1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án âm nhạc 7_3

72 316 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 747 KB

Nội dung

Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 s Ngày soạn 20/08/2008 TIẾT 1: - HỌC HÁT: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU - BÀI ĐỌC THÊM: NHẠC SĨ BÙI ĐÌNH THẢO VÀ BÀI HÁT ĐI HỌC A/ MỤC TIÊU: - Hs hát đúng giai điệu và lời ca nhạc qua bài đọc thêm. B/ PHƯƠNG PHÁP: bài hát Mái trường mến yêu. - Qua nội dung bài hát, hướng Hs đến tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô. - Hs có thêm hiểu biết về thế giới âm - Truyền khẩu, luyện tập, trực quan. C/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn or-gan, băng đĩa nhạc, máy cát-sét. - Học sinh: Đọc thuộc trước lời bài hát Mái trường mến yêu. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I/ Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Ổn định lớp: hát một bài hát tập thể. II/ Kiểm tra bài củ: - Lồng ghép trong giờ dạy. III/Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - Gv ghi bảng, giới thiệu bài học. - Hs ghi vở. - Gv thuyết trình. - Hs đọc giới thiệu bài hát và tác giả (trang 6 sgk). - Gv đặt câu hỏi: (?) Em hãy giới thiệu về nội dung bài hát? - Hs trả lời dựa vào sgk và lời giới thiệu của Gv. - Gv hát mẫu ( hoặc nghe băng mẫu) bài Mái trường mến yêu. - Hs nghe và cảm thụ. - GV giải thích: Cấu trúc bài hát gồm ba đoạn đơn, a, a’ và b, đoạn b được gọi là điệp khúc, vì được nhắc lại nhiều lần. I. Nội dung 1: Học hát Mái trường mến yêu Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng 1. Giới thiệu về bài hát và tác giả: Trong cuộc đời mỗi con người, hình ảnh về mái trường tuổi ấu thơ và các thầy cô giáo luôn để lại trong lòng chúng ta những tình cảm trong sáng và chân thành. Một bài hát về mái trường sẽ nhắc nhở chúng ta biết yêu quý những ngày còn đi học và biết trân trọng công sức của các thầy cô. Trong nhiều bài hát về mái trường, hôm nay chúng ta học bài Mái trường mến yêu. 2. Nghe hát mẫu. 3. Chia đoạn, chia câu. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 1 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 Mỗi đoạn gồm 4 câu, mỗi câu 2 nhịp. - Hs ghi nhớ và nhắc lại. - Gv chỉ định. - Hs đọc lời bài hát. - Gv đàn, hướng dẫn Hs luyện thanh. - Hs luyện thanh theo mẫu âm la. - Gv đàn giai điệu mổi câu ba lần. - Hs nghe, hát nhẫm theo sau đó hát hoà giọng. - Gv hướng dẫn, đàn giai điệu, khi tập xong hai câu thì hát nối. - Hs thực hiện. - Gv chỉ định 2 Hs trình bày lại hai câu hát vừa tập xong. - Gv hướng dẫn Hs tập tương tự các câu tiếp theo cho đến hết bài. - Gv hướng dẫn một nửa lớp hát đoạn a, Gv nhận xét ưu, khuyết điểm và sửa sai cho Hs. - Gv đàn, Hs tiếp tục hát như vậy với đoạn a’ và đoạn b. - Hs thực hiện. - Gv hướng dẫn cách phát âm, nhắc Hs lấy hơi và sửa chổ hát sai nếu có. - Hs thực hiện: một nửa lớp hát đoạn a, nửa lớp còn lại hát đoạn a’, cả lớp cùng hát đoạn b. Sau đó đổi thứ tự cho mỗi Hs đều hát cả 3 đoạn. - Gv đệm đàn, hướng dẫn Hs hát lĩnh xướng kết hợp hát hoà giọng. - Hs thực hiện trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh trên nền nhạc đệm. - Hs đọc bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học. - Gv cho Hs nghe bài hát Đi học. - Hs nghe, cảm thụ nét hay của bài hát.( Có thể hát theo nếu thuộc). 4. Luyện thanh. 5.Tập hát từng câu. 6. Hát đầy đủ cả bài. 7. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. II.Nội dung 2: Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học. IV/ Củng cố bài: - Gv đệm đàn yêu cầu Hs từng tổ đứng tại chổ trình bày hoàn chỉnh bài hát. Gv nhận xét và sửa chổ Hs hát còn sai . - Gv chỉ định 2 Hs khá giỏi lên trình bày bài hát. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 2 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 - Hs cả lớp nghe và thảo luận để nhận xét, góp ý.Gv cho điểm khuyến khích nếu Hs trình bày tốt. V/ Dặn dò: - Gv nhắc Hs về nhà tập hát tốt bài hát Mái trường mến yêu, hát có sắc thái và tình cảm. - Làm bài tập SGK. - Đọc bài mới TĐN số 1( trang 8 sgk).Chép bài TĐN vào vở. Ngày soạn 01/09/2008 TIẾT 2: - ÔN BÀI HÁT: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU - TĐN SỐ 1: CA NGỢI TỔ QUỐC A/ MỤC TIÊU: - Hs hát thuần thục và thể hiện được sắc thái tình cảm giữa hai đoạn a và b của bài hát Mái trường mến yêu. - Hs tiếp tục tập trình bày bài hát theo cách hát hoà giọng, lĩnh xướng, đối đáp. - Hs đọc đúng nhạc và lời bài TĐN số 1- Ca ngợi Tổ quốc ( trích) B/ PHƯƠNG PHÁP: - Luyện tập, ôn luyện, trực quan. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 3 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 C/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn or-gan, băng đĩa nhạc, máy cát-sét. - Học sinh: Hát thuộc lời bài hát. Đọc đúng tên nốt nhạc của bài TĐN. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I/ Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Ổn định lớp: hát một bài hát tập thể. II/ Kiểm tra bài củ: - Lồng ghép trong giờ dạy. III/Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - Gv ghi bảng. - Hs ghi vở. - Gv đàn. - Hs luyện thanh theo mẫu âm la. - Gv mở băng mẫu cho Hs nghe bài hát (1 lần). - Hs lắng nghe, hát nhẩm theo. - Gv đàn giai điệu. - Hs cả lớp cùng hát đầy đủ cả bài. - Gv nghe và phát hiện những chổ còn sai, Gv hát mẫu và sửa lại cho Hs.Yêu cầu hát thể hiện tình cảm. - Cử 2 Hs hát tốt lĩnh xướng đoạn a và đoạn a’, cả lớp cùng hát đoạn b. ( Gv đánh nhịp để giữ nhịp cho Hs) - Gv kiểm tra cá nhân trình bày bài hát, động viên tinh thần xung phong của Hs. (2-3 Hs) - Hs lên bảng kiểm tra. - Gv gọi Hs nhận xét bạn hát. - Gv nhận xét, sửa sai và ghi điểm. - Gv giới thiệu phần TĐN. - Gv đánh đàn giai điệu bài TĐN. - Hs nghe và ghi nhận. - Gv hướng dẫn và đặt câu hỏi: (?)Bài TĐN được chia thành mấy câu? Mổi câu có mấy nhịp? - Hs theo dỏi và trả lời: Bài TĐN được chia thành 4 câu ngắn, mỗi câu có 2 nhịp. - Gv chỉ định Hs đọc tên nốt nhạc từng câu. I. Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu. - Luyện thanh. - Nghe bài hát mẫu. - Ôn bài hát. - Kiểm tra bài củ. II. Nội dung 2:Tập đọc nhạc:. Ca ngợi Tổ quốc ( Trích ) 1. Chia câu. 2. Đọc tên nốt. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 4 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 - Hs đọc tên nốt nhạc. - Gv đàn, hướng dẫn. - Hs luyện gam Đô trưởng. - Gs đánh đàn mỗi câu nhạc 3 lần. - Hs nghe và luyện đọc lại mỗi câu 3 lần. Kết hợp vỗ phách. - Gv hướng dẫn Hs đọc nối các câu thành bài hoàn chỉnh. - Gv hướng dẫn: Hs thực hiện nửa lớp TĐN và vỗ tiết tấu, nửa còn lại hát lời và vỗ theo nhịp, sau đó đổi lại. (Tập riêng cho từng bên để Hs nắm rõ nhiệm vụ rồi ghép hai bên). - Gv nhận xét về ưu, nhược điểm từng bên. Nhắc Hs không nên TĐN hoặc hát quá to, vừa thực hiện bài của mình vừa nghe bài của bạn. - Gv đệm đàn và hướng dẫn Hs TĐN sau đó hát lời. (Polka, tempo 100) - Gv chỉ định từng tổ trình bày hoàn chỉnh bài. - Hs trình bày. Gv nhận xét, sửa sai giúp Hs hoàn chỉnh bài TĐN. 3. Luyện đọc gam. 4. Tập đọc từng câu. 5. Tập hát lời ca. IV/ Củng cố bài: - Gv chỉ định nhóm Hs lên bảng trình diễn bài hát Mái trường mến yêu, cả lớp nghe và phát biểu ý kiến nhận xét. - Gv đệm đàn, Hs trình bày hoàn chỉnh bài hát Mái trường mến yêu. - Gv khuyến khích Hs xung phong trình bày bài TĐN và hát lời, cho điểm nếu trình bày tốt. V/ Dặn dò: - Gv nhắc Hs về nhà tập hát tốt bài hát, lưu ý những chổ hát chưa chính xác, tập hát bài hát có sắc thái, tình cảm. - Học thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN, chép bài TĐN vào vở. - Chuẩn bị bài mới: Đọc bài Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 5 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 TIẾT 3: Ngày soạn 05/09/2008 - ÔN BÀI HÁT MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU - ÔN TẬP TĐN SỐ 1 - ÂNTT : NHẠC SĨ HOÀNG VIỆT VÀ BÀI HÁT NHẠC RỪNG A/ MỤC TIÊU: - Hs hát thuần thục bài hát Mái trường mến yêu. - Đọc nhạc chính xác bài TĐN số 1. - Hs có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua phần giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Luyện tập, ôn luyện, phát vấn, thảo luận. C/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn or-gan, băng đĩa nhạc, máy cát sét. Tranh ảnh nhạc sĩ Hoàng Việt, một số ca khúc trích đoạn của nhạc sĩ Hoàng Việt. - Học sinh: Học thuộc lời bài hát, đọc đúng tên nốt nhạc bài TĐN số 1.Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I/ Ổn định lớp: II/ Kiểm tra bài củ: Lồng ghép trong giờ dạy. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 6 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 III/Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - Gv giới thiệu bài. - Hs ghi vở. - Gv đàn giai điệu bài hát hoặc cho nghe băng mẫu. - Hs nghe và hát nhẫm theo. - Gv hướng dẫn Hs luyện thanh. - Hs luyện thanh theo mẫu. - Gv yêu cầu cả lớp hát đầy đủ cả bài với yêu cầu cao hơn là thuộc lời ca và trình bày ở mức độ hoàn chỉnh. - Hs thực hiện. - Gv nghe và sửa sai cho Hs. - Kiểm tra bài củ: Gv gọi Hs lên trình bày bài hát ( Xung phong hoặc chỉ định). - Gv đàn và hướng dẫn. - Hs luyện đọc gam Đô trưởng. (3 lần) - Gọi 1-2 Hs đọc gam Đô trưởng. - Gv đánh giai điệu bài TĐN 1 lần - Gv đệm đàn. - Hs thực hiện đọc nhạc và hát lời bài TĐN. Kết hợp vỗ phách. - Gv hướng dẫn: Nửa lớp TĐN, nửa còn lại hát lời, sau đó đổi lại cách trình bày. - Hs thực hiện, Gv nhận xét chổ sai, đàn lại giai điệu để Hs đọc lại cho đúng. - Kiểm tra bài củ: Hs xung phong hoặc Gv chỉ định. - Gv cho Hs nghe một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt: Lên ngàn hoặc Tình ca Sau đó giới thiệu bài. - Hs đọc âm nhạc thường thức sgk: Giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Việt (1928 -1967). - Gv đặt câu hỏi: (?) Kể tên những bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt mà em biết? (?) Tên thật của nhạc sĩ Hoàng Việt là I. Nội dung 1: Ôn bài hát: Mái trường mến yêu. - Nghe mẫu bài hát. - Luyện thanh. - Ôn bài hát. - Kiểm tra bài củ. II. Nội dung 2: Ôn TĐN : Ca ngợi tổ quốc. - Luyện đọc gam. - Ôn bài TĐN. - Kiểm tra bài củ. III. Nội dung 3: Âm nhạc thường thức. Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng. - Đọc phần giới thiệu. (sgk) - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 7 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 gì? (Lê Chí Trực). (?) Ông đã sống và sáng tác được bao nhiêu năm? (1928-1967 : 39 tuổi). (?) Bản Giao hưởng của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác có tên là gì? (Quê hương). (?) Bài hát Nhạc rừng sáng tác năm nào? (1953). Nội dung, biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng? - Hs thảo luận nhóm và trả lời . - Gv tóm tắt một đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Việt. Gv nhấn mạnh bản giao hưởng Quê hương là bản giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam. - Gv giới thiệu bài hát Nhạc rừng. - Hs nghe băng nhạc bài hát Nhạc rừng và hát theo. - Hs phát biểu cảm nghĩ sau khi nghe bài hát. + Nhạc sĩ Hoàng Việt sinh năm 1928 , hy sinh năm 1967, sống được 39 tuổi. Tên thật là Lê Chí Trực. Ông sáng tác nhiều ca khúc và là người sáng tác bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam: Bản giao hưởng Quê hương. IV/ Củng cố bài: - Gv yêu cầu cả lớp hát bài hát Mái trường mến yêu 1 lần. - Gọi nhóm Hs trình bài TĐN số 1. - Gv chỉ định Hs tóm tắt một vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt. V/ Dặn dò: - Gv nhắc Hs hát thuộc lời bài hát, hát có diễn cảm và kèm theo một số động tác phụ hoạ. - Học thuộc giai điệu và lời ca bài TĐN. Tập đọc nhạc và kết hợp vỗ phách, nhịp. - Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 8 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 TIẾT 4: Ngày soạn 15/092008 HỌC HÁT: BÀI LÍ CÂY ĐA A/ MỤC TIÊU: - Hs hát đúng giai điệu và lời ca bài Lí cây đa, dân ca Quan họ Bắc Ninh. - Luyện tập kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và lối hát đối đáp. - Hs có thêm những hiểu biết về các làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh.Qua bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến các làn điệu dân ca và có ý thức giữ gìn, phát huy các làn điệu dân ca đó. B/ PHƯƠNG PHÁP: - Truyền khẩu, luyện tập. C/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đàn or-gan, băng đĩa nhạc, máy cát sét. Một vài làn điệu quan họ Bắc Ninh. - Học sinh: Đọc thuộc trước lời bài hát. D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I/ Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Ổn định lớp: Lớp hát bài Mái trường mến yêu. II/ Kiểm tra bài củ: (?) Thực hiện đọc nhạc và vỗ phách bài TĐN số 1. - Gv gọi 1-2 nhóm 3 Hs lên bảng trình bày. Gv nhận xét, sửa sai, ghi điểm. - Gv gọi cá nhân xung phong trình bày, nhận xét và ghi điểm tuyên dương. III/Triển khai bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 9 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 - Gv giới thiệu vào bài học. - Hs đọc sgk ( trang 14). - Thảo luận và trả lời câu hỏi: (?) Vị trí địa lí của tỉnh Bắc Ninh? (?) Hãy kể tên một vài làn điệu Quan họ Bắc Ninh mà em biết? - Gv giới thiệu qua một vài nét về Quan họ Bắc Ninh, hát minh hoạ một số bài như: Qua cầu gió bay, Người ở đừng về, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm - Gv trình bày bài hát Lí cây đa (1lần). - Hs nghe và cảm nhận. - Gv hỏi: (?) Bài hát được chia làm mấy câu? (4 câu ). - Gv hướng dẫn: Chia 4 câu, câu 2 và câu 4 đều là “rằng tôi lí ơi a cây đa rằng tôi lới ơi a cây đa” - Gv đàn mẫu luyện thanh. - Hs luyện thanh theo mẫu âm La. - Gv tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích: Tập từng câu, mỗi câu 2-3 lần, kết nối các câu thành bài hát. - Hs thực hiện theo yêu cầu Gv. - Gv lưu ý cho Hs có tiếng cần phải hát luyến 3 nốt như : quán, ngồi, tôi, luyến 2 nốt như : ai, tang. Gv hát mẫu, đàn giai điệu để Hs hát theo. - Hs (cá nhân) thực hiện cả bài hát, Gv nghe và sửa sai cho Hs. - Gv hướng dẫn Hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách cả bài 2 lần. - Hs thực hiện. - Gv yêu cầu Hs hát chú ý thể hiện tình cảm trong sáng, tính chất vui tươi, nhịp nhàng, sử dụng lối hát hoà giọng. - Hs thực hiện theo yêu cầu. - Gv hướng dẫn. - Hs hát đối đáp: Nửa lớp hát câu 1 và câu3, nửa lớp hát câu 2 và câu 4, sau đó Học hát: Lí cây đa. Dân ca Quan họ Bắc Ninh. 1. Giới thiệu bài. 2. Nghe hát mẫu. 3. Luyện thanh. 4. Tập từng câu. 5. Hát cả bài. 6. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 10 [...]... ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 4 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 26 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 A/ MỤC TIÊU: - Hs hát thuần thục bài hát Chúng em cần hoà bình - Hs đọc nhạc thuần thục bài TĐN số 4 - Có thêm hiểu biết về nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt nam là nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa - Giáo dục Hs... 2 Tập đọc nhạc và kết hợp vỗ theo phách, nhịp nhuần nhuyễn Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 14 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 - Chép nhạc và lời bài TĐN vào vở - Chuẩn bị bài mới: Đọc đúng tên nốt nhạc bài TĐN số 3 Đọc bài ÂNTT: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây TIẾT 6: Ngày soạn 06/10/2008 - NHẠC LÍ: NHỊP LẤY ĐÀ - TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG... - Giáo án âm nhạc 7 (?) Ông đã sáng tác bao nhiêu bản giao hưởng và bản Sô-nát? - Hs trả lời - Gv đàn và hát lời bản nhạc Bài ca hoà bình, trích đoạn hợp xướng trong giao hưởng số 9 - Hs nghe và hát theo - Gv tóm tắt và nhấn mạnh thêm: Nhạc sĩ được mệnh danh là “ Vị đại tướng của các nhạc sĩ ”.Đặc điểm âm nhạc của ông là “ bùng nổ, mới lạ và sáng tạo.” - Gv cho Hs nghe một vài trích đoạn các bản nhạc. .. Quê quán của nhạc sĩ Đỗ Nhuận? (?) Hãy kể tên những bài hát nổi tiếng của ông? (?) Vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc VN có tên là gì, do ai sáng tác? (?) Em hãy cho biết những đóng góp của nhạc sĩ Đỗ Nhuận đối với nền âm nhạc VN? - Hs trả lời dựa vào sgk và vốn hiểu biết - Gv tóm tắt một số ý chính - Hs nghe trích đoạn một số ca khúc Người soạn: Nguyễn - Ôn TĐN - Kiểm tra III Nội dung 3: Âm nhạc. .. (?) Tên bản giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt nam là gì? Ai là người sáng tác? (Bản giao hưởng Quê hương của nhạc sĩ Hoàng Việt.) - Gv thuyết trình: Tiết 3, các em đã làm quen với một người có nhiều đóng góp cho sự phát triển âm nhạc của nước ta, đó là nhạc sĩ Hoàng Việt Tiết học này, chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về nền âm nhạc VN qua một nhạc sĩ, là nhạc sĩ Hoàng Việt - Gv chỉ định Hs đọc... nội dung nhạc lí: Nhịp 4/4 Đọc đúng tên nốt nhạc bài TĐN số 2 Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 11 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 TIẾT 5: Ngày soạn 20/09/2008 - ÔN BÀI HÁT: LÍ CÂY ĐA - NHẠC LÍ: NHỊP 4/4 - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 2 A/ MỤC TIÊU: - Hs hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Lí cây đa.Biết trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh, thuần thục - Cung cấp cho Hs những kiến thức âm nhạc cần... lần) - Gv giới thiệu phần nhạc lí - Hs ghi vở - Gv hỏi: (?) Trong âm nhạc có mấy bậc âm cơ bản? - Hs: Có bảy bậc âm: Đô - Rê - Mi - Fa Son - La - Si - Gv: Ghi cao độ giữa các âm cơ bản: Đô -Rê -Mi -Fa -Son -La -Si -Đô - Gv hướng dẫn đọc cao độ giữa các âm cơ bản - Hs đọc gam Đô trưởng - Hs quan sát trên phím đàn và sgk - Gv hỏi: (?) Cung và nửa cung là gì? (?) Từ âm Đồ đến âm Đố có bao nhiêu cung và... bài mới: Đọc đúng nốt nhạc bài TĐN số 5 Tìm hiểu về nhạc sĩ Bêtôven Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 33 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 Ngày soạn 24/11/2008 TIẾT 14: - ÔN BÀI HÁT: KHÚC HÁT CHIM SƠN CA - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 5 - ÂNTT: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BÊTÔVEN A/ MỤC TIÊU: - Hs ôn tập để hát bài hát thuần thục hơn, hát có tình cảm và trình bày hoàn chỉnh - Hs đọc đúng nhạc và hát đúng lời... Hát lời ca và đọc nhạc nắm rõ nhiệm vụ sau đó thực hiện - Gv nhận xét, nhắc nhở Hs thực hiện đúng yêu cầu - Gv chỉ định - Hs đọc âm nhạc thường thức: Giới thiệu về các nhạc cụ Phương Tây - Gv treo tranh giới thiệu về các nhạc cụ như: Piano, Violin, Ghita, Cello, Accordeon III Nội dung 3: Âm nhạc thường thức - Hs thảo luận và lên chỉ vào tranh các Sơ lược về một vài nhạc cụ Phương Tây nhạc cụ và nói những... dẫn: Ghép các câu nhạc - Tập đọc từng câu nhạc thành một bài hoàn chỉnh (Dịch giọng +2) - Gv đánh giai điệu yêu cầu Hs hát lời ca - Hs hát theo đàn 3 lần - Gv đệm đàn - Hát lời ca - Hs thực hiện đọc nhạc và hát lời bài TĐN Kết hợp vỗ phách - Nửa lớp TĐN và vỗ tay theo tiết tấu, nửa còn lại hát lời và vỗ theo nhịp, sau Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 16 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 đó đổi . 4 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 - Hs đọc tên nốt nhạc. - Gv đàn, hướng dẫn. - Hs luyện gam Đô trưởng. - Gs đánh đàn mỗi câu nhạc 3 lần. - Hs nghe và luyện đọc lại mỗi câu 3 lần. Kết hợp vỗ. Chuẩn bị bài mới: Đọc bài Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng. Người soạn: Nguyễn Quang Hải Bằng 5 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 TIẾT 3: Ngày soạn 05/09/2008 . 7 Trường THCS Thành Cổ - Giáo án âm nhạc 7 gì? (Lê Chí Trực). (?) Ông đã sống và sáng tác được bao nhiêu năm? (1928-19 67 : 39 tuổi). (?) Bản Giao hưởng của nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác có tên là gì?

Ngày đăng: 11/07/2014, 13:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình nốt gì? ( Nốt đen, móc đơn, nốt - Giáo án âm nhạc 7_3
Hình n ốt gì? ( Nốt đen, móc đơn, nốt (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w