1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giao an van 9 t1

148 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Ngày 18 tháng 8 năm 2009 Bài 1- ( Từ tiết 1 đến tiết 5 ) TIẾT 1+2 : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH A. Mục tiêu bài học: Giúp Hs - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. - Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, Hs có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp - Phương pháp đọc sáng tạo - PP dùng lời - PP gợi tìm 2. Phương tiện -SGK - Bảng, bảng phụ C. tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1. Giới thiệu bài: - Có một bài hát với ca từ như sau: Thế giới hát về Người, Việt Nam hát về Người. Bao nhiêu năm qua những lời ca hát từ trái tim, hát từ ước mơ là những lời ca hát về Người – Hồ Chí Minh. Vì sao Bác – Hồ Chí Minh lại có thể trở thành đề tài. Thành nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân và nhạc sỹ như thế bởi vì: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh – Vậy phong cách của Hồ Chí Minh như thế nào – Văn bản chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em rõ. HĐ2. Tìm hiểu bài mới: I. Đọc , tìm Hiểu chung văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu từ khó a. Đọc: - Giáo viên đọc mẫu một lần - Gọi HS đọc lại - Giáo viên nhận xét, uốn nắn. b. Tìm hiểu chú thích: - Hs đọc các chú thích trong sgk - Giáo viên chú ý Hs về từ: Phong cách – Từ phong cách có nhiều nghĩa, có nghĩa với dạng ngôn ngữ và văn bản như chúng ta đã gặp: Phong cách chính luận, phong cách văn bản nghệ thuật hay là nói về đặc điểm có tính chất nổi bật có hệ thống về nghệ thuật của một tác giả nào đó: Phong cách thơ Nguyễn Du, phong cách thơ Hồ Xuân Hương, Trong văn bản này: Phong cách được hiểu như chú thích ở sgk: Nói về lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, ứng xử tạo nên một cái riêng của một người. 2.Xuất xứ: ?Cho biết xuất xứ của văn bản? - Tác giả : Lê Anh Trà - Năm ra đời: 1990 - Trích từ bài: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong tp “ HCM và văn hoá Việt Nam” Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 1 3.Kiểu loại văn bản: ? VB thuộc kiểu loại nào? Viết theo phương thức biểu đạt chính nào? - Loại vb nhật dụng - PTBĐ : Nghị luận+ thuyết minh 4. Bố cục văn bản ? Theo em văn bản này có bố cục như thế nào? Bố cục: 2 phần a. Từ đầu -> " Rất hiện đại": Nét đẹp kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, vẻ đẹp rất VN và rất mới, rất hiện đại b. Tiếp đó -> "Cháo hoa"- " Tắm ao": Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Bác. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp kết hợp giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, vẻ đẹp rất VN và rất mới, rất hiện đại ? Vì sao Hồ Chí Minh lại có thể am hiểu về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới một cách sâu sắc? ? Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào? ? Đặc điểm nổi bật của nghệ thuật lập luận ở đây là gì? - Bởi vì: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên của mình Bác Hồ đã: + Tiếp xúc văn hoá nhiều nước từ châu á , Âu, Phi, Mỹ + Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng ( Hoa, Anh, Pháp, Nga) + Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau) + Học và tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm) - Người đã tiếp thu một có cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài: + ảnh hưởng của tất cả mọi nền văn hoá, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay + Phê phán những hạn chế, tiêu cực - Gìn giữ, phát huy cái gốc truyền thống văn hoá dân tộc -> Lập luận bằng biện pháp quy nạp, dùng phương pháp thuyết minh liệt kê . Giáo viên diễn giảng: Như vậy từ cuộc đời hoạt động vất vả, từ những năm tháng bôn ba hải ngoại Bác Hồ đã không ngừng học hỏi chính nhờ điều đó Người đã có sự am hiểu sâu sắc về văn hoá thế giới đã tiếp thu một cách tích cực những tinh hoa văn hoá thế giới trên cơ sở cái cốt lõi, nền tảng là văn hoá Việt Nam. Chính điều đó đã tạo nên nhân cách Hồ Chí Minh: Rất Việt Nam rất phương Đông mà đồng thời rất mới, rất hiện đại. Tiết 2 2. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp của sự giản dị mà thanh cao ? Lối sống của Bác giản dị như thế nào? - ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ Tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị + Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc áo, chỉ vẹn vẹn có vài phòng. + Trang phục hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ đôi dép lốp thô sơ, tư trang ít ỏi: Chiếc va ly con với áo quần, vài vật kỷ niệm . Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc ,dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 2 ? Cách sống của Bác thanh cao ở chỗ nào? ? Sự liên tưởng của tác giả về lối sống của Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm giúp em cảm nhận rõ hơn về điều gì? ? Nhận xét nghệ thuật của tg? - Cách sống thanh cao ở chỗ: + Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. + Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời. + Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ. Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên. - >Các biện pháp nghệ thuật: + Kết hợp giữa kể và bình luận - Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên. + "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều "" quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên cổ tích" - > Khẳng định và ngợi ca, trân trọng cách sống của Bác có sự thừa kế những nét đẹp truyền thống của các bậc danh nho, của con người Việt Nam. - Giáo viên DG: Những lời bình luận đó đã tạo nên những điểm nhấn sâu sắc trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh. Mặt khác những lời bình luận đó đã thể hiện rõ tình cảm của tác giả đến với Bác: Khâm phục, yêu quý, tôn trọng. III Tổng kết: - Bài văn đã giúp em cảm nhận được gì về phong cách Hồ Chí Minh? - Qua bài văn em có thể rút ra bài học gì cho bản thân? - Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị. - Bài học: Không ngừng học hỏi, rèn luyện xây dựng cho mình một lối sống có văn hoá phù hợp với xã hội, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc IV. Luyện tập: - Hs kể vài mẫu chuyện nhỏ về đức tính giản dị của Bác Hồ (Dựa vào văn bản" Đức tính giản dị của Bác Hồ"- V7) ?Điều gì trong phong cách Hồ Chí Minh làm em có ấn tượng nhất? HĐ3 Hướng dần học bài ở nhà: - Đọc kỹ bài văn, nắm vững những chi tiết tiêu biểu - Học thuộc phần Ghi nhớ - Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại *** Ngày 20 tháng 8 năm 2009 TIẾT 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI A. Mục tiêu bài học: Giúp HS - Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. - Vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp - PP định hướng giao tiếp - PP rèn luyện theo mẫu - PP phân tích ngôn ngữ 2. Phương tiện - SGK - Bảng viết, bảng phụ Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 3 - Học sinh: giấy khổ lớn, bút dạ C. Tổ chức các hoạt động dạy học: HĐ1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, việc ghi chép bài trước của Hs. HĐ2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ngôn ngữ có một vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp – ở chương trình Ngữ văn 8 các em đã được làm quen với ngôn ngữ hội thoại trong giao tiếp như: Hành động nói, vai giao tiếp, lượt lời trong hội thoại - Để giúp các em thành công hơn , trong giao tiếp chương trình Ngữ văn 9 sẻ giúp các em hiểu thêm về phương châm hội thoại I. Phương châm về lượng: Tìm hiểu ví dụ 1: - Hs đọc đoạn đối thoại trong sgk ? Khi An hỏi " học bơi ở đâu" mà Ba trả lời bơi " ở dưới nước " thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? ? Câu trả lời của An như thế nào? - Câu trả lời không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó như ở bể bơi nào, sông, hồ nào. - Câu trả lời: ở bể bơi thành phố. Giáo viên DG: Như vậy trong câu trả lời của Ba đã không chứa đựng đủ nội dung thông tin mà An muốn biết. Đây là một hiện tượng không bình thường vẫn thường xẩy ra trong giao tiếp. Đó là điều chúng ta cần rút kinh nghiệm. ? Theo em từ ví dụ trên ta cần rút ra bài học gì khi giao tiếp? -> Khi nói, câu nói cần phải có nôi dung, đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. Tìm hiểu ví dụ2: Hs đọc truyện " Lợn cưới áo mới" trong sgk ? Vì sao truyện lại gây cười? ? Cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp ? - Vì các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói. Lẽ ra chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không? và chỉ cần trả lời: Tôi chẳn thấy con lợn nào chạy qua đây cả. - >Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói * Ghi nhớ: ? Theo em giao tiếp cần phải nói như thế nào? - Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung: Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa ( Phương châm về lượng) II. Phương châm về chất: - Hs đọc truyện " Quả bí khổng lồ" ? Truyện cười này phê phán điều gì? ? Trong giao tiếp cần tránh điều gì? ? Nếu không biết chắc chắn bạn mình vì sao nghỉ học thì em có trả lời thầy giáo: Bạn ấy nghỉ học vì ốm không? - Phê phán tính nói khoác - Trong giao tiếp không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật. - Không nên. * Ghi nhớ: ? Từ câu chuyện trên em có thể rút ra bài học gì? Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay kgông có bằng chứng chứng xác thực (Phương châm về chất) III. Luyện tập: 1. Phân tích lỗi: a. Thừa cụm từ" Nuôi ở nhà" vì từ "gia súc" đã hàm chứa nghĩa: thú nuôi trong nhà. b. Thừa cụm từ " có hai cánh" vì tất cả các loài chim đều có hai cánh. Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 4 2. Chọn các từ thích hợp điền vào : a. Nói có căn cứ chắc chắn là" nói có sách mách có chứng" b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối. c. Nói một cách hú hoạ không có căn cứ là nói mù. d. Nói khoác lác làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa khoác lác cho vui là nói trạng -> Các từ ngữ này đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất. 3. Với câu hỏi " Rồi có nuôi được không" người nói đã không tuân thủ hoặc vi phạm phương châm về lượng (hỏi một điều thừa) 4. a. Người nói phải dùng cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra không được kiểm chứng. b. Sử dụng cách nói trên vì: Trong giao tiếp đôi khi để nhấn mạnh hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó để bảo đảm phương châm về lượng người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chú ý của người nói : 5. Giải thích của các thành ngữ : - Ăn đơm nói đặt: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác - Ăn ốc nói mù: Nói không có căn cứ . - Ăn không nói có: Vu khống bịa đặt - Cãi chày, cãi cối: Cố tranh cãi nhưng không có lý lẽ gì cả - Khua môi múa mép: Nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương. Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói , nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất – Các thành ngữ này chỉ những điều tối kỵ trong giao tiếp, Hs cần tránh. HĐ3: Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc phần ghi nhớ - Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. *** Ngày 23 tháng 8 năm 2009 TIẾT 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học: - Hiểu sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn. - Bíêt cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh. B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1.Phương pháp - PP định hướng giao tiếp - PP rèn luyện theo mẫu - PP phân tích ngôn ngữ 2. Phương tiện -SGK - Bảng viết C. Tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1 . Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, kiểm tra vở ghi của Hs - Giáo viên nhận xét HĐ2. Bài mới: Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 5 * Giáo viên giới thiệu: Văn bản thuyết minh là một văn bản được sử dụng khá phổ biến trong đời sống. Để cho kiểu văn bản này sinh động. hấp dẫn và bớt khô khan, người ta thường sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Vậy, những biện pháp nghệ thuật ấy là gì ? bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ. I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh : 1. Ôn tập văn bản thuyết minh ? Văn bản thuyết minh là gì ? ? Đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh à gì? ? Hãy cho biết các phương pháp thuyết minh thường dùng? - Là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. - Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng. - Có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người hiểu sự vật đúng đắn. - Các phương pháp thuyết minh: + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích, + Phương pháp liệt kê + Phương pháp nêu ví dụ + PP dùng số liệu + PP so sánh +PP phân loại, phân tích 2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biệt pháp nghệ thuật: - Hs đọc văn bản ? Văn bản này thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? ? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tuợng không ? ?- Văn bản đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu. ? Các biện pháp nghệ thuật ở đây có tác dụng gì? Chúng có gây hứng thú và làm nỗi bật nội dung cần thuyết minh không ? -" Hạ Long- đá và nước" - Đối tượng: Hạ Long Đá và Nước. Đặc điểm: Sự hấp dẫn của Hạ Long - Cung cấp cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về đẹp hấp dẫn kỳ diệu của Hạ long về đá và nước của Hạ Long - Phương pháp tưởng tượng liên tưởng. Tưởng tượng những cuộc dạo chơi, đúng hơn là các khả năng dạo chơi, khêu gợi những cảm giác có thể có, dùng phép nhân hoá để tả các đảo đá. - Tác dụng: Giới thiệu vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà thế giới sống có hồn. Cách viết như vậy tạo nên hứng thú cho người đọc – Bài viết là một bài thơ văn xuôi mời gọi du khách đến với Hạ long. Ghi nhớ: ? Muốn cho căn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn người ta sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? ? Các biện pháp nghệ thuật cóc tác dụng gì - Các biện pháp nghệ thuật: Kể chuyện tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hoá hoặc các hình thức về diễn ca - Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp, góp phần làm nỗi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. II. Luyện tập: 1. Đọc văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh a. Văn bản có tính chất thuyết minh. Tính chất thuyết minh thể hiện ở chổ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống: Những tính chất chung về họ, giống, loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể, cung cấp các kiến thức chung đáng tin cậy về loài ruồi, thúc tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi . - Các biện pháp thuyết minh được sử dụng là: + Định nghĩa: Thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới + Phân loại: Các loại ruồi + Số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 6 + Liệt kê: Mắt lưới: Chân tiết ra chất dính. b. Bài thuyết minh có nét đặc biệt: Giống như một truyện ngắn, một chuyện vui - Tác giả sử dụng biện pháp : Nhân hoá c. Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cung cấp tri thức. 2. Các biện pháp nghệ thuật: Lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện. HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị tiết luyện tập: + Tổ 1: Thuyết minh về cái bút + Tổ 2: Thuyết minh về cái quạt + Tổ 3: Thuyết minh về cái kéo + Tổ 4: Thuyết minh về cái nón Ngày 25 tháng 8 năm 2009 TIẾT 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH A. Mục tiêu bài học: - Giúp Hs biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp: - PP định hướng giao tiếp - PP rèn luyện theo mẫu - PP phân tích ngôn ngữ 2. Phương tiện - Giáo viên: SGK, giáo án - Học sinh : SGK, dàn ý bài thuyết minh C. Tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1:Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh: - Giáo viên yêu cầu Hs để vở bài tập lên bàn để kiểm tra sau đó nhận xét về việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. HĐ2. Luyện tập: 1. Yêu cầu học sinh tổ một trình bày dàn ý thuyết minh về cái bút: Yêu cầu thể hiện + Học sinh có thể sử dụng phương pháp nêu định nghĩa, phân loại để giới thiệu về cái bút,các loại bút. - Sử dụng các biện pháp: Nhân hoá, hình thức kể chuyện… - Bài viết phải giơí thiệu được về đặc điểm, chức năng, công dụng của cái bút một cách sinh động. 2 . Yêu cầu Hs thuyết minh về cái quạt - Định nghĩa quạt. - Các loại quạt - Mỗi loại có cấu tạo và công dụng như thế nào? - Cách bảo quản ra sao? - Hs có thể hình dung hình thức tự thuật để thuyết minh. 3. Hs thuyết minh về cái kéo: - Nguồn gốc ra đời - Đặc điểm cấu tạo Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 7 - Các loại kéo - Công dụng - Cách bảo quản 4. Hs thuyết minh về cái nón Định nghĩa: Nón - Đặc điểm cấu tạo, chất liệu - Các loại nón, công dụng - Cái nón trong cuộc sống con người. - Học sinh trình bày dàn ý, giáo viên cho học sinh khác thảo luận, nhận xét, góp ý, giáo viên bổ sung HĐ3 . Hướng dẫn học bài ở nhà: - Viết thành văn các dàn ý trên - Chuẩn bị bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình Ngày 26 tháng 8 năm 2009 Bài 2 ( Từ tiết 6 đến tiết 10): TIẾT 6+7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH ( Mác két) A. Mục tiêu bài học: Nội dung: Giúp Học sinh - Hiểu được nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Giáo dục Hs tinh thần yêu chuộng hoà bình lên án chiến tranh . B. Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp: - PP đọc sáng tạo - PP dùng lơì ( bình, giảng) - PP gợi tìm 2. Phương tiện - SGK - Bảng viết C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ1: Bài cũ - Qua bài "Phong cách Hồ Chí Minh"em cảm nhận được gì về phong cách Hồ Chí Minh? - Hãy nhận xét về nghệ thuật của bài văn. - Bài học mà em rút ra từ bài văn "Phong cách Hồ Chí Minh" là gì? HĐ2:Bài mới Giới thiệu bài: - Tháng 8 năm 1945, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi rô- si – ma và Na-xa- ra-ki của Nhật bản phá huỷ hoàn toàn hai thành phố này, làm chết hàng triệu người và để lại di chứng trầm trọng cho vô số người dân Nhật Bản. Sự kiện ấy là một nỗi kinh hoàng, một vết đau tội lỗi trong lịch sử nhân loại. Và hiện nay nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân vẫn đang tiềm ẩn. Để đấu tranh cho một thế giới hoà bình cả thế giới đang hết sức cố gắng, đóng góp Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 8 vào phong trào ấy, nhà văn Ga-bri-ben – Gac-xi-a Mác- bét đã viết một tham luận nỗi tiếng với tựa đề" Thanh gươm Đa- mô- clet" Văn bản mà chúng ta học hôm nay được trích từ văn bản đó. I. Đọc tìm hiểu chung về văn bản: 1. Đọc tìm hiểu từ khó: 2. Xuất xứ: ? Cho biết xuất xứ của văn bản? - Tác giả: Mác két( 1928) là nhà văn Cô Lôm bi a, viết nhiều tiểu thuyết, đựoc nhận giả thưởng Nô ben về văn học NT năm 1989 - VB trích từ một bài tham luận 3. Liểu loại văn bản và phương thức biểu đạt: ? Xác định loại văn bản và phương thức biểu đạt? - VB nhật dụng - PTBĐ: Nghị luận II. Đọc và tìm hiểu chi tiết: 1. Chiến tranh hạt nhân là một hiểm hoạ khủng khiếp đe doạ sự sống trên trái đất: a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân ? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân được tác giả chỉ ra như thế nào? ? Để giúp người đọc thấy rõ hơn sức tàn phá khủng khiếp của kho cũ khí hạt nhân tác giả đã làm gì? ? Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề và cách đưa luận cứ của tác giả? tác dụng? - Tác giả đẫ tạo ra số liệu cụ thể đầu đạn hạt nhân với phép tính đơn giản: Mỗi người không trừ trẻ em đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ, tất cả sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy mười hai lần dấu vết của sự sống. - Tác giả đã đưa ra những tính toán lý thuyết: Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá huỷ thế thăng bằng của hệ mặt trời . - Cách vào đề trực tiếp, cách đưa ra những chứng cứ xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề đang được nói tới. b. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn. ? Luận cứ tiếp theo của văn bản trên là gì? ? Để làm rõ luận cứ trên tác giả đưa ra những dẫn chứng, so sánh nào ? ? Em có nhận xét gì về cách đưa các ví dụ của tác giả? Cách lập luận của tác giả? - Các dẫn chứng so sánh + Chương trình cứu hộ cho trẻ em nghèo nhất thế giới về y tế giáo dục, thực phẩm, nước uống( 100 tỷ đô la) chỉ gần bằng chi phí bỏ ra 100 máy bay chiến lược B1B của Mỹ và cho dưới 7000 tên lửa vựơt đại châu. + Giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm và sẽ bảo vệ cho 7 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em. + Số lượng ca-lo trung bình cần thiết cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng chỉ tốn kém không bằng 149 tên lữa MX. Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước ngèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm trời. + Chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xoá nạn mù chữ thế giới. -> Các ví dụ so sánh cụ thể, toàn diện, trên nhiều lĩnh vực với những con số cụ thể – Những con số biết nói – nghệ thuật lập luận đơn giản mà có sức thuyết phục đã làm nổi bật được: Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lý của cuộc chạy đua vũ trang. Từ đó đi tới nhận thức Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 9 đầy đủ rằng: cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người nhất là ở nước nghèo. - Cách đưa ví dụ, lập luận của tác giả có khi khiến người đọc phải sửng sốt bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lý. c. Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại lý trí của con người mà còn phản lại sự tiến hoá của tự nhiên. - Để làm rõ luận cứ trên tác giảđã đưa ra nhũng chứng cứ nào? ? Tác dụng của việc đưa ra luận cứ trên? - Tác giả đưa ra những chứng cứ trong khoa học địa chất và sinh học về nguồn gốc và sự tiến hoá của sự sống trên Trái Đất: Trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở. Trải qua bốn kỷ địa chất con người mới hát được hay hơn chim – Chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó. - Tác dụng: Giúp cho người đọc hiểu sâu hơn về hiểm hoạ chiến tranh hạt nhân, nhận thức sâu hơn về tính chất phản tự nhiên, phản tiến hoá của nó. 2. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hoà bình. ? Vai trò của luận điểm trên là gì? ? Bức thông điệp đó là gì? - Để kết thúc lời kêu gọi của mình Mác-két đã nêu ra một đề nghị – Em hiểu đề nghị đó của Mấc – kết như thế nào? - Đây là luận cứ để kết bài và cũng là chủ đích của thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người - Nội dung của bức thông điệp: Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng. - Nhà văn muốn nhấn mạnh: Chúng ta cần giữ gìn ký ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. III. Tổng kết: - Bài văn đã giúp em hiểu về điều gì? -Bài văn có nét đặc sắc gì về mặt nghệ thuật? ? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay? - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và sự sống trên Trái Đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Đấu tranh cho hoà bình ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người. - Bài văn có sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú xác thực cụ thể, bởi nhiệt tình của tác giả. IV. Luyện tập: - Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học bài" Đấu tranh cho một thế giới hoà bình." -Vấn đề chủ yếu được đặt ra trong văn bản trên là gì? HĐ4. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Đọc kỹ phần bài giảng học thuộc ghi nhớ Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 10 [...]... mục đích gì? - Vũ nương nói: Thà già ở chốn lang mây cung nước, ứa nước mắt, quả quyết "ngựa Hồ gầm, gió Bắc, chim Việt đậu cành nam" -> nghĩa tình sâu nặng với gia đình, chồng con - Những tình tiết kỳ ảo: + Phan Lang nằm mộng, thả rùa mai xanh + Phan Lang được Linh Phi cứu sống + Vũ Nương không chết, gặp Phan Lang dưới thủy cung + Xích Hồn rẽ nước, đưa Phan Lang về trần + Vũ Nương ngồi trên một chiếc... não nề) thị giác (quang cảnh âm u thê lương khi đêm về) và cảm giác ( điềm gở về sự suy vong của nhà Trịnh) Âm thanh vọng ra từ phủ chúa không phải là những âm thanh thanh bình mà đầy vẻ ma quái đau thương nó như kết tinh oán khí do nhà chúa tạo nghiệp gây oan trong thiên hạ 2 Những hành động của bọn quan lại * Hs đọc lại đoạn văn còn lại ? Dựa vào thế chúa bọn quan thái * Bọn quan lại: giám đã làm... xưng hô: + Anh - em + Ta – chú mày ? Hãy cho biết sự thay đổi và cách + Tôi - anh xưng hô của Dế Mèn trong đoạn trích - Trong đoạn trích a: a và b + Xưng hô của Dế Choắt: Anh- em + Tình cảm thân thiết có phần nhún nhường của người bậc dưới với người bậc trên + Ta - Chú mày -> Trịch thượng - Trong đoạn trích b: + Dế Mèn: Tôi – anh -> Tôn trọng ngang bằng + Dế Choắt: Anh - tôi ->bình đẳng ngang hàng *... giải oan ->Tạo tình huống bất ngờ, mở nút cho câu chuyện-> nỗi oan được giải Giáo viên: Tuy nỗi oan được giải, chồng nàng đã hối hận, dân làng xót thương đã lập miếu thờ nàng, nhưng dẫu sao, đối với Vũ Nương thì tất cả đều đã quá muộn, nàng đã mất mát quá nhiều Giáo án Ngữ Văn 9 Quang 23 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật 2 Vũ Nương ở thủy cung: ?Nhảy xuống sông tự vẫn, Vũ Nương không chết Khi gặp Phan Lang,... mưa sa gió táp Âm thanh gợi cảm giác ghê rợn trước ? Em có nhận xét gì về cảch được một cái gì đó đang tan tác, đau thương chứ không phải miêu tả trong đoạn văn? trước cảnh yên bình Giáo án Ngữ Văn 9 Quang 31 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật * Giáo viên giảng thêm: trong đoạn văn trên cảm xúc của tác giả được bộc lộ rõ, sức tác động đến người đọc cũng mạnh mẽ Với một chi tiết về âm thanh PĐH đã cho người... bản? mình" : Cuộc hôn nhân Trường Sinh và Vũ Nương, sự xa cách từ chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa xách + Đoạn 2: Từ "qua năm sau nhưng việc trót đã qua rồi": Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương + Đoạn 3: Phần còn lại – Cựôc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động Linh Phi, Vũ Nương được giải oan III Đọc- tìm hiểu chi tiết 1 Vũ Nương nơi trần thế: ở đầu câu chuyện,... Lê nhất thống chí” TIẾT 23+24: Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 20 09 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( Hồi thứ mười bốn) A Mục tiêu cần đạt: 1 Kiến thức: - Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc – Quang Trung Nguyễn Huệ, sự thảm bại của bọn xâm lược Tôn Sỹ Nghị và số phận thê thảm nhục nhã của bọn vua quan bán nước hại dân Qua đó thấy được ý thức và quan điểm tiến bộ của tác giả - Hiểu sơ bộ về thể loại... nhìn xa trông rộng Giáo án Ngữ Văn 9 Quang 34 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Tài dùng binh, tài chỉ huy chiến đấu giành chiến thắng của vua Quang Trung như thế nào? ? Hình ảnh vua Quang Trung trong chiến tranh được miêu tả như thế nào? - Theo em tại sao vốn trung thành với nhà Lê, không mấy tình cảm với Tây Sơn thận chí xem Tây Sơn như giặc mà các tác giả vẫn viết về Quang Trung và nghĩa quân Tây Sơn một... Trong bài " Đấu tranh cho một thế giới hoà bình", tác giả Mác – két đã cho ta thấy nguy cơ của chiến tranh hạt nhân như thế nào? Nghệ thuật cuả đoạn văn có gì nổi bật ? - Theo em vì sao nhân loại tiến bộ chúng ta cần phải đoàn kết chống lại cuộc chạy đua vũ trang? Hãy nhận xét về nghệ thuật của bài văn? HĐ2:Bài mới Giới thiệu Bác Hồ từng nói: Trẻ em như búp trên cành Giáo án Ngữ Văn 9 Quang 15 Nguyễn Thị... (liên hệ: Sống chếtmặc bay) + Có những tình tiết kỳ ảo mang đậm tính chất của thể loại truyền kỳ - Xây dựng nhân vật: + Miêu tả diễn biến tâm lý + Qua ngôn ngữ, hành động mà xây dựng tính cách nhân vật 2 - Nội dung: SGK HĐ3: Hướng dẫn về nhà: Học và làm bài tập *** TIẾT 18: Giáo án Ngữ Văn 9 Thứ 2 ngày 14 táng 9 năm 20 09 XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI Quang 24 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật A Mục tiêu cần đạt . chạy đua vũ trang. Từ đó đi tới nhận thức Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 9 đầy đủ rằng: cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của. một cuộc chiến tranh hạt nhân vẫn đang tiềm ẩn. Để đấu tranh cho một thế giới hoà bình cả thế giới đang hết sức cố gắng, đóng góp Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 8 vào phong. Lê Anh Trà - Năm ra đời: 199 0 - Trích từ bài: “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” trong tp “ HCM và văn hoá Việt Nam” Giáo án Ngữ Văn 9 Nguyễn Thị Vững- THCS Lý Nhật Quang 1 3.Kiểu

Ngày đăng: 11/07/2014, 23:00

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Sơ đồ phân loại từ: - giao an van 9 t1
1. Sơ đồ phân loại từ: (Trang 70)
1. Sơ đồ: - giao an van 9 t1
1. Sơ đồ: (Trang 82)
1. Sơ đồ: - giao an van 9 t1
1. Sơ đồ: (Trang 83)
w