1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam

15 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 170 KB

Nội dung

Để quản lý chặt chẽ đất đai về mắt quản lý nhà nước, nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm, đảm bảo môi trường trong sạch và phát tr

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật

khác trên trái đất C.Mác đã viết “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu để sản xuất, là tư liệu sản xuất trong nông, lâm nghiêp”

Đối với nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên XHCN thì việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đất đai một cách hợp lý là vô cùng

quan trọng Luật đất đai năm 2003 đã khẳng định tại Điều 5 “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Để quản lý

chặt chẽ đất đai về mắt quản lý nhà nước, nhằm tăng cường công tác quản

lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm, đảm bảo môi trường trong sạch và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng góp phần quan trọng vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Qua 10 năm (2003-2013) triển khai thực hiện Luật Đất đai, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị trấn Vĩnh Điện từng bước đi vào nề nếp, chính sách pháp luật đất đai ngày càng hoàn thiện và được thực thi hóa toàn diện Cơ cấu sử dụng đất chuyển dịch theo hướng tích cực, nguồn lực đất đai được phát huy, góp phần quan trọng thúc đấy kinh

tế - xã hội trên địa bàn thị trấn Thực hiện Nghị quyết TW6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại Hiện nay công tác quản lý đất đai trên

địa bàn thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại, hạn chế Do đó công tác Quản lý nhà nước về đất đai được lãnh đạo địa phương đưa lên hàng đầu để thực hiện việc quản lý sử dụng đất một cách tiết kiệm, hiệu quả và khoa học

2 Kết cấu đề tài: Đề tài được chia làm 3 phần

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai tại thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn

Chương 2: Phương hướng, các giải pháp và một số đề xuất nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai

Phần kết luận

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở

THỊ TRẤN VĨNH ĐIỆN, HUYỆN ĐIỆN BÀN

1 Đặc điểm chung:

1.1 Vị trí địa lý:

Thị trấn Vĩnh Điện là trung tâm của huyện Điện Bàn là nơi có Khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình năm là 25,50C, độ ẩm trung bình: 82,3%, lượng mưa bình quân năm 2000-2500mm, tập trung các tháng 9,10,11 Tọa độ:

15°53′29 vĩ độ Bắc, 108°14′51 kinh độ Đông cách thành phố Tam Kỳ 48 km và thành phố Đà Nẵng 25 km Phía Đông Bắc giáp xã Điện Minh, phía Tây Bắc giáp xã Điện An, phía Đông Nam giáp xã Điện Minh, phía Đông Nam giáp xã Điện Minh

Thị trấn Vĩnh Điện hiện nay có tổng diện tích tự nhiên là 205,3529 ha, nhóm đất nông nghiệp 63,5983 ha chiếm 30,97 %, đất phi nông nghiệp là 140,5404 ha chiếm 68,44 %, trong đó đất ở đô thị là 45,7293 ha còn lại là đất chưa sử dụng 1,2142 chiếm 0,59 % Dân số hiện nay là 8825 người với 2277 hộ, trong đó hơn 90% số hộ là cán bộ công nhân viên chức, ngành nghề, thương mại dịch vụ, số còn lại gần 10% là hộ có tham gia sản xuất nông nghiệp

Vì là trung tâm của huyện Điện Bàn nên thị trấn Vĩnh Điện có vị trí cực

kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong thời kỳ Điện Bàn đang phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2015

Do có đường Quốc lộ 1A đi ngang qua và vị trí nằm gần thành phố Đà Nẵng cũng như thành phố Hội An nên rất thuận lợi trong việc giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa Gần như là điểm nối giao lưu văn hóa, hành trình di sản giữa phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (Duy Xuyên) nên Vĩnh Điện cũng rất thuận lợi trong việc mở các điểm du lịch như: khu nhà cổ Vinahouse, du lịch sinh thái sông Thu bồn, du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực,

1.2 Kinh tế xã hội:

Có vị trí địa lý khá thuận lợi, Vĩnh Điện là trục kết nối với thành phố Đà Nẵng - Hội An - Tam Kỳ, có dòng sông Thu Bồn tỏa nhánh từ Giao Thủy về sông Vĩnh Điện, có chợ Vĩnh Điện là trung tâm giao lưu hàng hóa khá phồn thịnh ở phía bắc của Quảng Nam Với lợi thế đó, Vĩnh Điện nhanh chóng phát triển về kinh tế xã hội Trên địa bàn thị trấn hiện có 1.147 cơ sở thương mại -dịch vụ, trong đó có 54 doanh nghiệp; tổng giá trị hàng hóa mua bán hằng năm hơn 300 tỷ đồng, chiếm 93,3% tổng giá trị toàn nền kinh tế của thị trấn, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 28,7% năm

Trang 3

Để từng bước xây dựng Vĩnh Điện thành trung tâm của thị xã Điện Bàn vào năm 2015, Đảng uỷ thị trấn Vĩnh Điện xác định quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng là khâu đột phá để mở đường cho việc xây dựng Vĩnh Điện thành đô thị loại 4 Trong những năm qua thị trấn Vĩnh Điện nói riêng, huyện Điện Bàn nói chung đã có những bước phát triển về mọi mặt, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao bên cạnh đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được chính quyền đầu tư rất lớn, ngày càng hoàn thiện và đồng bộ hơn nhằm tạo ra bộ mặt ngày càng khang trang cho thị trấn Để có được những thành quả đó, có công sức rất lớn của Đảng, Nhà nước, chính quyền sở tại Ngày 23/5/2007 UBND tỉnh Quảng Nam ra Quyết định số 1574/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh qui hoạch chung xây dựng thị trấn Vĩnh Điện đó là tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển về mặt kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật và khớp nối với các khu vực lân cận, của thị trấn Vĩnh Điện trong tương lai Điều đó cũng thể hiện sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện đối với sự phát triển của thị trấn

Trong nhiệm kỳ X (2010-2015), Đảng bộ thị trấn Vĩnh Điện đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đó là cần tập trung sức lãnh đạo giữ vững sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng thương mại-dịch vụ, tiếp tục xác định đẩy mạnh phát triển hạ tầng đô thị là nhiệm vụ trung tâm, đột phá, tập trung xây dựng, củng cố, phát triển nâng cao tính bền vững của các lĩnh vực văn hóa xã hội; Chăm lo xây dựng, hình thành con người mới đảm bảo các yếu tố của cư dân một đô thị trung tâm thị xã; tăng cường khả năng quốc phòng, đảm bảo tốt hơn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động, vai trò phản biện xã hội của mặt trận, đoàn thể đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển thị trấn Vĩnh Điện thành trung tâm của thị xã Điện Bàn

1.3 Kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai

Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật Đất đai, công tác quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thị trấn Vĩnh Điện đạt được những kết quả như sau:

1.3.1 Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản

lý, sử dụng đất đai và việc tổ chức thực hiện các văn bản

- Công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành:

+ Lãnh đạo UBND, cán bộ ĐC-XD thường xuyên tham gia các buổi truyền đạt, học tập Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luậtdo UBND huyện tổ chức Cán bộ ĐC-XD và cán bộ Phòng TN&MT đi tập huấn các đợt do tỉnh tổ chức

+ Hội đồng Giáo dục Pháp luật của thị trấn cùng với Phòng TN&MT huyện đã triển khai tuyên truyền Luật Đất đai cho nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức như: Học tập, phát tờ gấp, tờ rơi

Trang 4

+ Thông qua Đài truyền thanh thị trấn thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai và văn bản hướng dẫn thi hành dưới nhiều hình thức như đọc từng Điều, khoản, hỏi đáp, trả lời liên quan đến đất đai

+ Bộ phận 1 cửa UBND thị trấn hướng dẫn, trả lời trực tiếp những câu hỏi của người dân về các vấn đề như: Giao đất, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, bồi thường giải tỏa mặt bằng, TĐC cho nhân dân hiểu là làm theo Luật

- Thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo liên qua đến đất đai của TW, tỉnh, huyện

1.3.2 Về thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

UBND thị trấn luôn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm làm cơ sở để quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả theo quy định của pháp luật Nhìn chung, công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất đã được UBND thị trấn tổ chức thực hiện đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn và huyện

1.3.3 Công tác xác định giá đất:

Hằng năm thực hiện theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo xây dựng giá đất, UBND thị trấn đã tổ chức khảo sát, điều tra thực tế các điểm điều tra Tham mưu, đề xuất giá đất các tuyến đường trên địa bàn trình UBND huyện tham mưu UBND tỉnh quyết định Công tác xây dựng giá đất được hoàn thành đúng thời gian quy định, đảm bảo kịp thời công bố vào ngày 01/01 hàng năm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến các hộ gia đình, cá nhân và tôt chức sử dụng đất

1.3.4 Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

Trong gần 10 năm qua, UBND thị trấn đã tham mưu cho UBND huyện giải quyết hồ sơ về đất đai, với tổng số 878 hồ sơ Trong đó: Giao đất cho 74 hồ

sơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 281 hồ sơ, tặng cho quyền sử dụng đất

342 hồ sơ, thừa kế quyền sử dụng đất 29 hồ sơ và chuyển mục đích quyền sử dụng đất 152 hồ sơ (biến động tăng lớn từ năm 2008 đến nay)

Thực hiện thẩm quyền, UBND thị trấn đã tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân Kết hợp Phòng TN&MT tham mưu UBND huyện trình UBND tỉnh chọn điểm, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức theo đúng thẩm quyền

Phối hợp với các Phòng, ban ngành, hội, đoàn thể thực hiện tốt Quyết định của UBND tỉnh về hạng mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có nhà ở gắn liền với vườn, ao (triển khai đối với các trường hợp giải tỏa, bồi thường, TĐC và các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất)

1.3.5 Công tác đăng ký quyền sử đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Trang 5

Toàn thị trấn Vĩnh Điện có 7 khối phố với tổng số 16 tờ bản đồ địa chính.

Hố sơ địa chính được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên giấy và từng bước chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, tính đến cuối năm 2013 thị trấn Vĩnh Điện cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân Số giấy chứng nhận đã giao đến chủ sử dụng đất đạt 98% Số còn lại chưa được cấp là các trường hợp do tranh chấp, không đăng ký hoặc do hộ gia đình chư thực hiện thủ tục nên chưa giải quyết Việc cấp giấy CNQSD đất được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành

Trong gần 10 năm UBND thị trấn Vĩnh Điện đã tham mưu UBND huyện Điện Bàn ký cấp 2059 giấy CNQSD đất

1.3.6 Thống kê, kiểm kê đất đai:

Hằng năm, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, thị trấn đã tổ chức thực hiện việc thống kê đất đai và cứ 5 năm tổ chức thực hiện việc kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại địa phương theo quy định và hướng dẫn của ngành cấp trên

Việc tổ chức thực hiện công tác này được triển khai thực hiện đúng theo trình tự hướng dẫn của Bộ TN&MT, Sở TN&MT tỉnh Đảm bảo đúng mục đích yêu cầu; thực hiện đúng phạm vi đối tượng, nội dung và phương pháp kiểm kê theo đúng quy định của ngành, nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình biến động trong việc sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất, lập bản đồ sử dụng đất ở thị trấn làm cơ sở cho việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, xác định chính xác quỹ đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng

Đã hoàn thành công tác thống kê đất đai ngày 01/01/2013

1.3.7 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai:

Trong gần 10 năm, hầu hết các đơn trên địa bàn thị trấn là tranh chấp đất đai, xác định ranh giới và đơn xin mua đất, các ban ngành, hội, đoàn thể thị trấn

đã phối hợp khá tốt công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp về đất đai đã hòa giải thành công hầu hết các đơn tranh chấp, khiếu nại Đã tham mưu UBND ra các Thông báo trả lời đơn, các Quyết định giải quyết đơn theo đúng quy định Hiện nay số đơn đang thụ lý giải quyết là 05 đơn (03 đơn xin lập thủ tục Cấp giấy chứng nhận, 1 đơn đề nghị xác định ranh giới và 01 đơn đề nghị trả đất)

Trên cơ sở quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫ thi hành, Luật Khiếu nại, tố cáo; địa phương đều tổ chức thực hiện nghiêm theo quy định Lãnh đạo từ huyện đến thị trấn tổ chức tiếp và đối thoại trực tiếp với công dân, nắm tâm tư, bức xúc của nhân dân để vận động, giải thích và giải quyết các yêu cầu, thắc mắc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân và hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định pháp luật

Trang 6

1.3.8 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Thực hiện Nghị định 71/2006/NĐ-CP, 84/2007/NĐ-CP, 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC và các Quyết định của UBND tỉnh về bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế được quy định tại Điều 36 Nghị định 181/NĐ-CP

Trong những năm qua, trên cơ sở Quy hoạch đã được phê duyệt, đã triển khai các dự án do thị trấn làm chủ đầu tư, lập phương án bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư như: Dự án Đài tưởng niệm Liệt sĩ Vĩnh Điện, Trạm y tế, khai thác quỹ đất KDC khối 7 (trước UBND thị trấn), đường Vĩnh Đức … Ngoài ra ban ngành thị trấn kết hợp với TT Phát triển Quỹ đất huyện thực hiện tốt công tác GPMB các dự án lớn do huyện chủ đầu tư như: KDC khối

3, đường ĐH9, ĐH9 nối dài, đường Trung tâm hành chính huyện, Trung tâm hành chính nối dài, mở rộng ĐT 609 …

Đã kiện toàn đội ngũ, cán bộ làm công tác quản lý hiện trạng sử dụng đất, nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác địa chính và xây dựng Tham mưu Đảng ủy thị trấn ban hành Quyết định thành lập tổ vận động giải phóng mặt bằng Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án chủ trương, chính sách về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư, tham gia cùng các phòng, ban có liên quan thực hiện xét cấp đất tái định cư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước

UBND thị trấn banh hành Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 V/v Thành lập Hội đồng xác nhận nguồn gốc đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị trấn Vĩnh Điện theo đúng quy định tại điểm 3.2, khoản 3, Điều 44 Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 30/9/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định về bồ thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

1.4 Đánh giá những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các văn bản thi hành pháp luật đất đai cũng phát sinh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, cụ thể:

1.4.1 Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai:

Luật đất đai 2003 có nhiều quy định mới Việc thay đổi một số quy định

đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác gải quyết các thủ tục về đất đai, nhất là công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận, bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất

Những văn bản thi hành Luật Đất đai chưa cụ thể hóa được những quy định liên quan đến những khái niệm về nguồn gốc về nguồn gốc hình thành các loại đất, nhất là đất ở dẫn đến những khó khăn trong việc nhận hạn mức khi chuyển quyền sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trang 7

Các văn bản thi hành Luật thiếu tính ổn định, luôn thay đổi dẫn đến các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh cũng thay đổi theo, làm gia tăng tình trạng khiếu kiện, khiếu nại tại thời điểm giao thời giữa 2 chính sách cũ và mới

Sự phối hợp giữa các banh, ngành có liên quan (thị trấn, Văn phòng ĐKQSD đất huyện, Chi cục Thuế huyện…) có lúc chưa kịp thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, còn nhiều bất cập, bất hợp lý, không dồng bộ gây phiền hà cho nhân dân

- Công tác tuyên truyền, phổ biến học tập Luật Đất đai, các văn bản mới chưa đều khắp Chỉ dừng lại ở cán bộ công chức thị trấn và quân dân chính khối phố nên chưa tạo được chuyển biến nhận thức trong nhân dân

1.4.2 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Tình hình KT-XH trong những năm gần đây phát triển nhanh do đó quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt có sự thay đổi Mặc khác, do nhu cầu sử dụng đất của một số sự án phát sinh khi chưa xây dựng kế hoạch hoặc chưa được HĐND cấp thẩm quyền thông qua, vì vậy phải làm thủ tục bổ sung, dẫn đến việc thực hiện, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất chậm

Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác lập quy hoạch SDĐ chưa chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán có khi luôn thay đổi, bổ sung thậm chí có

sự chồng chéo lẫn nhau

Tình trạng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không qua UBND thị trấn nên cũng gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng đất

1.4.3 Công tác xác định giá đất:

Bảng giá các loại đất do UBND tỉnh công bố hằng năm là kết quả thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định, nhưng thực tế giá đất quy định chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường

Giá đất để tính bồi thường thiệt hại cho nhân dân khi thu hồi đất theo quy định của khung giá thấp hơn so với thực tế, người bị thu hồi đất khó chấp nhận nên công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, ngược lại người được giao đất, cho thuê đất (chủ dự án, chủ công trình) lại muốn thuê đất, giá đất bồi thường thấp để giá đầu tư thấp, nên phát sinh mâu thuẩn trong bồi thường giải tỏa, giải phóng mặt bằng, làm tốn kém nhiều thời gian, công sức giải quyết

1.4.4 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai:

Việc áp dụng công nghệ thông tin và công tác thống kê, kiểm kê chưa được áp dụng đồng bộ dẫn đến chất lượng và hiệu quả chưa cao

Nguồn kinh phí để thực hiện công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất phân bổ chưa kịp thời theo kế hoạch và tiến độ thực hiện

Chưa thực hiện kịp thời công tác chỉnh lý biến động tạo nên những bất cập trong công tác thống kê, kiểm kê, quản lý sử dụng đất

Trang 8

1.4.5 Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất:

Thống kê cho thấy, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất so với các lĩnh vực khác có phát sinh khiếu nại trên địa bàn thị trấn Việc giải quyết khiếu nại đôi lúc vẫn còn quá thời gian quy định của Luật khiếu nại, tố cáo

Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở kiêm nhiệm quá nhiều công việc còn mỏng so với yêu cầu, nhiệm vụ công tác hiện nay, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương

Hồ sơ địa chính được lập nhiều lần (3 lần) sai số giữa đo đạc tay và máy sai số khá lớn dẫn đến tình trạng cấp GCNQSD đất có sự sai sót về diện tích cũng như các căn cứ pháp lý để xem xét giải quyết …

Từ khi Nhà nước có chính sách đổi mới về kinh tế thì tình trạng đơn thư khiếu nại của công dân ngày càng tăng Khiếu nại đòi đất cũ, tranh chấp đất đai, tranh chấp ranh giới Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh

Một số công dân cố ý không chấp hành, lợi dụng dân chủ trong khiếu nại,

tố cáo để đã kích các nhân và tập thể làm cho việc giải quyết khiếu nại của cơ quan tốn kém thờ gian, công sức

1.4.6 Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:

Công tác phân cấp, ủy quyền phê duyệt và thẩm định phương án BT, HT

và TĐC chưa thực sự đạt hiểu quả như mong muốn và làm cho tình trạng khiếu nại, khiếu kiện xảy ra nhiều mà nguyên nhân chính là do quan điểm, chính sách giải quyết phù hợp với đặ thù, thực tế của riêng địa phương mình quản lý mà không có sự thống nhất, hài hòa với các địa phương lân cận trong vùng dự án

Tính công khai, dân chủ trong tổ chức thực hiện chính sách BT, HT và TĐC chưa đảm bảo quy trình, quy định

Việc thực hiện quy định về bồi thường thiệt hại, giải phong mặt bằng, TĐC còn nhiều bất cập, giá bồi thường không được điều chỉnh kịp thời theo biến động giá cả,việc áp giá tại một thời điểm nhưng khi chi trả đền bù tại một thời điểm khác nên số tiền bồi thường không đủ chi phí di dời và xây dựng nhà mới; chính sách áp giá bồi thường không đồng nhất với giá tính thuế chuyển quyền sử dụng đất (cùng 1 lô đất)

Việc bố trí quỹ đất để xây dựng các khu TĐC còn bị động, lúng túng nên ảnh hưởng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, TĐC

Nguồn kinh phí để chi trả bồi thường, xây dựng khu TĐC đa số các dự án

do ngân sách nhà nước bố trí vốn còn bị động Do khó khăn về nguồn kinh phí nên nhiều dự án chi trả tiền đền bù kéo dài dẫn đến phát sinh những vướng mắc khi chính sách bồi thường thay đổi, phát sinh khối lượng, đơn giá bồi thường chậm

Trang 9

Một số nhà đầu tư năng lực tài chính kém, không thể chi trả bồi thường cùng một lúc mặt dù phương án đã được phê duyệt Đơn giá lúc kiểm kê thấp, đến thời điểm bồi thường thì điều chỉnh tăng Mặc dù ra đời Nghị định 69/2009/ NĐ-CP của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng thực tế việc giải quyết vẫn còn nhiều khó khăn

* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

a Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp luật về đất đai chưa thực sự hoàn chỉnh

- Luật Đất đai đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành

chính của cấp tỉnh, huyện, xã, nhưng về trách nhiệm quản lý vẫn chưa rõ ràng

- Các vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo

gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho công tác quản lý của địa phương

b Nguyên nhân chủ quan

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Luật và các văn bản dưới luật của chính quyền thị xã trong quản lý nhà nước về đất đai chưa được chú trọng, còn thụ động, chạy theo sự vụ

- Chất lượng cán bộ, năng lực chuyên môn của cán bộ còn hạn chế, kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực, chưa đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật pháp luật về đất đai khá tốt nhưng vẫn chưa thật sự đi vào cuộc sống của người dân

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính đôi lúc, đôi nơi chưa chặt chẽ

1.5 Bài học kinh nghiệm

Qua thực tiễn những ưu, khuyết điểm, những hạn chế và những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn trong thời gian qua, cho ta rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu để nâng cao công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai để đạt được những kết quả tốt hơn, cụ thể như sau:

- Phải tạo được sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, chính quyền và sự đồng thuận, nhất trí cao của tất cả các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Chủ động sáng tạo, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Trong quá trình chỉ đạo, điều hành phải kiên quyết, cụ thể đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát để kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh

- Tất các các cán bộ công chức trong bộ máy quản lý đất đai cần nắm vững Luật đất đai 2003 (sau này là Luật đất đai 2013 có hiệu lực ngày

Trang 10

01/7/2014), các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn để thi hành luật đất đai Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chuyên môn bằng cách cử đi học những khóa nghiệp vụ, bồi dưỡng ngắn, dài hạn liên quan đến lĩnh vực đất đai

- Thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất đã được các cấp phê duyệt, tránh tình trạng cấp đất, giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền và việc thu tiền

sử dụng đất sai quy định, tình trạng sử dụng đất lãng phí, sai mục đích, lấn chiếm đất …

- Các ban ngành, đoàn thể phải phối hợp chặt chẽ trong công tác phối hợp, kiên quyết đấu tranh với việc lợi dụng chức vụ quyền hạn để tư lợi cá nhân Cấp

ủy Đảng, Ban kiểm tra Đảng ủy, HĐND và chính quyền theo sát và kịp thời ngăn ngừa và có biện pháp kỷ luật những cán bộ sa sút về đạo đức, phẩm chất, lối sống, có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân về lĩnh vực đất đai bằng nhiều hình thức để người dân hiểu và thực hiện việc sử dụng đất có hiệu quả

Chương 2 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NẦNG CAO

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QLNN VỀ ĐẤT ĐAI

1 Mục tiêu quản lý nhà nước về đất đai

- Phổ biến Luật Đất đai (2013) và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cho tất cả cán bộ, tầng lớp nhân dân

- Nâng cao năng lực về chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai

- Hoàn thành công tác lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết cho địa phương

- Chấn chỉnh công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất theo đúng thẩm quyền và thực hiện đúng quy trình

- Hoàn thành việc cấp giấy CNQSDĐ lần đấu cho tất cả các hộ gia đình

cá nhân trên địa bàn trong năm 2014

- Khắc phục những yếu kém hiện nay trong công tác GPMB, tái định cư

2 Giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới:

Để tiếp tục chấn chỉnh và tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước

về đất đai trong thời gian tới, góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, từng bước chuyển hóa và làm cho đất đai thực sự trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, UBND thị trấn đề xuất các giải pháp thực hiện cụ thể sau:

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w