Biểu tượng thơ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay (Trang 100 - 103)

Lịch sử dân tộc bắt đầu từ sự hình thành một nền văn hóa nhưng không phải nền văn hóa nào cũng mang đậm bản sắc dân tộc. Nhà nhân chủng học người Pháp

Claude Lévi Strauss cho rằng: “Người ta không thể quyết định đi về đâu nếu trước tiên người ta không biết mình từ đâu đến” [45, tr.282]. Đóng góp của một người nghệ sĩ không phải là sự mô tả văn hóa dân tộc, điều quan trọng là họ phải đứng từ trong lòng văn hóa dân tộc mình để vươn cao, đi xa tới những nhận thức mới. Nghiên cứu mỗi nền văn hóa cần coi trọng việc nghiên cứu biểu tượng bởi biểu tượng là “đơn vị cơ bản” của văn hóa và văn hóa là một tập hợp hệ thống các biểu tượng.

Có rất nhiều cách định nghĩa biểu tượng, theo Từ điển tiếng Việt: Biểu tượng là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”[70, tr.67]. Biểu tượng là một sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi, biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một quy ước, kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được; Đoàn Văn Chúc cho rằng, biểu tượng là “vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác” [22, tr.67]. Theo Từ điển biểu tƣợng văn

hóa thế giới, biểu tượng “làm phát lộ những bí ẩn của vô thức, của hành động, khai

mở trí tuệ về cái chưa biết và cái vô tận” [19, tr.VIII]. Biểu tượng mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận biết. Nhắc đến biểu tượng ấy, người ta sẽ nghĩ đến dân tộc ấy, miền đất ấy, vùng văn hóa ấy và ngược lại. Như khi nói tới văn hóa Việt Nam không thể quên chùa Một Cột, Văn Miếu, tà áo dài, hoa sen, cơi trầu, chiếc bánh chưng… Biểu tượng bao giờ cũng gắn với văn hóa tộc người và vùng đất bởi quá trình biểu tượng hóa (quá trình liên tưởng so sánh giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt) bị sự chi phối của môi trường tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Vai trò của biểu tượng trong đời sống tinh thần mỗi con người là vô cùng quan trọng. Biểu tượng “khiến đứa trẻ và con người cảm thấy mình không phải là sinh linh đơn độc và lạc loài trong cái tập hợp rộng lớn xung quanh” hay “Biểu tượng diễn đạt một thực tại đáp ứng nhiều nhu cầu về nhận thức, về tình yêu thương và về sự bình an”[19, tr.587], bởi “cưỡng lại các biểu tượng là tự cắt què đi một phần của chính mình, làm nghèo đi toàn bộ tự nhiên; và dưới cái cơ chế là hiện thực chủ nghĩa, chạy trốn lời gọi mời xác thực nhất vào một cuộc sống hoàn chỉnh.

Một thế giới không có biểu tượng thì sẽ ngạt thở: nó sẽ tức thì giết chết đời sống tinh thần của con người” [29].

Khi khảo sát tác phẩm thơ ca, tìm hiểu ý nghĩa của những biểu tượng là công việc quan trọng. Nó giúp nhận rõ hơn cái thông điệp được gửi gắm, giúp khám phá ra cái thế giới tinh thần ngầm ẩn bên trong, những trầm tích văn hóa... Khác với biểu tượng văn hóa, theo Hegel, biểu tượng thơ có thể chiếm hữu được tất cả toàn bộ hiện tượng thực tế, hòa tan vào nội cảm và bản chất của sự vật để tạo nên một tổng thể không chia cắt được. Như cách nói của Jean Chevalier: “Nói chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” [19, tr.XIV]. Tuy nhiên, biểu tượng thơ không trùng khít với biểu tượng văn hóa mà được cấu tạo lại thông qua tín hiệu nghệ thuật, chính là ngôn từ. Lúc này, ở trong một văn bản ngôn từ/ một tác phẩm thơ, biểu tượng văn hóa sẽ đóng vai trò là “mẫu gốc” để từ đó làm phong phú hơn các ý nghĩa cho biểu tượng thơ - ý nghĩa đặc trưng của biểu tượng văn hóa được lưu giữ và ý nghĩa phái sinh sau khi được tri nhận.

Chúng tôi lựa chọn khảo sát biểu tượng trong thơ ca Tày hiện đại nhằm mục đích tìm ra mối liên hệ giữa ý nghĩa của những biểu tượng văn hóa đã tồn tại trong tâm thức người Tày và ý nghĩa bảo lưu/ biến đổi trong các tác phẩm thơ hiện đại.

Người Tày có một nền văn hóa tín ngưỡng sâu đậm ngay từ thời kỳ khởi nguyên, tiếp tục phát triển theo những xu hướng động cho đến hiện tại. Hệ thống biểu tượng của văn hóa Tày vô cùng phong phú. Nguồn gốc hệ thống biểu tượng dân tộc Tày được hình thành từ bốn nguyên nhân chủ yếu sau: xuất phát từ các phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian xa xưa (Mẹ Hoa, Nàng Hai, bếp lửa, hoa Phặc

Phiền…); những biểu tượng xuất phát từ trong các sáng tác dân gian cũng như các tác

phẩm thành văn nổi tiếng (Tài Ngào, Ngƣu Lang - Chức Nữ, Tƣ Mã - Văn Quân, Bá Nha - Tử Kỳ…); biểu tượng xuất phát từ đời sống văn hóa tinh thần (cây đàn tính, hát then, chiếc khăn, chiếc cầu…); biểu tượng bắt nguồn từ những hình ảnh gắn bó với cuộc sống hàng ngày (đá, cây lúa, con ngựa, áo chàm, ngọn đèn…). Bên cạnh đó có những biểu tượng giống và nhiều nét tương đồng với các dân tộc khác và dân tộc Kinh như núi - sông, cây đa - bến nƣớc - sân đình, cá - nƣớc, bƣớm - hoa

Việc khảo sát các thể loại văn học dân gian Tàykhá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm, cho thấy một điểm độc đáo là các biểu tượng đã gắn bó với đời sống dân tộc Tày đều xuất hiện đậm đặc trong sáng tác dân gian. Nó không có sự trái ngược nhau, phủ định nhau về ý nghĩa biểu đạt. Đặc biệt trong dân ca Tày, thể loại tiêu biểu của sáng tác dân gian, những biểu tượng/ cặp biểu tượng xuất hiện với tần số cao. Trong một “kho tàng” đồ sộ và phong phú các biểu tượng văn hóa của dân tộc Tày như thế, chúng tôi chọn ra một số biểu tượng tiêu biểu: Mẹ Hoa,

lúa, đàn tính, ngựa. Khảo sát quá trình phát triển và biến đổi của những biểu tượng

đó trong thơ ca Tày thời kỳ hiện đại để từ đó thấy được sự tiếp thu và kế thừa văn hóa như thế nào trước sự “xâm lăng” của văn minh hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)