Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Hoạt động 1: Tình hình chung

Một phần của tài liệu Giáo án dạy trực tuyến Lịch sử 9 mới nhất CV 4040 (bài 2-11) (Trang 53 - 58)

III. Tiến trình dạy học:

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức * Hoạt động 1: Tình hình chung

* Hoạt động 2.1: Tình hình chung

a. Mục tiêu: HS trình bày được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các

nước MLT và Công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế –xã hội ở các nước MLT

b) Tổ chức thực hiện

B.1:Chuyển giao nhiệm vụ ( Học sinh thực hiện ở nhà trước khi kết nối) GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau và nộp lại sản phẩm chậm nhất và buổi

tối trước giờ học.

Đọc thông tin trong SGK phần I /trang 29,30 để thực hiện nhiệm vụ sau.

Hãy trình bày tình hình chung của các nước MĨ LA-TINH trước và sau năm 1945 theo bảng sau:

Trước chiến tranh thế giới 2

Sau chiến tranh thế giới 2

Phong trào đấu tranh Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế

B.2: Thực hiện nhiệm vụ. (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và

hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.

B.3: Báo cáo kết quả. GV chọn 1 nhóm HS cử đại diện chia sẻ màn hình đểtrình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu nhóm có cùng nhiệm vụ và các trình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu nhóm có cùng nhiệm vụ và các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý của các nhóm,

*Sản phẩm

Trước chiến tranh thế giới 2

Sau chiến tranh thế giới 2

Phong trào đấu tranh Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế

Các nước MLT là sân sau của Mĩ -Cách mạng Cu ba năm 1959 -Từ khoảng những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh bùng nổ: Bô –li-vi-a, Vê-ne-xu- ê-la,Cô-lôm-bi-a, Ni- ca-ra-goa....

-> Chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, chính quyền dân chủ nhân dân được thiết lập. - Thành tựu : + Củng cố độc lập chủ quyền + Dân chủ hoá chính trị + Cải cách kinh tế . + Các tổ chức liên minh khu vực. - Đầu những năm 90 tình hình kinh tế chính trị khó khăn .

Gv dùng bản đồ giới thiệu khu vực này: khu vực MLT thuộc bộ phận châu Mĩ, bao gồm 23 nước trải dài từ Mê- hi -cô ở Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ với hơn 20tr km2 dân số 600tr ( 2003).

Đây là khu vực rộng lớn của châu Mĩ được 2 đại dương là TBD và ĐTD bao bọc với con kênh đào Pa-na-ma xuyên ngang rút ngắn khoảng cách đi lại. Nơi đây giàu TNTN,giàu về nông lâm sản, có khí hậu ôn hoà.... Do có tài nguyên

thiên nhiên phong phú và vị trí chiến lược quan trọng như vậy cho nên MLT sớm trở thành đối tuợng xâm lược của các nước thực dân Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha các nước MLT lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành sân sau của đế quốc Mĩ

GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận:

Dự kiến: Là nơi để Mĩ bành trướng thế lực, là bàn đạp, là chỗ dựa của Mĩ để

xâm lược các nước khác.

Gv: Với chiêu bài “châu Mĩ là của người Mĩ”, Mĩ đã ép buộc các nước chấp nhận “hiến chương kinh tế của châu Mĩ” và tham gia các hiệp ước quân sự để khống chế các nước này. Có khoảng 250 công ty độc quyền nắm hầu hết các mạch máu kinh tế ở đây. Tuyên ngôn II La-ha-ba-na (4.2.1962) vạch rõ tội ác của Mĩ ở đây “trên lục địa nửa thuộc địa này, từ 15 năm nay số người chết bệnh và chết đói đã tăng lên gấp đôi so với người chết 1914, trong khi đó tiền từ khu vực MLT không ngừng tuôn sang Mĩ cứ 1p độ 4000$, 1 ngày 5tr $, 1năm 2000tr $… Cứ 1000$ là 1 thây ma, đó là giá cả của bọn đế quốc. Hiện thực châu Mĩ là như thế.Nhưng từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX khu vực này được gọi là lục địa bùng cháy

?Tại sao nói khoảng những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX ở khu vực Mĩ La-tinh được gọi là” lục địa bùng cháy”?

Dự kiến: vì nơi đây đã bùng nổ một cao trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân các nước MLT điển hình là ở Cu-Ba.

? Trong thời kì này sự kiện nổi bật nhất ở các nước Mĩ La-tinh là các sự kiện nào. Kết quả của các sự kiện đó?

Dự kiến -Sự kiện phong trào cm ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa=> KQ : thất bại vào

những năm 1973 và 1991

Gv: Ngoài 2 sự kiện nổi bật đó là cách mạng ở Ni- ca- ra- goa và Chi- lê

còn có cuộc nổi dậy của nông dân Pê-ru, khởi nghĩa vũ trang ở Pa-na-ma, đấu tranh nghị viện thông qua tuyển cử ở Ác- hen- ti -na, Goa- tê- ma –la….

Như vậy ta thấy các nước Mĩ La-tinh trước chiến tranh đã từng rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề của Mĩ, trở thành sân sau, giờ đây các nước đã giành được chủ quyền thực sự và họ ra sức bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và đã đạt

được một số những thành tựu. Tuy nhiên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế, chính trị ở nhiều nước lại gặp nhiều khó khăn, căng thẳng.

Dựa vào đâu mà em khẳng định như vậy ?

-HS dựa vào phần chữ nhorSGK/31 để trả lời.

B.4: GV kết luận và nhận định:

Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài. Gv chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện(đã chuẩn bị trước) ), kết luận như mục Sản phẩm

GV chuyển ý:Trong cơn bão táp cách mạng của MLT thì hình ảnh của đất nước

Cu ba đẹp như 1 dải lụa đào và chúng ta cùng tìm hiểu về đất nứơc Cu -ba

2.. Hoạt động 2. Cu Ba – hòn đảo anh hùng.

a) Mục tiêu: Tình hình đất nước Cu-ba sau chiến tranh thế giới 2. Cu ba xây dựng , bảo vệ và phát triển đất nước.

b) Tổ chức thực hiện

B.1:Chuyển giao nhiệm vụ (Học sinh thực hiện ở nhà trước khi kết nối) GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau và nộp lại sản phẩm chậm nhất và buổi

tối trước giờ học.

Đọc thông tin trong SGK phần II/ trang 31 để thực hiện nhiệm vụ sau.

Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Cu-ba diễn ra như thế nào, kết quả? Theo bảng sau:

Nguyên nhân Quá trình đấu tranh Kết quả

B.2: Thực hiện nhiệm vụ. (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và

hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn.

B.3: Báo cáo kết quả. GV chọn 1 nhóm HS cử đại diện chia sẻ màn hình đểtrình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu nhóm có cùng nhiệm vụ và các trình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu nhóm có cùng nhiệm vụ và các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý của các nhóm,

*Sản phẩm:

Nguyên nhân Quá trình đấu tranh Kết quả

-Tháng 3.1953 tướng Ba-ti-xta đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự.

-Chính quyền Ba-ti-xta xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái

-Ngày 26/7/1953 quân CM tấn công trại lính Môn-ca-đa

-“Phong trào 26.7” ở Mê-hi-cô -11.1956 Phi-đen cùng 81 chiến sĩ vượt biển trở về tổ quốc => bị chặn đánh => rút lên vùng

Cách mạng Cu- ba thắng lợi.

chính trị hoạt động

-Bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.

rừng núi Xi-e-ra ma-e-xtơ-ra -Cuối năm 1958 binh đoàn cách mạng liên tiếp mở các cuộc tấn công

-1.1.1959, chế độ độc tài Ba-ti- xta bị lật đổ.

Gv: Dưới chế độ Ba-ti-xta, Cu-ba bị biến thành trại tâp trung, trại lính, và

xưởng đúc súng khổng lồ. Không cam chịu chế độ độc tài tàn bạo, các tầng lớp nhân dân của Cu-Ba đã tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền. Mở đầu cho mộ giai đoạn mới của cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền là cuộc tấn công pháo đài Mô-ca-đa vào ngày 26/7/1953 của 135 thanh niên yêu nước dưới sự lãnh đạo của luật sư trẻ tuổi Phi-đen ca-xtơ-rô. Cuộc tấn công nhằm cướp kho vũ khí của giặc phân phát cho nhân dân.

GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận:

? Mặc dù cuôc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa không thành công song nó có ý rất lớn đối với phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-Ba. Vậy theo em đó là ý

nghĩa gì?

Dự kiến: Thổi bùng ngọn lửa đấu tranhvũ trang trên toàn đảo với thế hệ trẻ chiến sĩ cách mạng mới-trẻ tuổi đầy nhiệt tình và kiên cường.

Gv: Năm 1955 Phi-đen được trả tự do và ông đã sang Mê-hi-cô, ở đây ông đã

tập hợp thanh niên yêu nước quyên góp tiền mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự. Ngày 25.11.1956 ông cùng 81 chiến sĩ đáp tàu “Gran ma” trở về tổ quốc. Sau 7 ngày lênh đênh trên biển, khi vừa đặt chân lên bờ thuộc tỉnh Ô-ri-en-tê, ông và các chiến sĩ đã bị quân đội Ba-ti-xta bao vây. Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó 26 người đã bị thiêu sống khi họ chạy vào cánh đồng mía gần đó, 43 người đã hi sinh chỉ còn 12 người trong đó có ông. Anh dũng vượt qua vòng vây của giặc, 12 chiến sĩ rút về vùng rừng núi Xi-e-ra ma-e-xtơ-ra hiểm trở, xây dựng căn cứ cách mạng đầu tiên của cả nước. Được sự ủng hộ của nhân dân, căncứ địa cách mạng ngày càng lớn mạnh, phong trào chiến tranh lan rộng khắp cả nước. Ngày 1-1-1959 với sự phối hợp chặt chẽ cuộc tổng bãi công chính trị của công nhân và nhân dân thủ đô La- ha-ba-na, nghĩa quân chiếm lĩnh toàn bộ thủ đô mà không cần nổ súng, toàn bộ chính quyền Ba-ti-xta bị lật đổ.

?Sau khi lật đổ chính quyền phản động Ba-ti-xta, nhân dân Cu-ba bắt tay vào

Dự kiến: Thực hiện các cải cách dân chủ triệt để : +Cải cách ruộng đất,

+Quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài. +Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.

+Thanh toán nạn mù chữ + Phát triển giáo dục....

-Chiến thắng Hi-rôn năm 1961 -Đi lên CNXH

-Nền nông nghiệp đa dạng, đạt trình độ cao về y tế, giáo dục văn hoá, thể thao ...

B.4: GV kết luận và nhận định:

Gv nhận xét về bài làm của HS , ý thức làm bài. Gv chia sẻ phiếu học tập hoàn thiện(đã chuẩn bị trước) ), kết luận như mục Sản phẩm

GV: Việc thực hiện các cải cách dân chủ là nhiệm vụ rất quan trọng của nhân dân Cu ba; chính trong thời gian này nhân dân Cu ba luôn nhận được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước XHCN trong đó có nhân dân Việt Nam bên cạnh sự chống phá bao vây cấm vận về kinh tế của Mĩ đối với Cu ba (gv nói về việc Mĩ coi Cu ba là cái hoạ sát nách và đưa ảnh về sự kiện Hi-rôn) và ngay cả khi Liên Xô tan rã thì dưới sư lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cu ba do chủ tịch Phi-đen đứng đầu vẫn quyết tâm đi theo con đường mà mình đã lựa chọn từ 30 năm trước đây và đã có những thành tựu

3. Hoạt động 3: Luyện tập (thực hiện ở nhà)

Một phần của tài liệu Giáo án dạy trực tuyến Lịch sử 9 mới nhất CV 4040 (bài 2-11) (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w