đích của bạn là giúp học sinh đoán biết được về người mà bạn định miêu tả, nhưng tuỳ trình độ của học viên lại có những cách diễn đạt khác nhau Đối với học sinh ở trình độ trung cấp:

"You're going to hear a description of a famous person and you have to guess who it is." Còn đối với người mới bắt đầu thì càng đơn giản hoá càng tốt: "Listen to my description of a famous person Who

is it?"

2 Tốc độ nói của bạn nên được điều chỉnh một cách phù hợp Sự ngừng nghỉ đúng chỗ đôi khi lại

giúp cho học viên có thể kịp chép yêu cầu vào một mẩu giấy trước khi bạn chuyển sang phần khác

3 Những hướng dẫn của bạn càng rõ ràng thì mục đích của hoạt động đó càng nhanh chóng

đạt được Có một số giáo viên vì đã quá quen với các hoạt động trong lớp học nên cho rằng có những

điều đã quá rõ ràng thì chẳng cần phải giải thích gì thêm Điều này không phải lúc nào cũng đúng Giả

dụ nếu bạn giải thích về một hoạt động mà lại quên không nói rõ rằng "Don't show your information to

your partner" (Đừng tiết lộ thông tin cho người bên cạnh) - thì có thể sẽ phá hỏng hoàn toàn hoạt động

của học sinh

4 Có cần giải thích toàn bộ hoạt động ngay một lúc không? Điều đó tuỳ thuộc vào mức độ phức

tạp của hoạt động Nếu hoạt động kéo dài thậm chí được chia thành hai phần thì tốt nhất là đừng cố gắng nhồi nhét vào đầu chúng trong một lúc Hãy giải thích phần đầu cho đến khi chúng thật sự hiểu vàhoàn thành tốt mục tiêu mà bạn đề ra rồi mới chuyển sang phần tiếp theo Trong một số trường hợp, đôi khi không biết trước về các hoạt động sẽ xảy ra sẽ từ từ đưa chúng đến với những bất ngờ thú vị

5 Sự không chú ý hay xao lãng của học sinh có thể là nguyên nhân dẫn đến mọi công sức của

bạn đều tan biến Vì vậy hãy chỉ bắt đầu giảng giải khi mà học sinh thực sự tập trung và lắng nghe

những điều bạn nói

6 Kể cả ngay trong giờ học đầu tiên, bạn hãy cố gắng sử dụng tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh

"Get into pairs" (làm việc theo từng cặp) có thể tạo nên sự bối rối nhưng "You two, you two and you two" cùng với việc chỉ vào hai người đang ngồi cạnh nhau thì lại không khó hiểu chút nào

7 Tuy nhiên, đôi khi cũng không nên quá cứng nhắc trong việc sử dụng tiếng Anh suốt cả buổi

học Tuỳ từng giai đoạn mà bạn cũng có thể sử dụng xen kẽ các chỉ dẫn bằng tiếng Việt.

Trang 20

a) Giai đoạn đầu khoá học, đưa ra các chỉ dẫn bằng tiếng Việt và nhắc lại bằng tiếng Anh, càng đơn giản càng tốt

b) Sau đó lại đảo ngược trình tự: đưa ra các hướng dẫn bằng tiếng Anh trước, rồi diễn đạt lại bằng tiếng mẹ đẻ

c) Chỉ đưa ra các hướng dẫn bằng tiếng Anh rồi để các học viên dịch lại chúng

8 Tránh sử dụng câu mệnh lệnh trong khi chỉ dẫn Bởi như thế, khi học sinh khi nghe bạn nói nhiều

những từ như “"Repeat!" hay “Listen!” thì lâu dần cũng quen với cách nói như vậy Thay vào đó, nhữngcâu cầu khiến ví dụ như "Can you repeat that?" hay “Let’s listen” - sẽ tạo thành thói quen tốt trong việc

sử dụng ngôn ngữ của học viên

9 Cần kiểm tra mức độ hiểu của học viên trước khi bắt đầu tổ chức một hoạt động Những câu

hỏi như "Do you understand?" không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng Những học viên có thể e ngại khi phải thú nhận là mình không hiểu hay thậm chí không biết mình có hiểu không nữa Vậy thì điều bạn cần làm là:

a) Đặt những câu hỏi kiểm tra, ví dụ như khi đóng vai : "OK, if you're student A put your hands up Right who are you? And what's your problem? And who is student B?"

b) Yêu cầu học viên đặc biệt là những người có vẻ xao lãng nhất nhắc lại yêu cầu của bạn

c) Có thể lấy ví dụ bằng cách cử hai học viên thực hiện hoạt động đó trước lớp hoặc nếu là một bài viếtthì đưa ra đáp án của hai câu đầu tiên

d) Một phương pháp khác là bạn không đưa ra chỉ dẫn trực tiếp mà yêu cầu học viên dự đoán những công việc họ cần làm

Hy vọng những lời chỉ dẫn chi tiết hợp lý của bạn sẽ góp phần tạo ra hiệu quả học tập đáng kể của các

em học sinh thân yêu

Phương pháp đánh giá quá trình giảng dạy

Bạn là người say mê hết lòng với sự nghiệp giáo dục, bạn là một nhà giáo luôn tận tâm với nghề và không ngừng tìm tòi những cách dạy hay và sáng tạo? Bạn trăn trở không biết cách dạy của mình đã tốt nhất chưa? Vậy thì phương pháp dạy học có đánh giá được trình bày dưới đây chính là dành cho bạn.

Dạy học có đánh giá có nghĩa là xem xét những gì bạn thực hiện trong lớp, xem xét lí do bạn tiến hành những hoạt động đó và xem xét tính hiệu quả của chúng – đó là một quá trình tự quan sát và tự đánh giá Bằng cách thu thập thông

Trang 21

tin về những gì diễn ra trong lớp, bằng việc phân tích và đánh giá những thông tin này, chúng ta có thể xác định và tìm hiểu sâu hơn về những hoạt động thực tiễn và lí thuyết cơ bản Việc này có thể giúp cho phương pháp giảng dạy của chúng ta thay đổi và có những tiến bộ.

Do đó, dạy học có kèm đánh giá là một phương pháp nâng cao chuyên môn thực hiện được ngay tại lớp học

Tại sao phương pháp này lại quan trọng?

Nhiều giáo viên đã suy nghĩ về phương pháp dạy của mình và chia sẻ những suy nghĩ đó với các đồngnghiệp Tuy nhiên, nếu không dành thời gian để nghiền ngẫm và thảo luận về những gì đã diễn ra, chúng ta có thể vội vã đi đến kết luận về nguyên nhân những gì xảy ra Chúng ta chỉ có thể nhận rõ những phản ứng của những học viên nổi trội Do đó, dạy học có kèm đánh giá cho ta một quá trình thu thập, ghi nhận, và phân tích những đánh giá và quan sát của chính giáo viên và của cả học viên có hệ thống hơn, để từ đó có thể đưa đến các thay đổi trong phương pháp dạy

• Nếu bài học trôi chảy, ta có thể miêu tả lại và xét xem nguyên nhân thành công là gì

• Nếu học viên không hiểu một vấn đề ngôn ngữ nào đó mà ta giảng ta cần phải xem xét lại những gì đã làm và tìm hiểu lí do tại sao bài giảng lại không rõ ràng

• Nếu học viên có những hành vi không đúng đắn trong lớp – các học viên đã làm gì, khi nào và tại sao?

Bắt đầu quá trình đánh giá

Bạn có thể bắt đầu quá trình đánh giá với một vấn đề nào đó nảy sinh tại một trong số các lớp dạy của mình, hoặc chỉ đơn giản là tìm hiểu thêm về phương pháp giảng dạy của mình Bạn có thể tập trung nghiên cứu một lớp nào đó thôi, hoặc xem xét một đặc điểm nào đó trong cách dạy của bạn – ví dụ như bạn đã xử lí thế nào khi gặp trường hợp học sinh cư xử không đúng mực hoặc cách bạn khuyến khích học viên nói tiếng Anh nhiều hơn trong lớp

Bước đầu tiên là thu thập thông tin về những diễn biến trong lớp Dưới đây là một số cách:

Nhật kí giảng dạy: Đây là cách đơn giản nhất để bắt đầu quá trình đánh giá vì nó thuần túy cá

nhân Sau mỗi buổi học bạn ghi lại những gì đã xảy ra vào một cuốn sổ Bạn có thể ghi lại cả phản ứng và cảm nhận của bản thân và của một số học viên mà bạn quan sát thấy Bạn nên đặt câu hỏi về những gì bạn quan sát được Viết nhật kí giảng dạy thực sự đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên

Quan sát lẫn nhau: Mời một đồng nghiệp đến dự lớp của bạn để thu thập thông tin về giờ học.

Có thể chỉ cần quan sát thông thường hoặc có ghi chép Theo cách này bạn sẽ vạch sẵn ra những mặt nào bạn muốn có được sự đánh giá Ví dụ bạn có thể yêu cầu đồng nghiệp tập trung quan sát xem vấn đề nào được học viên tham gia nhiều nhất, học viên thể hiện những cách tham gia bài học nào trong lớp hoặc cách bạn xử lí những lỗi sai của học viên

Ghi lại giờ học: Ghi băng video hoặc ghi âm lại giờ học cũng là một cách hữu ích Có thể khi

đứng trên bục giảng bạn có những hành động mà bạn không chú ý hoặc có những chuyện xảy

ra trong lớp mà khi giảng bài bạn không biết

Ghi âm có thể giúp đánh giá những khía cạnh liên quan đến những gì giáo viên nói

o Bạn nói bao nhiêu thời gian?

o Nói về cái gì?

o Hướng dẫn có rõ ràng không?

o Bao nhiêu thời gian được dành cho học viên nói?

o Bạn phản ứng thế nào với những gì học viên nói?

Ghi băng video hữu ích trong việc làm rõ các vấn đề liên quan đến hành vi của bạn trong khi giảng bài:

o Bạn đứng ở đâu?

o Bạn nói với ai?

o Cách bạn đi qua học viên

Phản hồi của học viên: Bạn cũng có thể hỏi xem học viên đánh giá thế nào về những gì diễn

ra trong lớp Quan điểm và nhận thức của học viên có thể cung cấp những ý kiến đa dạng và giá trị Việc này có được thể tiến hành với một bản câu hỏi đơn giản hoặc một cuốn sổ nhật kí học tập

Bước tiếp theo

Trang 22

Sau khi đã thu được một số thông tin về những gì diễn ra trong lớp, bạn sẽ làm gì tiếp?

Xem xét: có thể bạn cũng nhận thấy những gì diễn ra theo quan sát riêng của mình Bạn nhận

ra những gì trước đây chưa chú ý đến Bạn có thể ngạc nhiên trước một số phản hổi của học viên Bạn có thể nảy ra những ý tưởng thay đổi cách dạy

Trò chuyện: Chỉ cần bằng cách trò chuyện về những gì bạn vừa phát hiện ra – với một đồng

nghiệp hoặc thậm chí một người bạn – có thể bạn sẽ có được những sáng kiến thay đổi cách dạy

o Nếu bạn có những đồng nghiệp cũng muốn cải tiến phương pháp giảng dạy bằng phương pháp dạy học kèm đánh giá, bạn có thể thảo luận với họ Cuộc thảo luận có thể lấy bối cảnh là lớp học của bạn

o Đưa ra một danh sách những lí thuyết về cách dạy (ví dụ như làm việc theo cặp là một hoạtđộng hữu ích trong lớp hoặc từ vựng quan trọng hơn ngữ pháp…) rồi có thể thảo luận xem bạn đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm nào, và quan điểm nào được thể hiện trong cách dạy của riêng bạn, hãy đưa ra bằng chứng từ những quan sát của cá nhân bạn

Đọc: Bạn có thể thấy là mình cần tìm hiểu thêm về một lĩnh vực nào đó Bạn có thể tham khảo

các trang web, sách hoặc các tạp chí về giảng dạy

Hỏi: đặt câu hỏi cho các trang web hoặc tạp chí giảng dạy đó để có được ý kiến từ các giáo

viên khác Hoặc nếu bạn có một hiệp hội giáo viên hoặc các cơ hội khác để được đào tạo chuyên sâu thì hãy đề nghị một khóa học về lĩnh vực bạn quan tâm

Dạy học có kèm đánh giá là một quá trình có chu kì, vì một khi bạn bắt đầu thực hiện các thay đổi, thì lại bắt đầu một chu kì đánh giá mới:

o Bạn đang làm gì?

o Tại sao?

o Hiệu quả thế nào?

o Phản ứng của học viên ra sao?

o Làm thế nào để tốt hơn?

Tùy theo kết quả đánh giá bạn có thể quyết định thay đổi đôi điểm trong cách giảng dạy hoặc giữ nguyên cách giảng hiện tại vì hiệu quả Đó chính là cách để chúng ta phát triển chuyên môn của mình

Internet – trợ thủ đắc lực của giáo viên tiếng Anh

Internet là nguồn tri thức khổng lồ cho các giáo viên dạy tiếng Anh thương mại, làm phong phú thêm bài giảng, cung cấp cho bạn những tư liệu mới nhất cũng như tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho việc nghiên cứu của cả bạn và sinh viên của bạn.

Hãy tận dụng những lợi ích của Internet ở bất cứ trình độ nào của họcviên Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể áp dụng:

Chuẩn bị

Thậm chí nếu bạn không biết gì về công việc và ngành nghề của các sinh viên của mình, Internet sẽ là một cách thức tuyệt hảo để bạn chuẩn bị trước một khóa học hay trước khi gặp các sinh viên mới Điều này sẽ khiến cho bạn tự tin hơn và các sinh viên của bạn sẽ đánh giá cao kiến thức của bạn sự chuyên nghiệp của bạn

Bạn có thể sẽ dạy những sinh viên mà bạn biết rất ít về vai trò của họ Để chuẩn bị, tốt hơn hết là bạn hãy tìm hiểu một vài những thông tin nói chung về nghề nghiệp của họ Việc này sẽ rất có ích cho bạn khi phải đặt câu hỏi và đưa ra những tình huống Khi bạn đặt câu hỏi cho các sinh viên, hãy đặt những câu hỏi ít chi tiết, bằng cách ấy bạn đã tạo ra cơ hội cho họ thực tập, giải thích về vai trò của mình bằng tiếng anh Ví dụ như “Anh là người điều phối công nghệ thông tin Vậy công việc của anh có liên quan đến việc đào tạo nhân sự không?” Bạn có thể khuyến khích để cho việc trả lời đạt hiệu quả cao hơn Bạn có thể tìm thấy rất nhiều những mô tả sơ lược về nghề nghiệp qua trang web về jobprofiles

Tình huống kinh doanh

Sự khác nhau lớn nhất trong việc giảng dạy tiếng Anh nói chung và dạy tiếng Anh thương mại là việc đưa ra những tình huống mà sinh viên của bạn có thể thực hành ngôn ngữ trong khi đặt mình vào tình huống nghề nghiệp đó

Thậm chí ngay khi những tài liệu phục vụ cho những người bản xứ, vẫn có thể được ứng dụng các loại

Trang 23

hình hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với trình độ của học viên Bạn có thể lựa chọn các trang web về công ty có liên quan đến công việc của các sinh viên, từ đó đưa ra hình thức thực hành từ vựng cần thiết Sau đó bạn có thể chuẩn bị những câu hỏi có liên quan đến nội dung của trang web

mà bạn đã lựa chọn, rồi để sinh viên truy câp tìm kiếm thông tin Bất kể trình độ nào của người học thì việc tìm kiếm này đều rất tốt vì họ không nhất thiết phải biết tất cả các từ Và họ sẽ phải làm việc với rất nhiều loại hình trang web Ví dụ như bạn đưa ra 5 nhà doanh nghiệp nổi tiếng và chuẩn bị những câu hỏi về họ, sử dụng trang web về biography Sau đó để cho sinh viên của bạn tự đưa ra câu hỏi chonhững người còn lại trong lớp hoặc tưởng tượng ra một cuộc phỏng vấn với những người mà họ chọn

Cơ cấu mà các sinh viên tiếng Anh thương mại phải học nói chung là giống với các sinh viên tiếng Anh nói chung Sự khác biết chỉ là ở ngữ cảnh và từ vựng mà thôi Các trang web nhằm vào những người trong giới doanh nghiệp vẫn là một nguồn vô cùng quý giá đối với các giáo viên tiếng anh thương mại

Ví dụ, sinh viên có thể truy cập vào trang web của một hàng hàng không để thực tập cấu trúc và từ vựng về du lịch

áo Hãy tạo cho sinh viên của bạn một quỹ riêng và để họ lựa chọn và đặt hàng trực tuyến Họ có thể thực hành cả về quá trình đặt hàng cũng như mua hàng Mặt khác, ngôn ngữ có liên quan đến việc mua hàng trực tuyến cũng sẽ rất hữu ích cho các sinh viên

Một cách dạy tiếng Anh thú vị và hiệu quả

Sử dụng các bài hát nhẹ nhàng trong học tiếng Anh là điều mà các giáo viên vẫn hay làm Đây là một cách học nghe dễ chịu tạo không khí mới mẻ cho việc học nghe theo cách truyền thống Dưới đây là một số gợi ý để giáo viên có thể áp dụng cách học nghe này một cách hiệu quả, đa dạng và hợp lý.

Công việc đầu tiên là lựa chọn các bài hát Giáo viên nên chọn các bài hát dễ nghe, rõ ràng, có ý nghĩa và không chứa quá nhiều từ mới đối với học sinh Nếu cần thiết, giáo viên có thể giảng giải một

số từ quan trọng trong bài hát trước khi tiến hành hoạt động nghe

Sau đây là một số hoạt động giáo viên có thể thiết kế để tiến hành bài học nghe:

Điền từ:

• Viết lời của bài hát ra cho học sinh nhưng để trống một số chỗ Ví dụ như giáo viên có thể để trống tất cả các động từ hoặc các tính từ

• Học sinh nghe và điền từ còn thiếu vào chỗ trống Có thể cho học sinh nghe 2 hoặc 3 lần

• Nếu cảm thấy học sinh có thể gặp khó khăn, giáo viên có thể viết các từ cần điền xáo trộn xung quanh phần lời bài hát, nhờ thế học sinh sẽ có định hướng là nghe những từ nào

Tráo dòng

• Viết lời của bài ra, nhưng xáo trộn tất cả các dòng của bài hát Nhiệm vụ của học sinh là sắp xếp các dòng theo đúng thứ tự trong khi nghe bài hát

• Để dễ hơn thì giáo viên có thể cắt rời các dòng ra

• Giáo viên có thể cho học sinh làm theo cặp

Phát hiện lỗi sai

Hoạt động này tương đối đơn giản hơn:

• Viết lời của bài hát ra nhưng tạo ra khoảng 20 lỗi sai, ví dụ như thay đổi thì, viết từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa thay vì từ đúng trong bài hát Học sinh sẽ nghe và phát hiện

• Trong lần đầu nghe, giáo viên chỉ yêu cầu học sinh gạch chân các từ sai Và đến lần hai hoặc

ba thì yêu cầu học sinh viết từ mà họ nghe được lên phía trên từ sai

Trang 24

• Sau mỗi lần nghe, các học sinh có thể trao đổi kết quả với nhau - đối với các lớp học đông học sinh với trình độ khác nhau thì việc làm này giúp cho học sinh nào kém vẫn có thể theo bài và không bị mất hứng thú.

• Sau khi học sinh đã kiểm tra chắc chắn rằng họ nghe được từ đúng, hãy yêu cầu họ xem lại những lỗi sai về từ là các từ đồng nghĩa hay các từ trái nghĩa Đây là cách tốt để hướng sự chú

ý của học sinh vào từ vựng hoặc ngữ pháp

Dịch

Đây là hoạt động thuộc mức độ khó: Cho học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm, chọn một bài hát phổ biến của tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh, nhưng phải đảm bảo rằng bản tiếng Anh vẫn hát được theo nhạc của bài hát đó Cũng có thể cho học sinh làm ngược lại: chọn một bài hát nổi tiếng của tiếng Anh

và dịch sang tiếng Việt

Nếu biết vận dụng linh hoạt các hoạt động trên, lớp học của bạn sẽ không những học nghe hiệu quả

mà còn có những kỷ niệm rất vui bên nhau

Học mà chơi, chơi mà học với skill circuits

Theo Earl Stevick, trí nhớ ngắn hạn (short term memory) chỉ kéo dài trong khoảng 20-30 phút trong khi trí nhớ dài hạn (long term memory)

có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày và thậm chí trở thành trí nhớ vĩnh viễn (permanent memory).

Để chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn, việc thường xuyên tiếp xúc và luyện tập ngôn ngữ là hết sức cần thiết Nhưng làm thế nào để những giờ luyện tập thật sự hiệu quả và thú

vị? Ôn tập theo hình thức skill circuits sẽ giúp giáo viên giải quyết khó khăn trên

Skill circuits là một hoạt động nhóm mang tính chất thi đua trong đó học viên sẽ làm việc theo nhóm

gồm 3 hoặc 4 người, di chuyển vòng quanh lớp học theo một lộ trình những điểm đến đã được định sẵn và thực hiện những nhiệm vụ tại từng chặng Câu trả lời của họ sẽ được ghi vào một tờ trả lời riêng của nhóm Sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ, các nhóm có thể trao đổi và đánh giá/chấm điểm lẫn nhau Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng

• Nhiệm vụ tại mỗi chặng diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn đã được quy định, thường là khoảng 5 phút, giáo viên sẽ thông báo hết giờ và đề nghị các nhóm đi tới chặng kế tiếp và thựchiện các nhiệm vụ tiếp theo tại đó

• Mỗi nhóm được phát một tờ trả lời riêng, trên đó có ghi rõ phần của từng chặng.

• Để đảm bảo tất cả các thành viên đều tham gia đầy đủ, giáo viên có thể yêu cầu học viên thay đổi “thư ký” sau mỗi chặng Như vậy mọi thành viên trong nhóm đều có cơ hội viết câu trả lời

• Trong trường hợp một nhóm hoàn thành nhiệm vụ tại một chặng trước thời gian quy định, hãy yêu cầu chúng ngồi xuống, nghỉ ngơi và giữ trật tự Điều này sẽ khiến các học viên rất háo hức

và tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm nói chuyện một cách cởi mở, từ đó thắt chặt sự gắn bó trong nhóm

Có rất nhiều loại nhiệm vụ học tập mà bạn có thể tiến hành khi sử dụng hình thức ôn tập này Tuy nhiên, những loại nhiệm vụ hiệu quả nhất lại là những nhiệm vụ đơn giản, dễ tiến hành và dễ giải đáp

Ví dụ: sắp xếp từ xáo trộn thành câu hoàn chỉnh, điền tính từ/ động từ trái nghĩa, điền từ vào chỗ trống

để hoàn thành câu, trả lời câu hỏi đọc hiểu của một đoạn văn ngắn, phân biệt các động từ dễ nhầm lẫn(make & do v.v…), viết từ vựng theo nhóm, viết các dạng biến thể của động từ bất quy tắc v.v…

Một khi hệ thống nhiệm vụ đã sẵn sàng, bạn có thể tiến hành ôn tập theo hình thức skill circuits

thường xuyên trong cả khoá học Nhiều giáo trình tiếng Anh có phần ôn tập cuối mỗi đơn vị bài

học/phần hoặc tài liệu tham khảo cho bài kiểm tra trong sách dành cho giáo viên hoặc sách bổ trợ hoạtđộng trên lớp Giáo viên có thể dễ dàng điều chỉnh và áp dụng những ngữ liệu này vào trong các

nhiệm vụ của skill circuits.

• Điều quan trọng là học viên đã quen thuộc với loại hình nhiệm vụ tại mỗi chặng và có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ngay khi bắt đầu tính thời gian Nếu cần phải giải thích thêm cho học viên về yêu cầu của nhiệm vụ thì thời gian quy định sẽ bị ảnh hưởng và các nhóm khác cũng

Trang 25

học viên

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng để tận dụng được hình thức ôn tập này, giáo viên cần chú ý những điểm

sau khi tiến hành skill circuits:

Chỉ dẫn: Trước khi tiến hành skill circuits lần đầu tiên, giáo viên cần kiểm tra cẩn thận xem

liệu các chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ đã rõ ràng, đầy đủ chưa và liệu học viên có hiểu rõ những chỉ dẫn đó hay không Như vậy, một khi các nhóm nhận được nhiệm vụ tại một chặng, họ có thể bắt đầu ngay lập tức Học viên sẽ cho rằng cuộc thi không công bằng khi họ không biết phải làm gì và thời gian thì cứ trôi đi

Tờ trả lời: Các tờ trả lời cần có vị trí rõ ràng cho mỗi phần trả lời của từng nhiệm vụ Các

thành viên trong nhóm cùng tìm đáp án cho mỗi nhiệm vụ và thư ký thay đổi theo từng chặng

sẽ ghi lại đáp án đó Vì nhiệm vụ ở chặng cuối cùng là trao đổi tờ trả lời để kiểm tra chéo các nhóm nên giáo viên cần nhắc học viên ghi câu trả lời rõ ràng Nếu nhóm khác không thể đọc được câu trả lời của nhóm đó thì họ sẽ không thể ghi điểm

Hạn chế thời gian: Trừ khi học viên đã quen với hình thức ôn tập skill circuits trước đó, lần

đầu tiên tiến hành sẽ mất nhiều thời gia hơn những lần sau vì học viên đang tham gia một hoạtđộng hoàn toàn mới mẻ và họ sẽ rất hào hứng Do đó, bạn cần ghi nhớ điều này khi chuẩn bị

vì thành công của hình thức ôn tập skill circuits phụ thuộc vào việc tất cả các nhóm đều làm

việc trong tất cả các chặng Thông thường mỗi chặng có thể kéo dài 5-6 phút và 1 phút dành cho việc di chuyển tới chặng tiếp theo Bạn có thể dễ dàng tính toán thời gian cần thiết bằng cách nhân số lượng nhiệm vụ với 5 hoặc 6 phút Theo kinh nghiệm của Malisa Iturain, giáo viên Hội đồng Anh, thông thường một cuộc thi gồm 5-7 chặng tương đương 35-40 phút đem lạihiệu quả tốt hơn cả Thông thường, lượng thời gian và số lượng nhiệm vụ phụ thuộc vào thời gian bạn có Bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với thời gian biểu, khoảng không gian cho phép và quy mô lớp học

Thời gian để kiểm tra những gì đã làm được: Việc kiểm tra những gì học viên đã làm được

rất cần thiết vì nhiều nguyên nhân Trước hết, học viên còn nhớ rõ những gì họ đã làm và những nhận xét kịp thời sẽ rất hữu ích trong việc củng cố kiến thức và chữa lỗi Bên cạnh đó, học viên tham gia hoạt động học tập này như tham gia một cuộc thi nên họ luôn muốn biết kết quả ngay lập tức Cuối cùng việc kiểm tra và công bố kết quả là hoạt động hợp lý để kết thúc giờ học Giáo viên có thể tận dụng động lực ganh đua do các nhiệm vụ tạo ra để duy trì sự chú

ý của học viên cuối buổi học để củng cố lại kiến thức đã học trong một không khí cởi mở, thoải mái

Sự thi đua: Mặc dù hình thức ôn tập skill circuits rất thú vị vì bản chất thi đua vốn có nhưng

cần ghi nhớ rằng không phải tất cả các học viên đều hứng thú nhờ sự thi đua Vì vậy, cần nhắcnhở các nhóm rằng chiến thắng là tốt nhưng điều quan trọng là chiến thắng đó đạt được nhờ hợp tác, hiệp lực và suy nghĩ bằng tiếng Anh Giáo viên có thể tham gia vào việc chọn nhóm trước khi bắt đầu hoạt động Điều cần chú ý ở đây không chỉ là việc các học viên đều tham gia

và chia sẻ kiến thức mà còn là việc các nhóm đều có cơ hội ngang bằng để giành điểm số cao trong cuộc thi

Khi học viên đã quen với hình thức ôn tập skill circuits, bạn có thể báo trước cho các nhóm thời điểm

tiến hành để họ có thời gian ôn tập lại những gì đã học Bạn cũng có thể khuyến khích học viên bằng cách tạo ra không khí thi đua giữa các nhóm Điều này có thể thực hiện khi bạn giữ nguyên các thành viên trong nhóm Có lẽ một trong những điểm tích cực nhất của hình thức ôn tập này là giáo viên có thể kiểm tra kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng của học viên Trong khi học viên còn bận rộn hoàn thành nhiệm vụ học tập trong thời gian hạn chế, giáo viên có thể tìm ra những khúc mắc của từng học viên Điều này chắc chắn rất hữu ích cho cả người dạy và người học

Role-play – một phương pháp dạy học thú vị

Ứng dụng các vở kịch vào giờ học là một phương pháp khá hiệu quả đặc biệt là đối với các lớp học tiếng Anh Các học viên được yêu cầu sắm những vai có thể quen hoặc không và có quan hệ tương tác với các nhân vật khác trong một tình huống văn hóa xã hội nào đó.

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn quá trình từng bước một để thành công trong phương pháp giảng dạy này

Bước một - Tạo tình huống kịch:

Đầu tiên bạn cần chọn tình huống cho một đoạn kịch bất kỳ Điều quan trọng là phải dựa trên nhu cầu

và sở thích của học sinh và đem lại cho học sinh cơ hội luyện tập những gì được học trên lớp Bên cạnh đó, vở kịch đó cũng cần hấp dẫn để thu hút các học viên Để học viên tự lựa chọn tình huống cho

Trang 26

mình cũng là một cách hay Chúng có thể tự nghĩ ra những đề tài mà chúng thấy quan tâm hoặc được lựa chọn đề tài tương tự một loạt các tình huống cho trước Những tình huống đó có thể xuất phát từ những tình huống trong cuộc sống đời thường, từ nội dung một cuốn sách hoặc một bộ phim v.v Từ những khác biệt về văn hóa, bạn hoàn toàn có thể dựng một vở kịch hiệu quả

Bước 2 - Phát triển nội dung:

Trên bối cảnh của vở kịch, bạn cần phải đưa ra những ý tưởng để phát triển tình huống của câu chuyện Tuy nhiên lời thoại như thế nào còn tùy vào khả năng nói Tiếng Anh của sinh viên Bạn có thể đơn giản hóa cho phù hợp với trình độ sơ cấp hoặc cho đóng kịch về những vấn đề phức tạp hoặc xung đột lớn hơn đối với trình độ trung cấp hoặc cao hơn Như vậy học viên bắt buộc phải nói Để pháttriển các mâu thuẫn và xung đột thì bạn hãy biến hóa những lời thoại trong kịch bản Một khi xuất hiện những tình huống gay cấn thì vở kịch trở nên thú vị hơn rất nhiều Chẳng hạn như tình huống đi mua hàng ở chợ Những người tham gia có thông tin đối lập nhau Một hoặc hai sinh viên đóng vai người mua hàng với một danh sách hàng hóa phải mua Trong khi đó người bán hàng do học viên khác đóng lại không có những thứ người kia cần nhưng lại có những mặt hàng hoàn toàn khác hoặc chỉ hơi giốngvới những mặt hàng kia

Bước 3 - Chuẩn bị lời thoại:

Bạn hãy dự đoán ngôn ngữ cần thiết phải sử dụng Ở trình độ sơ cấp, bạn hoàn toàn có thể đoán lời thoại của học viên vì chúng rất đơn giản Nhưng khi trình độ của sinh viên ở mức cao hơn thì nhiều lúc chính giáo viên cũng không đoán trước được Cách tốt nhất là bạn hãy yêu cầu học viên giới thiệu từ mới trước mỗi lần đóng kịch

Ở trình độ sơ cấp, bạn có thể suy luận được khả năng phát triển của tình huống và dễ dàng làm nó phong phú hơn Ví dụ, tình huống của vở kịch là trả lại một mảnh vải cho cửa hàng Bạn sẽ hỏi những câu như “Trong tình huống này bạn sẽ nói gì với người bán hàng?”, “Người bán hàng sẽ nói gì?” và viết ra những gì học viên nói lên phía phải của bảng Còn bên trái của bảng là những cụm từ cần thiết

mà sinh viên phải trả lời như “Liệu khách hàng có thể nói theo một cách khác được không?”, “Ngoài ra người bán hàng có thể nói gì nữa?” Cách giới thiệu từ mới này sẽ làm cho sinh viên tự tin hơn trong khi đóng kịch

Bước 4 - Chuẩn bị thông tin:

Các học viên cần được cung cấp đầy đủ thông tin về vở kịch đặc biệt là những đoạn mô tả vai để chúng có thể yên tâm đảm nhận vai của mình Ví dụ, trong cảnh ở ga xe lửa, bạn cần phải cung cấp thông tin có liên quan đến: thời gian và điểm đến của tàu như thế nào, giá vé ra sao Trong một lớp học

ở trình độ cao hơn và một tình huống cũng phức tạp hơn tốt nhất là nên chuẩn bị một tấm thẻ bao gồmtên, tuổi, tính cách, sở thích hoặc ước mơ của nhân vật trong chuyện

Việc mô tả vai một cách kỹ càng giúp học viên phân biệt được các nhân vật Nên dùng ngôi thứ hai hơn là ngôi thứ ba Nếu một vai có gặp rắc rối nào đó, bạn hãy chỉ mô tả vấn đề và để tự học sinh tìm cách giải quyết

Bước 5 - Phân vai:

Bạn có thể yêu cầu cả lớp xung phong đóng kịch trước lớp nhưng thông thường là nên phân vai từ trước cho mỗi học viên Với trình độ sơ cấp, giáo viên có thể đóng một trong các vai để làm mẫu Đôi khi bạn cũng có thể giao việc đóng vai như một bài tập về nhà Chúng sẽ tìm hiểu trước các từ và cụm

từ có nghĩa, chuẩn bị lời thoại và sau đó cùng nhau diễn kịch trong giờ học tiếp theo

Một lớp có thể được phân ra thành một hoặc một vài nhóm diễn kịch Nếu cả lớp là một nhóm thì cần phải giữ lại một số vai phụ mà bình thường có thể không dùng đến nếu trong lớp có ít người hơn dự tính Nếu trong kịch bản có quá ít vai thì có thể giao 1 vai cho 2 học viên, trong đó một người sẽ nói những suy nghĩ bí mật cho người kia Nếu lớp được chia thành vài nhóm diễn kịch, thì giáo viên khi quyết định phân vai phải cân nhắc đến khả năng và tính cách của từng học viên Ví dụ một nhóm mà toàn học sinh nhút nhát thì hẳn sẽ không thể thành công Tóm lại, sự tương tác đạt hiệu quả tối ưu khi giáo viên để cho học sinh làm việc trong cùng nhóm với bạn của mình

Dù có tham gia vào phần diễn kịch hay không, thì vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan trọng

Họ phải là người lắng nghe và lưu ý những lỗi mà học viên mắc phải có thể là về từ vựng hoặc ngữ pháp Đây sẽ tư liệu để giáo viên tham khảo và chuẩn bị những bài luyện tập lần sau Một điều quan trọng nữa là bạn không nên cắt ngang câu chuyện bằng việc sửa lỗi để tránh tình trạng làm học viên

Trang 27

mất hứng

Bước 6 - Kết thúc:

Khi phần đóng kịch đã hoàn thành, một chút thời gian để thâu tóm lại nội dung câu chuyện cũng vô cùng bổ ích Điều này không có nghĩa là chỉ ra lỗi sai và sửa Sau vở kịch, hẳn là học viên rất hài lòng với chính bản thân chúng, chúng cảm thấy rằng vốn khả năng ngoại ngữ của mình đã được sử dụng vào một công việc khá phức tạp và bổ ích Cảm giác hài lòng này sẽ biến mất nếu bị giáo viên sửa lại từng lỗi một Học viên dễ bị kém tự tin hơn và không hào hứng đóng các vở kịch khác nữa Ngoài ra bạn cũng có thể hỏi ý kiến của các học viên về vở kịch và khuyến khích những ý kiến đóng góp Mục đích ở đây là để thảo luận những diễn biến của vở kịch và ôn lại những vấn đề chúng đã từng học Cùng với việc thảo luận nhóm, bạn cũng có thể phát phiếu câu hỏi để đánh giá hiệu quả

Tóm lại, đóng kịch là một phương pháp khá hay trong việc dạy học tiếng Anh Vở kịch càng thú vị càng lôi kéo được nhiều thành viên tham gia Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể xây dựng trong chúng niềm yêu thích học tập và từ đó đạt được kết quả cao hơn

Trang 28

Thu hút học sinh trong bài dạy từ mới

Trong khi giảng dạy từ mới, giáo viên đóng vai trò là người truyền đạt, và học viên là người tiếp nhận Điều này rất dễ khiến học viên cảm thấy nhàm chán và xao nhãng trong giờ học Vậy để học viên tập trung hết tâm trí trong suốt tiết học từ mới, giáo viên nên áp dụng phương pháp giảng dạy nào?

Mời bạn tham khảo một số thủ thuật dạy từ mới được Global Education giới thiệu sau đây

1 Khai thác câu trả lời (elicitation)

Đây là phương pháp áp dụng quá trình hỏi – đáp (elicitation) liên tục để yêu cầu học viên tìm ra từ

mới hoặc nghĩa của từ mới Bạn có thể cho học viên xem tranh và yêu cầu học viên đưa ra từ cho bức tranh đó

Trang 29

o Teacher: What’s a national park? Anyone?

o Students: Like Cuc Phuong?

o Teacher: Exactly

2 Cá nhân hoá (personalize) từ mới

Phương pháp cá nhân hoá là quá trình sử dụng từ mới trong ngữ cảnh có thật Việc ghi nhớ từ vựng

có thể được tăng cường nếu chúng được dùng để diễn tả những gì liên quan đến cá nhân người học

Một số cách cá nhân hoá từ mới:

Yêu cầu học viên sử dụng từ mới (như national park hoặc frightened) để lấy ví dụ về chính họ hoặc

ai đó mà họ biết Để giúp học viên dễ dàng hơn trong việc lấy ví dụ, giáo viên có thể cung cấp dàn ý

như sau: The biggest national park I have ever visited

Yêu cầu học viên đặt ra các câu hỏi có sử dụng từ mới đó với bạn cùng lớp, cho học viên thời gian

để trao đổi câu hỏi, viết ra câu trả lời và sau đó giới thiệu cho cả lớp biết

Ví dụ:

o What makes you frightened?

Yêu cầu học viên tạo mạng lưới từ liên kết (association network), lấy từ mới là trung tâm Công

việc của học viên là nối các từ mới đó với các từ liên quan đến nó Sau đó yêu cầu so sánh network

các học viên lập được với nhau

Ví dụ về từ “house”:

Nếu dạy một nhóm từ vựng về các món ăn, phương tiện đi lại, công việc, v.v, thì yêu cầu học viên

sắp xếp theo sở thích - từ thích nhất đến ít thích nhất Ví dụ: Drama, thriller, musicals, western,

costume, v.v Sau đó yêu cầu học viên so sánh kết quả theo cặp và giải thích thứ tự sắp xếp của mình.

Trang 30

3 Dạy người có cùng trình độ (peerteaching)

Đây là phương pháp mà học viên dạy nhau học từ vựng Bạn có thể áp dụng phương pháp này thông

qua hoạt động fill the information gap Đây là hoạt động mà thông tin được phân phối giữa các học viên theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ Để hoàn thành một bài tập (task), học viên phải trao đổi thông tin

để điền được đầy đủ các thông tin còn thiếu (fill the information) Nếu thông tin bao hàm những từ

mới mà chỉ một vài thành viên trong lớp biết nghĩa thì các học viên còn phải dạy nhau những từ mới đó

Hy vọng rằng ba phương pháp giảng dạy từ mới trên đây sẽ hỗ trợ giáo viên trong suốt quá trình giảngdạy từ mới nói riêng và dạy học nói chung để luôn có những giờ lên lớp thu hút học viên Mời bạn thamkhảo thêm các phương pháp dạy từ mới khác dưới đây

Giải thích nghĩa từ mới theo cách nào?

Có rất nhiều phương pháp giải thích nghĩa từ mới hiệu quả nhưng bài viết này chỉ xin nêu ra một số phương pháp giải nghĩa từ mang lại cơ hội nghe – nói cho học viên.

Hầu hết giáo viên đều đưa ra một từ tiếng Việt tương ứng để giải thích nghĩa của một từ mới trong tiếng Anh (đây có thể gọi là phương pháp

“translation”) Tuy nhiên, phương pháp này được xem là kém hiệu quả vàkhông tạo ra nhiều cơ hội nghe nói cho học viên trong lớp học vì họ chỉ tiếp thu một cách bị động từ mới qua lời giảng của giáo viên Có rất nhiềuphương pháp giải thích nghĩa từ mới hiệu quả nhưng bài viết này chỉ xin nêu ra một số phương pháp giải nghĩa từ mang lại cơ hội nghe – nói cho học viên

1 Đưa ra các tình huống ví dụ

Phương pháp này bao gồm việc cung cấp ngữ cảnh để ngữ cảnh hoá nghĩa của từ mới cần dạy

Ví dụ: Một tình huống để dạy 2 từ embarrassed/embarrassing:

o “Marry saw a man at the bus stop His back was turned but she was sure it was her brother, so she tapped him on the shoulder with her umbrella and shouted “Look out! The police are after

you!” The man turned around He was a complete stranger.” (Marry nhìn thấy một người đàn ông ở bến xe buýt Anh ấy đứng quay lưng lại với cô ấy nhưng cô ấy chắc chắn rằng đó là anh trai của cô ấy, vì thế cô ấy đã vỗ nhẹ chiếc ô của cô ấy lên vai anh và reo lên: “Coi chừng nhé! Cảnh sát đang đứng đằng sau bạn!” Người đàn ông quay lại Đó là một người hoàn toàn xa lạ).

“She was terribly embarrassed It was a embarrassing experience.” (Cô ấy rất bối rối Đó là một tình huống lúng túng).

2 Đưa ra những câu ví dụ

Trang 31

Mỗi câu bạn đưa ra là một ví dụ điển hình có sử dụng từ mới cần dạy Dựa vào suy đoán rút ra từ các

ví dụ, học viên có thể đưa ra giả thuyết về nghĩa của từ mới đó - bằng cách dùng phương pháp quy nạp (induction): Quá trình tư duy để đưa ra giả thuyết về nghĩa của từ dựa vào các ví dụ đã cho

Một vài câu ví dụ về từ “fancy”:

o He is really nice, but I don’t fancy him (Anh ấy rất thú vị nhưng tớ không thích anh ta)

o I fancy drinking coffee Don’t you? (Tôi thích uống cà – fê Thế cậu không thích à?)

o Do you fancy your journey? (Cậu hài lòng với chuyến đi của mình chứ?)

Cung cấp cho học viên càng nhiều mẫu câu sử dụng từ mới cần dạy càng tốt vì như vậy học viên sẽ có

đủ căn cứ cho các suy đoán của mình và đủ tự tin để đưa ra câu trả lời

3 Phương pháp sử dụng từ đồng nghĩa (synonym), từ trái nghĩa (antonym) và từ bao nghĩa (superordinate term)

Ví dụ:

o “fancy” có nghĩa là “like” (synonym)

o “like” mang nghĩa đối lập với từ “hate” (antonym)

o “herring” là một loại “fish” (superordinate term)

Phương pháp này cực kỳ hữu ích khi áp dụng để giải thích từ mới trong văn bản

4 Đưa ra định nghĩa bằng Tiếng Anh

Trong từ điển, các từ thường được định nghĩa bằng các từ đồng nghĩa (synonym) và có các ví dụ cụ thể minh họa Vì vậy, áp dụng cách này, bạn còn giúp học viên biết không chỉ nghĩa của từ mới mà còn biết thêm cả các từ đồng nghĩa với nó và hoàn cảnh sử dụng của từng từ

Ví dụ: modern /’modən/ (adj): new, up-to-date

o There is a modern rail system to take passengers to and from the city (Thành phố này có một hệ thống tàu điện mới hiện đại)

o In Japanese car factories they have all the most modern machinery (Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản luôn áp dụng những máy móc hiện đại nhất trong nhà máy của mình)

o A sophisticated modern air-defence system can be very expensive (Một hệ thống phòng không tinh

vi hiện đại có thể tiêu tốn rất nhiều tiền của)

Trên đây là một vài phương pháp giải nghĩa từ mới điển hình nhưng khi áp dụng thực tế, bạn nên sử dụng “chuỗi phương pháp” – tình huống, ví dụ, từ đồng nghĩa, v.v trong việc giới thiệu từ mới để giúp học viên học từ mới hào hứng và dễ dàng hơn Hy vọng rằng những phương pháp này sẽ là nguồn trợ

Trang 32

giúp lớn đối với bạn trong việc giải thích nghĩa của từ nói riêng và trong việc giảng dạy từ mới nói chung Chúc bạn có những giờ dạy thành công!

7 bước cơ bản dạy từ mới

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các học viên dù đã được học 1 từ hay cụm từ khó trong tiếng Anh rất nhiều lần mà vẫn không thể sử dụng từ đó trong giao tiếp? Dù cho số lượng từ mà các học viên biết là rất nhiều nhưng số từ mà họ thực sự sử dụng trong giao tiếp lại rất ít ỏi

Sau đây là bảy bước giúp các giáo viên dạy từ vựng một cách hiệu quả:

Bước 1

Để học viên được nghe cách phát âm của từ đó trong những đoạn hội thoại thực tế Cho học viên nghe

ít nhất là 3 đoạn hội thoại khác nhau để họ có thể đoán được nghĩa của từ trong những tình huống cụ thể

Bước 2

Để học viên có thời gian làm việc với những từ hay cụm từ mới đó trong một bối cảnh ngôn ngữ nhất định Thông qua đó, một lần nữa, họ có thể rút ra được ý nghĩa và chức năng hay cách sử dụng của từhoặc cụm từ mới Tiếp theo, hãy yêu cầu họ trao đổi hoặc thảo luận theo nhóm hoặc theo cặp

Bước 3

Tiến hành cho lớp thảo luận về ý nghĩa cũng như cách sử dụng của từ mới, trong bước này tất cả mọi học viên đều có thể tham gia đóng góp ý kiến trước lớp Sau khi thảo luận, giáo viên sẽ đưa ra một khái niệm chung, cơ bản về từ mới đó

Ngày đăng: 12/07/2014, 23:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình hoạt động khác nhau sao cho phù hợp với trình độ của học viên. Bạn có thể lựa chọn các trang  web về công ty có liên quan đến công việc của các sinh viên, từ đó đưa ra hình thức thực hành từ  vựng cần thiết - Chan ly cuoc CẨM NANG_ Phương pháp giảng dạy tiếng Anh..doct.pps
Hình ho ạt động khác nhau sao cho phù hợp với trình độ của học viên. Bạn có thể lựa chọn các trang web về công ty có liên quan đến công việc của các sinh viên, từ đó đưa ra hình thức thực hành từ vựng cần thiết (Trang 23)
Cách 1: Hình thức kiểm tra trắc nghiệm (Multiple Choice Questions) - Chan ly cuoc CẨM NANG_ Phương pháp giảng dạy tiếng Anh..doct.pps
ch 1: Hình thức kiểm tra trắc nghiệm (Multiple Choice Questions) (Trang 37)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w