3.2.1. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là công cụ trực tiếp của tư duy. Ngôn ngữ sử dụng trong văn học là ngôn ngữ được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn nên ngoài tính nhân dân, ngôn ngữ còn mang dấu ấn chủ quan của nhà văn. Tuy nhiên, dù cùng là ngôn ngữ nghệ thuật nhưng ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi có những đặc trưng khác nhau. Trong thơ, ngôn ngữ có những đòi hỏi khắt khe riêng, hàm súc, gợi tả, giàu nhạc điệu, giàu liên tưởng… Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ đời sống được sử dụng dưới hình thức thơ ca để phản ánh thực tại, phản ánh đời sống bên ngoài chủ thể sáng tạo và đời sống bên ngoài của người nghệ sĩ. Phan Ngọc trong Thơ là gì? có xu hướng giải thích thơ dựa trên cấu trúc ngôn ngữ: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này, tức là đối lập hẳn với ngôn ngữ hàng ngày” [54, tr.18]. Ở văn xuôi tự sự, ngôn ngữ mang tính tạo hình được đề cao, trong khi đó, ngôn ngữ thơ chú trọng tới việc bộc lộ thế giới của cái tôi nội cảm bên trong con người. Ngôn ngữ thơ truyền thống thường sử dụng các biện pháp tu từ khi thể hiện. Đó là lý do để R. Gamzatov khẳng định văn xuôi bay xa hơn nhưng thơ bay cao hơn. Ngôn ngữ là một trong những yếu tố chính để tạo nên điều đó cho thơ. Nhìn chung, cái đẹp và cái trang trọng bao giờ cũng được đề cao trong văn chương nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng. Do đó, ngôn ngữ thơ phải đáp ứng những yêu cầu mang tính chất đặc trưng của thể loại. Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ thơ được đẩy lên bình diện thứ nhất. Ta không chỉ hiểu về đối tượng được miêu tả mà còn thấy được những suy nghĩ, bình giá, những xúc cảm và tâm trạng chủ quan của nhà thơ.
Mỗi dân tộc đều sử dụng thứ ngôn ngữ của riêng mình để sáng tác thơ văn. Một trong những điểm khác biệt của văn học dân tộc thiểu số với văn học miền xuôi đầu tiên phải kể đến là ngôn ngữ. Trước hết, chúng tôi muốn đề cập tới vấn đề sáng tác bằng tiếng dân tộc trong thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay.
Ngày trước dân tộc Tày đã hình thành hệ thống chữ Nôm riêng gọi là Nôm Tày; và cũng theo Triều Ân thì “túi khôn” của người Tày nằm trong các tác phẩm văn học, lịch sử, sách bói, sách thuốc, các bài cúng, các gia huấn... được ghi lại bằng chữ Nôm Tày. Đồng thời, tiếng nói của dân tộc Tày đã phát triển khá cao, hệ thống từ vựng rất phong phú. Tuy nhiên, những tài liệu chữ Nôm Tày gần như bị thất lạc do đó phần nào hạn chế cho sự phát triển liền mạch của tiếng nói, chữ viết Tày. Nguyên nhân của sự thất lạc có thể kể đến: chiến tranh loạn lạc hầu như làm tiêu tán phần lớn sách mà các nhà nghiên cứu có ý định lưu giữ. Thêm vào đó là do phong tục, người Tày (cũng giống người Thái) có thói quen chôn sách theo người chủ sách đã qua đời. Chính bởi vậy sách Nôm Tày đã bị mất đi đáng kể. Số sách hiện được lưu giữ trong các gia đình người Tày ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn… thì đang ở trong tình trạng đầy “nguy hiểm”: trên gác bếp, dưới gầm giường, để mặc cho ẩm mốc và mối mọt. Chữ viết của dân tộc Tày trải qua các giai đoạn: giai đoạn cổ đại không có chữ viết, giai đoạn cận đại có chữ Nôm, giai đoạn hiện đại vừa có chữ Nôm vừa có chữ Latinh. Hiện nay, người Tày phiên âm chữ viết của mình theo tiếng Latinh.
Trong sáng tác của bốn thế hệ nhà thơ Tày, dấu ấn về những sáng tác bằng tiếng dân tộc có những thay đổi trong từng giai đoạn. Giai đoạn đầu là sự học hỏi cách nói, cách viết của người miền xuôi, tuy nhiên vẫn giữ được nét độc đáo của những sáng tác tiếng Tày. Một phần cũng là do họ chưa thành thạo trong việc sử dụng tiếng Việt khi diễn tả cảm xúc. Giai đoạn đầu đi theo cách mạng, Nông Quốc Chấn sáng tác thành công ở cả hai ngôn ngữ. Ông là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc (tác phẩm Mƣời điều kháng chiến), sau đó là những tập thơ tiếng Tày rất thành công: Cần Phja Bjoóc (Ngƣời Núi Hoa), Dám kha
Pác Bó (Bƣớc chân Pác Bó)… Nông Viết Toại với Rại roá vít pây - Điều xấu bỏ
qua (1956), Kin ngay phuối khát - Ăn ngay nói thẳng (1971), Đét chang nâƣ - Nắng ban trƣa (1976) và sau này là Ngoảc đếnh - Ngoảnh lại nhìn (2006). Thế hệ thứ hai
và thứ ba có thể kể đến những tác giả sáng tác bằng tiếng Tày như: Y Phương, Dương Thuấn, Ma Trường Nguyên, Hoàng Kim Dung, Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường… với những tập thơ được đánh giá cao: Lục pjạ hết lúa, Trăng Mã Pí lèng, Slíp nhỉ tua khoăn của Dương Thuấn, Thất tàng lồm - Ngƣợc gió của Y Phương, Cằm bâƣ ngản rọong tói - Tiếng lá rừng gọi đôi của Ma Trường Nguyên,
Co nghịu hƣa cần - Cây gạo giúp ngƣời, Dám kha cần ngám điếp - Bƣớc chân ngƣời đang yêu của Dương Khâu Luông, Tềnh pù - Trên núi của Nông Thị Tô Hường… Bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XXI trở đi, thơ dân tộc Tày có sự khởi sắc trở lại khi các nhà thơ chú ý nhiều đến vấn đề gìn giữ lời ăn tiếng nói của cộng đồng người Tày khi văn hóa có sự hòa nhập ngày một cao. Có thể kể đến sáng tác của Nông Viết Toại - giữ vững xu hướng này từ thế kỷ trước, Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Nông Thị Tô Hường...
Đến nay, dân tộc Tày đã có một số tác giả đạt được nhiều thành tựu, ghi được dấu ấn đậm nét trong nền văn học Việt Nam hiện đại cũng như thời kỳ đương đại như Y Phương, Dương Thuấn, Dương Khâu Luông. Họ là những người làm thơ đầy bản lĩnh và có ý thức rõ ràng trong việc thông qua ngôn ngữ thi ca để bảo tồn văn hóa của cộng đồng, của dân tộc. Họ tư duy bằng cách nghĩ, cách cảm của dân tộc Tày. Đó là ý thức trở về nguồn cội. Nhà thơ Dương Khâu Luông diễn tả cảm xúc của mình trước tiếng nói của dân tộc:
Tôi sinh ra
Mẹ ru tôi bằng câu hát tiếng Tày Câu đầu tiên tôi biết gọi:
Á ơi
Giờ tôi ru con bằng ngôn ngữ khác Câu đầu tiên con không gọi nhƣ tôi
Ngày bé tôi học tiếng phổ thông để đến với mọi ngƣời Giờ con tôi học tiếng Tày để tìm về nguồn cội.
Nhà ngôn ngữ học người Mỹ B. Worf khẳng định “ngôn ngữ không chỉ là phương tiện diễn đạt tư tưởng, mà là một hình thức chi phối phương thức của những tư tưởng chúng ta” [9, tr.206]. Đề cao ngôn ngữ dân tộc là một trong những việc
làm cần thiết đối với người sáng tác văn học. Nói cái tình, cái tư duy, cái lối cảm, lối nghĩ của dân tộc mình bằng chính thứ tiếng của dân tộc, bao giờ cũng hay, cũng thành thực và có được những nét độc đáo riêng. Thực tế trên thế giới không có một nền văn hóa nào tự khép kín, giao lưu là bản chất của mỗi nền văn hóa dân tộc nhưng cũng nên tránh sự tiếp xúc một cách lệ thuộc, tránh đề cao tư tưởng sùng bái phương Tây… Dương Thuấn từng ấp ủ: Ngƣời sinh ra trên núi/ Cầm dao tự phát
lối cho riêng mình. Nhà thơ Lò Ngân Sủn (Giáy) từng ví von: Chiếc cầu dài nhất và
lớn nhất thế giới/Là chiếc cầu đƣợc bắc qua bằng ngôn ngữ. Một vấn đề đặt ra với
rất nhiều nhà thơ, nhà văn người dân tộc thiểu số nói chung, người Tày nói riêng là sáng tác bằng tiếng dân tộc mình. Theo tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc, trong bài viết “Mối quan hệ giữa con người - ngôn ngữ - văn hóa và định hướng nghiên cứu con người ở Việt Nam” có khẳng định quan điểm của W. Humbold về vai trò cực kỳ quan trọng của ngôn ngữ, nó là “một bộ phận cấu thành của con người”. Ngôn ngữ chính là nơi “bảo tồn tinh thần, văn hóa và sức mạnh liên minh của dân tộc - tất cả đều để lại dấu ấn một cách tài tình trong từng âm thanh”[32, tr.482-483]. Không phải ngẫu nhiên mà dân tộc Tày hình thành chữ viết từ rất sớm, một phần cũng bởi “ngôn ngữ không chỉ là một trong những mặt tự phát của tính dân tộc… nó còn là một hình thức hoàn thiện hơn của tính dân tộc” (Pochevnhia).
Những nhà thơ thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai của dân tộc Tày có xu hướng sáng tác bằng tiếng dân tộc, sau đó dịch ra tiếng Việt. Thậm chí có những nhà thơ chuyên sáng tác bằng tiếng Tày (tiêu biểu có Nông Viết Toại) và cả những nhà thơ tuy không thuộc thế hệ đầu tiên nhưng hầu hết các sáng tác đều viết bằng tiếng Việt (Triều Ân). Thế hệ thứ hai (một số) và thế hệ thức ba, thứ tư của thơ dân tộc Tày chủ yếu viết bằng tiếng Việt. Đến nay, các nhà thơ dân tộc thiểu số nói chung, nhà thơ dân tộc Tày nói riêng bắt đầu có những chú ý hơn đến vấn đề sáng tác bằng tiếng dân tộc mình nhưng những gì đã thực hiện được chưa nhiều. Bàn đến vấn đề sáng tác bằng tiếng dân tộc, Y Phương thẳng thắn bày tỏ “viết bằng tiếng Tày - Nùng, nếu hay thì còn gì bằng... nếu viết ẩu, pha tạp nửa nọ nửa kia, ví dụ “quê ta rủng roàng” thì tôi chúa ghét. Chửi cha không bằng pha tiếng. Chi bằng cứ viết tiếng Việt. Là người biết chữ - nhiều chữ - ai cũng thẩm được, có điều nó nông sâu
mà thôi” [92, tr.59]. Còn nhà văn Cao Duy Sơn thì thể hiện quan điểm của mình dứt khoát hơn khi ông thiên về sáng tác bằng tiếng Việt: “Tiếng Việt là của chung, dân tộc nào cũng có quyền dùng nó để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của mình. Cái khác nhau giữa các dân tộc chính là ở tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của họ, còn ngôn ngữ chỉ là phương tiện” [92, tr.60].
Có thể dùng quan niệm của R. Gamzatov khi khẳng định ưu điểm của việc sử dụng hai ngôn ngữ cùng lúc: “Tôi nghĩ rằng không thể ngồi một lúc trên hai mình ngựa. Nhưng có thể buộc hai ngựa cùng vào một cỗ xe. Để cho chúng kéo chung xe ấy. Hai tiếng nói như hai con ngựa đã kéo Daghestan đi”. Trong xu thế giao thoa văn hóa hiện nay, bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa văn hóa các dân tộc khác, điều cần thiết là phải biết trân trọng văn hóa dân tộc mình, nên phát huy sự đa dạng nhưng điều cần nhất là kế thừa và phát huy một cách sáng tạo những giá trị truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, ngôn ngữ trong thơ dân tộc Tày ngày càng có xu hướng dung hòa giữa yếu tố dân tộc và những tiếp thu học hỏi những yếu tố mới để tạo nên sự đa dạng và linh hoạt. Từ 1945 đến nay, ngôn ngữ thơ dân tộc Tày tồn tại song song nhiều phong cách, có sự giản dị, tự nhiên, mộc mạc, trong sáng, thuần khiết, giọng điệu bộc bạch chân tình, nhưng cũng có những ngôn ngữ được chọn lọc kỹ lưỡng, tạo được những ẩn ngữ, giàu màu sắc triết lý. So với các dân tộc thiểu số khác, dân tộc Tày bởi có đội ngũ sung sức hơn, tác phẩm nhiều hơn và trong đó có một số tác giả có phong cách độc đáo, vì thế tạo thành một diện mạo tương đối phong phú cho thơ dân tộc Tày nói chung và mang đến những cách thể hiện nhiều tìm tòi, khám phá. Trong khi một số tác giả vẫn nặng về miêu tả, kể chuyện thì nhiều tác giả chú ý hơn đến cái đa thanh, đa sắc của ngôn ngữ và giọng điệu thơ. Thơ dân tộc thiểu số nói chung và thơ dân tộc Tày nói riêng có ưu thế trong tạo dựng hình ảnh:
Em buông váy
Cho hoàng hôn mau tắt Xòe ngàn hoa
Chao đảo cả ngàn sao...
Cùng với phong slư, người Tày còn có một hình thức giao lưu ngôn ngữ bước đầu có mang sắc thái thẩm mỹ là phuối pác (còn gọi là phuối rọi), một kiểu nói có vần trong giao lưu nam - nữ hàng ngày, hoặc trong các sinh hoạt lễ hội của cộng đồng. Lối nói vần này có ảnh hưởng sâu sắc đến cách viết của các nhà thơ hiện đại. Trong thơ Tày hiện đại ta thƣờng xuyên bắt gặp lối “nói thơ” một cách rất tự nhiên của các tác giả. Trong thơ Nông Quốc Chấn, Nông Minh Châu, Nông Viết Toại, bắt gặp nhiều những câu “nói thơ” như: Nông Quốc Chấn từ những câu thơ của thời kỳ sáng tác đầu: Em xin hỏi mấy lời, anh hỡi/ Việt Bắc có mấy suối mấy
đồi/ Bao nhiêu dòng nƣớc chảy xuôi/ Có bao tiếng hát của ngƣời khác nhau? (Tiếng
ca ngƣời Việt Bắc) đến những câu thơ khi tuổi đời đã ngoài “thất thập”: Anh nhuộm thuốc tiên hay tóc thật?/ Mà xem đầu tóc mãi không già!/ Xin thƣa! Tóc thật, tôi ngƣời thật/ Có lẽ tôi mê cây núi Hoa (Đầu tóc, 2000)...
Thơ dân tộc Tày cũng như thơ dân tộc thiểu số thường gắn với những đặc trưng giản dị, mộc mạc. Tuy nhiên đặc trưng ấy cũng có những thay đổi theo từng chặng sáng tác. Là nghệ thuật “lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (R. Jakobson), ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thơ. Vai trò của ngôn ngữ được đề cao một cách đặc biệt từ các nhà thơ tượng trưng cuối thế kỷ XIX, đến các học giả trong chủ nghĩa hình thức Nga đầu thế kỷ XX cũng khẳng định ngôn ngữ là yếu tố đặc biệt tạo điều kiện cho sự tồn tại của một tác phẩm văn học. Trong thơ của các tác giả dân tộc Tày đôi khi vẫn chú trọng vào nội dung, ý tứ được thể hiện là gì, nhiều khi chưa đề cao cách thể hiện. Có thể thấy, sự quan tâm của thơ Triều Ân, Triệu Đức Xuân, Ma Phương Tân, Nông Thị Ngọc Hòa, Hoàng Kim Dung, Hoàng Diệu Tuyết...
thiên về cái đƣợc biểu đạt chứ không phải là cái biểu đạt. Điều này dẫn đến một xu hướng nổi trội trong thơ họ là ngôn từ mang tính chất kể rất rõ. Ở xu hướng khác, ta thấy thơ Mai Liễu, Bế Thành Long, Y Phương, Lương Định, Nông Thị Tô Hường, Phạm Văn Vũ... có những biến đổi linh hoạt hơn trong ngôn từ. Giai đoạn cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, sự chuyển biến ngày một lớn. Sự chuyển biến này cũng bắt nguồn từ yêu cầu nội tại trong sáng tạo. Cuộc sống xã hội và con người ngày một phức tạp, đa thanh, đa sắc. Ở đây, yêu cầu cho thơ ca nói riêng và nghệ thuật nói chung là diễn tả một cuộc sống không chỉ là những gì nhìn
thấy, nghe thấy mà là những gì cảm thấy. Do đó, thơ không chỉ kể, tả mà còn phải đề cao sự liên tưởng theo nhiều chiều kích. Ngôn từ trong thơ lúc này không chỉ là phương tiện mà trở thành một mục đích. Các nhà thơ miền xuôi lúc này thể hiện sự khám phá cái tôi bản thể, đi đến từng ngõ ngách của đời sống con người, kể cả vùng tâm linh, tiềm thức và vô thức. Những Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Phan Quế Mai... đã góp từng bước trong cái hành trình nhận diện cuộc sống đương đại với tất cả những phức cảm, những mặt trái - phải của hiện hữu.
Thơ dân tộc Tày đa phần các cây bút tìm đến sự dung hòa giữa chất trữ tình - tự sự và những đổi mới (có phần dè dặt) trong ngôn từ. Ở thời kỳ đầu, những ngôn từ thường ngày được đưa vào thơ diễn tả cuộc sống, cuộc chiến đấu của nhân dân với nhiều chỗ còn chưa nhuần nhị, chọn lọc. Xuân Diệu khi nói về ngôn ngữ thơ giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám so sánh “gân guốc như một bàn tay làm việc, là của một lớp người trẻ vô cùng. Họ không bắt chước một ai, họ chưa có kĩ thuật