Nội dung 2: Nhạc lí:

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc 7_3 (Trang 32 - 34)

Cung và nửa cung - Dấu hoá

1. Cung và nửa cung:

- Khái niệm: Là đơn vị dùng để đo khoảng cách về cao độ trong âm nhạc, một cung bằng hai nửa cung.

Kí hiệu: Cung Nửa cung

2. Dấu hoá:

- Khái niệm: Là kí hiệu dùng để thay đổi cao độ của các nốt nhạc.

Kí hiệu: Dấu thăng # Dấu giáng b Dấu bình #

- Hs đưa ra các ví dụ.

- Gv hướng dẫn Hs phân tích ý nghĩa của dấu hoá suốt ở mỗi bài hát.

- Gv ghi ví dụ về dấu hoá bất thường lên bảng, Hs phân tích tác dụng của các loại dấu hoá trong câu nhạc.

- Hs tìm ví dụ về dấu hoá bất thường và phân tích.

- Gv yêu cầu Hs chỉ vào vị trí các phím đen trong hình vẽ trang 31 và cho biết tên nốt nhạc ( thăng hoặc giáng).

- Hs thực hiện theo yêu cầu của Gv. - Gv đàn trên phím đàn Hs nghe và kiểm tra lại.

IV/ Củng cố bài:

- Gv đệm đàn, Hs trình diễn lại bài hát theo lối hoà giọng, lĩnh xướng. - Gv chỉ định Hs nhắc lại khái niệm về cung và nửa cung - Dấu hoá.

V/ Dặn dò:

- Học thuộc giai điệu bài hát Khúc hát chim sơn ca. Tập trình diễn hoàn chỉnh bài hát kèm một số động tác phụ hoạ.

- Học thuộc các khái niệm về cung và nửa cung - Dấu hóa. Tìm một vài ví dụ cụ thể, làm bài tập sgk.

- Chuẩn bị bài mới: Đọc đúng nốt nhạc bài TĐN số 5. Tìm hiểu về nhạc sĩ Bêtôven.

Ngày soạn 24/11/2008

TIẾT 14:

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc 7_3 (Trang 32 - 34)