C. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; là mở nhà)
a) Mục tiêu: HS b) Tổ chức thực hiện b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc
tự thực hiện.
? Chính sách đối ngoại mềm mỏng của NB trong thời gian gần đây theo em có ý
nghĩa ntn đối với NB và thế giới?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào buổi học tới để nhận xét, đánh giá (có
thể sử dụng để cho điểm quá trình đối với một số HS).
Bước 4 GV trả bài dã nhận xét cho HS ở một thời điểm thích hợp và nhận xét
chung.
HS suy nghĩ độc lập và trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Đại diện HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nhận xét
GV nhận xét, bổ sung *Dặn dò
Học bài cũ, soạn bài 10: Các nước Tây Âu. Nắm khái quát tình hình các nước Tây Âu trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về các nước Tây Âu và mối quan hệ giữa các nước Tây Âu với Việt Nam.
Ngày: 6/11/2021 Đã duyệt
Ngày soạn: 5/11/2021 Ngày dạy: 23, 24/11/2021
Tiết 12 Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
I. Mục tiêu
- Biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu.
2.Năng lực
Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quan sát lược đồ 21 xác định vị trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này.
3.Phẩm chất:
-Trách nhiệm: Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ - Chăm chỉ: Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– SGK ,Sử dụng các kênh hình trong SGK
– Hệ thống quản lí học tập: qua Zalo, Azota, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (HS thực hiện ở nhà, trước khi kết nối, GV chuyển
giao nhiệm vụ bằng học liệu đã chuẩn bị trước: Phiếu học tập
a) Mục tiêu: HS b) Tổ chức thực hiện b) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ ở mục
Nội dung.
Nội dung: HS được giao nhiệm vụ sau đây:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ 1
Quan sát các hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
+ Lá cờ màu xanh có 12 ngôi sao là của tổ chức nào?
+ Em biết gì về các quốc giá đó? Và em biết gì về tổ chức đó?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhiệm vụ 2: Trình bày nét nổi bật về kinh tế và đối ngoại của các nước Tây Âu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhiệm vụ 3. Đọc mục II trang 42, 43 trong SGK . Hoàn thành bảng sau:Quá
trình thành lập Liên minh châu Âu:
Thời gian thành lập
Tên các tổ chức liên kết kinh tế
4/1951 3/1957 7/1967 12/1991
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm
bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Sản phẩm: HS làm bài vào vở:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ 1:
+ Tháp đồng hồ Big ben là ở nước Anh, Tháp Effeln là biểu tượng của nước Pháp, đấu trường Colide ở Italia.
+ Lá cờ màu xanh, có 12 ngôi sao là biểu tượng của Liên minh châu Âu. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhiệm vụ 2: *Về kinh tế :
- 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp , Đức .Italia... nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch Mác-san" từ năm 1948-1951 với tổng só tiền khoảng 17 tỉ USD .
- Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
* Về đối ngoại:
- Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thông trị đối với các thuộc địa trước đây.
-Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.Tình hình Châu Âu trở lên căng thẳng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nhiệm vụ 3:
Quá trình thành lập Liên minh châu Âu:
Thời gian thành lập
Tên các tổ chức liên kết kinh tế
4-1951 "Cộng đồng than, thép châu Âu"
3-1957 "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC)
12-1991 Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật, hướng dẫn nộp
bài dưới hình thức khác nếu cần.
Bước 4: Kết luận, xử lí kết quả của HS: GV xem xét sản phẩm của HS, phát
hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.