Thơ Nông Quốc Chấ n sự kết hợp truyền thống và tinh thần thời đạ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay (Trang 124 - 133)

Núi Hoa (Phja Bjoóc) là một trong những biểu tượng đẹp, trở đi trở lại trong thơ Nông Quốc Chấn. Ông tự nhận mình là người Núi Hoa, từ những câu thơ của thời kỳ sáng tác đầu: Khi nghe gió thổi qua Phja Bjoóc/ Em biết mùa thu

đã hết rồi (Khâu áo, 1948) đến những câu thơ khi tuổi đời đã ngoài “thất thập”:

Anh nhuộm thuốc tiên hay tóc thật?/ Mà xem đầu tóc mãi không già!/ Xin thƣa!

Tóc thật, tôi ngƣời thật/ Có lẽ tôi mê cây núi Hoa (Đầu tóc, 2000). Chặng đường

60 năm sáng tác, Nông Quốc Chấn nhất quán một phong cách, đấy là thứ thơ ca phục vụ cuộc sống, cuộc chiến đấu của dân tộc mình, Tổ quốc mình. Tuy nhiên, những vần thơ trong sáng, gần gụi, giản dị neo lại lâu hơn những vần thơ kêu gọi, cổ vũ.

Là người dân tộc thiểu số đầu tiên “mang hơi thở núi rừng Việt Bắc vào thi ca”, Nông Quốc Chấn được xem là “cánh chim đầu đàn của những ngƣời làm văn học cách mạng của các dân tộc thiểu số. Ông là ngƣời mở đƣờng, ngƣời để lại dấu

ấn sâu đậm không thể quên, không chỉ với văn học các dân tộc thiểu số hiện đại nói riêng, mà có vị trí vững chắc trong tiến trình văn học cách mạng Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX” (Tô Hoài). Nông Quốc Chấn cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc (tác phẩm Mƣời điều kháng chiến - sách của Bác Hồ, in đá, 1947). Các tác phẩm của ông có thể kể đến: Việt Bắc tức slấc -

Việt Bắc đánh giặc (trường ca tiếng Tày, in đá, 1948), Pây Bá Linh mà - Đi

Berlin về (bút ký bằng thơ, in đá, 1951), Tiếng ca ngƣời Việt Bắc (1959), Tiếng

lƣợn cần Việt Bắc (thơ tiếng Tày, 1960), Cần Phja Bjoóc (truyện thơ tiếng Tày,

1961), Đèo gió (1968), Dám kha Pác Bó - Bƣớc chân Pác Bó (thơ tiếng Tày, 1971), Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó (1982), Suối và biển (1984) và 3 tập tiểu luận - phê bình có giá trị cao.

Tham gia hoạt động cách mạng năm 17 tuổi và cũng thời gian đó, ông bắt đầu những sáng tác đầu tiên. Đến năm 1945, ông hoạt động trong Mặt trận Việt Minh và giữ nhiều trọng trách quan trọng. Sự nghiệp văn chương của Nông Quốc Chấn gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng. Nhắc đến Nông Quốc Chấn, người đọc sẽ nhớ ngay đến hai bài thơ Bộ đội Ông CụDọn về làng (giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952). Thơ Nông Quốc Chấn đã đặt một dấu mốc lịch sử quan trọng, đưa thơ ca dân tộc Tày sang một giai đoạn mới, “bước vào quỹ đạo hiện đại của nền thơ Việt Nam”. Cuộc sống bề bộn, lớn lao và những tháng ngày chiến đấu gian khổ, hào hùng mà bình dị đã bồi đắp, nuôi dưỡng cho hồn thơ ông đậm chất núi rừng, niềm tự hào và thiết tha yêu cuộc sống. Nó giản dị, ấm áp, hồn nhiên như chính những câu chuyện của người Tày: Kỳ lƣng cho nhau, nói

chuyện thơ, trăng lên gọi hai ngƣời…

Trước 1945, Nông Quốc Chấn có một số bài thơ nói về tinh thần cách mạng, tình đồng chí (Mƣa gió, Khóc đồng chí...) nhưng cách viết còn thiên về lối nói vụng về, đôi khi lại hoa mĩ, ước lệ. Thơ ông chỉ thực sự chuyển biến sau cách mạng tháng Tám với những tác phẩm đánh dấu mốc quan trọng là Việt Bắc đánh giặcKhâu áo (1948), Dọn về làng (1950)... Vẫn thể hiện một bút pháp dung dị, gắn bó mật thiết với mạch nguồn văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày, những bài phong slư trữ tình... nhưng thơ Nông Quốc Chấn giai đoạn này chứng tỏ một phong cách độc

đáo, có thể nói là vượt trội so với những nhà thơ dân tộc thiểu số cùng thời. Nguồn cảm hứng chính là cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân, đặc biệt là những người con Việt Bắc. Cũng như Nông Viết Toại, Nông Minh Châu, Bàn Tài Đoàn (dân tộc Dao), thơ Nông Quốc Chấn là thơ Việt Bắc[10, tr.6]. Nông Quốc Chấn đặc biệt yêu thích, am hiểu thành ngữ, tục ngữ, các làn điệu dân ca Tày và vận dụng sáng tạo trong sáng tác thơ ca của mình. Phong slƣ - một thể loại văn học được cho rằng đã ra đời cùng với chữ Nôm - Tày, thanh niên nam nữ Tày ngày trước thường sử dụng phong slư để trao gửi tình cảm với người mình thương nhớ. Phong slư phổ biến theo thể 7 chữ (khá gần với tứ tuyệt):

Cẳm nảy đôi rà cáp yến anh Tỉnh nhìn tổng một dục cầm canh Bạn hợi cừn vằn mì tiểng tổng Cạ ngay hẩƣ sị đảy học hành.

(Đêm nay đôi ta họp yến anh Nghe thấy trống giục lúc sang canh Em hỡi đêm ngày nghe tiếng trống Hãy lượn ngay lên cùng học hành).

Thế hệ đầu tiên, những nhà thơ Tày hiện đại như Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Nông Minh Châu... được nuôi dưỡng trong một cộng đồng mà từ lời ăn tiếng nói hàng ngày đã mang chất thơ, bởi vậy chịu những ảnh hưởng sâu sắc của lối nói dân gian. Trong thơ Nông Quốc Chấn ta thường bắt gặp cách “nói thơ” rất tự nhiên:

- Em xin hỏi mấy lời, anh hỡi Việt Bắc có mấy suối mấy đồi Bao nhiêu dòng nƣớc chảy xuôi

Có bao tiếng hát của ngƣời khác nhau?

(Tiếng ca ngƣời Việt Bắc)

- Tôi biết buôn anh cũng có rừng Có nƣơng màu mỡ, có đàn tơ rƣng Có voi chở lúa đi ngang núi

Có những ngƣời con thật anh hùng.

Gia đình Nông Quốc Chấn có truyền thống hiếu học, bố ông làm thầy tào, có sáng tác thơ bằng chữ Nôm Tày (truyện thơ Kể chuyện nghèo khổ). Nông Quốc Chấn kể về ảnh hưởng đó trong tiểu luận Đƣờng ta đi: “Tập truyện thơ Kể chuyện

nghèo khổ đã giúp tôi biết yêu thương người nghèo, căm thù kẻ bạc ác”. Ngoài ra,

Nông Quốc Chấn còn vận dụng những truyền thuyết, tục ngữ, ca dao… của người Tày vào sáng tác của mình. Ngoài những thể phong slư, việc kế thừa truyền thống thơ ca dân gian Tày ở sáng tác của Nông Quốc Chấn còn thể hiện trong nội dung thơ. Ngƣời núi Hoa (Cần Phja Bjoóc) có nhiều tình tiết giống với truyện thơ Khảm hải (Vƣợt biển)... Tuy những bài thơ đầu tiên là thơ tình nhưng đặc điểm nổi bật nhất của thơ Nông Quốc Chấn là thứ thơ ra đời cùng cuộc kháng chiến, cùng những ngày gian khổ, do đó, cảm xúc hết sức chân thành kết hợp với bút pháp trữ tình khiến những tác phẩm của ông đến với đông đảo quần chúng nhân dân, được đồng bào miền núi yêu mến. Tuy cách viết không gọt giũa, chủ yếu là phương thức kể, xen lẫn bộc lộ thẳng, trực tiếp thái độ như: Hôm nay Cao Bắc Lạng cƣời vang/ Dọn lán, rời rừng, ngƣời xuống làng/ Ngƣời nói cỏ lay trong ruộng rậm/ Con

cày mẹ phát ruộng ta quang nhưng vẫn thể hiện sự tinh tế trong ý thơ, cách lựa

chọn hình ảnh. Đây cũng là giai đoạn ông viết những bài thơ hay nhất của đời mình. Nông Quốc Chấn biết phát hiện những yếu tố mới lạ bằng một cái nhìn tinh tế mang vẻ hồn nhiên, khỏe khoắn, vui tươi của người miền núi, của dân tộc Tày quê ông. Dọn về làng nằm trong bài thơ dài được tác giả sáng tác bằng tiếng Tày

Toỏn mà bản (Mùa xuân lại về) thể hiện rất rõ đặc trưng đó. Bằng việc tạo dựng

hình ảnh xen giữa thời gian hiện tại và quá khứ, hướng cái nhìn đến tương lai, Nông Quốc Chấn bộc lộ niềm vui rất thực của những con người dân tộc ông khi được trở lại làng bản sống cuộc sống hòa bình:

Mặc gà gáy chó sủa không lo Ngày hai bữa, rau ta có muối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày hai buổi, không tìm củ pẩu, củ nâu Có bắp xay độn gạo no lâu

Đƣờng ngõ từ nay không cỏ rậm

Trong vƣờn chuối, hổ không dám đến đẻ con

Nông Quốc Chấn dựa vào cách nói quen thuộc của người Tày, câu thơ: Trong

vƣờn chuối hổ không dám đến đẻ con/ Quả trên cành không lo tự chín tự rụng, diễn

tả theo cách nói slƣa mà hất slằng (hổ về làm ổ) ám chỉ những nơi hoang vu và mác táng mà táng mừa (quả khắc đến khắc về) chỉ những vườn cây bỏ hoang. Lữ Huy Nguyên nhận xét “Từ những bài phong slư chỉ được biết đến ở một bản góc rừng quê hương anh, đến Dọn về làng được giải thưởng quốc tế, được thế giới ghi nhận là một thành công trong thơ anh, Nông Quốc Chấn đã có một bước tiến dài”[12, tr.24].

“Nội dung của thơ ca các dân tộc thiểu số đã cố gắng phản ánh hiện thực cuộc sống, và thực sự là tiếng nói tình cảm của những con người thời đại ngày nay” [12, tr.168]. Tuy hòa trong không khí ngợi ca cuộc kháng chiến, ngợi ca Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng Nông Quốc Chấn không rơi vào xu hướng ngợi ca một chiều. Ông khắc họa hình ảnh núi rừng Việt Bắc đẹp tươi: Ta men ngƣợc sông Năng/ Thăm Hang Puông, hoa mỉm cƣời trên núi đá/ Thăm Bãi Soi, có ngƣời dọn

ngƣời cày/ Thăm Đèo Đẳng, thác nƣớc trôi cuồn cuộn (Thƣ gửi Ba Bể); Lô Giang

tàu ngƣợc tàu xuôi/ Bằng Giang soi bóng núi đồi cỏ hoa (Tiếng ca ngƣời Việt Bắc)... nhưng vẫn giữ cái nhìn khách quan, năm 1959, trong bài Việt Bắc - Tây

Nguyên, Nông Quốc Chấn viết:

Quê tôi chƣa phải chỗ thiên đƣờng Còn áo vá vai, ăn bắp nƣơng Lối bƣớc còn gai còn khúc khuỷu

Nhƣng theo Đảng vạch sẽ quang đƣờng.

Dần dần, chứng kiến những biến đổi lớn lao của bản làng và con người quê hương đã có những ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và tình cảm của ông. Trong bài thơ Nhớ, Nông Quốc Chấn khẳng định một quyết tâm, tin tưởng hết sức chân thành: Ai nhớ cứ nhớ/ Ai đi cứ đi/ Chiến trƣờng súng nổ/ Hết giặc lại về. Trong cuộc chiến đấu ác liệt ấy, người thi sĩ vẫn không quên những giây phút thanh bình quý giá. GS. Vũ Khiêu đã từng nhận xét "Tâm hồn anh từ nhỏ được nuôi dưỡng bằng chất thơ của tình người, trong giọng hát lượn then, trong âm thanh đàn tính… thơ anh nhiều lúc hoang sơ như cây rừng, gập ghềnh như sườn núi. Nhưng đọc thơ anh, người ta dần nhận ra cái gì đáng yêu, từ tâm hồn anh có cái gì trong trắng như

Trong thơ Nông Quốc Chấn, bà mẹ Việt Bắc, những cô công nhân, anh du kích được dành cho những tình cảm đặc biệt. Họ là đại diện tiêu biểu của những con người dân tộc Tày nói riêng, dân tộc thiểu số nói chung mang trong mình “tâm hồn thế hệ Hồ Chí Minh”, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc Việt Nam. Đẹp nhất có lẽ là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với những khắc họa đời thường:

Cụ Già chân đi đất Mặc bộ quần áo Nùng. Tay cầm cái gậy mây rừng,

Miệng ngậm một điếu can không khói. Bộ râu dài vừa trắng vừa đen

Chân tay nhanh nhẹn nhƣ thanh niên…

Cái nhìn của một người dân tộc thiểu số, rất thật thà khi đoán “Nhất định đây là người Pỏ cốc” (người đứng đầu), Bác được tái hiện bằng những hành động cụ thể: Cụ già cƣời, vẫy chào ngƣời đứng đón; Ngƣời già đến, Cụ mời ngồi niềm nở/ Trẻ con lại, Cụ bế xoa đầu"; Khi ăn cơm chiều/ Bộ đội đếm: một, hai… ngồi trật tự/

Cụ đi từng bàn xem bát đũa/ Cho thổi còi rồi Cụ ăn sau. Cái cao cả mà giản dị của

Người được bộc lộ qua lời dạy với bản: Muốn cách mệnh thành công mau/ Ta phải

kết đoàn nhƣ bó đũa. So với những nhà thơ người Kinh viết về Bác như Tố Hữu,

Minh Huệ, Chế Lan Viên, Bộ đội Cụ Hồ của Nông Quốc Chấn thể hiện một cách xuất sắc chân dung vị lãnh tụ vừa gần gũi, giản dị đời thường vừa có ý nghĩa giáo dục. Sau này, Nông Quốc Chấn lại diễn tả nỗi đau đớn mất mát khi Bác ra đi với giọng thơ da diết: Sáng mồng bốn/ Ôi, tin đau đớn!/ Từ thủ đô phát bản nhạc nghiêm trang/ Giọng nói ngậm ngùi báo quốc tang!/ Bác! Chúng con bồn chồn ngơ

ngác/ Trái tim Ngƣời ngừng đập thật rồi ƣ?/ Không, không bao giờ! (Bác Hồ sống

mãi với chúng con).

Khi cả nước dốc toàn lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, thơ Nông Quốc Chấn có sự thay đổi khá nhiều trong cách thể hiện, với một loạt những tác phẩm thành công như Ngƣời núi Hoa (1958), Tiếng ca ngƣời Việt Bắc (1959), Đèo gió

(1968), Bƣớc chân Pác Bó (1971) rồi đến Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó

tài, thử sức nhiều trong bút pháp thể hiện và nổi lên những bài thực sự xuất sắc, có thể kể đến Chiến sĩ và diễn viên, Ngƣời Tân Trào, Nhuộm áo, Nhớ...

Các dạng thức đầu tiên của thơ Tày là hát lượn, hát then, được tổ chức phổ biến theo nguyên tắc một khổ 4 câu mỗi câu có 5 chữ. Nông Quốc Chấn cũng có nhiều bài theo dạng thức này và tương đối thành công như: Nhớ, Tiếng nói, dấu chân anh, Tiếng đàn T’rƣng, Ngƣời Tân Trào, Ba bố con họ Hoàng, Nhớ Thái Bình, Bài thơ Pác Bó…

Tôi định xin nghỉ phép Về thăm quê, thăm nhà Nhƣng nghe tin giặc Pháp Lại đánh miền Nam ta. Nửa đêm tôi lại đi Tàu chở đầy đồng chí Đất nƣớc lại lâm nguy

Đƣờng hành quân không nghỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Ngƣời Tân Trào)

Nhà thơ Lò Ngân Sủn nhận xét nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày sinh của nhà thơ Nông Quốc Chấn: “Nhà thơ - nhà lý luận phê bình - nhà quản lý Nông Quốc Chấn lớn lên, trưởng thành từ trong dòng thác lớn của cách mạng của kháng chiến; từ trong núi rừng Việt Bắc; từ cội nguồn văn hóa dân tộc Tày Bắc Kạn. Nhà thơ - nhà lý luận - nhà quản lý là ba phẩm chất lớn ở trong ông, do chính ông tạo nên trong suốt cuộc đời ông, và chính ba phẩm chất lớn đó đã hoà quyện, đúc kết nên con người ông, nên sự nghiệp của ông, trong đó phẩm chất chói sáng nhất, toả sáng nhất ở trong ông là thơ ca, bởi chính thơ ca ông đã làm cho ông trở nên bất tử” [37, tr.10]. Trong suốt hành trình kháng chiến và sáng tác, thơ Nông Quốc Chấn gắn bó cụ thể với đời sống đồng bào miền núi, đặc biệt là không lúc nào rời xa truyền thống, lối nói, cách nghĩ dân tộc mình. Thơ chống Mỹ với những tập Đèo gió, Dòng thác, tầm khái quát có phần cao hơn những bài thơ của thời kỳ chống Pháp. Ở đây, Nông Quốc Chấn cố gắng vươn lên một bút pháp hiện đại hơn:

Tiếng động ầm ầm rung gốc cây Trâu đực húc nhau? Hay hổ đẻ?

Hình ảnh đất nước Việt Nam được so sánh: Ôi! Việt Nam!/ Nhƣ cây nghiến vƣơn lên trời cao ngất… Đến thời kỳ hòa bình, Suối và biển (1984) thể hiện sự trăn trở, tìm tòi, giàu xúc cảm hơn. Tuy nhiên có thể thấy, những bài thơ đặc sắc nhất của Nông Quốc Chấn chủ yếu tập trung ở giai đoạn còn chiến tranh. Sau này, từ tập

Dòng thác, rồi đến Bài thơ Pác Bó, Suối và biển, thơ Nông Quốc Chấn mượt mà

hơn trong vần điệu, cấu trúc hiện đại hơn nhưng cái nhìn bớt đi nhiều sự hồn nhiên và bộc trực, bởi thế kém hấp dẫn một phần.

Không chỉ là một nhà thơ - Nông Quốc Chấn còn là một nhà lý luận, ông từng nói: "Nếu muốn cho thơ của mình được chắp cánh bay cao, bay xa đến khắp các làng mạc, trong rừng, trên núi thì những người làm thơ của mỗi dân tộc trước hết dùng tiếng mẹ đẻ một cách tự hào, trân trọng và thông thạo. Người trong một dân tộc nào đó dù có giỏi tiếng phổ thông hoặc tiếng dân tộc khác bao nhiêu khi nghe hoặc đọc thơ bằng tiếng dân tộc mình, vẫn dễ cảm thông rung động hơn”. Tuy không phải thử nghiệm mới nào cũng đưa lại những thành công như mong muốn, nhưng thơ Nông Quốc Chấn giai đoạn sau này nhiều lúc thấy nhiều cố gắng đổi mới. Trong Dòng thác (1977), Bài thơ Pác Bó (1982), Suối và biển (1984), thành công hơn cả lại ở những bài thơ đề tài giản dị, gần gũi: Đàn ba dây, Vá áo, Rừng trúc...; những bài thơ đề cập đến những vấn đề mang tính chính luận, nêu quan điểm, tư tưởng thì đôi khi gượng ép, khiên cưỡng trong liên tưởng, tạo dựng hình ảnh. Lối so sánh, ví von đặc trưng của người miền núi vẫn được khai thác triệt để trong suốt

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ dân tộc Tày từ 1945 đến nay (Trang 124 - 133)