Dạy từ mới bằng phương pháp dịch

Một phần của tài liệu Chan ly cuoc CẨM NANG_ Phương pháp giảng dạy tiếng Anh..doct.pps (Trang 36 - 41)

Phương pháp này chỉ được dùng như biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không thể sử dụng được. Giáo viên sẽ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để giúp học viên tìm ra từ mới bằng tiếng Anh.

Ví dụ:

Teacher: How do you say “quên” in English?

Students: Forget.

Trên đây là các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới. Để có một giờ học sinh động thì giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án và vật thật (nếu có) trước giờ lên lớp. Hãy biến giờ học từ mới thành một giờ học đầy bất ngờ và thú vị nhé!

Một vài gợi ý cho giáo viên khi kiểm tra từ mới

Từ mới là một trong những nội dung học tập quan trọng mà học sinh cần phải nắm vững bên cạnh ngữ pháp và các kĩ năng cơ bản của Tiếng Anh. Vậy giáo viên nên kiểm tra từ mới cho học sinh như thế nào mới hiệu quả ?

Cách 1: Hình thức kiểm tra trắc nghiệm (Multiple Choice Questions)

Ở cách này giáo viên đưa ra cho học sinh các phương án trả lời khác nhau và yêu cầu học sinh lựa chọn. Bạn hãy xem xét ví dụ dưới đây:

Choose the letter of the item which is nearest in meaning to the word in italics:

He was reluctant to answer

a. unprepared b. unwilling c. refusing c. slow

Cách 2: Ghép hoặc nối từ (Matching).

Cho 2 cột A và B có chứa các từ khác nhau. Nhiệm vụ của học sinh là ghép từ ở cột A với từ ở cột B sao cho chúng có nghĩa tương đương/trái ngược hoặc tạo thành cụm từ có nghĩa hay thành ngữ, v.v. Ví dụ: Match the words in column A with its opposite words in column B:

A B Brave Awake Female Expensive Cheap Succeed Asleep Conwardly Fail Male Cách 3: Loại bỏ từ không phù hợp

Đây là cách giáo viên có thể kiểm tra nghĩa của nhiều từ cùng một lúc. Cách thức này giúp giáo viên vừa khắc sâu cho học sinh kiến thức cũ đồng thời ôn lại những kiến thức học sinh mới được học một cách hiệu quả.

Sau đây là một ví dụ:

Underline the odd one out:

Foot horse cow spider sheep

Cách 4: Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh đã cho

Cách kiểm tra này dành cho học sinh khá giỏi vì dạng bài này đòi hỏi ở học sinh một lối tư duy lôgíc ngoài việc nhớ từ mới đơn thuần.

Ví dụ:

Guess the meaning of the underlined words. Fill in the Vietnamese translation below:

It was late at night. Sixteen year old John was (1)dozing when the spaceship came down. It (2) landed near the farm where he now lived with his aunt and cousins, and the noise of its (3)engines woke him up. He knew at once that it was, as everybody in the (4) 21st century knew. He sat in bed. Why had one of the greatest spaceships stopped here? It was 700 (5) miles from its usual station.

(1)……….. (2)………. (3)……….. (4)……….. (5)………..

Cách 5: Dịch Việt – Anh hoặc Anh - Việt

Đây là cách giáo viên có thể dùng để kiểm tra nghĩa tiếng Việt hoặc từ tiếng Anh tương đương với từ tiếng Việt đã cho. Cách kiểm tra này giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của nghĩa gốc của từ.

5a. (1) dân cư (2) đôi khi (3) nhận thức rõ 5b. (1) They abondoned me (2) We celebrated for 3 days

(3) He reacted badly

Cách 6: Điền từ

Đây là cách kiểm tra giúp học sinh huy động kiến thức đã có (gồm từ mới và ngữ pháp). Với loại kiểm tra này học sinh phải sử dụng đến khả năng đoán nghĩa của từ trong câu, khả năng phân tích câu, và tư duy lôgíc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6a. Điền 1 từ thích hợp vào chỗ trống: 1. The sun ……….. in the west

2. He had an accident so the doctor took him to ………

6b. Điền 1 từ cho trước thích hợp vào chỗ trống: 1. Please don’t ……… that paper on the floor

a. throw b. drink c. hope d. tie

2. My pen doesn’t work because there isn’t any ………..in it.

a. dirt b. oil c. line d. ink

Cách 7: Hoàn thành câu

Cách kiểm tra này giúp học sinh phải huy động cùng một lúc nhiều kiến thức: ngữ pháp, từ mới và nhiều kĩ năng khác. Giáo viên nên áp dụng cách này cho học sinh khá và giỏi.

Ví dụ:

Finish the sentences:

a. I feel depressed when I fail……… b. I never have an appetite when I am……….

c. It was a great relief when he told me about……….

Trên đây là một số cách giáo viên có thể áp dụng khi kiểm tra từ mới của học viên. Với những cách này bạn không những đa dạng hóa được các hoạt động trong lớp mà còn khiến cho giờ học thêm hiệu quả.

Ưu điểm của việc khai thác những hình ảnh ẩn dụ khi dạy từ vựng

Ưu điểm của việc khai thác những hình ảnh ẩn dụ khi dạy từ vựng

Trong những bài hát thịnh hành giới trẻ yêu thích, những trang web hấp dẫn hay những bộ phim thú vị bằng tiếng Anh thường xuất hiện rất nhiều hình ảnh ẩn dụ. Không chỉ có tác dụng làm cho ca từ hay lời văn thêm bay bổng và giàu hình ảnh, việc khai thác hình ảnh ẩn dụ còn có khả năng làm cho những giờ học từ vựng trên lớp thêm phần sinh động và hiệu quả.

Trước hết, việc sử dụng những cụm từ có hình ảnh ẩn dụ trong các giờ dạy sẽ giúp học viên làm

giàu vốn từ vựng một cách hiệu quả mà không kém phần lý thú. Các cụm từ có hình ảnh ẩn dụ

thường kích thích khả năng liên tưởng của học viên nên rất dễ nhớ, dễ học. Thông thường, các giáo viên ngoại ngữ thường dạy từ vựng theo nhóm (ví dụ: nhóm từ về food hay nhóm từ về transport .v.v…). Bạn có thể áp dụng cách làm tương tự khi dạy các cụm từ mang hình ảnh ẩn dụ. Ví dụ: body (the heart of the city, the foot of the mountain/bed/stairs, to give a hand, to break somebody's heart .v.v…); weather (a warm welcome, to freeze somebody out, to be snowed under, to storm out, a hail of abuse .v.v…), colour (to see red, a grey area, a white lie, to give somebody the green light .v.v…). Có hai hoạt động trên lớp mà bạn có thể áp dụng khi dạy các nhóm từ mang hình ảnh ẩn dụ:

• Hoạt động 1: Yêu cầu học viên làm việc theo nhóm, tìm hiểu và thiết kế một poster theo chủ đề được giao khi chia nhóm. Ví dụ: Nếu chủ đề là body, bạn có thể yêu cầu học viên vẽ một phác hoạ hình cơ thể con người trên một tờ giấy khổ lớn bao gồm các bộ phận như trái tim, bàn chân, đôi mắt, chiếc mũi .v.v…Sau đó, học viên sẽ sử dụng từ điển để tìm những cụm từ mang hình ảnh ẩn dụ là các cơ quan trong cơ thể và viết những cụm từ đó lên những chỗ thích hợp trên bản vẽ. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động tương tự với chủ đề weather (sử dụng những loại hình thời tiết khác nhau) hay với chủ đề colour (sử dụng những tờ giấy có màu sắc khác nhau).

• Hoạt động 2: Yêu cầu học viên rà soát một lượt những từ cùng đề cập đến một thứ, chẳng hạn

plants (thực vật). Học viên có thể đưa ra những từ như: roots (rễ cây), branches (cành cây),

seed (hạt giống), to blossom (đơm hoa), to plant (trồng). Sau khi đã kiểm tra và biết chắc học viên đã nắm được nghĩa đen của những từ trên, yêu cầu học viên đoán xem khi được sử dụng trong phép ẩn dụ, những từ này có thể mang ý nghĩa gì. Sau khi học viên nắm được ý nghĩa

của những từ này khi được sử dụng trong phép ẩn dụ (chẳng hạn: the roots of a problem

to plant an idea in somebody’s mind), yêu cầu họ viết một câu chuyện và sử dụng càng nhiều

từ trong số này càng tốt. Những câu chuyện kiểu này sẽ cho học viên cơ hội thoả sức tưởng tượng và sử dụng ngoại ngữ mình đang học một cách sáng tạo.

Không chỉ giúp học viên làm giàu vốn từ vựng đơn lẻ, sử dụng những cụm từ mang hình ảnh ẩn dụ trong giờ dạy còn giúp học viên tăng vốn kiến thức về các cụm từ cố định, giàu hình ảnh

tiếng Anh. Đúng như cái tên, các cụm từ mang hình ảnh ẩn dụ thường xuất hiện như những cụm diễn đạt cố định (to be 'down in the dumps', to 'fight like cats and dogs' .v.v…). Chính vì lẽ đó, khi dạy các cụm này, giáo viên nên khuyến khích học viên ghi và học chúng theo cụm. Điều này sẽ giúp học viên ghi nhớ tốt hơn và sử dụng chúng đúng lúc đúng chỗ. Bạn có thể giúp học viên ôn tập những cụm đã học bằng cách viết lên bảng một loạt những cụm từ mang hình ảnh ẩn dụ bị khuyết những từ quan trọng. Ví dụ: fatal decision, to fight like cat and dog .v.v…Sau đó yêu cầu học viên làm việc theo nhóm, tìm những từ bị khuyết điền vào chỗ trống và đặt câu với những cụm từ đó.

Bên cạnh đó, việc dạy các cụm từ mang hình ảnh ẩn dụ còn giúp học viên của bạn sử dụng tiếng

Anh một cách sáng tạo. Như chúng ta thường thấy, rất nhiều các cụm từ mang hình ẩn dụ trong tiếng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Anh là kết quả sáng tạo của những người bản xứ. Chúng ta có thể vừa giúp học viên học những cụm từ cố định mang hình ảnh ẩn dụ vừa khuyến khích họ sáng tạo ra những cách diễn đạt mới mẻ của riêng họ. Ví dụ: bạn có thể yêu cầu học viên viết những bài thơ nho nhỏ có tên là những cụm từ sử dụng hình ảnh thời tiết như a sunny smile, an icy look, a stormy relationship .v.v… hay những cụm từ nói về con người như a chip off the old block, a rough diamond, a shoulder to cry on

a fairy godmother .v.v…

Ngoài ra, việc khai thác những cụm từ mang hình ảnh ẩn dụ còn giúp học viên phát triển tính độc

lập trong học tập. Giáo viên có thể khiến học viên chú ý đúng mức hơn đến những cụm từ mang hình

ảnh ẩn dụ bằng cách khuyến khích họ sưu tầm chúng, ghi lại những cụm từ ấy khi học hoặc gặp chúng trên Internet, trong các bài hát .v.v…Sau đó học viên có thể mang những cụm từ mà họ sưu tầm được đến lớp thảo luận với các bạn và tìm ra ý nghĩa của những cụm từ đó. Bạn có thể gắn những cụm từ ấy lên poster chung của cả lớp để đến cuối học kỳ học viên sẽ bỏ phiếu bình chọn xem đâu là cụm từ hữu ích nhất, ngạc nhiên nhất, được yêu thích nhất .v.v…

Những hoạt động như thế này sẽ giúp phát huy khả năng tự học và sự hứng thú của học viên đối với việc học tiếng - động lực giúp họ đạt được hiệu quả cao nhất khi tham gia khoá học.

Chúc các bạn thành công

Nghĩa của từ - cái nhìn từ nhiều góc độ

Từ mới có vai trò hết sức quan trọng trong việc tiếp cận và xử lý văn bản dù đó là văn bản nói hay văn bản viết. Nếu không nắm được ý nghĩa của những từ khoá trong một đoạn văn bản thì học viên khó có thể hiểu được ý nghĩa hay thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải tới người đọc/ người nghe.

Tuy nhiên, việc học ý nghĩa của từng từ riêng lẻ không thể đảm bảo chắc chắn rằng học viên của bạn có thể đọc và hiểu được thông điệp của văn bản vì từ ngữ chỉ có ý nghĩa khi chúng được kết hợp với nhau trong một ngữ cảnh cụ thể. Bởi vậy, khi dạy từ vựng việc chú ý tới nghĩa đen, nghĩa phái sinh, sắc thái tình cảm cùng những yếu tố văn hoá liên quan là rất cần thiết.

Nghĩa đen và nghĩa phái sinh

Theo Ur (1997:61) “ý nghĩa của một từ trước hết là điều mà nó đề cập đến trong thực tế, tức là nghĩa đen của từ đó”. Ví dụ: danh từ “cat” là tên của một loài động vật có bộ lông mềm mại và những chiếc râu dài. Tuy nhiên, một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Trong thực tế, các từ tiếng Anh thường là từ đa nghĩa. Ví dụ: từ “issue” ngoài nghĩa là vấn đề đang được mọi người thảo luận hoặc tranh cãi còn có nghĩa là tạp chí được xuất bản định kỳ. Hiện tượng đa nghĩa sẽ không phải là vấn đề lớn khi học viên của bạn được tiếp xúc và có cơ hội sử dụng một từ trong những ngữ cảnh cụ thể vì ngữ cảnh sẽ là chìa khoá giúp người học hiểu rõ ý nghĩa từ đó. Những hoạt động dưới đây có thể giúp học viên của bạn làm quen với hiện tượng này:

• Tìm một từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong một loạt câu minh hoạ những nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa

• Tìm từ đồng nghĩa/ theo định nghĩa

• Giải thích cách chơi chữ trong tiêu đề các bài báo

• Giải thích cách chơi chữ trong những mẩu chuyện hài hước • Nối hai phần của một mẩu chuyện cười

• Lựa chọn ý nghĩa của từ phù hợp với một ngữ cảnh cụ thể

• Xếp hạng ý nghĩa của một từ về mặt hữu ích/ theo mức độ quan tâm

Sắc thái tình cảm

Sắc thái tình cảm của một từ là “những liên tưởng, những cảm giác tiêu cực hoặc tính cực mà từ đó gợi lên trong lòng người đọc” (Ur: 1997:61). Nó có thể có hoặc không có trong từ điển. Điều này có nghĩa là một từ có thể mang nhiều sắc thái tình cảm khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Nếu người học không thể cảm nhận được sắc thái tình cảm của từ ngữ thì họ khó có thể hiểu được thông điệp mà người nói/người viết muốn chuyển tải thông qua câu chữ. Theo O’Dell (1997), những hoạt động sau đây có thể giải quyết vấn đề trên:

• Yêu cầu sinh viên mô tả những sắc thái tình cảm mà họ cảm nhận được từ những từ cụ thể • Phân loại các từ đã học theo những liên tưởng tích cực, tiêu cực hay trung tính mà chúng gợi

lên trong tâm trí người đọc/ nghe.

• Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của những tiêu đề lạ, hình ảnh ẩn dụ, lối chơi chữ • Thảo luận ý nghĩa của các từ trong một văn bản theo sắc thái ý nghĩa của chúng. • Thêm từ để hoàn chỉnh một đoạn văn bản.

• Thay đổi thái độ của tác giả trong một đoạn văn bản bằng cách thay đổi từ ngữ

Bối cảnh văn hoá

Một khía cạnh không kém phần quan trọng khác cần được xem xét là bối cảnh văn hoá từ/ ngữ đó được sử dụng vì ngôn ngữ mà mỗi nhóm dân tộc sử dụng luôn có quan hệ mật thiết với giá trị, niềm tin và những chuẩn mực riêng của họ. Do đó, học một ngôn ngữ cũng có nghĩa người học có những hiểu biết nhất định về nền văn hoá mà ngôn ngữ đó là một bộ phận. Nói cách khác, để có thể hiểu thấu đáo văn bản viết bằng một thứ tiếng khác học viên cần phát triển được khả năng tiếp cận và xử lý văn bản từ những khía cạnh, trên những quan điểm/ góc nhìn của người khác. Nếu bạn gặp khó khăn khi rèn luyện khả năng này của học viên thì những hoạt động học tập dưới đây sẽ gợi ý cho bạn giải pháp cho vấn đề trên:

• Yêu cầu học viên so sánh, đối chiếu những từ và các cách diễn đạt khác nhau bằng tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng trong cùng một ngữ cảnh có gì khác biệt

• Nhận xét những liên tưởng về mặt văn hoá của câu chữ trong đoạn văn bản • Viết chú thích cho những từ/ cụm từ khó hiểu trong đoạn văn bản

• Nghiên cứu, tìm hiểu những liên tưởng về văn hoá của một loại từ/ cách diễn đạt cho trước • Đưa ra những câu đố tập trung vào những ý nghĩa có liên quan đến văn hoá của từ ngữ • Câu hỏi đúng/ sai

Ten Games for Classrooms (Part 1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Game (trò chơi) là một phần không thể thiếu đối với các lớp học ngoại ngữ. Game không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường hứng thú học cho học sinh mà nếu giáo viên lựa chọn game phù hợp, chúng còn là một công cụ đắc lực giúp giáo viên thực hiện thành công các mục tiêu bài học.

Một phần của tài liệu Chan ly cuoc CẨM NANG_ Phương pháp giảng dạy tiếng Anh..doct.pps (Trang 36 - 41)