Cách mạng tháng Tám là mốc son không chỉ trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn mở ra chặng đường mới cho văn học nước nhà. Thơ ca bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ. Lớp nhà thơ trưởng thành từ Cách mạng tháng Tám cùng với các nhà thơ của phong trào Thơ mới tạo thành một lực lượng sáng tác hùng hậu, ôm chứa những nguồn đề tài phong phú của hiện thực cuộc sống và cuộc đấu tranh cách mạng suốt ba mươi năm. Đến 1975, khi hòa bình lập lại ở cả hai miền Nam Bắc, Tổ quốc thống nhất trọn vẹn, một bước ngoặt mới nữa lại được mở ra. Văn học lúc này cũng vận động trong không khí và điều kiện xã hội mới, có thể thấy “dân chủ hóa, tinh thần nhân bản là cảm hứng bao trùm, phát triển đa dạng và phức tạp” [48, tr.367] trong văn học sau 1975.
Từ 1945 đến nay, hai chặng đường phát triển của văn học Việt Nam cũng như văn học dân tộc thiểu số, văn học dân tộc Tày nói riêng có nhiều điểm khác biệt trong cảm hứng. Từ 1945 đến 1975, thơ dân tộc Tày (cũng như thơ dân tộc thiểu số) hình thành và phát triển trên cái nền của hiện thực nhiều biến động - đó là cuộc kháng chiến của dân tộc, cùng với đó là sự quan sát học hỏi từ một nền thơ nhiều thành tựu (trong tương quan với thơ của các tác giả miền xuôi). Bởi thế, nó vận động theo lý tưởng thẩm mỹ của thơ miền xuôi, và sự đi sau/đi chậm hơn đôi chút là điều hợp lý. Giai đoạn này, cũng như thơ của các tác giả người Kinh, thơ dân tộc Tày cũng khai thác những con người lý tưởng của xã hội mà tiêu biểu nhất, kết tinh trọn vẹn nhất là hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ”. Các nhà thơ dân tộc thiểu số cũng như những nhà thơ dân tộc Kinh thời kỳ này có một cơ sở, một xuất phát điểm chung cho những sáng tạo nghệ thuật - đó là lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ thấy đi theo cách mạng là đổi đời, là tái sinh. Những tình cảm trong thơ đến một cách tự nhiên và thể hiện bộc trực, chân thành. Thơ Nông Quốc Chấn (Tày), Bàn Tài Đoàn (Dao), Cầm Biêu, Hoàng Nó, Lương
Quy Nhân (Thái), Đinh Sơn (Mường), Mã Thế Vinh (Nùng)... cũng cùng một ý thức về vai trò công dân trong cuộc chiến đấu chung: Kháng chiến bùng lên biệt thủ đô/ Lên đƣờng dẻo bƣớc khóac ba lô/ Mang theo ý chí ngƣời dân Việt/ Thà chết
không làm vong quốc nô (Tú Mỡ).
Sự đổi thay trong nhận thức của các nhà thơ thời kỳ này mang tính chất nội tại. Nếu như các tác giả miền xuôi với một lực lượng đông đảo như: Hữu Loan, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Minh Huệ... là lớp nhà thơ “do cách mạng mà có, từ cách mạng mà ra, vì cách mạng mà làm” [48, tr.151] thì các tác giả dân tộc thiểu số cũng góp sức một lực lượng tuy không thật hùng hậu nhưng sự trưởng thành và bứt phá cũng từ những năm tháng chiến đấu gian khổ mà nên. Lúc này, cảm hứng chính trong sáng tác cũng chính là nguồn cảm hứng từ tâm hồn, tình cảm mỗi nhà thơ. Đó là cái say sƣa, dạt dào khi có ánh sáng Đảng soi đƣờng, cái bừng bừng khí thế của những ngày ra trận, cái căm thù đến tận xƣơng tủy với bè lũ xâm lăng. Thơ dân tộc Tày trước năm 1945 cũng có những tác phẩm đáng chú ý. Nông Quốc Chấn với Mƣa gió (1942), Khóc đồng chí (1944) nhưng đến sau Cách mạng tháng Tám với Việt Bắc đánh giặc và Khâu áo (1948), Dọn về làng
(1950) mới thực sự ghi dấu ấn đậm nét. Bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn, được các nhà nghiên cứu trong cuốn 40 năm văn hóa, nghệ thuật các dân tộc thiểu
số Việt Nam 1945 - 1985 đánh giá “xứng đáng ngang hàng những bài thơ xuất sắc
trong nền thơ Việt Nam kháng chiến” [1, tr.210]. Thời kỳ này còn có thể kể đến Nông Minh Châu nổi tiếng với Đêm Ba Khe, Ngƣời thanh niên giữ Đèo Giàng
(1953), Nông Viết Toại với Pây bộ đội (Đi bộ đội)...
Lớp nhà thơ đầu tiên của thơ ca dân tộc Tày chủ yếu dùng thơ ca như một thứ vũ khí hoạt động cách mạng. Theo Lâm Tiến, “cách mạng, nhân dân và văn hóa dân gian là ba nguồn mạch cảm hứng nuôi dưỡng thơ các dân tộc thiểu số trong những năm tháng của cách mạng” [92, tr.100]. Giai đoạn đầu này, thơ Nông Quốc Chấn diễn tả rất rõ lý tưởng của những người làm cách mạng, cái kiên định của con người trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy: Mặc gió mặc mƣa, chúng ta đừng hoảng hốt/
Ngày mai trời nắng, sông núi sẽ huy hoàng (Mƣa gió). Sau Cách mạng tháng Tám,
sáng Đảng soi đường, sự thức tỉnh của những người giác ngộ cách mạng và cái anh dũng quật cường của con người trong chiến đấu chống giặc. Sự thức nhận về số phận con người, dân tộc: Các anh chị: Tày, Nùng, Kinh, Mèo, Mán…/ Tạm xếp nƣơng chàm, khung dệt, quả còn/ Tạm biệt nhà sàn về ngủ lán/ Giữ Đèo Giàng là
giữ bản thôn (Ngƣời thanh niên giữ Đèo Giàng - Nông Minh Châu).
Tinh thần chiến đấu của những anh hùng được khắc họa một cách giản dị bằng một thứ ngôn ngữ còn thô mộc là điểm dễ thấy trong thơ dân tộc Tày cũng như thơ dân tộc thiểu số thời kỳ này. Nhiều tác giả nặng về những vần thơ kiểu hô hào, tuyên truyền khẩu hiệu:
Trai tráng trong làng chúng bắt phu bắt lính Vợ con ta chúng hãm hiếp nhục hình
… Những ai yêu nƣớc thƣơng nòi
Hãy vững chí bền gan gian khổ không sờn…
(Ở vùng căn cứ - Hoàng Nó, dân tộc Thái)
Quê tôi chƣa phải chỗ thiên đƣờng Còn áo vá vai, ăn bắp nƣơng Lối bƣớc còn gai còn khúc khuỷu
Nhƣng theo Đảng vạch sẽ quang đƣờng.
(Việt Bắc - Tây Nguyên - Nông Quốc Chấn)
Trong khoảng mươi năm tiếp theo, thơ dân tộc Tày ngày càng tái hiện cuộc sống chân thực và sâu sắc hơn. Lực lƣợng sáng tác ngày càng đông đảo, bởi thế mang đến tiếng nói phong phú hơn. Có tiếng nói hướng đến cái sôi nổi của cuộc sống lao động miền Bắc, có tiếng nói ngợi ca những con người xả thân chiến đấu vì thống nhất nước nhà... tất cả hiện lên trong cái dáng vẻ đa dạng như chính hiện thực cuộc sống. Khi miền Nam Bắc cắt chia, đề tài trong thơ cũng vì thế có sự chuyển biến rõ rệt. Các tác giả không chỉ khai thác tinh thần chiến đấu mà tình yêu quê hương đất nước được biểu hiện trên nhiều phương diện: thiên nhiên, con người, lao động... và cả những khoảng lặng khi khắc họa một miền Nam còn đau thương.
Hình ảnh miền Bắc xây dựng cuộc sống mới trong thơ miền xuôi được tái hiện nhiều và hay: Ta đi tới (Tố Hữu), Trên đèo Phia Đén (Hoàng Trung Thông), Xã
Thanh Nga (Xuân Diệu), Họp tổ đêm trăng, Nông trƣờng cà phê (Tế Hanh), Cô thợ dệt (Phạm Hổ)... Cảm xúc chung về một nửa đất nước: Tôi lim dim cặp mắt/ Không
thấy nơi nào không đẹp/ Không giàu (Trần Mai Ninh). Những tác giả của giai đoạn
kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp tục sáng tác như Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại... với ngày càng nhiều tác phẩm có giá trị. Giai đoạn này ghi dấu thêm Triều Ân (Tung còn và suối đàn - in chung với Nông Minh Châu, Nắng
ngàn, Bốn mùa hoa), Bế Dôn, Nông Văn Bút... Do điều kiện tiếp xúc của các tác giả
nhiều hơn nên các đề tài trải rộng từ miền núi đến miền xuôi, thậm chí cả quốc tế. Nông Quốc Chấn ngợi ca cuộc sống Việt Bắc “núi rừng trùng điệp muôn màu cỏ hoa” và tâm tình với những người bạn Tây Nguyên. Chùm thơ Chung một bài ca
gồm 14 bài thơ của ông lại hướng đến ngợi ca mối tình hữu nghị Việt Nam với các nước trên thế giới: Bản tôi là dân cày/ Ngƣời Nùng ngƣời Thổ/ Cách xa Pơragơ muôn ngàn cây số/ Chƣa biết núi sông Tiệp giống đất Việt những gì/ Nhƣng tôi biết
làng chợ bên kia/ Đều cắm cờ màu đỏ (Chào các đồng chí). Triều Ân dùng hình ảnh
tiếng ngựa hý để ẩn dụ cho hoàn cảnh đất nước còn chịu cảnh áp bức, khổ đau:
Tiếng ngựa hí nhƣ tiếng dao/ Để quan lách ruột chạm vào tim ta... đến khi đất nước
được giải phóng: Miền đồng ruộng, miền rẻo cao/ Cầm cờ đỏ, phất ánh sao, rực trời/ Nắng hồng rọi chiếu khắp nơi/ Giờ nghe ngựa hí khác thời năm xƣa.
Hình ảnh chiến đấu của miền Nam không được khai thác nhiều trong thơ dân tộc Tày. Khi các nhà thơ miền xuôi đã rất thành công với Mặt quê hƣơng, Nói
chuyện với sông Hiền Lƣơng (Tế Hanh), Sóng vỗ Cửa Tùng (Lưu Trọng Lư), Lá thƣ
Bến Tre (Tố Hữu)... thì thơ dân tộc Tày (cũng như Mường, Dao, Thái...) chưa thực
sự ghi dấu ấn đậm: Tôi định xin nghỉ phép/ Về thăm quê, thăm nhà/ Nhƣng nghe tin giặc Pháp/ Lại đánh miền Nam ta/ Nửa đêm tôi lại đi/ Tàu chở đầy đồng chí/ Đất
nƣớc lại lâm nguy/ Đƣờng hành quân không nghỉ (Ngƣời Tân Trào - Nông Quốc
Chấn). Các nhà thơ dân tộc Tày dành nhiều ưu ái cho “sự kiện” kết nghĩa giữa Việt Bắc - Tây Nguyên: Nông Quốc Chấn có Việt Bắc - Tây Nguyên, Gửi anh du kích
Krông-nô, Nông Minh Châu có Kết tồng ngày nay, Triều Ân có Gửi Tây Nguyên...
Xiết chặt tay giữ chắc ruộng vƣờn/ Thành đồng nay sờn chi sóng gió/ Bom đạn đâu
thắng nổi trái tim (Hƣớng về miền Tây Nam bộ - Nông Minh Châu).
Giai đoạn những năm 1964-1975, thơ dân tộc Tày từng bước có sự chuyển biến mạnh hơn. Lúc này, thơ miền xuôi nổi bật Lê Anh Xuân với Dáng đứng Việt Nam, Phạm Tiến Duật với Lửa đèn; tình yêu trong những năm tháng chiến tranh mang đến những xúc cảm đẹp đẽ, thiêng liêng với Cuộc chia ly màu đỏ (Nguyễn Mỹ), Bài thơ về hạnh phúc (Dương Hương Ly)... Một số tác giả dân tộc thiểu số cũng thành công với đề tài chống Mĩ (Nghe tiếng dế bản Đông, Nửa đêm nghe tiếng
sấm, Mây khói Trƣờng Sơn... của Vương Anh - Mường; Chiếc khăn, Chở xác máy
bay, Chèo thuyền đƣa tiễn... của Vương Trung - Thái). Thơ dân tộc Tày góp thêm
nhiều tiếng nói hơn thời kỳ trước, Tiếng ca ngƣời Việt Bắc, Đèo gió của Nông Quốc Chấn, Cƣa khửn đông (Muối lên rừng) của Nông Minh Châu, Đét chang nâƣ (Nắng
ban trƣa) của Nông Viết Toại, Nắng ngàn, Bốn mùa hoa… của Triều Ân. Các tác
giả chú trọng việc khắc họa cuộc sống của con người miền núi trong một không khí mới. Hoàng Trung Thu nói về người con gái Tày khi hòa nhập với công việc để nói đến cái thay da đổi thịt nhờ cách mạng: Em mặc áo xanh lam/ Đầu vấn khăn giản
dị/ Cô gái Tày rừng núi/ Đi vào đời công nhân/ Vào mùa xuân hoa nở. Những nhà
thơ “từ quần chúng mà ra” nên thơ họ vừa đậm chất núi rừng mộc mạc, vừa giản dị gần gũi như chính cuộc sống và chiến đấu hàng ngày: Hƣơng chè em theo gió xuân đi/ Hoa chiến thắng nở ngát bay về/ Rạo rực lòng ta hai miền vẫy gọi/ Chiến công
dậy biếc những đồi quê (Buổi sớm trên đồi chè - Ma Trường Nguyên, 1972).
Có thể nói, từ 1945 đến 1975, thơ ca dân tộc thiểu số chủ yếu hướng đến nhân dân và đất nước trong đấu tranh cách mạng nhưng chất trữ tình, mộc mạc, hùng tráng xuyên thấm vào nhau tạo nên sức sống và phong cách độc đáo riêng. Hầu hết những tác phẩm của Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, Triều Ân, Bế Dôn, Hoàng Trung Thu... giai đoạn này chưa có được hình tượng mạnh mẽ trong cách diễn tả kiểu Chế Lan Viên nói về khát vọng: Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt/ Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm/ Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt/ Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?) nhưng thành công nhất là sự khẳng định một cách dõng dạc tiếng nói ngày một
tự tin hơn khi hòa nhập vào cuộc sống, cuộc chiến đấu và cả công cuộc sáng tạo của văn học nƣớc nhà.
Nếu như giai đoạn 1945-1975, thơ Tày có sự tập trung cao, tất cả hướng về cuộc sống và chiến đấu của người miền núi thì sau 1975, sự phân hóa phức tạp dần bộc lộ rõ. Giai đoạn từ 1975 đến nay thơ dân tộc Tày có những chuyển biến mạnh mẽ không chỉ đội ngũ sáng tác mà còn có những phát triển vượt bậc về chất lượng những tác phẩm. Khi còn chiến tranh, dù thơ viết về những vấn đề riêng tư (tình yêu, tình cảm gia đình...) nhưng dường như chủ quan người viết đang đại diện cho cả một dân tộc. Nhưng sau 1975, các mặt khác nhau trong đời sống hiện thực được soi rọi bằng một cái nhìn mới. Nhận thức trong thơ cũng khác đi. Thơ dân tộc thiểu số nói chung và thơ dân tộc Tày nói riêng bắt đầu có sự bứt phá mạnh trên mọi phương diện. Tuy nhiên, nếu như thơ dân tộc Kinh hướng đến cái tôi cá tính, những thể nghiệm táo bạo và không ngần ngại đi vào những mặt hóc hiểm của đời sống thì thơ dân tộc thiểu số vẫn hướng đến cái chung, nhiều tác phẩm vẫn nặng âm hưởng tâm tình... Từ đó, một yêu cầu bức thiết đặt ra là tìm tòi sáng tạo, đổi mới để thơ các tác giả người dân tộc thiểu số nhanh chóng hòa nhập với mặt bằng thơ chung của cả nước. Các tác giả phải tìm được tiếng nói riêng, nâng cao nhận thức và trình độ để dân khắc phục những hạn chế trong sáng tác. Sự đòi hỏi này dẫn đến việc phân hóa đội ngũ một cách gay gắt khi một số tác giả tỏ ra đuối sức và không thể tiếp tục sáng tác. Hội nghị các nhà văn, nhà thơ sáng tác về đề tài miền núi được tổ chức tại Hà Nội (tháng 3 - 1980) đòi hỏi “tác phẩm hay, tác phẩm đặc sắc, tác phẩm có giá trị”. Thơ dân tộc Tày giai đoạn này bắt đầu khởi sắc hơn, với những tên tuổi nổi bật nhưng phải đến sau 1986, thơ dân tộc Tày mới thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ. Các nhà thơ giai đoạn này trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, trong thời kỳ xây dựng hòa bình, cảm hứng sáng tác của họ khác thế hệ đàn anh bởi thế mang đến cho thơ Tày một sự khởi sắc mới, trẻ trung và giàu sức sống hơn. Có thể kể đến Cỏ may, Ở nguồn của Bế Thành Long; Tiếng hát tháng Giêng, Lời chúc, Chín tháng... của Y Phương; Tiếng lá rừng gọi đôi, Câu hát vắt qua vai, Bắc cầu vồng thăm nhau... của Ma Trường Nguyên; Tìm tuổi, Giấc mơ của núi, Đầu nguồn mây trắng... của Mai Liễu; Đi tìm bóng núi, Đi ngƣợc mặt trời, Hát với sông
Năng của Dương Thuấn; Tƣơng tƣ, Núi và hòn đá lẻ của Lương Định; Trăng sáng trên non, Ngọn lửa rừng của Triệu Lam Châu; Trƣớc gƣơng, Lời của lá, Con đƣờng
cho mây đi của Nông Thị Ngọc Hòa... rồi thế hệ trẻ hơn có Dương Khâu Luông với
Gọi bò về chuồng, Dám kha cần ngám điếp, Bản mùa cốm, Co nghịu hƣa cần, Lửa
ấm bản Hon; Tạ Thu Huyền với Đầy vơi; Đinh Thị Mai Lan với Tiếng đàn đêm; Bế
Phương Mai với Bài thơ cho cha; Phạm Văn Vũ với Trong nỗi nhớ màu chàm… Điều đặc biệt của thế hệ thứ hai và thứ ba của thơ dân tộc Tày là họ được học hành bài bản hơn, nhiều tác giả thể hiện cá tính sáng tạo rõ rệt từ rất sớm. Từ những sáng tác đầu tay đã khẳng định được ngòi bút vững vàng Y Phương với Tiếng hát tháng Giêng, Lời chúc, Đàn then, Mai Liễu với Suối làng, Mây vẫn bay về núi, Dương Thuấn với Cƣỡi ngựa đi săn, Đi tìm bóng núi... Sau 1975 cũng là giai đoạn nhiều thành tựu nổi trội của thơ dân tộc thiểu số hiện đại với nhiều tên tuổi khác như Vương Anh (Mường), Vương Trung (Thái), Lò Ngân Sủn (Giáy), Pờ Sảo Mìn (Pa Dí), Lâm Quý (Cao Lan)... Cái khác của thơ dân tộc Tày giai đoạn này là cảm hứng sáng tạo chuyển biến rõ rệt. Vẫn đề tài lớn ấy, tức là con người và cuộc sống miền núi nhưng được khai thác ở nhiều bình diện khác nhau. Cái đáng kể nhất là sự ý thức ngày một sâu sắc về tinh thần dân tộc, bản lĩnh và vị thế dân tộc mình. Từ chỗ chủ yếu ngợi ca ánh sáng của Đảng, công lao Bác Hồ và sự hồn hậu của