C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động cá nhân được lấy từ bài làm của học
sinh trên trên nhóm zalo để trình chiếu lên màn hình.
a, Hoàn cảnh: Từ ngày 4 đến ngày 11 - 2 – 1945, nguyên thủ của ba cường quốc là Liên Xô, Mĩ và Anh có cuộc gặp gỡ tại I-an-ta và thông qua những quyết định quan trọng về phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
b. Nội dung chính: thỏa thuận về việc tiêu diệt CNPX kết thúc chiến tranh, thành lập tổ chức Liên hợp quốc, phân chia phạm vi ảnh hưởng giữaMĩ và Liên Xô. Nội dung thỏa thuận phân chia: SGK/ 45.
c. Hệ quả: Trật tự thế giới mới hình thành: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
d) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)Bước 1: Gv giao nhiệm vụ : Bước 1: Gv giao nhiệm vụ :
Cho HS làm ở nhà (GV giao từ tiết học tuần trước qua ứng dụng Zoom hoặc zalo nhóm)
Phương thức: Hoạt động cá nhân. Nội dung: Câu hỏi phần nội dung
Hình thức nộp sản phẩm, báo cáo: HS nộp sản phẩm về cho GV trình bày trên phần Word gửi qua zalo nhóm, qua mail...
HS dựa vào sản phẩm đã hoàn thành, báo cáo thuyết trình qua màn hình trình chiếu.
GV chia sẻ màn hình sản phẩm của HS mà GV đã lựa chọn trên zalo
mà HS đã nộp, trình chiếu và yêu cầu HS như mục nội dung.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn):
HS thực hiện nhiệm vụ đã được chuyển giao.
GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh nếu cần…
Bước 3. Báo cáo và thảo luận:
GV chọn 1-2 HS báo cáo sản phẩm (HS trình bày sau chỉ cần bổ sung
những thông tin khác biệt)
HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, tranh biện...
GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận bằng các câu hỏi gợi mở:
? Theo em nội dung nào là chủ yếu trong hội Nghị I-an-ta? ?Theo em hạn chế của những quyết định của Hội nghị này là gì?
Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài. Gv chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện(đã chuẩn bị trước), kết luận .
HS lắng nghe và chỉnh sửa nội dung vào vở. GV dẫn dắt, chuyển ý.
*Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự thành lập Liên hợp quốc. a. Mục tiêu:
- Trình bày được hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và vai trò của tổ chức LHQ.
b. Nội dung:
Đọc mục II /tr 45,46, hoạt động cá nhân , thực hiện nhiệm vụ sau:
?Tổ chức LHQ ra đời trong hoàn cảnh nào? Nhiệm vụ, vai trò của LHQ?
c. Sản phẩm học tập: Kết quả hoạt động cá nhân được lấy từ bài làm của học
sinh trên trên nhóm zalo (hoặc trên gmail) để trình chiếu lên màn hình. Dự kiến sản phẩm
* Hoàn cảnh ra đời:
- Trên cơ sở quyết định của Hội nghị I-an-ta, tháng 10 – 1945 LHQ chính thức thành lập.
* Nhiệm vụ: nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội...
- Vai trò: Duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội,...
d) Tổ chức thực hiện (thông qua hệ thống quản lí học tập)Bước 1: Gv giao nhiệm vụ : Bước 1: Gv giao nhiệm vụ :
Cho HS làm ở nhà (GV giao từ tiết học tuần trước qua ứng dụng hoặc zalo nhóm)
Phương thức: Hoạt động cá nhân. Nội dung: Câu hỏi phần nội dung
Hình thức nộp sản phẩm, báo cáo: HS nộp sản phẩm về cho GV, trình bày trên phần Word gửi qua zalo nhóm, qua mail...
HS dựa vào sản phẩm đã hoàn thành, báo cáo thuyết trình qua màn hình trình chiếu.
GV chia sẻ màn hình sản phẩm của HS mà GV đã lựa chọn trên zalo,
mail … mà HS đã nộp, trình chiếu và yêu cầu HS như mục nội dung.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn):
HS thực hiện nhiệm vụ đã được chuyển giao.
GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh, đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn học sinh nếu cần…
3. Báo cáo và thảo luận:
GV chọn 1-2 HS báo cáo sản phẩm (HS trình bày sau chỉ cần bổ sung
những thông tin khác biệt)
HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, tranh biện...
GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận bằng các câu hỏi gợi mở
1. Em có nhận xét gì về vai trò của LHQ?
2. Kể tên các tổ chức của LHQ ở Việt Nam mà em biết? 3. Mối quan hệ Việt Nam- LHQ?
Dự kiến:
- LHQ có vai trò to lớn duy trì hoà bình an ninh thế giới, thúc đẩy sự hợp tác, phát triển của các nước thành viên, nhất là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
- Một số tổ chức LHQ: UNESCO, UNICEF, WHO, FAO, UNDP, ILO, IMF...
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - 1977 và là thành viên thứ 149. Việt Nam là thành viên tích cực có nhiều sáng kiến đóng góp vào mục tiêu hoạt động của LHQ, 2 lần được bầu vào Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài .GV chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện (đã chuẩn bị trước), kết luận, mở rộng thêm: Đến nay LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh, sự ra đời của tổ chức LHQ là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế....
* Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về Chiến tranh lạnh a.Mục tiêu
Trình bày được khái niệm, biểu hiện, hậu quả của Chiến tranh lạnh
b.Tổ chức thực hiên( thông qua hệ thống quản lý học tập) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia sẻ màn hình, giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ như sau:
Đọc nội dung kênh chữ sgk trang 46, hoạt động cá nhân ra vở :
? Trình bày được khái niệm, biểu hiện, hậu quả của Chiến tranh lạnh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
HS xác định nhiệm vụ, hoàn thiện sản phẩm cá nhân trong vở. GV quan sát , điều
hành để hỗ trợ.
Sản phẩm:
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Biểu hiện: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ.
- Hậu quả: thế giới luôn căng thẳng, chi phí tốn kém cho chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược,...
Bước 3 : HS báo cáo kết quả
GV gọi 1 học sinh chia sẻ màn hình để trình bày kết quả, đồng thời yêu cầu các
nhóm hs khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả.
Bước 4: Đánh gia kết quả thực hiện
Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài.GV chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện (đã chuẩn bị trước), kết luận như mục Sản phẩm .
* Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về thế giới sau Chiến tranh lạnh a.Mục tiêu
Trình bày được các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh.
b.Tổ chức thực hiên( thông qua hệ thống quản lý học tập) Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia sẻ màn hình, giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ như sau:
Đọc nội dung kênh chữ sgk trang 46, hoạt động cá nhân ra vở :
? Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình thế giới diễn ra theo những xu thế nào? Xu thế chung của thế giới ngày nay là gì ?
HS xác định nhiệm vụ, hoàn thiện sản phẩm cá nhân trong vở. GV quan sát , điều
hành để hỗ trợ.
Sản phẩm:
* Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh: - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cách mạng khoa học – công nghệ, hầu hết các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều khu vực (như châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.
* Xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển.
Bước 3 : HS báo cáo kết quả
GV gọi 1 học sinh chia sẻ màn hình để trình bày kết quả, đồng thời yêu cầu các
nhóm hs khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả.
Bước 4: Đánh gia kết quả thực hiện
Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài.GV chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện (đã chuẩn bị trước), kết luận như mục Sản phẩm .
Gv mở rộng, khắc sâu kiến thưc bằng một số câu hỏi: ? Theo em, vì sao Xô- Mĩ chấm dứt Chiến tranh lạnh?
? Tại sao hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? Nhiệm vụ to lớn nhất hiện nay của nhân dân ta là gì?
Hs trả lời theo ý hiểu. GV nhận xét, chốt kiến thức.