Thời gian và không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975 – 1985) (Trang 77 - 97)

7. Cơ cấu của luận án

3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật

3.1.1. Th i gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật là một phạm trù đặc trưng của văn học, “thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học” [183, 63], là hình thức của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Thời gian bộc lộ ý thức sáng tạo của nghệ thuật, nên nhà văn có thể chọn điểm bắt đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, kể xuôi hay đảo ngược, có thể chọn điểm nhìn từ quá khứ, hiện tại, tương lai, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời. Trong sáng tác văn học, thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều kích thước khác nhau và xuất hiện dưới những dạng khác nhau tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nó gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật và như một hệ quy chiếu để phản ánh hiện thực, thể hiện tư duy của tác giả. Phạm trù thời gian nghệ thuật gắn với từng thể loại văn học, nhằm cung cấp những cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hình tượng văn học.

Trong văn học, yếu tố nào cũng có thời gian của nó và đều có thể biểu hiện thời gian, đặc biệt chú ý đến hai lớp thời gian cơ bản là thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật. Truyện ngắn hiện đại thể hiện một cách sinh động và phong phú các dạng thời gian nghệ thuật khác nhau mà nổi bật là các kiểu thời gian khép kín, vận động theo các dữ kiện đã cho đến khi kết thúc; hay thời gian mở theo tiến trình sự kiện, xuất hiện những khả năng mới.

Các bình diện thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai đan quyện với nhau xuyên suốt các tác phẩm tạo nên một bức tranh thời gian nghệ thuật đặc sắc gắn bó mật thiết với hệ thống nhân vật.

3.1.1.1. Thời gian quanh co, gấp khúc là dạng không phát triển theo

chiều hướng thuận hoặc đan cài hiện tại và quá khứ. Giai đoạn văn học 1945 -1975, thời gian nghệ thuật trong các sáng tác thường gắn liền với những giây phút chiến đấu, đi liền với khát vọng chung của cả đất nước. Nhưng sau 1975, các dạng kiểu thời gian biểu hiện trong tác phẩm phức tạp hơn, có khi được tính bằng những phút giây bất chợt. Nhà văn để cho nhân vật của mình tự nhận thức lại quá khứ và trăn trở với thực tại. Vì thế, thời gian có khi được thay đổi theo dòng ý thức của nhân vật. Nó mang tầm vi mô đa dạng và vô cùng phức tạp, gắn liền với suy nghĩ của con người. Cho nên việc phân tích tâm lí, nhân vật phải được đặt trong dòng thời gian, trong các khả năng lựa chọn và thích ứng, những nghịch lí của tồn tại, trong sự khác biệt của những người hôm qua và những người hôm nay. Nguyễn Văn Long cho rằng: “đặt nhân vật vào trong những chiều thời gian khác nhau, đan cài giữa hiện tại và quá khứ để làm nổi bật nghệ thuật này trong đời sống tinh thần và số phận mỗi con người khác nhau” [118, 218].

Thời gian trong truyện ngắn 1975 - 1985 là thời gian gắn liền với đời thường, mỗi cá nhân, thời gian bị chia khúc cắt nhỏ gắn liền với kí ức và hồi tưởng. Thời gian quá khứ được sử dụng nhiều trong những tác phẩm viết về chiến tranh, nó hiện ra đậm đặc từ những trang đầu đến trang cuối. “Mười hai năm về trước tôi tốt nghiệp lớp mười, từ chối không thiết đi học nữa mà khoác ba lô đi vào Trường Sơn… Vào những ngày cuối năm ấy… Những năm về sau, cho đến tận ngày chiến tranh chấm dứt…” [26, 173]. Trong cảm nhận của những người lính, thời gian quá khứ là những hồi ức về chiến tranh, là khoảng thời gian đã đứt gãy rất khó hàn gắn lại với hiện

tại. Vì thế, thời gian quá khứ và hiện tại là hai đại lượng đối nghịch nhau không thể cân bằng, không thể liền mạch, bởi trong nó tồn tại hai sắc thái khác nhau. Thời gian quá khứ sẽ gắn liền với chiến tranh, lửa đạn, chết chóc, nhưng cũng không ít những kỷ niệm tuyệt đẹp về tình đồng đội, tình yêu. Còn thời gian hiện tại là một quãng dài ngưng đọng, trì trệ trôi đi cùng với những dằn vặt, bất lực tuyệt vọng của con người. Đó là khoảng thời gian ngột ngạt mà con người muốn bứt ra khỏi nó để hồi tưởng quá khứ hay vọng tưởng tương lai.

Tương tự Sống với thời gian hai chiều của Vũ Tú Nam như một bản kiểm điểm chân thành của nhân vật trước dòng chảy của thời cuộc. Nhà văn đặt nhân vật ở thời điểm hiện tại, ngoái nhìn lại quá khứ sau khi đã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến. Chỉ mấy ngày trở lại quê hương, nhưng ông An đã “sống trong hai chiều thời gian của mấy chục năm. Thời gian đã cật vấn ông, nhào nặn ông, phán xét và thúc đẩy ông” [170, 866]. “Nếu thời trẻ khi đi vào cách mạng lòng ông luôn phơi phới, tưởng như cái gì cũng đơn giản, dễ dàng thì khi cuộc sống trở về hoàn cảnh bình thường lại đặt ông trước bao mối quan hệ mới mẻ buộc phải lựa chọn” [170, 103]. Trước dòng đời, dòng thời gian, ông đã phải dừng lại để suy ngẫm “chúng nó đi xuôi thời gian, các cụ ngược về dĩ vãng, còn mình thì đứng giữa ư? Hay theo hướng nào ?” [170, 850]. Vấn để thời gian ở truyện ngắn này giúp nhà văn đi sâu hơn vào những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật.

Trong Có một đêm như thế (Phạm Thị Minh Thư), cái quá khứ trong veo, thoảng hương hoa loa kèn và âm hưởng của giọng nói vừa giễu cợt vừa trìu mến lại như một luồng gió tươi mát ùa vào tâm hồn mệt mỏi của Miên. Ở truyện ngắn này, cái ánh sáng rạng rỡ của ngày hôm qua vẫn tiếp tục chiếu rọi vào cuộc sống hàng ngày hôm nay như nâng bước cho con người trong cuộc sống hiện tại. Nhiều truyện ngắn khác cũng có cuộc hành trình ngược về quá khứ như tìm đến một nguồn sức mạnh tinh thần để đi tiếp

hành trình đến tương lai như: Tuổi thơ im lặng (Duy Khán), Gió từ miền cát

(Xuân Thiều).

Ngoài ra, có thể kể đến những truyện ngắn đã thành công trong việc sử dụng những chiều kích thời gian khác nhau như: Những bông bần li

(Dương Thu Hương), Người không đi cùng chuyến tàu (Nguyễn Quang Thân)… Ở các truyện ngắn này việc đan xen giữa hiện tại và quá khứ thể hiện sự phân thân trong đời sống tinh thần của con người. Giữa những bộn bề của cuộc sống đời thường sau chiến tranh, con người vẫn dành một phần tâm tưởng cho quá khứ. Ở Những bông bần li, nhiều lần hiện tại nhòa đi để cho quá khứ trở thành nỗi ám ảnh trong nhân vật Ngân. Quá khứ của chị với một người yêu đã hi sinh. Anh có đôi mắt nâu dài, khi cười như có nắng vẫn luôn theo chị, đặc biệt là những lời nói cuối cùng của anh trước khi ra đi “trong cuộc chiến đấu lâu dài này, tụi mình hi sinh phải lí hơn, tụi mình già rồi. Các cậu còn trẻ các cậu phải ở lại để đánh giặc cho tới lúc chiến thắng… Những bài học lịch sử…đó chính là luồng sáng lung linh nâng đỡ cuộc đời chị. Chị sẽ giáo dục các con chị, những học sinh nhỏ bé của chị, những thế hệ sau này biết rung động sâu xa trong đời sống chung, với những cội nguồn đem đến cuộc sống cho chúng” [170, 153-157]. Quá khứ như một sự thức tỉnh tâm hồn Ngân, giúp chị có lựa chọn đúng đắn hơn trong cuộc sống hiện tại, vì nó quá bức bối nhạt nhẽo.

3.1.1.2. Thời gian tâm lý như là những thủ pháp giúp nhà văn đi sâu

hơn vào thế giới bên trong, vào những diễn biến tâm lí vô cùng phức tạp của con người. Truyện ngắn Thời gian của Cao Duy Thảo nhẹ nhàng mà sâu sắc. Truyện kể về một bà mẹ hơn 60 tuổi, lặn lội khắp nơi đi tìm đứa con bị nghi là đầu hàng kẻ thù. Đã gần chục năm trời, chưa tìm ra sự thực nhưng bà luôn luôn tin rằng con mình không phản bội Tổ quốc. Lần cuối cùng khi đến trận địa, nơi anh ấy mất tích, bà đã tìm thấy kỷ vật của con.

Sau đó không lâu, bà thanh thản nhắm mắt, vẫn không biết một sự thật được dấu kín. Bởi người đồng đội của con trai bà không muốn làm tan biến niềm tin, hy vọng bấy lâu của bà mẹ về hình ảnh người con trai. Sự thật đau lòng được giấu kín đã xoa dịu phần nào nỗi đau mất người thân trong chiến tranh của những người mẹ thời hậu chiến. Cách xử lý bi kịch của con người trong chiều dài thời gian sau chiến tranh như thế, đã chứng tỏ cái nhìn mới mẻ đầy tinh thần nhân đạo của nhà văn.

Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, vấn đề thời gian thường gắn liền với những sự kiện lớn lao hay thời gian vĩnh hằng trong dòng chảy thời cuộc. Còn giai đoạn sau 1975, thời gian là trong ý thức của cá nhân, ý thức về từng khoảnh khắc đang sống có nhiều ý nghĩa trong đời sống nội tâm con người. Đó là thời gian của những tâm trạng, gắn với những biến động trong đời sống mỗi con người cá nhân. Vì thế việc đặt nhân vật vào những chiều thời gian khác nhau cũng là một cách để miêu tả sâu sắc hơn đời sống nội tâm của con người. Trong truyện ngắn của Dương Thu Hương, người đọc nhận thấy tình yêu chỉ thật sự đẹp khi người ta sống trọn vẹn, chân thành với nó. Còn khi có sự tính toán, tính chất vị kỷ len vào, thì hạnh phúc sẽ tan vỡ, như nhân vật Toàn (Tháng ba chua chát) sẵn sàng đánh đổi tình yêu để lấy một cô vợ có cuộc sống vật chất đầy đủ hay nhân vật Tôi (Một bờ cây đỏ thắm) luôn ghen tỵ nhỏ mọn… Tất cả những tình yêu đó đều không đem lại hạnh phúc thực sự. Dương Thu Hương tỏ ra sắc sảo khi nắm bắt được những sự nhạy cảm của trái tim người phụ nữ trước những biến động về tình cảm trong đời sống thường nhật. Những bông bần li là một trong những truyện được viết sớm nhất giai đoạn sau chiến tranh. Câu chuyện xuôi theo tâm trạng vui buồn của nhân vật Ngân qua chuyến đi vào Tây Nguyên bốc mộ cho em trai và người bạn trai trước đây. Chuyến đi đánh thức ở chị tình yêu nồng nàn với người chiến sỹ đã hy sinh. Đồng thời giúp chị nhận ra cuộc sống khó chịu bên người chồng hờ hững, lãnh đạm

với đời sống xã hội và với những nỗi đau của người thân. Qua chuyến đi, Ngân cũng chợt nhận ra rằng sau chiến tranh mỗi chúng ta giàu có lên, nhưng cũng mất mát nhiều tình cảm. Thái độ bàng quan của Khang (chồng chị) giống như một loài cây không gốc rễ, sống lợt lạt và lạnh lẽo. Chị thấy cuộc sống sung túc, bình ổn của mình quá chông chênh. Hóa ra hạnh phúc không phải ở những tiện nghi người ta giành được mà ở sự đồng điệu trong tâm hồn giữa con người với nhau, giữa con người với hoàn cảnh. Ngân đã có một tình yêu như thế, dù người chiến sỹ ấy đã hy sinh, nhưng anh đã trở về đúng lúc để nâng đỡ cho tâm hồn chị.

Thời gian tâm lí càng biểu hiện rõ trong tình yêu của những người phụ nữ, luôn luôn mong muốn có được hạnh phúc thực sự, vì trái tim họ dường như bao giờ cũng nhạy cảm hơn. Nhân vật Minh (Người không đi

cùng chuyến tàu - Nguyễn Quang Thân) khi phát hiện ra những điều ẩn

trong cách nói dở dang, ậm ờ của chồng khiến chị vô cùng thất vọng. Vì chính cách nói lơ lửng ấy đã giúp anh giải quyết rất nhiều vấn đề với tất cả những cái lố bịch thảm hại. Và chị biết trái tim rạn nứt của mình sẽ không bao giờ còn được lành lặn như xưa. Từ khi chiến tranh kết thúc, mọi người ngỡ rằng có thể yên tâm mưu cầu tình yêu và hạnh phúc, nhưng thực tế lại không hề dễ dàng phẳng lặng, nhất là khi có những toan tính về vật chất, địa vị len lỏi vào. Nếu cái gì cũng muốn đạt được mà không chịu thiệt thòi như Giang (Lựa chọn- Nguyễn Bao) thì cả đời sẽ chẳng bao giờ tìm được thứ hạnh phúc trọn vẹn. Bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng thuận lợi, mỗi khi gặp khó khăn con người phải đứng trước nhiều lựa chọn. Sự lựa chọn của Giang, từ Thới sang Long rồi lại từ Long sang Thới và cuối cùng chẳng ai là người có thể đem lại hạnh phúc, trong khi cô đứng núi này trông núi nọ.

Thời gian nghệ thuật trong những nhân vật tự vấn bị dồn nén hoặc kéo căng ra với nhiều sắc thái tâm lý. Cảm xúc về những khoảng thời gian

dài trong quá khứ, những giây phút căng thẳng đấu tranh nội tâm của người hoạ sĩ (Bức tranh của Nguyễn Minh Châu), giờ khắc suy ngẫm của người thủ môn già (Dấu vết nghề nghiệp của Nguyễn Minh Châu), thời gian kể chuyện và hồi tưởng của Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu)… Với Bức tranh, Nguyễn Minh Châu đã tạo ra thời gian, không gian trần thuật tâm trạng. Nhân vật người kể chuyện ở đây là một hoạ sĩ. Bức tranh ở đây không hoành tráng theo kiểu tạc tượng đài các anh hùng thời đại, mà là bức vẽ về thế giới nội tâm đầy bí ẩn của tôi, là “khuôn mặt bên trong của chính mình,… Tôi là một hoạ sĩ. Tôi không phải là một người viết văn. Tôi phải tự giới thiệu như vậy ngay từ đầu không hề có ý muốn mong chờ hay cầu khẩn nơi bạn đọc một thái độ rộng lượng. Ngay từ đầu, tôi phải nói như vậy để tự dặn mình, tự ra lệnh cho mình, tôi viết truyện này ra đây là viết cho tôi, cho một bức tranh tôi vừa vẽ xong” [152, 49]. Một sắc thái của thời gian tâm lý là thời gian cá nhân thường được thể hiện dạng nhật kí, thư từ. Đây là thời gian cụ thể của nhân vật, nơi họ đã từng sống, chiến đấu và thể hiện cảm xúc ở nhiều cung bậc. Ý thức về thời gian của con người hiện tại không phải là ý thức về đại lượng đo thời gian mà là dòng chảy của nó liền mạch với tâm trạng con người, với thời cuộc, biến cố sự kiện, với số phận của từng con người.

3.1.1.3. Thời gian ảo là dạng ước mộng và hiện thực đan cài với

nhau. Với truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy thủ pháp này được tác giả sử dụng rất nhiều như: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến

tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau… Dòng ý thức chủ yếu khai thác chiều sâu

trong tâm trạng, ngôn ngữ thường giàu chất thơ và có sự hòa quyện giữa thực - ảo. Hiện thực trong tác phẩm được nhìn nhận thông qua những giấc mơ, hồi tưởng, suy nghĩ bất chợt, vu vơ. Do đó, thời gian cũng mờ ảo không kém, nó đứt nối, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nội tâm và đời

thực. Điển hình như Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, tác giả đã để cho chị nhận thức lại cuộc đời mình thông qua những hồi tưởng về quá khứ. Ở đó hiện lên thời gian với Quỳ là những dòng hồi ức miên man đan xen giữa quá khứ - hiện tại và tương lai. “Tuy mới 27 tuổi nhưng tôi đã sống trọn cuộc đời tôi cách đây nhiều năm” và cô cũng thú nhận “những năm về sau này, sau khi đã lấy chồng, những khi ngồi một mình và suy nghĩ thật bình tĩnh, tôi mới thấy rằng trong những ngày tháng ấy đã tập hợp lại trong cái cánh rừng Trường Sơn những con người đáng quý…” [30]. Quỳ là một phụ nữ tài năng, nhưng lại bị hành hạ bởi chứng mộng du, do những ngày tháng sau chiến tranh của cô là khoảng thời gian mà cô hoài

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975 – 1985) (Trang 77 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)