Giọng điệu và ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975 – 1985) (Trang 97)

7. Cơ cấu của luận án

3.2. Giọng điệu và ngôn ngữ

3.2.1. Giọng điệu

Giọng điệu là một yếu tố đặc trưng của phong cách nhà văn trong tác phẩm. Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe giọng nói là nhận ra con người, thì trong văn học cũng vậy, giọng điệu giúp nhận ra tác giả. Theo Từ

điển thuật ngữ văn học thì, “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ

tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [67, 134]. Giọng điệu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả. Một nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một giọng điệu riêng. Vì vậy, khi phân tích tác phẩm văn học, ta cần đặc biệt chú ý đến giọng điệu. Giáo sư Trần Đình Sử trong Một số vấn đề về thi pháp học hiện đại cũng cho rằng: “Phân tích tác phẩm mà bỏ qua giọng điệu tức là tước đi cái phần quan trọng tạo nên bản sắc độc đáo của nhà văn” [179, 275].

Dần thoát ra khỏi quán tính của giọng điệu văn xuôi giai đoạn chiến tranh, truyện ngắn sau năm 1975 có sự đa dạng, phong phú hơn trong giọng điệu. Điều này được thể hiện qua nhiều truỵên ngắn của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Vũ Tú Nam, Xuân Thiều, Dương Thu Hương… Mỗi

nhà văn đều bộc lộ cá tính sáng tạo của mình ở một giọng điệu riêng khó trộn lẫn. Họ đã chú ý hơn trong việc miêu tả tâm lí con người, những nét tính cách, phẩm chất qua sự chiêm nghiệm, suy nghĩ trong chính bản thân mình. Trong những nỗ lực cách tân, đổi mới ngôn ngữ, giọng điệu là một thành công không thể phủ nhận của truyện ngắn hậu chiến. Với cách vận dụng linh hoạt ngôn ngữ đời sống và nhất là với cách tổ chức đồng thời nhiều tiếng nói khác nhau, giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt mạch truyện và tạo dấu ấn của tác phẩm.

3.2.1.1. Giọng trang trọng, triết luận xuất hiện khi tác giả nói đến

một cái gì cao cả, có ý nghĩa đối với sự tồn tại con người, nói đến niềm vui, nỗi buồn hay lòng căm giận có ý nghĩa sâu rộng. Khi đó, nhà văn sẽ sử dụng những từ ngữ cao cả, cổ kính có khả năng biểu hiện thống thiết niềm tin, ý chí và khát vọng vào cuộc sống. Đó là chiến thắng, chiến bại và cái giá của nó mà nhiều truyện ngắn hậu chiến đề cập. Đó là những vết hằn, những nỗi đau đối với những người đã từng đi qua chiến tranh và người thân của họ. Giọng điệu của những truyện ngắn khai thác đề tài này đã để lại niềm xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Truyện ngắn Mai của nhà văn Thanh Quế là một đơn cử. Một cán bộ tập kết nay được nghỉ hưu trở về quê nhà thì vợ đã mất, người con gái độc nhất cũng hy sinh. Kỉ vật duy nhất của cô con gái để lại cho người cha là một lá thư mà ông nhận được từ hồi còn ở miền Bắc. Còn lại một mình trên cõi đời, ông lặn lội đi tìm hài cốt của con và mong đó sẽ là nguồn an ủi cho mình và đứa con xấu số. Lần theo thông tin trong lá thư, ông về làng Thanh Quýt và được nghe câu chuyện cảm động về sự hy sinh dũng cảm của Mai (tên con gái ông). Nhưng mọi vật chung quanh ông bỗng trở lên nhập nhoà, choáng váng, khi biết rằng đã có người xin dời mộ đem về an táng. Và sau đó, một tia hy vọng lại le lói lên khi biết tin có một cô Mai, người Đà Nẵng hy sinh ở làng Cẩm Sa cách

đó không xa. Ông lại được nghe kể về sự hy sinh anh dũng của Mai và mọi chuyện tưởng đã có hồi kết khi ông gặp người đồng đội cùng tổ giao liên với Mai. “Nhưng sau khi bọn địch cột xác cô vào xe tăng để huỷ hoại thân thể, bà con đã đấu tranh mang về chôn. Năm sau, tụi nó cày ủi vùng này nên ngôi mộ cũng mất luôn”[188, 233]. Như vấp phải một tảng đá to không có cách nào lật nổi, ông lặng đi trong nỗi cô đơn tột cùng.

Suốt thời gian dài, ông đã đi hết cơ quan này đến cơ quan khác để đọc những bản danh sách liệt sỹ dài dằng dặc mong tìm ra mộ con. Nhưng cứ mỗi lần hy vọng vừa loé lên thì thực tế phũ phàng lại ập đến, nhiều đêm ông lặng lẽ ngồi cho đến sáng, đôi mắt thâm quầng và miệng thì lúc nào cũng lẩm bẩm một câu “Có thể.. không có thể.. có thể”. Một buổi sáng, cơn mơ đến với ông thật kì lạ, ông thấy mình dắt tay con (lúc 5 tuổi) đi dạo mát. Đang đi, tự nhiên cô bé rụt khỏi tay ông rồi cuộc đuổi bắt của hai cha con vòng quanh một rừng dương. Thật linh ứng, đúng lúc này có người đến báo tin mộ con ông nằm ở nghĩa trang Rừng Dương. Ông tức tốc tìm đến nghĩa trang, người canh gác chỉ cho ông ngôi mộ nằm sát dưới một gốc dương xanh ngát. Thấy tim như ngừng đập vì tưởng rằng mình đã đi đến điểm kết thúc của cuộc hành trình. Nhưng đau đớn thay, cô gái có tên trong bia mộ lại nhỏ hơn con gái ông đến năm tuổi và không hề ghi quê quán. “Một trạng thái dao động cùng cực biến thành nỗi tuyệt vọng đè nặng nên trái tim ông. Ông cảm thấy đôi chân mình đang ngập dần dần vào lòng cát, không thể nào cất người đứng dậy được nữa” [188, 238]. Trong hành trình tìm kiếm hài cốt con mình, ông đã gặp biết bao người con đã hy sinh anh dũng, có những người không có họ tên, quê quán và không còn người thân. Hóa ra, Mai là một đơn cử trong hàng vạn liệt sỹ đã hi sinh trên mảnh đất này mà tác giả cần nói tới. Với tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, sự hi sinh dũng cảm, những cô gái miền Nam, trong đó Mai là một đại diện tượng trưng cho hàng vạn cô gái anh hùng đã ngã xuống cho đất nước này. Nỗi

đau ấy sẽ mãi mãi vẫn còn đó dù cho chiến tranh đã qua đi.

Chiến tranh không chỉ làm cho vợ mất chồng, con mất cha, em mất anh... mà những tàn tích do nó còn kéo dài đến những ngày hoà bình. Đó là trường hợp của Cần (Chú Viễn- Triệu Huấn) đã hy sinh ngay trong những ngày đất nước đã sạch bóng quân thù. Trong chiến tranh, là một chiến sĩ đặc công, so với những người cùng đơn vị, anh là người may mắn đã vượt qua nhiều cuộc chiến đấu cam go sinh tử. Chiến tranh qua đi, anh nhận nhiệm vụ của lính công binh với công việc đi gỡ bom mìn giải phóng đất đai. Đây là một công việc hết sức phức tạp và nguy hiểm, đòi hỏi người chiến sỹ không được phép có một sai sót nào. Bởi chỉ một sai sót nhỏ, họ phải trả giá bằng chính mạng sống cuả mình và đồng đội. “Cần đã đi qua sáu trăm mười bốn trường hợp, đã giành được bằng ấy khoảng không gian mà thần chết chiếm giữ để trả lại cho thanh bình” [154, 144]. Nhưng anh đã không qua được trường hợp thứ sáu trăm mười lăm. Cần chỉ là một trong nhiều trường hợp hy sinh sau chiến tranh khi làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh. Bao nhiêu bom đạn đã dội xuống mảnh đất này, đến tận bây giờ những mầm mống tai hoạ vẫn đang rình rập bao nhiêu người con vô tội.

Thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người, truyện ngắn hậu chiến đã có cái nhìn thật hơn, đúng bản chất của nó với giọng điệu triết luận sâu sắc “trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ sấu, rồng phượng rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [30. 106], trong mọi quan hệ giữa con người với con người, con người với “đời sống của chúng ta như một thân cây, gốc rễ của nó là mối liên hệ sâu xa với mọi người, với quá khứ vinh quang hoặc đau buồn, với những bồi đắp của cả dân tộc [89, 128]. Những triết lý về con người nhằm khám phá con người đúng như bản chất của nó là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Khi ý thức cá nhân, ý thức về bản ngã đã trỗi dậy mạnh mẽ trong văn học, nhà văn sẽ đi tìm khám phá về con người, triết lý về đạo đức, về lối sống tưởng như vô hại lại chứa mầm tai hoạ (Bức tranh, Đứa ăn

cắp của Nguyễn Minh Châu, Những bông bần li của Dương Thu Hương), về gia đình (Sắm vai của Nguyễn Minh Châu)... mang lại chiều sâu cho tác phẩm.

Trước hiện thực đa chiều, đa diện, nhà văn tham gia vào cuộc sống để thể hiện tư duy sâu sắc của mình với người đọc thông qua tác phẩm. Do đó, nhà văn cũng là nhà tư tưởng, triết luận cùng với hệ thống nhân vật giàu suy tư về nhân tình thế thái. Nhìn từ góc độ cấu trúc, giọng trang trọng, triết lí thường được thể hiện bằng kiểu câu khẳng định với lớp ngôn ngữ mang màu sắc triết luận, trang nghiêm. Khám phá cuộc sống, con người ở chiều sâu của nó, giọng trang trọng, triết luận đã trở thành một trong những giọng điệu chủ đạo của truyện ngắn hậu chiến và đương đại.

3.2.1.2. Giọng tố cáo, giễu nhại mỉa mai, châm biếm khi nhà văn bất

bình trước thực tại cuộc sống. Qua đó thể hiện quan điểm của mình bằng những phát ngôn của người trần thuật hoặc lời thoại của nhân vật nào đó. Trong bức tranh (Nguyễn Minh Châu), giọng điệu cuộc độc thoại nội tâm của nhân vật biến chuyển đa dạng, khi thì mỉa mai giễu cợt thói đạo đức giả của chính mình, khi thì tự chống chế bằng những lí lẽ, khi thì đanh thép tự kết tội mình là đồ dối trá. Những giọng điệu ấy đan xen vào nhau có lúc chuyển nhịp nhẹ nhàng theo dòng suy nghĩ, những đoạn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật làm bật lên giọng điệu trách móc, khắc khoải đau đớn. Qua đó, nhân vật tự thú, sám hối hoặc chiêm nghiệm lẽ đời như nhân vật người họa sĩ trong truyện Bức tranh. Người họa sĩ ấy quả thật đã bị Nguyễn Minh Châu đưa vào những cuộc tra tấn tinh thần. Trong dòng độc thoại nội tâm, họa sĩ dũng cảm nhìn nhận thẳng vào lòng mình, vào chỗ u ám sâu kín nhất để tìm ra nguyên nhân thực sự khiến ông thất hứa: đó có phải do hoàn cảnh không hay do thói hám danh, sự đãng trí vô ơn thường có trong mỗi con người? Đây vẫn là câu hỏi lớn trong bản thân mỗi con

người khi đối diện với chính mình.

Vấn đề tình yêu không còn mới nhưng có lẽ không bao giờ cũ với giọng văn của Dương Thu Hương. Chị xoáy vào những nét riêng, những góc khuất với những lí giải mới mẻ, táo bạo và mỉa mai. Trong Tháng ba

chua chát, Ngôi nhà trên cát, Một bờ cây đỏ thắm, cách sống của một số

nhân vật, thoạt đầu tưởng như không có gì chê trách. Nhưng xét đến cùng, trên phương diện đạo đức, nhân cách của con người mới, thì họ lại là những người đáng chê và đáng khinh bỉ. Người thì đánh đổi tình yêu, lợi dụng thời cơ may mắn để thăng tiến trên con đường danh vọng (Quý - Ngôi nhà trên

cát). Kẻ sẵn sàng gạt bỏ tình yêu để đến với một người phụ nữ, vì cô ấy có

thể đem lại cuộc sống vật chất đầy đủ (Toàn - Tháng ba chua chát). Người thì bằng sự ghen tị nhỏ mọn, tự làm mất đi nhân cách của mình (Nhân vật Tôi - Một bờ cây đỏ thắm). Đó là những người mang chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, chỉ biết sống cho riêng mình, thản nhiên hưởng thụ trên sự chăm sóc, hi sinh của người khác.

Giọng điệu mỉa mai, tố cáo được bộc lộ khi nhà văn có thời gian để nhìn lại cuộc chiến và chân lý cuộc sống. Các truyện ngắn Trại bảy chú lùn,

Tiếng vọng (Bảo Ninh), Năm tháng qua đi (Nguyễn Thị Như Trang)… đã

phần nào thể hiện chất giọng này. Truyện viết về một câu chuyện của bảy chiến sĩ ở vùng ven sông Sa Thầy trong một mặt trận không có tiếng súng

(Trại bảy chú lùn). Trong số họ, có người đã ngã xuống, nhưng cũng có

người sống mà không hề có tuổi trẻ. Đôi khi họ cảm thấy mình bị lãng quên trong khi “sức lực ngày càng cạn kiệt. Gánh nặng nương rẫy bẻ quặt sống lưng từng người, thân thể bị xô lệch, bị bóp méo, bóp móp. Mặt mày dệch dạc, nhăn nheo, già rụm đi” [173, 14]. Trong cái nhìn khác của tác giả, chiến tranh không phải chỉ toàn những mặt phi thường, thắng lợi mà là hiện thực dữ dội trên những mặt trận, tiếng súng và chết chóc. Người chiến sĩ không phải lúc nào cũng tỏa sáng với những phẩm chất anh hùng cao cả mà

có khi lạc khỏi đồng đội, một mình đối diện với bom đạn, chết chóc, đói khát, cũng có lúc bộc lộ cái bản năng rất người. “Nghẹn lời tôi không sao nói được và đột nhiên, bất ngờ với cả chính mình, tôi ngồi thụp xuống, hai tay bưng lấy mặt, bật lên tiếng khóc. Nào mưa gió, nào chết chóc, nào đói, nào khổ, nào con đường vô vọng phía trước mà lòng tôi âm thầm, dồn nén mãi, đến bây giờ tự nhiên òa ra, tan vỡ trong một niềm thương thân cay đắng, tủi hờn” [173, 95]. Nhà văn không ngần ngại khai thác những mặt khuất lấp của con người trong chiến tranh để cái đích đến cuối cùng là khẳng định những phẩm chất cao đẹp của người lính. Bởi ai mà chẳng có những phút yếu lòng, những dao động trong sự nghiệt ngã của hoàn cảnh chiến trường. Nó là lẽ tự nhiên trong cảm xúc của con người mà một thời văn học chiến tranh còn né tránh. Viết về chiến tranh ở những khía cạnh này, truyện ngắn sau 1975 đã phần nào xóa đi lớp men trữ tình (Nguyễn Minh Châu) với giọng điệu mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay.

3.2.1.3. Giọng điệu bất an, hoài nghi khi nhà văn sống trong một xã

hội đầy phức tạp, lòng người thay đổi khôn lường, giọng điệu biến động, gấp gáp trong tác phẩm của mình là không tránh khỏi. Viết về chiến tranh sau chiến tranh, các tác giả có thời gian, điều kiện để suy ngẫm và đào sâu thêm vào các tình huống, các tính cách nhân vật. Diện mạo thật của chiến tranh được khai thác đầy đủ hơn cả phía ta và phía địch. Đổi mới trong số những truyện ngắn này là sự nhận diện kẻ thù kĩ càng hơn, việc chỉ mặt những kẻ phản bội đầu hàng, phản động. Nhất là khi kẻ thù với cái vỏ bề ngoài tưởng như bình lặng, nhưng nhiều lúc ẩn nấp bên trong là bao âm mưu, thủ đoạn, mà Chân dung một người hàng xóm của Dương Thu Hương là một ví dụ. Truyện đã đạt giải nhất cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 1978 - 1979 và ra mắt bạn đọc đúng vào lúc nước ta đang chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Tác phẩm không chỉ mang tính thời sự nóng hổi mà

chính “nó đã khắc hoạ được sinh động chân dung một con người với cả một quá trình biến đổi vừa âm u khủng khiếp ở nó: từ một con người hiền lành chất phác, trở thành một công cụ giết người” [164, 117]. Như vậy, nhà văn đặt ra vấn đề nhận diện kẻ thù trong đời sống hoà bình là không đơn giản. Hơn nữa, trên mặt trận không tiếng súng, thì việc nhận diện bạn - thù càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Ngoài việc phản ánh cuộc chiến đấu chống bọn bành trướng ở phía Bắc, bọn Pôn Pốt ở biên giới Tây Nam, trong nhiều truyện ngắn sau 1975 vẫn in đậm nét hình ảnh và ấn tượng về cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thông qua đó, giọng điệu tự vấn và bất an về cuộc chiến,về hậu quả mà nó để lại cho con người. Trong đó, nhà văn hướng nhiều vào vấn đề đạo đức xã hội, vấn đề xây dựng quan niệm đổi mới và nhân cách con người trong giai đoạn mới của xã hội hậu chiến. Đó là hàng loạt các truyện ngắn như: Hai người

trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), Ngày

đẹp trời (Ma Văn Kháng), Những bông bần ly, Ngôi nhà trên cát, Ban mai

yên ả (Dương Thu Hương), Dì Út (Thanh Quế), Sống với thời gian hai

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thi pháp truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975 – 1985) (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)