0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Hệ thống biểu tượng trong thơ Tày từ 1945 đến nay

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN: THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 103 -123 )

Chúng tôi lựa chọn những gương mặt tiêu biểu cho từng giai đoạn phát triển của thơ ca dân tộc Tày để khảo sát nhưng tập trung kỹ hơn vào thơ ca Tày đương đại, với mục đích là thấy rõ hơn sự biến chuyển của biểu tượng trong giai đoạn hiện tại. Tính từ tập thơ đầu tiên của Nông Quốc Chấn ra đời năm 1948, thơ ca Tày hiện đại đến nay đã có hơn 60 năm phát triển. Đó là khoảng thời gian tương đối dài cho những tìm tòi và khẳng định. Điều quan trọng làm nên giá trị cho những sáng tác đó chính là bên cạnh ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, còn là sự cách tân, tìm tòi, đổi mới theo yêu cầu hiện đại hóa; từ đó làm nên diện mạo riêng cho thơ ca dân tộc Tày.

Biểu tượng thuộc về cả nội dung và hình thức, khi biểu tượng thể hiện những ý nghĩa nào đó thì thuộc về nội dung thể hiện; nhưng ý đồ chủ quan của nhà thơ khi sử dụng biểu tượng nhằm diễn đạt những ý nghĩa tiềm ẩn lại đem lại những hiệu quả thẩm mĩ cho sáng tác. Bên cạnh việc tìm ra những tầng nghĩa biểu đạt của biểu tượng, chúng tôi còn tập trung nghiên cứu cách xây dựng biểu tượng trong tác phẩm. Vẫn là những biểu tượng trong tâm thức dân gian như mẹ Hoa, đàn tính, lúa, ngựa, nhưng cách mà mỗi nhà thơ sử dụng nó trong tác phẩm của mình lại mang đến những kiến giải thú vị.

3.3.2.1. Biểu tƣợng Mẹ Hoa

Mẹ Hoa (các cách gọi khác nhau của mẹ Hoa: mẻ Va - mẻ Bjooc - mé Hoa - mẻ Mụ) trong quan niệm của người Tày là vị thần bản mệnh, chăm sóc thế giới tinh thần

cho con người. Mẹ Hoa có quyền ban phát hoa để sinh ra con trai, con gái. Khi các cặp vợ chồng lấy nhau lâu ngày mà chưa có con, họ làm lễ cầu xin mẹ Hoa ban cho con cái, gọi là lễ cầu hoa. Mỗi gia đình người Tày đều lập bàn thờ mẹ Hoa với rất nhiều nghi lễ liên quan tương ứng với từng giai đoạn đời người. Trải qua một thời gian dài, đến nay tục thờ mẹ Hoa vẫn được người Tày duy trì và mẹ Hoa đã trở thành một biểu tượng mang những ý nghĩa thiêng liêng trong đời sống tinh thần dân tộc Tày.

Với dân tộc Tày từ thời kỳ khởi nguyên đến nay, tục thờ mẹ Hoa luôn là một nghi lễ quan trọng. Nó bắt nguồn từ truyền thống coi trọng mẹ sinh sản, tôn trọng mẹ sinh sản. Người Tày cho rằng, mẹ Hoa ở trên trời mới là mẹ đẻ còn mẹ ở trần gian chỉ là người thừa lệnh mẹ Hoa sinh ra những đứa con. Trên bàn thờ của người Tày, bát hương thờ Mẻ Bjoóc (mẹ Hoa) được đặt ngang hàng với bát hương thờ cúng tổ tiên. Từ xa xưa, người Tày quan niệm “con trai con gái hoa trái của mường”. Gia đình đông con hay ít con người ta đều cho là do mẹ Hoa ở mường trên (trên trời) chưa biết đến hoặc chưa kịp ban phúc lành cho gia đình, hoặc do mẹ Hoa giận nên không chia con cho mình. Gia tài của mẹ Hoa là Một vƣờn hoa vàng sinh

ra con trai và một vƣờn hoa bạc sinh ra con gái. Mọi cuộc đời, số phận đều tùy mẹ

Hoa định đoạt: Mẻ Bjoóc păn nà mẻ va păn hẩu (Mẹ Hoa sinh ra mẹ Hoa đặt lại). Sang đến thời kỳ hiện đại, tín ngưỡng thờ mẹ Hoa vẫn giữ được những nét đặc sắc riêng, tuy nhiên mức độ đậm nhạt lại có sự khác biệt tương đối lớn tùy từng nơi, từng gia đình. Theo khảo sát của chúng tôi, các gia đình người Tày ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn vẫn còn lưu giữ tục thờ mẹ Hoa tuy các nghi thức có giản tiện hơn trước. Nơi còn lưu giữ đậm nhất tục thờ này là Cao Bằng. Hầu hết những gia đình người Tày Cao Bằng vẫn giữ bàn thờ mẹ Hoa trong nhà như một nơi gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng tuyệt đối vào vị thần sản sinh và cai quản muôn loài. Y Phương từng nói, “Đối với người Tày, phép thiêng đó là nước mắt của người mẹ. Nước mắt ấy làm cho những đứa con vô tình hay cố ý phạm tội sẽ tự đục, bào, giằng, xé, trong ruột gan của họ… Từ xưa, người Tày đã có tín ngưỡng thờ mẹ. Nó bắt nguồn từ truyền thống kính trọng người sinh ra mình. Một số nơi họ lập đền thờ Nàng Trăng là hình ảnh biểu tượng của người mẹ. Bất cứ cái gì quý nhất người Tày đều gọi bằng mẹ. Mẹ Nước, Mẹ Gạo, Mẹ Chữ, Mẹ Hoa, Mẹ Trăng… Nhưng tiền bạc không bao giờ được

gọi là mẹ. Người Tày gọi tiền bạc bằng một cái tên đầy miệt thị: đất cỏ. (Ngần zèn tang tôm nhả/ tha nả tảy xiên kim: tiền bạc như đất cỏ/mặt mũi tựa ngàn vàng)” [53].

Trong truyện thơ dân tộc Tày, hình ảnh mẹ Hoa luôn ngự trị mọi nơi và trở thành điểm tựa tinh thần không thể thiếu: Bóng dƣơng đà gác núi vấn vƣơng/ Nàng có chiếc khăn vàng Tây Hán... Khăn lọt vào cửa cung Thánh Mẫu (Hoa Vương Thánh Mẫu chính là Mẹ Hoa)/ Chƣ tiên mƣời hai lầu mới lui/ Bàn cờ thánh mẫu vừa cất đoạn... (Lƣu Đài - Hán Xuân). Trong dân ca Tày, mẹ Hoa xuất hiện với những sắc thái phong phú và đa dạng hơn, đậm đặc nhất là trong những bài dân ca đám cưới và trách móc. Theo tín ngưỡng dân gian Tày, khi mẹ Hoa chưa ban hoa thì phải làm lễ cầu hoa, mong đấng chí tôn vô thượng là mẹ Hoa ban hạnh phúc.

...Mẻ Va công ngày đêm phù hộ Mới thành ngƣời thông giỏi nết na Ngày nay đƣợc lập nhà vui vẻ Không quên ơn của mẹ ngày sinh Mời mẹ xuống nhận công, con cái Để con rể bái lạy lên bàn

Mời mẹ xuống trên giƣờng yến tiệc

(Dân ca đám cưới Tày - Nùng)

Bài ca nói rất rõ về hành trình cầu khấn mẹ Hoa ban cho con cái, ban cho phúc lộc, che chở cho con người giai đoạn ấu thơ và sự ghi nhớ công lao trời biển ấy trong tâm hồn mỗi người con dân tộc Tày. Đây có thể xem như một cách mô tả sinh động, tươi tắn về tục lệ thờ cúng mẹ Hoa trong tín ngưỡng dân gian. Ý nghĩa này được bảo lưu nhiều nhất trong thơ ca Tày hiện đại. Dương Thuấn nói về tục lệ cầu khấn mẹ Hoa ban hạnh phúc:

Chọn ngày rằm tháng giêng Vƣợt núi đi mƣợn thầy mo Thầy nói phải bắc cầu Hoa

Cầu khấn Mẹ Hoa cho cây sai quả…

Trong quá trình con người sinh sống, làm ăn, mỗi khi gặp trắc trở trong cuộc sống, họ lại nghĩ đến mẹ Hoa, cho rằng đó là người có thể thay đổi số phận. Người

Tày đôi khi tìm đến với mẹ Hoa để than vãn, xót xa cho cuộc sống vất vả của mình (phổ biến trong Bài hát trách móc - dân ca Tày). Đây cũng là nét giống với quan niệm dân gian: mẹ Hoa cho đầu thai vào nhà giàu thì hưởng sung sướng, hạnh phúc; ngược lại nếu “sinh ra lạc chốn” thì chịu cảnh khổ cực: Bà Mụ ba mƣơi nƣớc Mẹ Hoa/ Mẹ cho con sinh ra lạc chốn/ Cửa nhà tới khốn đốn chẳng thành/ Sinh xuống

trần làm dân than vãn. Hỡi em! hoặc: Bụt bà đẻ sao thành lắm nỗi/ Sinh ra có lắm

tội thảm thƣơng... Nông Quốc Chấn cũng nói tới quyền năng vô hạn của Mẻ Bjoóc:

Chút hƣơng xam Mẻ Bjoóc kỷ cằm Mẻ Bjoóc cạ; Mỉnh khoăn định giá (Đốt hƣơng hỏi Mẹ Hoa mấy lời

Mẹ Hoa bảo: số phận đã đƣợc định rồi).

(Truyện thơ Cần Phja Bjoóc - Ngƣời núi hoa) Một điểm thú vị chúng tôi nhận thấy trong quá trình khảo sát biểu tượng mẹ Hoa là người Tày thường dùng rất nhiều những từ “hoa” để chỉ các sự vật mang tính chất tốt đẹp, nhiều nhất phải kể đến: giường hoa, chiếu hoa, cơi hoa, chén hoa…

- Bƣớc chân tới giường hoa định nghỉ Lại chắp tay thƣa lại cả nhà

Khắp giƣờng ngồi chiếu hoa uống rƣợu…

- Ấm đẹp, cùng chén hoa đựng nƣớc

Thết đãi chúng tôi đƣợc uống nhờ. - Têm trầu đặt cơi hoa đầy đủ Đem lên mời tận chỗ, khách xa.

Biểu tượng mẹ Hoa trong sáng tác dân gian, cụ thể là qua dân ca và truyện thơ Tày, chúng tôi nhận thấy đây vẫn là một vị thần có quyền năng vô hạn. Mẹ Hoa không chỉ có vai trò ban phát con cái, hạnh phúc cho con người từ khi sinh ra mà còn có thể thay đổi cuộc sống con người bất cứ khi nào. Đấng chí tôn vô thượng ấy có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống thực tại của con người như một sự che chở, nơi trú ngụ an toàn và chính cái sức mạnh của niềm tin thần thánh ấy đã khiến con người có thêm những hi vọng trong cuộc sống. Khảo sát các sáng tác dân gian Tày có thể thấy biểu tượng mẹ Hoa vẫn mang một ý nghĩa lớn lao, là biểu tượng của niềm tin, của

quyền năng thần thánh, của sức mạnh tín ngưỡng dân gian có khả năng nâng đỡ cả một dân tộc, cộng đồng trong suốt những chặng đường phát triển. Xem xét trong mạch tiếp thu biến đổi biểu tượng mẹ Hoa từ tín ngưỡng dân gian Tày đến thơ ca hiện đại, chúng tôi muốn phác họa một cách rõ ràng hơn về chặng đường biến đổi (phát triển/tàn lụi…) của biểu tượng mẹ Hoa và lý giải sự chuyển biến (nếu có) của một biểu tượng đã ăn sâu vào tâm thức của cả một cộng đồng.

Ở những khúc ca đầu của trường ca Chín tháng, Y Phương dành nói về sự mang nặng đẻ đau của người mẹ. Khi đứa bé chào đời, mẹ Hoa xuất hiện:

Mẹ Hoa cƣỡi hạc trắng Đỗ xuống mạn bờ sông Dàn nhạc khèn tấu lên Cờ phƣớn tung bay đón…

Cách gọi những thần linh có quyền năng tối cao trong đời sống con người bằng những từ quen thuộc dành cho những người thân trong gia đình. Mẹ Hoa xuất hiện sóng đôi với hình ảnh Bố Trời trong nghi lễ: Khi ấy/ Bố Trời cƣời khà khà/

Khẽ nhay nháy Mẹ Hoa/ Mẹ Hoa cầm quạt phất… Tục lệ có từ xa xưa của người

Tày được tái hiện, đứa bé chào đời phải làm lễ tạ mẹ Hoa, cầu khấn che chở. Vẫn vai trò bảo trợ cho cuộc sống của trẻ con, mẹ Hoa có mặt trong quá trình nuôi nấng, dạy bảo những đứa trẻ trưởng thành.

Tục thờ mẹ Hoa có lẽ cũng có sự ảnh hưởng phần nào từ tục lệ của người Choang và liên quan mật thiết đến tục thờ Mẫu của tín ngưỡng dân gian người Việt. Người Tày cũng có một truyền thuyết tương tự như người Kinh khi nói đến đạo thờ cha mẹ, đó là Pú lƣơng quân của vùng Cao Bằng. Truyền thuyết kể về hai vợ chồng khổng lồ Báo Luông - Trai to và Sao Cải - Gái lớn là những người đầu tiên làm nghề nông. Hình tượng Sao Cải - nữ thần nông nghiệp giống vai trò của mẹ Âu Cơ vùng đồng bằng Bắc Bộ và Po Nagar (người Chăm) vùng Nam Trung Bộ. Trong sáng tác của Y Phương, mẹ Hoa xuất hiện với những hành động giản dị: mẹ Hoa cười, mẹ Hoa nói chuyện… nhưng quan trọng nhất là: Bố Trời nói/ Con là hoa của

đất/ Mẹ Hoa nói/ Hãy để ngƣời đặt tên... Ở đây, mẹ Hoa trao lại quyền năng cho

việc đặt tên, giải vía khi ốm đau, hạnh phúc hay bất hạnh của đứa trẻ…). Nhưng người mẹ đẻ đã được mẹ Hoa trao lại quyền năng ấy một cách trực tiếp. Nó không còn là sự gián tiếp đề cao mà là trực tiếp khẳng định sự quan trọng của người Mẹ bằng xương bằng thịt.

Qua sáng tác các nhà thơ dân tộc Tày, ý thức hướng về nguồn cội được thể hiện rất rõ. Biểu tượng mẹ Hoa xuất hiện như là một sự trở về nguồn, tìm về lưu giữ bản sắc dân tộc Tày quê mình với niềm tự hào, trân trọng và đề cao. Tuy nhiên, cái tính chất ứng biến linh hoạt của văn hóa cũng được thể hiện song hành. Biểu tượng mẹ Hoa vẫn mang ý nghĩa vốn có trong tín ngưỡng dân gian, tuy nhiên sắc thái thể hiện đã khác đi tương đối nhiều. Mẹ Hoa vẫn là một vị thần có sức mạnh vô song, khiến người Tày ngưỡng mộ, thần thánh nhưng lại đi vào cuộc sống thực tại một cách hồn nhiên, dung dị. Biểu tượng mẹ Hoa từ những sáng tác dân gian vẫn mang một ý nghĩa đồng nhất với tín ngưỡng dân gian Tày. Đó là sự trân trọng, đề cao đến mức sùng bái người mẹ sản sinh ra muôn loài. Biểu tượng mẹ Hoa trong thơ Tày thời kỳ hiện đại (tiêu biểu nhất qua sáng tác của Y Phương) vẫn rất đậm nét nhưng sắc thái phần nào khác đi. Biểu tượng mẹ Hoa vừa già cỗi vừa tươi mới, vừa thiêng liêng lại vừa gần gũi. Điều đó chứng tỏ rằng, biểu tượng mang những tố chất biến đổi linh hoạt theo sự phát triển của đời sống tinh thần con người. Biểu tượng Mẹ đôi lúc có xu hướng “lấn lướt” vai trò của biểu tượng mẹ Hoa, một lý do cũng khá quan trọng để lý giải đó không chỉ là sự đề cao tính nữ, mà biểu tượng người mẹ đã đi sâu vào tâm thức mỗi người Việt Nam, mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng và là một phần không thể không nhắc đến của bản sắc văn hóa dân tộc.

3.3.2.2. Biểu tƣợng lúa

Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng đã gắn bó với con người trong suốt lịch sử hình thành và phát triển. Nhắc đến cây lúa khiến chúng ta hình dung đến những người nông dân lam lũ. Cây mạ, hạt thóc, hạt gạo, hạt cơm… đều là hiện thân của lúa. Lúa trong đời sống người Tày nói riêng và đời sống người Việt Nam nói chung là nguồn lương thực; làm chất đốt, làm mái nhà tranh (rơm, rạ). Ngoài ra cây lúa còn mang ý nghĩa thẩm mỹ, là nguồn cảm hứng trong các sáng tác nghệ thuật.

Biểu tượng lúa có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa người Tày. Cũng với biểu tượng này chúng ta nhận ra mối quan hệ mật thiết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam: đó là sự sùng bái hồn lúa, tinh lúa. Người Tày có hai Tết cổ truyền gắn với lúa. Tết Đoan ngọ (ngày 5/5, còn gọi là Tết diệt trừ sâu bọ). Ngoài việc làm bánh, rượu nếp, hoa quả, hái thuốc để tắm; những người trông nom nhà thần nông làm cơm cúng thần rồi sau đó nhổ một nắm mạ ra đồng cấy vài khóm lúa để mở đầu cho vụ cấy của làng. Ở Na Rì (Bắc Kạn), người ta cúng thần vào ngày Thìn tháng 4 rồi sau đó dân làng mới được cấy lúa, vì quan niệm ngày tốt trồng lúa là ngày Thìn, trồng bông là ngày Dậu (Thìn khấu, dậu phái). Tết mồng 10 tháng 10 (Tết trùng thập) khi thu hoạch xong, kết thúc vụ mùa vất vả người Tày thường làm bánh ăn mừng thóc lúa đã về nhà. Theo truyện cổ Tày thì ngày trước lúa chín sẽ tự lăn về nhà, do cô con dâu lười không chuẩn bị chỗ cho lúa ở và còn chửi đánh nên sau đó lúa giận, con người phải tự đi gánh lúa về nhà (điều này tương tự như truyền thuyết của một số dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn Tây Nguyên).

Người Tày đã biết canh tác lúa nước từ rất sớm, họ là chủ nhân của nền văn minh lúa nước Bắc Sơn. Lễ cúng tắm rửa lá lúa được coi như một nghi lễ quan trọng. Hoa Kim Cang Kim Quý của người Tày chính là bông lúa - loài hoa đẹp nhất theo quan niệm người Tày từ xa xưa. Người Tày thường đặt cây lúa trong bông hoa 8 cánh, người ngu ăn bông lúa nhọn hai đầu sẽ vô ích, người khôn ăn sẽ thông minh, có trí tuệ. Nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu (dân tộc Kinh) viết:

Ven sông Cầu cất nhà, ta ở

Trong bão bùng nghe sóng nƣớc ngân vang Bờ phù sa óng nâu bờ mật

Bông lúa vàng - Kim Quý Kim Cang.

Trong các sáng tác dân gian như tục ngữ, truyện thơ, dân ca… của người Tày, biểu tượng lúa xuất hiện đặc biệt nhiều và cũng mang ý nghĩa biểu đạt phong phú. Lúa là hình ảnh thực của cuộc sống lao động: lúa/ mạ trong Bốn chàng trai (hay còn gọi là truyện Cẩu Khây), Chàng Xuân Lan, Hai Khôi…; truyện thơ Tam Mậu Ngọ:

Suốt ba năm nạn lửa cứ thiêu/ Gia tài, ngô lúa đều cháy vụn /- Lúa ngô lại xanh

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN: THƠ DÂN TỘC TÀY TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 103 -123 )

×