Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.DOC

86 1.1K 2
Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

Trang 1

Lời mở đầu

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Giao thông vận tải có vai trò quan trọng Giao thông vận tải là động lực của phát triển kinh tế, đem lại hiệu quả và sức sống cho hoạt động của toàn nền kinh tế Có thể nói, Giao thông vận tải chính là mạch máu của nền kinh tế Giao thông vận tải thông suốt giúp cho hàng hóa có thể luân chuyển thuận lợi và nhanh chóng, rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Khi được quy hoạch và sử dụng một cách hợp lý, Giao thông vận tải sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy đời sống xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương Giao thông vận tải phục vụ cho nhu cầu vận chuyển đa dạng của đời sống kinh tế … Thật khó có thể hình dung được một nền kinh tế mà Giao thông vận tải không được đầu tư một cách đúng mức sẽ phát triển như thế nào Xuất phát từ vai trò của Giao thông vận tải đối với nền kinh tế và giới hạn khả năng nghiên cứu của

bản thân, sinh viên thực tập xin được đi sâu tìm hiểu, trình bày đề tài :” Những

giải pháp thúc đẩy thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạtầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 của Tổng công ty Đường Sắt ViệtNam” Đề tài thuộc lĩnh vực vận tải Đường Sắt trong phạm vi hoạt động của

Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam – đơn vị được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện khai thác, quản lý, sử dụng một cách có hiệu quả tuyến Đường Sắt Quốc Gia Trong những nhiệm vụ đó, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải Đường Sắt đạt được những mục tiêu đề ra

Trang 2

Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:

Chương 1 - Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt.

Chương 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong hai năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.

Chương 3 - Giải pháp đảm bảo thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2008 – 2010

Các số liệu sử dụng được lấy từ số liệu thu thập được của sinh viên trong thời gian thực tập tại Ban cơ sở hạ tầng – Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và qua tham khảo các tài liệu liên quan Sau đây là nội dung chi tiết đề tài.

Trang 3

Chương 1 - Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảotrì kết cấu hạ tầng Đường Sắt

1.1 Kết cấu hạ tầng Đường Sắt và vai trò của kết cấu hạ tầng đối vớihoạt động vận tải Đường Sắt.

1.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt

Để làm rõ khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt cần hiểu rõ các khái niệm liên quan là: Kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải và giao thông vận tải Đường Sắt.

Kết cấu hạ tầng là gì ? Kết cấu hạ tầng là khái niệm chỉ kết cấu của một hệ thống nền tảng – có chức năng làm cơ sở để thực hiện các quá trình công nghệ, sản xuất và dịch vụ hay nói cách khác là toàn bộ các hoạt động , các lĩnh vực xã hội Nói đến kết cấu tức là nhắc đến các thành phần của đối tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tổng thể - ở đây là các thành phần tạo nền tảng cơ sở cho các quá trình công nghệ, sản xuất và dịch vụ Chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng cơ bản của kết cấu hạ tầng là tạo điều kiện cơ sở cho các hoạt động xã hội Bên cạnh đó, tương ứng với mỗi một lĩnh vực hoạt động có một hệ thống hạ tầng cơ sở riêng phục vụ cho mình, vì vậy , tùy theo các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội chúng ta sẽ có hệ thống kết cấu hạ tầng theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau, ví dụ như : kết cấu hạ tầng văn hóa, quân sự, giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng, … Các kết cấu thành phần này góp phần tạo nên kết cấu hạ tầng quốc gia

Giao thông vận tải : Giao thông vận tải (Sau đây viết tắt là GTVT) là một ngành dịch vụ có vị trí quan trọng đặc biệt trong hệ thống kết cấu hạ tầng, là

Trang 4

huyết mạch của quốc gia, cầu nối các hoạt động kinh tế, xã hội của nền kinh tế quốc dân Theo từ điển Việt Nam, giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở Vận tải là hoạt động chuyên chở người, đồ vật trên quãng đường tương đối dài Giao thông vận tải là lĩnh vực hoạt động chuyên chở người , hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện chuyên chở Do vậy, giao thông vận tải là lĩnh vực có tính then chốt và được ví như huyết mạch của nền kinh tế quốc dân Giao thông vận tải mạnh mẽ, trôi chảy là điều kiện cần cho một cơ thể kinh tế quốc dân khỏe mạnh tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa giữa các vùng miền, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân cũng như thúc đẩy phát triển các hoạt động văn hóa, du lịch Hoạt động giao thông vận tải đòi hỏi phải có các loại hình phương tiện chuyên chở và hệ thống kết cấu hạ tầng cho các phương tiện hoạt động Căn cứ vào loại hình phương tiện chuyên chở chúng ta chia Giao thông vận tải thành các lĩnh vực vận tải : Đường bộ - đường đi trên đất liền, dùng cho người đi bộ và các phương tiện vận tải cơ giới ; Đường thủy – đi trên mặt nước sông, biển, kênh, hồ với phương tiện là tàu thuyền ; Đường không – dùng cho máy bay và các phương tiện bay trên khoảng không ; Đường sắt – đường làm bằng các thanh thép hoặc sắt có mặt cắt hình chữ I ghép nối lại dùng cho xe lửa, xe điện, xe goòng chạy.

Như vậy, có thể hiểu Giao thông vận tải Đường Sắt là lĩnh vực chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng tàu hỏa trên hệ thống đường sắt với ưu thế cơ bản là vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng, ngoại khổ, ngoại cỡ mà các phương tiện vận tải khác không đáp ứng được và vận tải hành khách hành trình dài, số lượng lớn Trong hệ thống giao thông vận tải quốc gia, vận tải đường sắt chiếm một vị trí quan trọng Tại các quốc gia phát triển, vận tải đường sắt đảm nhận một khối lượng vận tải người và hàng hóa lớn trong tổng khối

Trang 5

lượng vận tải quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông đô thị và vận tải đường dài khối lượng lớn Ở nước ta, Đường Sắt có cũng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, tham gia vận tải hàng hóa quân trang hạng nặng trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ tổ quốc và hiện nay đang giữ vai trò không nhỏ trong lưu thông Đặc biệt, trong thời gian tới, cùng với các dự án phát triển mới, Đường Sắt Việt Nam sẽ ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.

Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm kết cấu hạ tầng Đường Sắt :

Kết cấu hạ tầng Đường Sắt là một phần nằm trong kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là hệ thống nền tảng gồm các công trình có tác dụng đảm bảo , duy trì và phục vụ cho hoạt động vận tải Đường Sắt Hiện nay, theo quy định của ngành Đường Sắt Việt Nam , kết cấu hạ tầng Đường Sắt bao gồm các công trình sau: Đường sắt (bao gồm đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh), ghi, cầu các loại (cầu đi riêng đường sắt, cầu đi chung đường sắt, đường bộ), cống, nhà ga, sân, ke ga, kho hàng hóa, hành lý, đường ngang (điểm giao cắt giữa đường sắt, đường bộ cùng mặt bằng có người gác và không có người gác) , thông tin (thiết bị và đường truyền) để chỉ đạo chạy tàu, tín hiệu, biển báo chỉ dẫn chạy tàu Là một loại hình kết cấu hạ tầng có tác dụng đảm bảo cho hoạt động vận tải Đường Sắt, kết cấu hạ tầng Đường Sắt có vai trò quan trọng không kém các loại hình kết cấu hạ tầng vận tải khác và với nền kinh tế quốc dân Vai trò đó sẽ được làm rõ trong phần trình bày sau đây.

1.1.2 Vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đối với hoạt động vận tảiĐường Sắt

Trang 6

Chúng ta đã biết vai trò của giao thông vận tải Đường Sắt nói riêng và vai trò của giao thông vận tải nói chung Vì vậy, để làm rõ vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt , cần phải khẳng định vai trò của nó đối với hoạt động vận tải Đường Sắt.

Đối với hoạt động vận tải Đường Sắt, kết cấu hạ tầng giữ vai trò quan trọng vì nó là thành phần thiết yếu cho hoạt động vận tải Hoạt động vận tải Đường Sắt mang đặc thù về quá trình vận hành: đó là vận tải lớn trên Đường ray và chỉ có thể vận hành đầu máy toa xe trên Đường Sắt Cùng với đội ngũ đầu máy, toa xe, đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành, kết cấu hạ tầng Đường Sắt thiết lập nên mạng lưới Đường Sắt quốc gia, mọi tuyến Đường Sắt đều được xây dựng trên cơ sở hệ thống Đường Sắt hiện có Muốn có vận tải hành khách, bắt buộc phải có đường ray, nhà ga, đầu máy toa xe … Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện thiết yếu cho hoạt động Đường Sắt.

Ngoài vai trò cơ bản và dễ thấy nhất là nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải Đường Sắt được diễn ra như đã nêu trên, hệ thống cơ sở hạ tầng còn bao gồm hệ thống thông tin tín hiệu, hàng nghìn đường ngang giao cắt với đường bộ trên toàn tuyến, các cầu Đường Sắt, các phụ kiện Đường Sắt như ghi, đèn tín hiệu, biển báo… nhằm đảm bảo duy trì mọi hoạt động vận tải trên tuyến an toàn, nhanh chóng và phục vụ hoạt động tổ chức, hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam Đây cũng là những thành phần quan trọng phục vụ chạy tàu

Trong mối liên hệ với các kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khác, kết cấu hạ tầng Đường Sắt góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Đặc biệt là đối với giao thông đường bộ - loại hình giao thông vận tải trên đất liền có nhiều giao cắt với Đường Sắt – thì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt

Trang 7

còn tạo nên sự đồng bộ trong vận tải đất liền và đảm bảo mối liên hệ giữa hai loại hình vận tải này cũng như đảm bảo an toàn vận tải cho cả hai loại hình giao thông tại những nơi giao cắt Ngoài ra, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn có vai trò tạo nên sự gắn kết giữa vận tải Đường Sắt với các loại hình vận tải khác mà đặc biệt là vận tải đường bộ Ví dụ tiêu biểu là vai trò của hệ thồng nhà ga, bãi hàng làm nhiệm vụ trung chuyển giữa hai loại hình vận tải này Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập sự đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải quốc gia.

Tóm lại, vai trò của kết cấu hạ tầng Đường Sắt là không thể phủ nhận, có thể nói, kết cấu hạ tầng Đường Sắt là thành phần quan trọng không thể thiếu của vận tải Đường Sắt và nó có ý nghĩa quan trọng hàng đầu Vì lý do đó, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt có một vị trí quan trọng , cơ bản trong hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

1.1.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng Đường Sắt và những ảnh hưởng đối vớicông tác quản lý và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì của Tổng công ty ĐườngSắt Việt Nam.

Hoạt động vận tải Đường Sắt có những đặc thù nổi bật : vận tải trên Đường Sắt , sử dụng đầu máy – toa xe vận hành , vận tải siêu trường, siêu trọng, ngoại khổ, ngoại cỡ ,vận tải hành khách hành trình dài, số lượng lớn.

Vì vậy, kết cấu hạ tầng Đường Sắt cùng mang những đặc điểm riêng 1.1.3.1 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng Đường Sắt:

Đặc điểm cơ bản nhất là mục tiêu , nhiệm vụ của hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt : nhằm phục vụ cho công tác vận hành chạy tàu, vận tải hành khách

Trang 8

và hàng hóa Vì vậy, an toàn là tiêu chí hàng đầu trong xây dựng kết cấu hạ tầng Đường Sắt.

Tiếp theo, dễ thấy nhất là sự phân bố của kết cấu hạ tầng Đường Sắt: trên đất liền – tất cả các thành phần của kết cấu hạ tầng Đường Sắt đều được xây dựng, cấu tạo trên đất liền Điều này do khuôn khổ hoạt động của vận tải Đường Sắt quy định , nó có nét tương đồng với hoạt động vận tải đường bộ Tuy nhiên , khác biệt cơ bản chính là hệ thống đường vận hành làm từ các thanh sắt, thép hình chữ I ghép lại của Đường Sắt Do vậy, mặc dù cùng phân bố trên đất liền, song so với hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt mang những đặc điểm riêng và rất phức tạp cho công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì Đó là:

Tuyến Đường Sắt xây dựng bằng vật liệu đặc thù , trải dài trên những địa hình đa dạng, phức tạp với gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý Vì thế, yêu cầu đặt ra là cần một lực lượng duy tu, bảo dưỡng lớn Không những vậy, tuyến Đường Sắt còn cần một khối lượng vật tư, thiết bị phụ kiện lớn kèm theo với các yêu cầu tiêu chuẩn đặc thù Đây là đặc điểm đòi hỏi cung ứng vật tư một cách nghiêm ngặt và hiệu quả, đặc biệt là các vật tư đòi hỏi nhập ngoại.

Đi kèm theo tuyến Đường Sắt là hệ thống kiến trúc gồm nhà ga, bãi hàng, trạm thông tin dọc theo toàn tuyến với số lượng và diện tích lớn nhằm mục đích phục vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa cũng như tác nghiệp vận tải Hệ thống nhà ga, bãi hàng này phục cho công tác quản lý chạy tàu và tổ chức vận hành vận tải.

Dọc theo toàn tuyến, có rất nhiều điểm giao cắt giữa Đường Sắt với đường bộ và các địa hình khác nhau Do đó, kết cấu hạ tầng Đường Sắt còn bao gồm

Trang 9

một số lượng không nhỏ đường ngang, cống, hầm, cầu Đó là một phần không nhỏ trong kết cấu hạ tầng Đường Sắt tạo nên đặc điểm của nó.

Muốn thực hiện hoạt động vận tải Đường Sắt có hiệu quả, cần phải có hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt đủ mạnh, đảm bảo yêu cầu cho vận tải Muốn vậy, cần phải tổ chức quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt – đó là nhiệm vụ của công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt Trong công tác này, những đặc điểm trên có những ảnh hưởng nhất định

1.1.3.2 Những ảnh hưởng đối với công tác quản lý và kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt :

Xuất phát từ những đặc điểm trên, công tác quản lý được chú trọng hàng đầu mà quan trọng nhất là việc tổ chức bộ máy quản lý kết cấu hạ tầng một cách hợp lý và hiệu quả Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phân công nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt cho 14 công ty quản lý Đường Sắt và 5 công ty thông tin tín hiệu đặt dưới sự điều hành trực tiếp của ban Cơ sở hạ tầng (CSHT) thuộc Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ là :

Việc thay thế, sửa chữa, bảo trì tuyến Đường Sắt đòi hỏi cung ứng vật tư theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn của tuyến Đường Sắt quốc gia bao gồm ray, tà vẹt, bu lông, ghi,…

Quá trình thi công đòi hỏi đảm bảo các quy định về an toàn chạy tàu, về thời gian thông tàu, tốc độ chạy tàu và các quy định về an toàn thi công Do mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn giao thông thông suốt nên các yêu cầu này càng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt trong toàn ngành.

Trang 10

Do quy mô quản lý lớn, trải dài trên diện rộng nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt là tại các điểm giao nhau với đường bộ, tình trang đường ngang dân sinh gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý.

Hiện nay, nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt nói riêng và các nhiệm vụ khác của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, công tác kế hoạch hóa đã và đang được thực hiện một cách triệt để và hoàn thiện theo các quy chuẩn chung cho toàn Tổng công ty ác quy trình chung, thống nhất trong toàn tổng công ty với các quy định rất chặt chẽ và đảm bảo khoa học đã được xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ Trong đó có vai trò quan trọng của ban cơ sỏ hạ tầng và các công ty thành viên Đây là điều kiện cho công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng Đường Sắt đạt được hiệu quả như mong muốn.

Công tác kế hoạch hóa trong quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể trong phần trình bày tiếp sau đây.

1.2 Kế hoạch và hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt ViệtNam

1.2.1 Lý luận chung về kế hoạch và kế hoạch hóa trong nền kinh tế thịtrường.

Lý luận chung bao gồm khái niệm về kế hoạch và kế hoạch hóa và vai trò của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

1.2.1.1 Kế hoạch và kế hoạch hóa là gì?

Trang 11

Kế hoạch là một chuỗi các phương án được vạch ra từ trước một cách có hệ thống về những công việc, hành động dự định làm trong một thời gian nhất định, với cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành; nhằm hướng tới việc đạt được một hay một số mục tiêu nào đó đã được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc các điều kiện khách quan và chủ quan sẵn có quanh chủ thể

Kế hoạch hóa là phương thức quản lý theo mục tiêu, làm cho đối tượng quản lý phát triển một cách có kế hoạch, nằm trong dự tính và có sự điều chỉnh cũng như thay đổi trong điều kiện cần thiết Điều này có nghĩa là việc đề ra mục tiêu và các phương án để đạt được mục tiêu đi kèm với việc tổ chức thực hiện các phương án đó ở mức thống nhất cao nhằm hướng đến mục tiêu đã định Như vậy, dễ thấy kế hoạch hóa bao gồm các công tác: lập kế hoạch – bao gồm các mục tiêu và giải pháp và công tác tổ chức thực hiện kế hoạch – bao gồm quản lý thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch Quá trình như vậy đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện và đưa đến các kết quả theo hướng các mục tiêu đề ra.

Tóm lại, kế hoạch và kế hoạch hóa giống như việc một con tàu biển có mục tiêu là đi đến cực nam với công cụ là chiếc la bàn và việc người lái tàu đi theo chiếc la bàn đó để đến đích Quan trọng nhất đó chính là việc vạch ra kế hoạch và phương án đúng đắn, hợp lý đến mục tiêu đã định Có thể nói, kế hoạch và kế hoạch hóa chính là cách thức hiệu quả nhất để đi đến mục tiêu đề ra Vậy, trong hoạt động kinh tế, cụ thể là với hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị trường , vai trò của kế hoạch là gì? Và nó sẽ phải được thực hiện như thế nào?

1.2.1.2 Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường

Trang 12

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, kế hoạch cũng như công tác kế hoạch hóa có vai trò quan trọng có ý nghĩa định hướng chiến lược đảm bảo hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.

Trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế ở nước ta, xuất phát từ sự nhầm lẫn và những hạn chế lý luận về kế hoạch nên đã từng có quan điểm cho rằng khi chuyển sang cơ chế mới thì kế hoạch đã không còn vai trò của nó nữa Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng, cái thay đổi ở đây không phải là thay thế kế hoạch bằng một cái khác mà chính xác là thay đổi cách làm kế hoạch, thay đổi tư duy làm kế hoạch ở nước ta, chuyển từ làm kế hoạch theo các chỉ tiêu pháp lệnh sang một “kiểu” khác, “ kiểu” đó là gì ?

Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường mang màu sắc xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, trên tầm vĩ mô nó luôn thể hiện tính định hướng của nhà nước nhằm hướng tới chủ nghĩa xã hội với nền tảng kinh tế phát triển và công bằng xã hội đặt song song, tức là vận dụng các quy luật thị trường để điểu chỉnh hướng phát triển cho cả nền kinh tế một cách đứng đắn nhất Còn ở góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp thì nó lại thể hiện nhiều tính thị trường hơn Các doanh nghiệp, hoạt động trên thị trường nên việc nắm bắt các quy luật thị trường là rất quan trọng và kế hoạch kinh doanh phải nhắm tới các mục tiêu thị trường của doanh nghiệp, nó sẽ phải sát sao với tình hình của doanh nghiệp và thị trường, mục tiêu của nó là doanh nghiệp và sự thỏa mãn thị trường.

Kế hoạch nói chung và kế hoạch kinh doanh nói riêng là rất cần thiết Lý do của sự cần thiết này là gì? Thứ nhất, chúng ta thấy rằng hoạt động của mọi doanh nghiệp và mọi chủ thể có tri thức (kể cả từng cá nhân của xã hội) đều mang tính mục tiêu – hành động có mục tiêu Muốn đạt mục tiêu, tất nhiên phải

Trang 13

sử dụng những thứ mình đang có hay có thể có – chính là các nguồn lực Vấn đề là sử dụng chúng như thế nào, ra sao, khi nào, huy động bằng cách nào và gắn kết như thế nào Kế hoạch giúp chúng ta làm việc đó và trong doanh nghiệp, nó cũng cần thiết như vậy Thứ hai, có thể nói mỗi bản kế hoạch chính là một con đường hướng tới mục tiêu đề ra, nó bao gồm cách thức, trình tự hành động với thời gian, hoàn cảnh thực hiện nhất định trên cở sở những dự báo, dự tính phán đoán và các phương án được cho là hiệu quả với hoàn cảnh trong và ngoài doanh nghiệp Nó đem đến cho nhà quản lý một cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả, giúp họ chủ động trong hành động và có khả năng ứng phó kịp thời với những biến cố có thể phát sinh bất ngờ (cả trong dự tính và ngoài dự tính) Rõ ràng, nếu không có những phương án được đề ra xuất phát từ quá trình tìm hiểu thị trường và khả năng của mình, doanh nhiệp khó có thể hoạt động được một cách hiệu quả trong một nền kinh tế đòi hỏi sức cạnh tranh và hiệu quả công việc cao nhất có thể như nền kinh tế thị trường hiện nay Có thể thấy rằng, trong các doanh nghiệp nhỏ, khi mà quy mô hoạt động còn nhỏ và dễ tổ chức quản lý thì có thể vai trò của bộ phận kế hoạch không được chú ý nhiều (tuy nhiên, có thể khẳng định kế hoạch vẫn luôn tồn tại để các doanh nghiệp này tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh); nhưng tại các các doanh nghiệp lớn và quy mô thì việc tổ chức phối hợp hoạt động là rất phức tạp, đòi hỏi một bộ phận chuyên trách và có quy trình cụ thể trong tổ chức thực hiện kế hoạch hóa.Vì vậy, vai trò của kế hoạch là rất quan trọng và nó trở thành một phần không thể tách rời của doanh nghiệp - Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là một doanh nghiệp như vậy.

Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất đối với công tác kế hoạch đó là phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể của thị trường và doanh nghiệp, phải hướng đến đạt được kết quả đề ra theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến Bất cứ tại đâu,

Trang 14

mọi hoạt động chuyên môn trong doanh nghiệp đều phải nhắm đến cái đích cao nhất là hiệu quả thu được cho doanh nghiệp phải cao nhất Nếu không, nó sẽ trở thành vô nghĩa cản trở sự phát triển của doanh nghiệp và cần khắc phục ngay thậm chí là loại bỏ Kế hoạch cũng vậy, để phù hợp với hoàn cảnh doanh nghiệp trong cạnh tranh của thị trường, thậm chí kế hoạch còn phải cắt bớt một số khâu của nó, phải chấp nhận ghép với một nghiệp vụ khác của doanh nghiệp Nhưng quan trọng hơn cả, kế hoạch đã, đang và sẽ khẳng định được vai trò quan trọng không thể thiếu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ mới, cái khó nhất với nhà kế hoạch đó là phải làm kế hoạch như thế nào cho hiệu quả.

Với nhiệm vụ được nhà nước giao là tổ chức quản lý, khai thác có hiệu quả tuyến Đường Sắt Thống Nhất và các tuyến Đường Sắt thành phần, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa tại doanh nghiệp Vì vậy, hệ thống kế hoạch hóa của Tổng công ty được coi là một phần quan trọng trong bộ máy hoạt động của Tổng công ty Sau đây là một vài nét về hệ thống kế hoạch tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

1.2.2 Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

1.2.2.1 Những nét chính về Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam (ĐSVN) là tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt do nhà nước giao, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vị số vốn do Tổng công ty quản lý; có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và tại các ngân hàng

Trang 15

trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Tổng công ty

Tổng công ty được tổ chức theo mô hình Tổng công ty 91 Sơ đồ tổ chức chung như sau:

Các cơ quan then chốt của Tổng công ty bao gồm:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất của tổng công ty, chịu trách nhiệm trước thủ tướng chính phủ và pháp luật về sự phát triển của tổng công ty Hội đồng quản trị là cơ quan xem xét các vấn đề do tổng giám đốc đề nghị, trình duyệt nhà nước các kế hoạch đầu tư và các dự án lớn, phân cấp quản lý, quản lý tài chính và đưa ra các quyết định nhân sự,…

Hội đồng quản trị có 2 ban trợ giúp là :

-Ban kiểm soát

-Ban nghiệp vụ Bộ máy giúp việc

Trang 16

- Ban nghiệp vụ : thực hiện chức năng tổng hợp phục vụ hoạt động của hội đồng quản trị.

- Ban kiểm soát : thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành công ty của tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên về các nội dung tài chính tài vụ, pháp luật, điều lệ, quyết định, nghị quyết, báo cáo định kỳ hoặc bất thường theo yêu cầu của hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc:

Tổng giám đốc (TGĐ) là đại diện phấp nhân , có quyền điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, thủ tướng và pháp luật và việc điều hành Tổng giám đốc Tổng công ty do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, hiện nay là ông Nguyễn Hữu Bằng Giúp việc cho tổng giám đốc là : các phó tổng giám đốc và các Ban, văn phòng tổng công ty.

Các Ban chức năng – bộ máy giúp việc: có nhiệm vụ hỗ trợ công tác quản

lý cho tổng giám đốc ở các mảng khác nhau được quy định trong điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty, gồm có các ban : Ban kế hoạch, ban dự án chiến lược, ban quản lý đầu tư và xây đựng, ban tổ chức cán bộ lao động, ban tài chính kế toán, ban thanh tra chuyên ngành, ban kinh doanh tiếp thị,…

1.2.2.2 Hệ thống kế hoạch hiện hành tại Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

Trên cở sở nguyên tắc phân cấp, phân quyền triệt để, hạn chế đầu mối và tăng quyền chủ động cho các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty , đồng thời, theo các tiêu chí phân loại khác nhau, hệ thống kế hoạch hiện hành của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam gồm có:

Trang 17

1.2.2.2.a Xét theo phạm vi

Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty gồm các cấp kế hoạch:

Kế hoạch cấp tổng công ty gồm kế hoạch tổng hợp hàng năm của Tổng công ty, kế hoạch của các ban chuyên trách Kế hoạch này có phạm vi hiệu lực trong toàn công ty và mang tính tổng hợp Kế hoạch chung của Tổng công ty là kế hoạch được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các kế hoạch thành phần và mang tính khái quát cao Các kế hoạch của các ban được xây dựng trên cơ sở phân công nhiệm vụ và tổng hợp các kế hoạch của các đơn vị thành viên.

Kế hoạch của các đơn vị thành viên : Sau khi thực hiện tiếp nhận kế hoạch từ trên xuống, các đơn vị thành viên xây dựng kế hoạch của mình trong đó đảm bảo các nhiệm vụ Tổng công ty phân bổ.

1.2.2.2.b Xét theo nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, các kế hoạch thành phần được xây dựng trên cơ sở các hoạt động của Tổng công ty và do các ban phụ trách gồm có các kế hoạch sau:

Kế hoạch vận tải : xây dựng các mục tiêu và biện pháp quản lý, tổ chức hoạt động vận tải Đường Sắt trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt sẵn có Kế hoạch vận tải gồm các phần chủ yếu như kế hoạch vận tải hành khách, hàng hóa , kế hoạch vận hành đầu máy toa xe, kế hoạch doanh thu từ hoạt động vận tải… Hiện nay, kế hoạch vận tải do ban vận tải – Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phụ trách phối hợp cùng các công ty vận tải thực hiện.

Kế hoạch quản lý, sửa chữa và bảo trì cơ sở hạ tầng: thực hiện nhiệm vụ kế hoạch trong quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và do ban cơ sở hạ tầng và các

Trang 18

công ty quản lý Đường Sắt, các công ty thông tin tín hiệu đảm nhận xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng sẽ được nói đến chi tiết tại mục sau.

Kế hoạch hoạt động công nghiệp : Bao gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp mà cơ bản là hoạt động chế tạo, sửa chữa đầu máy toa xe và cấu kiện Đường Sắt

Ngoài ra, trong hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam còn có các kế hoạch khác : Kế hoạch xây lắp; Kế hoạch khối dịch vụ, du lịch, vật tư; Kế hoạch tổ chức và cơ chế quản lý; Kế hoạch khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ; Kế hoạch lao động, việc làm, đời sống và chính sách xã hội và Kế hoạch y tế ,trường học.

Trong đó, kế hoạch vận tải, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng, kế hoạch công nghiệp, xây lắp có vai trò quan trọng và cơ bản nhất.

1.2.2.2.c Xét theo thời gian

Theo thời gian, có các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Đầu tiên, phổ biến và thường xuyên nhất đó là kế hoạch hàng năm.

Kế hoạch hàng năm: được xây dựng cho các mảng hoạt động và theo từng năm Thông thường, kế hoạch hàng năm được xây dựng và hoàn thành, nộp cấp có thẩm quyền phê duyệt là vào thời gian từ tháng 5 cho tới tháng 6 hàng năm Kế hoạch hàng năm có tính thường xuyên và giữ vai trò trong quản lý, điều hành các hoạt động của toàn Tổng công ty.

Bên cạnh kế hoạch hàng năm, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam tổ chức xây dựng kế hoạch dài hạn Các kế hoạch dài hạn đã được xây dựng như : kế

Trang 19

hoạch phát triển 5 năm 2001 – 2005 và 2006 – 2010; quy hoạch phát triển ngành Đường Sắt tầm nhìn 2020, chương trình hành động trong giai đoạn 2008 – 2020 …

Hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam được xây dựng một cách đồng bộ và toàn diện trên các phương diện phạm vi, thời hạn, hoạt động Có thể nói, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam có một hệ thống kế hoạch hóa toàn diện , triệt để và đấy đủ mọi chức năng của công tác kế hoạch Điều đó xuất phát từ quan điểm , nhận thức của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam về vai trò của kế hoạch và công tác kế hoạch hóa với chính bản thân Tổng công ty

1.2.2.3 Vai trò của kế hoạch đối với hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

Trước hết, nhắc đến vai trò của kế hoạch là nói đến chức năng định hướng của nó Đây là điều đã được khẳng định Bên cạnh vai trò định hướng trong hành động, kế hoạch còn thể hiện vai trò thông qua phương thức tổ chức kế hoạch hóa đã được làm rõ ở trên Với Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong việc áp dụng kế hoạch hóa vào tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đó cũng không phải là một ngoại lệ

Là một Tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện quản lý, khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt do Nhà nước giao theo quyết định 34/2003/QĐ-TTg; là đầu mối giao kế hoạch của Chính phủ , Tổng công ty tổ chức bộ máy để quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của Tổng công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam, ban hành kèm theo quyết định số 216/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003, trong đó, công tác Kế hoạch và Đầu tư giữ vai trò chủ đạo và được quản lý thông

Trang 20

nhất trong toàn Tổng công ty Hàng năm, thông qua các kế hoạch của mình và cân đối với các đơn vị thành viên, Tổng công ty tổ chức ký cam kết thực hiện kế hoạch kèm theo những quy định trách nhiệm liên quan với từng đơn vị thành viên và thực hiện giám sát, tổ chức thực hiện kế hoạch theo hệ thống kế hoạch của mình Các ban phụ trách của Tổng công ty có trách nhiệm tổ chức giám sát và thực hiện kế hoạch theo từng mảng nội dung do mình quản lý Nhờ đó đảm bảo hoạt động của Tổng công ty một cách trơn tru và hiệu quả.

Kế hoạch hóa đảm bảo cân đối các hành động của các đơn vị thành viên theo mục tiêu chung của toàn Tổng công ty và tổ chức hành động nhất quán theo hướng đi đề ra.

Kế hoạch hóa góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động, làm cho các hoạt động trong phạm vi của Tổng công ty đi đến thống nhất và không có hành động nào thiếu hoặc thừa đối với mục tiêu chung.

Thông qua công tác kế hoạch hóa, Tổng công ty có thể tổ chức nắm bắt và quản lý các đơn vị thành viên mà không gây ra sự gò ép và cứng nhắc trong hành động, đúng với nguyên tắc chung trong xây dựng kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

Những điểm trên đã khẳng định vai trò và tác dụng của kế hoạch và thực hiện quản lý theo phương thức kế hoạch hóa đối với Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là rất được chú trọng và thống nhất trong hành động ở mức cao.

1.3 Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt

1.3.1 Các nội dung quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng

Trang 21

Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng cú nhiệm vụ xỏc định mục tiờu, biện phỏp và tổ chức thực hiện cỏc nhiệm vụ về kết cấu hạ tầng Đường Sắt Nú tương ứng với cỏc nội dung của quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt Cụ thể :

1.3.1.1 Cỏc nội dung của quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng

Quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đờng sắt (cầu, đờng, TTTH, kiến trúc ) là quá trình thay thế, sửa chữa các loại kết cấu của kết cấu hạ tầng nhằm đáp ứng tăng trởng của vận tải, đảm bảo an toàn, nâng cao tốc độ chạy tàu để rút ngắn hành trình chạy tàu Các nhiệm vụ chủ yếu nh sau:

- Đờng, ghi: Thay thế các loại tà vẹt không đáp ứng yêu cầu về kĩ thuật bằng các loại tà vẹt bê tông dự ứng lực, liên kết đàn hồi; Đảm bảo an toàn trên các điểm giao cắt đờng sắt và đờng bộ; Xử lý nền đờng yếu, cải tạo một số đờng cong có bán kính nhỏ; Thay các loại ghi có tốc độ chạy tàu cao.

- Cầu, hầm: Sửa chữa gia cố các hầm bị phong hoá; Thay thế các cầu dầm yếu, dầm tạm, mở khẩu độ thoát nớc cầu cống;

- Nhà ga, bãi hàng: Sửa chữa nâng cấp các nhà ga để phục vụ cho hành khách Ưu tiên các nhà ga ở các khu vực thành phố, tỉnh lỵ, khu đô thị; Sửa chữa, nâng cấp bãi hàng Ưu tiên những nới có chân hàng lớn ổn định nhằm tạo điều kiện tốt nhất về CSHT cho chủ hàng

- Thông tin tín hiệu:

+Thông tin: Thay thế dần đờng dây trần bằng cáp quang; Sử dụng công nghệ thông tin, bán vé điện toán có hiệu quả trên mạng thông tin của ngành đờng sắt; Thay thế sử dụng các loại tổng đài nhân công, cơ khí bằng tổng đài điện tử kĩ thuật số;

+ Tín hiệu: Giám sát đoàn tàu mặt đất ;Ghi điện khí tập trung, tín hiệu đèn màu; Thay thế phơng pháp đóng đờng thẻ đờng bằng phơng pháp đóng đờng bán tự động tiến tới tự động đóng đờng trên một số khu đoạn.

Trang 22

1.3.1.2 Các nội dung của kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng

Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng do ban Cơ sở hạ tầng thuộc cơ quan Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam phụ trách với mục tiêu là giữ vững an toàn và tốc đọ chạy tàu Các nội dung trong kế hoạch bao gồm:

Kế hoạch sửa chữa thường xuyên định kỳ : giải quyết những hư hỏng nhỏ do tác động của phương tiện vận tải Đường Sắt và thiên nhiên gây ra ảnh hưởng đến khả năng khai thác của công trình.

Kế hoạch sửa chữa khẩn cấp, khắc phục bão lũ : là các nội dung thực hiện mang tính khẩn cấp, phát sinh về tình hình an toàn chạy tàu thuộc phạm vi kết cấu hạ tầng Đường Sắt.

Kế hoạch các công trình sửa chữa lớn : hiện nay, các công trình sửa chữa lớn và các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc hạng mục sửa chữa lớn do Ban Cơ sở hạ tầng cùng các đơn vị quản lý Đường Sắt và thông tin tín hiệu thực hiện.

Dự toán ngân sách nhà nước nguồn sự nghiệp kinh tế cho quản lý, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng Đường Sắt : Ban cơ sở hạ tầng phụ trách lập báo cáo định kỳ về vốn ngân sách sự nghiệp và thuyết minh dự toán vốn trình tổng công ty và chính phủ ( cục Đường Sắt – Bộ giao thông Vận tải ) phê duyệt.

1.3.2 Vai trò của kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầngtrong hệ thống kế hoạch của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

Như trên đã trình bày, quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam; vì vậy, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng

Trang 23

có một vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong hệ thống kế hoạch nói riêng Điều này thể hiện rõ qua quy mô hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt và qua mối quan hệ của kế hoạch này với các kế hoạch thành phần khác.

Về quy mô, có thể nói hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt có quy mô rất lớn trong Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam Do hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt là một hệ thống có quy mô rất lớn cả về khối lượng, số lượng cũng như các yêu cầu về chất lượng phức tạp, vì thế, công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng cần một quy mô lớn, khối lượng công việc nhiều và tổ chức chặt chẽ Hàng năm, chi phí phục vụ cho hoạt động này chiếm một phần đáng kể trong chí phí hoạt động của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam và đảm bảo duy trì chạy tàu tạo doanh thu Trong khi hoạt động vận tải là đầu ra chính tạo nên doanh thu cho Tổng công ty thì hoạt động quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng là đầu vào chủ yếu, tạo nên phần lớn chi phí hoạt động Do đó, có thể khẳng định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đặt lên hàng đầu công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng và kế hoạch này cũng được đặt lên hàng đầu như vậy.

Trong mối quan hệ với các kế hoạch thành phần khác, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có mối quan hệ tương hỗ trong tổng thể kế hoạch chung của toàn Tổng công ty, có quan hệ qua lại chặt chẽ, qua lại với các kế hoạch nội dung hoạt động khác Chẳng hạn xuất phát từ mục tiêu về vận tải, ban vận tải tiến hành xây dựng kế hoạch vận tải, từ đó, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng được xây dựng có xét đến kế hoạch vận tải như số lượng chuyến tàu, tốc độ chạy tàu, an toàn chạy tàu …tức là, chuyên viên kế hoạch xác định những mục tiêu cần đạt của kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo cho

Trang 24

vận tải Đường Sắt hoạt động đạt mục tiêu Cũng trên cơ sở đó mà các kế hoạch khác được xây dựng Hoặc trong mục tiêu chung của toàn Tổng công ty được đề ra trong kế hoạch của Tổng công ty, các kế hoạch thành phần được xây dựng để nhằm cùng đưa đến kết quả là mục tiêu đó

Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với các kế hoạch khác, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng còn tạo nên căn cứ cho kế hoạch của các đơn vị thành viên Tổng công ty mà rõ rệt nhất là ở các công ty quản lý Đường Sắt và các công ty thông tin tín hiệu (TTTH) Các công ty này dựa trên kế hoạch về quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng để xây dựng kế hoạch của mình.

Tóm lại, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng có một vai trò quan trọng và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các kế hoạch khác trong hệ thống kế hoạch hóa của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam Vậy kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt được xây dựng theo quy trình như thế nào? được tổ chức thực hiện ra sao? Câu trả lời nằm ở phần trình bày tiếp sau đây.

1.3.3 Quy trình lập và triển khai kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kếtcấu hạ tầng

( Thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 2000 – 2001 )

Bao gồm quy trình lập kế hoạch và triển khai kế hoạch 1.3.3.1 Quy trình lập kế hoạch

Về cơ bản, quy trình lập kế hoạch của tổng công ty Đường Sắt Việt Nam gồm có 4 nội dung chính:

Trang 25

Lập chỉ thị - hướng dẫn lập kế hoạch: Sau khi tiếp nhận chỉ đạo từ phía nhà nước, chuyên viên kế hoạch thực hiện soạn thảo kế hoạch lần đầu trình tổng giám đốc Kế hoạch này dựa trên kế hoạch vốn sự nghiệp kinh tế Đường Sắt do bộ GTVT giao Thời gian thực hiện với kế hoạch hàng năm là tháng 5.

Lập kế hoạch: đây là bước thể hiện vai trò của các công ty quản lý cơ sở hạ tầng Căn cứ nột dung của chỉ thị và khối lượng công trình do tổng công ty giao, căn cứ các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình quản lý, khai thác công trình Đường Sắt và giá cả cụ thể để lập kế hoạch trình tổng giám đốc Thời gian thực hiện là tháng 5,6 hàng năm với kế hoạch hàng năm và 2/3 thời hạn của các kế hoạch dài hạn khác.

Tổng hợp kế hoạch của các đơn vị : Chuyên viên kế hoạch căn cứ vào kế

hoạch của các công ty quản lý cơ sở hạ tầng và tổng hợp thành kế hoạch của tổng công ty Với kế hoạch hàng năm, thời gian thực hiện là tháng 6 hàng năm hoặc giữa kỳ với kế hoạch 5 năm.

Thẩm tra và trình tổng giám đốc: Các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật của Ban, các chuyên viên các ban nghiệp vụ của Tổng công ty ( gồm kế hoạch đầu tư, tài chính kế toán, tổ chức lao động,…) dưới chủ trì của phó Tổng giám đốc phụ trách thẩm tra bản kế hoạch do phòng kế hoạch đã tổng hợp từ các công ty quản lý cơ sở hạ tầng Theo ý kiến thẩm tra của hội đồng, chuyên viên kế hoạch tiến hành chỉnh sửa và lập tờ trình để trưởng Ban ký trình tổng giám đốc và bộ giao thông phê duyệt Thời gian thực hiện là tháng 6 hàng năm và giữa kỳ kế hoạch dài hạn

Sau đây là sơ đồ khái quát quy trình lập kế hoạch :

Trang 26

BM-CSHT-44. Chuyªn viªn kÕ ho¹ch

Trang 27

1.3.3.2 Quy trình triển khai kế hoạch Quy trình gồm 4 bước chính:

Giao kế hoạch cho các đơn vị: Toàn bộ quá trình này gồm có:

- Chuyên viên kế hoạch căn cứ khối lượng công trình quản lý của các Công ty, công lệnh tốc độ, tải trọng, mật độ tàu chạy hàng năm và định mức kinh tế - kỹ thuật của Nhà nước, của Ngành tiến hành triển khai kế hoạch và kinh phí tới các Công ty

- Phòng kế hoạch gửi bản triển khai – phân bổ kế hoạch cho các Ban Kế hoạch – Đầu tư, tài chính kế toán, tổ chức cán bộ lao động và các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật của Ban quản lý cơ sở hạ tầng để thẩm tra Sau khi các Ban và các phòng thẩm tra xong chuyển về phòng Kế hoạch để chỉnh sửa và dự thảo Quyết định trình Trưởng ban.

- Ban cơ sở hạ tầng trình tổng giám đốc: Căn cứ các văn bản phòng Kế hoạch trình, Trưởng ban xem xét trình Tổng giám đốc ký Quyết định giao kế hoạch cho các Công ty và các đơn vị có liên quan

- Tổng giám đốc quyết định chính thức giao kế hoạch cho các ban nêu trên, các Phân ban quản lý cơ sở hạ tầng và các Công ty Quản lý kết cấu hạ tầng để thực hiện.

- Thời gian thực hiện: Cuối kỳ kế hoạch - tháng 12 hàng năm Soạn thảo và ký kết hợp đồng thực hiện:

- Sau khi tổng giám đốc giao kế hoạch cho các đơn vị thực hiện, phòng Kế hoạch dự thảo hợp đồng thực hiện trình Trưởng ban quản lý cơ sở hạ tầng.

Trang 28

- Trưởng Ban quản lý cơ sở hạ tầng ký kết hợp đồng với các đơn vị thực hiện kế hoạch.

- Thời gian thực hiện: đầu kỳ kế hoạch - tháng 1 hàng năm Theo dõi, báo cáo thực hiện:

- Sau khi có kế hoạch được giao và hợp đồng được ký kết chuyên viên Kế hoạch và Thống kê theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch.

- Hàng tháng tập hợp tình hình thực hiện khối lượng công trình, chi phí thực hiện để báo cáo Lãnh đạo Tổng công ty, Ban, đồng thời báo cáo còn làm căn cứ để chỉnh lý, điều hoà kế hoạch hàng năm Báo cáo được thực hiện qua các căn cứ:

+ Báo cáo của các Công ty quản lý cơ sở hạ tầng; + Báo cáo của các phân ban quản lý cơ sở hạ tầng; + Báo cáo của các phòng nghiệp vụ, kỹ thuật;

+ Các ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng công ty về các công trình đột xuất: Khắc phụ hậu quả tai nạn giao thông, thiên tai, bão lũ, các công trình đe doạ an toàn chạy tàu

- Thời gian thực hiện: Ngày 15 hàng tháng Chỉnh lý kế hoạch:

- Trong quá trình theo dõi thực hiện kế hoạch có vấn đề gì chưa hợp lý thì tiến hành điều chỉnh kế hoạch theo trình tự các bước như trên

- Thanh lý hợp đồng trong trường hợp đủ điều kiện - Thời gian thực hiện: Tháng 9 hàng năm.

Trang 29

Sau õy l s đõy là sơ đồ khỏi quỏt cỏc bước triển khai kế hoạch :à sơ đồ khỏi quỏt cỏc bước triển khai kế hoạch : ơ đồ khỏi quỏt cỏc bước triển khai kế hoạch : đõy là sơ đồ khỏi quỏt cỏc bước triển khai kế hoạch :ồ khỏi quỏt cỏc bước triển khai kế hoạch : khỏi quỏt cỏc bước triển khai kế hoạch :c tri n khai k ho ch :ển khai kế hoạch :ế hoạch :ạch :

Chuyên viên Kế hoạch

3 - Các phòng NV, KT của Ban- Các Ban chuyên môn của TCT

5Quyết định giao kế hoạch BM-CSHT-47BM-CSHT-48

BM-CSHT-49 - Tổng Giám đốc

7Ký kết hợp đồng - Trởng ban- Gđ Cty thực hiện kế hoạch.

33/ĐSVN- CI

Chuyên viên Kế hoạch, Thốngkê.

9

Trang 30

1.3.4 Hệ thống chỉ tiêu và định mức sử dụng trong kế hoạch quản lý, sửachữa, bảo trì kết cấu hạ tầng

1.3.4.1 Hệ thống chỉ tiêu trong kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng.

Hệ thống chỉ tiêu là một nội dung quan trọng của mỗi bản kế hoạch và cần phải được xác định rõ về định tính hay định lượng trong kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng, các chỉ tiêu chủ yếu là định lượng Các chỉ tiêu này gồm có:

Chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên (SCTX) định kỳ :

Bao gồm các chỉ tiêu cấu thành kết cấu hạ tầng Đường Sắt thuộc nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên Các chỉ tiêu được trình bày theo tuyến và theo các phân khu quản lý và tổng hợp cấp tổng công ty Để thuận tiện trong công tác lập,báo cáo và triển khai kế hoạch, các chỉ tiêu này được trình bày đi kèm với cấu thành đơn giá theo định mức sẵn có Các chỉ tiêu gồm có:

Các chỉ tiêu thuộc Đường Sắt :Khối lượng đường chính tuyến (km)cần sửa chữa trong kỳ kế hoạch; Khối lượng đường ga, đường nhánh(km); Số lượng Ghi (bộ), cầu ( m ), hầm (m ) cần thay; Diện tích nhà ga, kho ga cần sửa chữa cải tạo (m2); Số điểm gác chắn đường ngang cần sửa chữa ( điểm ).

Các chỉ tiêu về hệ thống thông tin tín hiệu: Đường truyền tải(kmT) ; trạm, tổng đài ( trạm); tín hiệu ra vào ga ( hệ); thiết bị không chế, điều khiển ( bộ -đài ); cấp tín hiệu (km/s) ;thiết bị nguồn ( cung).

Các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa khẩn cấp (SCKC): Được phân theo các tuyến đường và các công ty quản lý ĐS, TTTH bao gồm các chỉ tiêu:

Trang 31

Ray P43-L25 (th);Tµ vÑt (th);Ghi (bé); §¸ (m3) …đi kèm với chi phí thực hiện (do mục đích của SCKC là để đảm bảo ATĐS nên dùng các chỉ tiêu này cho yêu cầu cần thay thế cho ĐS hiện có.)

Các chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ sửa chữa lớn: Được trình bày dưới dạng danh mục công trình cần tập trung sửa chữa lớn trình bày theo các công trình và theo tuyến Đường Sắt Các chỉ tiêu về thành phần gồm : Khối lượng sửa chữa lớn cầu, cống, hầm (m); Sửa chữa lớn đường chính (m) ; Các hạng mục thông tin, tín hiệu; Sửa chữa các nhà ga, kho ga hư hỏng ,sửa chữa ke ga, bãi hàng – còn gọi là kiến trúc (m2).

1.3.4.2 Một số định mức sử dụng trong công tác kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh hệ thống chỉ tiêu phản ánh nhiệm vụ, trong công tác kế hoạch còn cần đến các văn bản quy định định mức vật tư, lao động cho từng mục công việc cụ thể Với công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt, việc sử dụng hệ thống định mức có vai trò quan trọng chuyên viên kế hoạch xác định các yếu tố cấu thành Hiện nay, hệ thống định mức sử dụng trong công tác quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt được quy định trong Tập định mức ban hành theo quyết định 945 của Ban tổ chức cán bộ - lao động Hệ thống định mức gồm có định mức lao động tổng hợp duy tu quản lý Đường Sắt ( Quyết định 708 QĐ/TCCB – LĐ); định mức 1006 – ĐS /KH về vật tư bảo dưỡng thường xuyên Đường Sắt 1 năm/1 km đường; Định mức 11 QĐ/CSHT về vật tư sửa chữa thông tin tín hiệu trong hệ thống định mức đều quy định rõ phương pháp, công thức tính và số liệu định mức.

Trang 32

Định mức lao động duy tu Đường Sắt được dùng làm căn cứ giao việc, xác định đơn giá tiền lương, xây dựng kế hoạch lao động và kế hoạch tiền lương và là một trong những căn cứ xác định giá thành sản phẩm của công tác duy tu quản lý Đường Sắt

Định mức vật tư dùng làm căn cứ xác định nhu cầu vật tư cần cung ứng trên từng đơn vị dịnh mức, chẳng hạn như vật tư cho bảo dưỡng 1 km Đường Sắt, 1 bộ ghi hay bảo dưỡng cột tín hiệu trong thông tin tín hiệu.

Hệ thống định mức đang được sử dụng được ban hành từ khá lâu, qua các năm, tùy điều kiện cụ thể mà các định mức sẽ thay đổi về số liệu, còn lại, phương pháp và các quy định liên quan không thay đổi nhiều.

Tóm lại, thông qua một số nội dung kể trên, có thể thấy bộ máy cũng như những quy định và cơ chế tổ chức hoạt động kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì cơ sở hạ tầng Đường Sắt của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã được tổ chức một cách đầy đủ, đúng tầm với yêu cầu nhiệm vụ Đây là thuận lợi về cơ bản, cốt lõi, là tiền đề để công tác kế hoạch trong nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt được thành công và đạt hiệu quả Sau đây là phần trình bày về kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng Đường Sắt giai đoạn 2006 – 2010 và thực trạng thực hiện kế hoạch đó trong hai năm đầu 2006 – 2007, thông quá đó sẽ góp phần đưa ra những nhận định, đánh giá và là cơ sở đề ra biện pháp trong thời gian tiếp theo.

Trang 33

Chương 2 - Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trì kết cấuhạ tầng của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam trong hai năm đầu của kế

hoạch 5 năm 2006 – 2010.

Giai đoạn 2006 – 2010 là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và với Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam nói riêng Tiếp theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 – 2005 đã được xây dựng và thực hiện nhằm hướng đến nhiệm vụ phát triển chung của đất nước, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam đã tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho trong giai đoạn này và đóng góp và sự phát triển chung của toàn đất nước Sau 2 năm đầu thực hiện, kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 đã thu được những kết quả nhất định là điều kiện để Tổng công ty nhận định tình hình và xác định các biện pháp nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra của kế hoạch này Sau đây phần trình bày về thực trạng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 trong hai năm đầu 2006 – 2007 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam

2.1 Kế hoạch quản lý, sửa chữa , bảo trì kết cấu hạ tầng 2006 - 2010

2.1.1 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của Tổngcông ty Đường Sắt Việt Nam

2.2.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001 – 2010 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – văn kiện đại hội đảng IX

Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam là một doanh nhiệp nhà nước hoạt động kinh doanh vận tải và quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt Vì vậy, định hướng phát triển của Tổng công ty luôn luôn được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển do nhà nước xây dựng và định hướng Cụ thể, đó là chiến lược

Trang 34

phỏt triển kinh tế xó hội giai đoạn 2001 – 2010 của Đảng và Nhà nước Do đú, trước tiờn cần khẳng định lại cỏc mục tiờu, nhiệm vụ chung trong bản chiến lược này Mục tiờu, nhiệm vụ tổng quỏt của giai đoạn này là:

“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng với công nghệ cao, sản xuất t liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu quốc phòng, đa đất nớc ra khỏi tình trạng kém phát triển và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp Chất lợng đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân đợc nâng lên một mức đáng kể Thể chế kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa đợc định hình về cơ bản Nguồn lực con ngời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đợc tăng cờng Vị thế trong quan hệ quốc tế đợc củng cố và nâng cao"

Để thực hiện mục tiêu tổng quát, Đảng v nh nà nhà n à nhà n ước đã đề ra các mục tiêu cụ thể và định hớng phát triển của các ngành, các vùng, trong đó có các mục tiêu, định hớng ảnh hởng lớn đến sự phát triển của giao thông vận tải nói chung và vận tải đờng sắt nói riêng đó là : GDP đến năm 2010 ít nhất lên gấp đôi năm 2000 Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GDP Giá trị sản lợng nông nghiệp tăng bình quân 4,5%/năm, giá trị sản lợng công nghiệp tăng bình quân 10-15%/năm Sau đõy là những mục tiờu tổng quỏt trong kế hoạch chung của toàn Tổng cụng ty Đường Sắt Việt Nam cú ý nghĩa trong việc xỏc định mục tiờu, nhiệm vụ của cụng tỏc quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng Đường Sắt:

2.1.1.2 Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch phát triển 2006 - 2010 của tổng công ty Đờng Sắt Việt Nam

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của Đảng và Nhà nớc, Tổng công

ty Đờng sắt Việt Nam đề ra mục tiêu bao trùm cho cả giai đoạn là: "Đổi mới, an

toàn và phát triển bền vững ", phát huy trí tuệ và sức mạnh toàn Ngành, tiếp tục

công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ngành Đờng sắt.

Trang 35

Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm; Củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng và năng lực vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, chất lợng phục vụ, an toàn vận tải và an toàn lao động Phát triển mạnh thị phần, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, nhu cầu phát triển kinh tế của đất nớc Tăng cờng công tác đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao một bớc về trình độ công nghệ của Đờng sắt trong nền kinh tế quốc dân; chủ động và chuẩn bị tốt cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Nâng cao chất lợng đội ngũ lao động, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập Phấn đấu để trong một thời gian ngắn, Đờng sắt Việt Nam có thể phát triển ngang hàng đờng sắt các nớc tiên tiến trong khu vực Đông Nam á.

2.1.1.3 Những định hớng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty Đờng Sắt Việt Nam:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trởng doanh thu tăng bình quân hàng năm đạt 7% trở lên Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nhanh hàm lợng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản phẩm và dịch vụ, giảm mức tiêu hao vật chất nói chung và năng l-ợng nói riêng.

- Tập trung khai thác thế mạnh của các ngành còn nhiều tiềm năng nh xây dựng cơ bản, công nghiệp, dịch vụ Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao nh viễn thông, t vấn, dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu.

- Phát triển công nghiệp trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trờng nội địa và quốc tế, đổi mới công nghệ; tạo bớc tiến rõ rệt về chất lợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Phát huy cao độ nội lực khoa học và công nghệ của Ngành phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nớc Hoàn thành cổ phần hoá doanh nghiệp trong Ngành

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập quốc tế đã ký kết, trớc hết là cam kết: Đẩy mạnh hợp tác song phơng, đa phơng với các đối

Trang 36

tác có vị trí quan trọng và lâu dài; Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tăng trởng nhanh xuất khẩu.

- Coi trọng việc huy động vốn cho đầu t phát triển Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả vốn trong, ngoài nớc và tổng hợp các nguồn lực này (vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trờng) để phát triển lực lợng sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội Nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế Hoàn chỉnh một bớc cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng Thực hiện cơ chế khuyến khích để đầu t thích đáng cho các vùng trọng điểm Đổi mới công tác quản lý đầu t, khắc phục tình trạng dàn trải, lãng phí thất thoát trong đầu t, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Tăng cờng tiềm lực và khả năng tài chính; tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá tài chính; duy trì ổn định cân đối; có chính sách đảm bảo an ninh tài chính.

- Tăng cờng nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ Cải thiện rõ rệt trình độ công nghệ trong Ngành, phát huy cao nội lực về khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá Ngành Đờng sắt.

- Tăng cờng đào tạo và nâng cao chất lợng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề.

- Giải quyết có hiệu quả và cơ bản những vấn đề xã hội bức xúc; bảo vệ và cải thiện môi trờng.

- Tạo bớc chuyển toàn diện và sâu sắc trong cải cách hành chính; phát huy dân chủ, tăng cờng kỷ cơng.

2.1.1.4 Một số chỉ tiờu quan trọng trong kế hoạch chung của Tổng cụng ty Đường Sắt Việt Nam:

Đõy là cỏc chỉ tiờu trong kế hoạch tổng thể của Tổng cụng ty Đường Sắt Việt Nam cú liờn quan cũng như phản ỏnh nhiệm vụ của mọi mặt hoạt động trong toàn Tổng cụng ty, trong đú cú khối cơ sở hạ tầng Để đạt được cỏc chỉ tiờu này, cỏc Ban chuyờn trỏch sẽ phối hợp thực hiện và xỏc định phương ỏn hành

Trang 37

động, trong đú cú việc xõy dựng kế hoạch của mỡnh, cỏc biện phỏp thực hiện cũng như triển khai tổ chức thực hiện sau này Với Ban cơ sở hạ tầng, kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng cũng đó được xõy dựng theo định hướng chung của Tổng cụng ty Nội dung của cỏc chỉ tiờu này như sau:

Về doanh thu: phơng án 1 là phơng án khả thi, doanh thu tăng bình quân 7,1%/ năm; phơng án 2 là phơng án phấn đấu : doanh thu tăng 8%/ năm; chi tiết xem biểusố dới đây:

Biểu số 1: Doanh thu phương ỏn 1 Đơn vị tớnh: tỷ đồng

Biểu số 2: Doanh thu phương ỏn 2 Đơn vị tớnh: tỷ đồng

Trang 38

- Nộp ngân sách tăng bình quân 7%/ năm - Thu nhập bình quân tăng từ 5-7%/ năm - Năng suất lao động tăng bình quân 7%/ năm.

Trờn cơ sở cỏc chỉ tiờu kế hoạch chung của Tổng cụng ty và theo phõn cụng nhiệm vụ hoạt động, Ban cơ sở hạ tầng đó xõy dựng kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng bao gồm cỏc mục tiờu, nhiệm vụ và cỏc chỉ tiờu phản ỏnh nhiệm vụ trong kỳ.

2.1.2 Kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng 2006 – 2010

Nội dung của kế hoạch bao gồm cỏc khớa cạnh của cụng tỏc quản lý kết cấu hạ tầng Đường Sắt Trong đú, cơ bản là cỏc chỉ tiờu phản ỏnh nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng: sửa chữa thường xuyờn định kỳ cơ sở hạ tầng, sửa chữa khẩn cấpvà sửa chữa lớn

2.1.2.1 Mục tiờu chung của kế hoạch quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng Đường Sắt 2006 - 2010:

Với mục đớch đặc trưng của cụng tỏc quản lý, sửa chữa, bảo trỡ kết cấu hạ tầng Đường Sắt là quản lý tốt hệ thống kết cấu hạ tầng Đường Sắt hiện cú, giữ vững tốc độ và đảm bảo an toàn chạy tàu, bản kế hoạch 5 năm đề ra nhúm cỏc mục tiờu chung liờn quan đến kết cấu hạ tầng Đường Sắt là:

- Nâng cấp các tuyến đờng hiện có vào cấp kỹ thuật quy định và xây dựng mới một số đoạn, tuyến, các đờng nhánh nối cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm cả nớc và kết nối với các tuyến đờng hiện tại; u tiên nâng cao năng lực và hiện đại hoá trục Bắc-Nam, trục Đông-Tây; tiến hành điện khí hoá tuyến Hà Nội - Hải Phòng; đờng sắt trên cao Yên Viên - Ngọc Hồi; làm đờng đôi tuyến Hà Nội - Lào Cai; khu đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - Sài Gòn; cải tạo đờng đèo Khe Nét

Trang 39

- Đồng thời với việc xây dựng đờng sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải tiến hành xây dựng mới và đồng bộ các nhà ga, các cơ sở sửa chữa, vận dụng đầu máy toa xe.

- Từng bớc hiện đại hoá hệ thống về thông tin tín hiệu để đảm bảo an toàn chạy tầu và tham gia thị trờng viễn thông để khai thác triệt để năng lực của Ngành đờng sắt.

- Nâng cấp, làm mới từng bớc đồng bộ hoàn chỉnh hệ thống nhà ga hành khách và hàng hóa cho phù hợp với quy hoạch phát triển đặc biệt ở các khu vực trọng điểm Hà Nội và Sài Gòn.

- Quy hoạch sắp xếp lại để xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu, phụ tùng, phụ kiện cơ khí sửa chữa, bảo trì và làm mới cơ sở hạ tầng đờng sắt.

2.1.2.2 Cỏc chỉ tiờu phản ỏnh nhiệm vụ sửa chữa, bảo trỡ trong kỳ kế hoạch

Có một vai trò quan trọng trong một bản kế hoạch, hệ thống chỉ tiêu góp phần cụ thể hóa những nhiệm vụ cần hoàn thành trong kỳ Với nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, bảo trì, các nhiệm vụ này đợc phản ánh trong kế hoạch sửa chữa thờng xuyên định kỳ, kế hoạch sửa chữa khẩn cấp và kế hoạch sửa chữa lớn.

2.1.2.2.a Kế hoạch sửa chữa thường xuyờn định kỳ

Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch sửa chữa thường xuyờn định kỳ là thực hiện thay mới, sửa chữa cú tớnh chất thường kỳ cỏc thành phần kết cấu hạ tầng bị hỏng húc, hao mũn do qua trỡnh sử dụng (khấu hao) nhằm đảm bảo duy trỡ kết cấu hạ tầng Đường Sắt ở mức độ ổn định theo đỳng cỏc tiờu chuẩn kỹ thuật vốn cú Kế hoạch bao gồm cỏc chỉ tiờu thuộc kế hoạch 5 năm và cỏc chỉ tiờu kế hoạch phõn cho cỏc năm Cỏc chỉ tiờu đó phản ỏnh tớnh chất ổn định của nhiệm vụ sửa chữa thường xuyờn.

Danh mục cỏc thành phần kết cấu hạ tầng cần sửa chữa, thay thế như sau:

Trang 40

Biểu số 3: Kế hoạch SCTX giai đoạn 2006 - 2010

Thiết bị nguồncung464.51192.14492.52392.90293.28193.660(Nguồn: ban CSHT - Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam)

2.1.2.2.b Kế hoạch sửa chữa khẩn cấp kết cấu hạ tầng

Nhiệm vụ sửa chữa khẩn cấp có vai trò rất quan trọng trong bảo đảm an toàn chạy tàu song thường khó xác định trong dài hạn, vì vậy, kế hoạch sửa chữ khẩn cấp sẽ được nhắc đến trong kế hoạch hàng năm và sẽ được trình bày trong phần thực trạng thực hiện kế hoạch trong giai đoạng 2006 – 2007 của Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam.Giống như kế hoạch sửa chữa thường xuyên, kế hoạch sửa chữa khẩn cấp đặt ra mục tiêu đảm bảo an toàn chạy tàu trên toàn tuyến và duy trì chạy tàu Kế hoạch xác định mục tiêu nhiệm vụ của hoạt động sửa chữa khẩn cấp là đảm bảo vận hành và an toàn cho vận tải Đường Sắt thuộc phạm vi quyền hạn quản lý của lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong các trường hợp bất thường,

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan