Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thống kê

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó tổ của nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn dây cáp điện tai sin (Trang 60)

Sử dụng kiểm định T- test và ANOVA một chiều để kiểm định có hay không sự khác nhau trong đánh giá về sự gắn bó với tổ chức giữa các nhóm thống kê bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, vị trí công tác, thu nhập hàng tháng.

Các giả thiết được kiểm định là:

o HT1: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên với tổ chức giữa các giới tính.

49 nhóm độ tuổi.

o HT3: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên với tổ chức theo trình độ chuyên môn.

o HT4: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên với tổ chức theo vị trí công tác.

o HT5: Có sự khác biệt về sự gắn bó của nhân viên với tổ chức giữa các mức thu nhập hàng tháng.

Với mức ý nghĩa kiểm định là 95%. Tuy nhiên, trước khi thực hiện kiểm định One Way ANOVA cần phải kiểm định Levene's Test sự bằng nhau của các phương sai tổng thể để xem xét mức độ đồng đều của dữ liệu quan sát.

1. Kiểm địnhT-Test

Trường hợp sig nhỏ hơn 0,05

Nếu sig Levene's Test nhỏ hơn 0.05 thì phương sai giữa 2 giới tính là khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances not assumed.

- Giá trị sig T-Test < 0,05 chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó làm việc của những nhân viên làm việc ở các nhóm nghiên cứu khác nhau.

Giá trị sig T-Test >= 0,05 chúng ta kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó tổ chức của những nhân viên làm việc ở các nhóm nghiên cứu khác nhau.

Trường hợp sig lớn hơn hoặc bằng 0,05

Nếu sig Levene's Test lớn hơn hoặc bằng 0.05 thì phương sai giữa 2 giới tính là không khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances assumed.

Giá trị sig T-Test < 0,05 chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó tổ chức của những nhân viên làm việc ở các nhóm nghiên cứu khác nhau.

Giá trị sig T-Test >= 0,05 chúng ta kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó tổ chức của những nhân viên làm việc ở các

50 nhóm nghiên cứu khác nhau.

2. Kiểm địnhANOVA

ANOVA giúp chúng ta giải quyết trở ngại của Independent Sample T- Test. Phương pháp này giúp chúng ta so sánh trị trung bình của 3 nhóm trở lên. ANOVA có 3 phương pháp: ANOVA 1 chiều, ANOVA 2 chiều và MANOVA. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp ANOVA 1 chiều (One-Way ANOVA).

Chúng ta xem kết quả bảng Test of Homogeneity of Variances, chúng ta sẽ xem xét sig của Levene Statistic.

Trường hợp sig lớn hơn hoặc bằng 0,05

Nếu sig ở kiểm định này > 0,05 thì phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau, xem tiếp kết quả ở bảng ANOVA.

Nếu sig ở bảng ANOVA < 0,05, chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó tổ chức của những nhân viên làm việc ở các nhóm nghiên cứu khác nhau.

Nếu sig ở bảng ANOVA >= 0,05, chúng ta kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó tổ chức của những nhân viên làm việc ở các nhóm nghiên cứu khác nhau.

Trường hợp sig nhỏ hơn 0,05

Trường hợp sig Levene Statistic nhỏ hơn (< 0,05), giả thuyết phương sai đồng nhất giữa các nhóm giá trị biến định tính đã bị vi phạm. Nghĩa là phương sai giữa các nhóm bộ phận làm việc là không bằng nhau. Chúng ta không thể sử dụng bảng ANOVA mà sẽ đi vào kiểm định Welch cho trường hợp vi phạm giả định phương sai đồng nhất.

Chúng ta xem kết quả bảng Robust Tests of Equality of Means.

- Nếu sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests < 0,05, chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó tổ chức của những nhân viên làm việc ở các nhóm nghiêncứu.

- Nếu sig kiểm định Welch ở bảng Robust Tests ≥ 0,05, chúng ta kết luận: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gắn bó tổ chức của

51 những nhân viên làm việc ở các nhóm nghiên cứu.

52 Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết về tác động của các thành phần văn hóa doanh nghiệp đến gắn bó của nhân viên với tổ chức. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng 2 phương pháp, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, và phỏng vấn chuyên gia qua bước nghiên cứu này, các thang đo đo lường các khái niệm cũng được xây dựng để phục vụ cho nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn với cỡ mẫu là 247 phiếu khảo sát.

53

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về công ty TNHH dây cáp điện Tai Sin (VN) 4.1.1. Tổng quan công ty

Tên công ty: CÔNG TY TNHH DÂY CÁP ĐIỆN TAI SIN (VN) Tên tiếng anh: TAI SIN ELECTRIC CABLES (VN) CO., LTD Tên viết tắt: TSEC

Địa chỉ: Số 20 đường số 2 khu công nghiệp Việt Nam Singapore 2 Phường Hòa Phú Thành phố Thủ Dầu Một Tỉnh Bình Dương.

4.1.2. Ngành nghề

Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Sản xuất các dây và cáp điện tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mảng kinh doanh dây cáp điện của công ty TNHH dây cáp điện Tai Sin (VN) được xây dựng thành công bằng sự phát triển tích cực và tiếp thị đầy đủ các loại cáp thông qua mạng lưới phân phối phụ vụ đa dạng. Bên cạnh những sản phẩm dây cáp điện, công ty còn kết hợp sản xuất các thiết bị điện, như tủ điện và đèn, ổ cắm và các thiết bị điện khác.

4.1.3. Lịch sử phát triển

Công ty TNHH Dây Cáp Điện Tai Sin (VN) được thành lập từ năm 2006, với 100% vốn của Singapore. Là một trong những công ty con của Tập đoàn Tai Sin electric Limited có trụ sở chính tại 24 Gul Crescent, Jurong Town, Singapore 629531. Tai Sin (VN) hiện nay là nhà máy mới nhất trong số ba nhà máy sản xuất cáp của tập đoàn, cùng với Singapore và Malaysia, được thành lập để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thị trường Việt Nam và thị trường Đông Nam Á. Được trang bị đầy đủ trang thiết bị và các công nghệ sản xuất mới nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tai Sin cam kết mạnh mẽ là tạo ra những tiến bộ liên tục về mặt công nghệ về công và đổi mới và hai điều này là thế mạng nhất của công ty. Chứng nhận Iso 9001: 2015 và chứng nhận phù hợp với cơ quan kiểm tra chất lượng

54

hàng đầu thế giới đã khẳng định vững chắc nổ lực không mệt mỏi để đạt chất lượng hoàn hảo trong quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra của công ty.

Trong 10 năm qua công ty đã phát triển ổn định dựa trên triết lý kinh doanh vàng về việc cung cấp sản phẩm chất lượng bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến hàng đầu, Chính những niềm tin và giá trị này đã tạo cho công ty sức mạnh và sự tự tin để tiếp tục phát triển, hoàn thiện hơn và thành công hơn trong tương lai.

4.1.4. Tình hình nhân sự tại công ty Tai Sin

Bảng 4. 1: Tổng hợp số liệu nhân sự công ty Tai Sin từ năm 2017 – 2020

Giới tính 2017 2018 2019 2020

Nam 151 158 163 168

Nữ 58 63 68 79

Tổng cộng 209 221 231 247

Tỷ lệ tăng 5,5% 4,4% 7,5%

(Nguồn: phòng hành chánh nhân sự công ty Tai Sin,2021) 4.2. Kết quả nghiên cứu và kiểm định

4.2.1. Thống kê mô tả

Bảng 4. 2: Tổng hợp số lượng bảng câu hỏi khảo sát của đề tài

N Tỷ lệ (%)

Số lượng bảng câu hỏi hợp lệ 225 96.56% Số lượng bảng câu hỏi không hợp lệ 8 3.44%

Tổng cộng 233 100%

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả,2021) Tổng số bảng khảo sát được gửi đi khảo sát là 247 bảng, đối tượng là nhân TNHH dây cáp điện Tai Sin (VN). Kết quả thu về được 233 bảng, sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không đạt yêu cầu (trả lời không đầy đủ, câu trả lời mâu thuẫn, câu trả lời có từ hai lựa chọn trở lên) thì số lượng còn lại là 225 bảng, đạt tỷ lệ 96,56%. Phân loại 225 người được khảo sát theo thành phần giới tính, độ tuổi, trình độ,vị trí công tác, thời gian làm việc và thu nhập trung bình.

55

Bảng 4. 3:Thống kê mô tả theo nhóm yếu tố

Chỉ tiêu N Tỷ lệ (%) 1. Độ tuổi 18- 25 tuổi 114 50,7 26 - 35 tuổi 77 34,2 36 Tuổi trở lên 34 15,1 Tổng cộng 225 100,0 2. Trình độ học vấn Phổ thông 156 69,3 Trung cấp - Cao đẳng 40 17,8 Đại học 27 12,0 Sau đại học 2 0,9 Tổng cộng 225 100,0 3. Thu nhập Dưới 10 triệu 104 46,2 10 đến dưới 15 triệu 89 39,6 Trên 15 triệu 32 14,2 Tổng cộng 225 100,0 4. Thâm niên Dưới 2 năm 85 37,8 Từ 2 - 6 năm 94 41,8 Trên 6 năm 46 20,4 Tổng cộng 225 100,0 5. Vị trí công tác Giam đốc 4 1,8 Trưởng /Phó phòng 12 5,3 Nhân viên 49 21,8 Công nhân 160 71,1 Tổng cộng 225 100,0 6. Giới tính Nam 149 66,2 Nữ 76 33,8 Tổng Cộng 225 100,0

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả, 2021) Kết quả khảo sát về giới tính

Theo kết quả khảo sát, tổng lượng nhân viên là nữ chiếm 33,8% (76 người), còn lại là nam chiếm 66,2% (149 người). Qua kết quả khảo sát cho thấy rằng, số lượng người nam tham gia lao động tại công ty tnhh dây cáp điện Tai Sin (VN) nhiều hơn nữ, Công ty chuyên sản xuất dây cáp điện nên cần đội ngũ lao động chính là nam, trong khi ấy nữ chỉ phù hợp với công viêc văn phòng,

56 kiểm hàng, thống kê.

Kết quả khảo sát về trình độ chuyên môn

Trong tổng số 225 mẫu khảo sát, thì số người có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất 0,9% (2 người); trình độ đại học chiếm 12,0% (27 người); trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 17,8 % (40 người) và trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 69,3% (156 người). Kết quả cho thấy đối tượng tham gia trả lời phiếu khảo sát tương đối đồng đều. Vì vậy, kết quả khảo sát mang tính đại diện cao.

Kết quả khảo sát về mức thu nhập hàng tháng

Đa số nhân viên công ty được khảo sát tập trung ở mức thu nhập dưới 10 triệu đồng khoảng 104 người (chiếm 46,2%), Nhóm 10 đến dưới 15 triệu chiếm 39,6% (89 người) và nhóm có mức thu nhập trên 15 triệu chiếm 14,2% (32 người).

Kết quả khảo sát về về thời gian làm việc

Theo kết quả khảo sát, số lượng lớn nhất là những người làm việc dưới 2 năm, chiếm 37,8% (85 người). Tiếp theo là người làm việc từ 2- 6 năm, chiếm 41,8% (94 người). Ít nhất là người làm việc từ trên 6 năm, chiếm 20,4% (46 người).

Kết quả khảo sát về vị trí công tác

Đa số nhân viên công ty Tai Sin được khảo sát có vị trí công tác công nhân chiếm tỷ lệ khá cao trong công ty 71,1% (160 người), kế đến là nhân viên và tổ trưởng tổ phó chiếm 21.8% (49 người), Phó phòng, trưởng phòng chiếm 5,3% (12 người) và ban giám đốc có 4 người chiếm 1,8 %.

Kết quả khảo sát độ tuổi

Thống kê theo độ tuổi của đối tượng khảo sát, nhóm tuổi tập trung đông nhất là độ tuổi từ 18 - 25 tuổi với 114 người chiếm tỷ lệ 50,7%, kế tiếp nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao thứ hai là từ 26 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ 34,2% tương đương 77 người, nhóm tuổi từ 36 trở lên chiếm tỷ lệ thứ 3 (15,1%) 34 người.

57

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Để đánh giá độ tin cậy của các thang đo trong nghiên cứu, tác giả dựa trên các hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng giúp loại ra những biến quan sát không đóng góp vào việc mô tả khái niệm cần đo. Một tập hợp các mục câu hỏi được đánh giá tốt khi hệ số Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,8, hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 là có thể sử dụng được (Peterson, 1994). Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Item - total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo do có tương quan kém với các biến khác trong cùng mục hỏi.

Bảng 4. 4: kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha nếu loại biến Giao tiếp trong tổ chức Cronbach's Alpha = 0,911

GTTC1 13,45 10,186 0,821 0,881

GTTC2 13,49 10,662 0,768 0,892

GTTC3 13,57 10,514 0,749 0,896

GTTC4 13,48 10,510 0,770 0,891

GTTC5 13,48 10,724 0,759 0,894

Làm việc nhóm Cronbach's Alpha = 0,878

LVN1 16,71 11,956 0,745 0,847 LVN2 16,74 12,605 0,628 0,867 LVN3 16,70 12,908 0,611 0,869 LVN4 16,72 12,220 0,680 0,858 LVN5 16,80 12,381 0,684 0,857 LVN6 16,73 11,984 0,760 0,844

Phần thưởng và sự công nhận Cronbach's Alpha = 0,845

PTCN1 13,19 7,878 0,696 0,801

PTCN2 13,35 8,236 0,610 0,825

PTCN3 13,32 8,040 0,696 0,802

PTCN4 13,40 8,321 0,691 0,805

PTCN5 13,09 8,487 0,575 0,834

Đào tạo và phát triển Cronbach's Alpha = 0,905

DTPT1 16,78 12,459 0,830 0,875 DTPT2 16,93 12,554 0,704 0,894 DTPT3 16,89 12,617 0,720 0,891 DTPT4 16,90 12,856 0,694 0,895 DTPT5 16,82 13,031 0,732 0,890 DTPT6 16,88 12,583 0,765 0,885

58

Sự sáng tạo trong công việc Cronbach's Alpha = 0,778

STCV1 17,72 10,894 0,702 0,701 STCV2 17,74 11,379 0,652 0,716 STCV3 17,59 10,771 0,743 0,692 STCV4 18,18 14,156 0,036 0,883 STCV5 17,76 11,117 0,621 0,720 STCV6 17,69 11,077 0,646 0,715

Sự Sáng tạo trong công việc Cronbach's Alpha = 0,883 (lần 2)

STCV1 14,56 9,234 0,739 0,854

STCV2 14,58 9,707 0,684 0,867

STCV3 14,44 9,216 0,761 0,849

STCV5 14,60 9,263 0,692 0,865

STCV6 14,53 9,201 0,724 0,857

Định hướng về kế hoạch tương lai Cronbach's Alpha = 0,945

DHKH1 14,16 11,126 0,875 0,927 DHKH2 14,25 11,420 0,782 0,944 DHKH3 14,20 10,971 0,879 0,927 DHKH4 14,17 11,108 0,858 0,930 DHKH5 14,21 11,086 0,854 0,931 Gắn bó tổ chức Cronbach's Alpha = 0,862 GBTC1 13,77 8,283 0,725 0,821 GBTC2 13,95 8,586 0,680 0,833 GBTC3 13,92 8,731 0,634 0,844 GBTC4 13,97 8,655 0,619 0,849 GBTC5 13,86 8,226 0,745 0,816

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra của tác giả năm, 2021) Thang đo giao tiếp trong tổ chức (GTTC)

Theo như bảng 4.4 Thang đo giao tiếp tổ chức gồm 5 biến quan sát từ GTTC1 đến GTTC5 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,911 (lớn hơn 0,6). Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát trong thang đo giao tiếp tổ chức đều khá cao, thấp nhất bằng 0,749 (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo giao tiếp tổ chức đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố EFA.

Thang đo làm việc nhóm (LVN)

Thang đo Làm việc nhóm gồm 6 biến quan sát từ LVN1 đến LVN6 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,878 (lớn hơn 0,6). Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát trong thang đo làm việc nhóm đều tương đối cao, thấp nhất

59

bằng 0,611 (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo Làm việc nhóm đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố EFA.

Thang đo phần thưởng và sự công nhận (PTCN)

Thang đo Phần thưởng và sự công nhận gồm 5 biến quan sát từ PTCN1 đến PTCN5 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,845 (lớn hơn 0,6). Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát trong thang đo phần thưởng và sự công nhận đều tương đối cao, thấp nhất bằng 0,575 (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo phần thưởng và sự công nhận đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố EFA.

Thang đo Đào tạo và phát triển (DTPT)

Thang đo Đào tạo và phát triển gồm 6 biến quan sát từ DTPT1 đến DTPT6 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,905 (lớn hơn 0,6). Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát trong thang đo đào tạo và phát triển đều tương đối cao, thấp nhất bằng 0,694 (lớn hơn 0,3). Như vậy, thang đo đào tạo và phát triển đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó tổ của nhân viên công ty trách nhiệm hữu hạn dây cáp điện tai sin (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)