Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát
Hành quân xa.
- Kiểm tra kiến thức đã học.
như: Chiến thắng Điện Biên, Việt Nam quê hương tôi...
- Gv chỉ định Hs đọc phần giới thiệu về bài hát Hành quân xa.
- Hs nghe và có thể hát theo.
- Hs phát biểu cảm nhận sau khi nghe bài hát.
- Nghe trích đoạn các ca khúc.
IV/ Củng cố bài:
- Gv yêu cầu cả lớp trình bày hoàn chỉnh bài hát Chúng em cần hoà bình một lần. - Cả lớp cùng đọc nhạc bài TĐN số 4 lại một lần.
- Gv chỉ định Hs nêu tóm tắt phần giới thiệu nhạc sĩ Đỗ Nhuận, xuất xứ và nội dung bài hát Hành quân xa.
V/ Dặn dò:
- Gv yêu cầu Hs về nhà tập hát thuần thục bài hát Chúng em cần hoà bình, tập hát đúng sắc thái. Nêu được nội dung bài hát.
- Đọc thuộc giai điệu và lời ca bài tập đọc nhạc số 4, kết hợp vỗ phách và nhịp nhuần nhuyễn.
- Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Chuẩn bị bài mới: Học hát Khúc hát chim sơn ca, đọc thuộc trước lời bài hát.
Ngày soạn 10/11/2008
TIẾT 12:
HỌC HÁT: KHÚC HÁT CHIM SƠN CAA/ MỤC TIÊU: A/ MỤC TIÊU:
- Hs hát đúng giai điệu và lời ca bài hát Khúc hát chim sơn ca.
- Luyện tập kĩ năng hát tập thể vvà hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng . - Qua nội dung bài hát, hướng các em đến tình cảm yêu mến thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước.
B/ PHƯƠNG PHÁP:
- Luyện tập, truyền khẩu.
C/ CHUẨN BỊ:
- Gv đàn or-gan, máy cát sét, băng mẫu bài hát Khúc hát chim sơn ca.
- Hs đọc thuộc lời bài hát.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I/ Ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số.
- Ổn định: lớp hát bài hát Chúng em cần hoà bình.
- Gv gọi nhóm 5 Hs trình bày bài TĐN số 4, gọi cá nhân trình bày. - Hs trình bày, Gv nhận xét, ghi điểm.
III/ Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức
- Gv giới thiệu. - Gv chỉ định.
- Hs đọc giới thiệu về bài hát và tác giả (sgk trang 29).
- Gv trình bày mẫu bài hát. - Hs nghe mẫu bài hát một lần. - Gv đặt câu hỏi:
(?) Bài hát được chia thành mấy câu hát?
- Gv hướng dẫn: Bài hát gồm hai đoạn: đoạn a “Tiếng sơn ca....khúc hát mê say.” nét nhạc dịu dàng, đoạn b “Ơi sơn ca....mê say của em.” nét nhạc say sưa thắm thiết. Mỗi đoạn chia thành hai câu. - Gv đàn.
- Hs luyện thanh theo mẫu âm la. - Gv hướng dẫn Hs tập hát từng câu theo kiểu móc xích, lưu ý tiết tấu đảo phách.
- Hs vừa nghe giai điệu vừa hát nhẫm mỗi câu 3-4 lần, sau đó hát lớn tiếng, nếu chưa chính xác Gv hát mẫu Hs sửa sai.
- Gv hướng dẫn cách phát âm và lấy hơi. Chú ý các tiếng hát luyến hoa mĩ như tiếng, ánh, nắng, khúc, hãy, hỡi...
và những tiếng hát luyến hai nốt. - Hs thực hiện.
- Hs trình bày hoàn chỉnh bài hát hai lần. Gv đệm đàn (dịch giọng -3)
- Gv kiểm tra một vài Hs, sửa sai. - Gv yêu cầu Hs hát thể hiện sắc thái hồn nhiên, nhí nhảnh và say sưa. - Gv chỉ huy, Hs thực hiện:
+ Hát lần một: tất cả cùng hát hoà giọng.
+ Hát lần hai:Một Hs hát lĩnh xướng đoạn a, cả lớp hát hoà giọng đoạn b.
Học hát: Khúc hát chim sơn ca
Nhạc và lời: Đỗ Hoà An
1. Giới thiệu:
Tác giả Đỗ Hoà An, giảng dạy âm nhạc tại trường Văn hoá - Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh.
2. Nghe hát mẫu, chia câu.
3. Luyện thanh.4. Tập hát. 4. Tập hát.
- Hs thực hiện
IV/ Củng cố bài:
- Gv tổ chức cuộc thi hát giữa các tổ: Từng tổ đứng tại chổ trình bày bài hát, cử một Hs trong tổ bắt nhịp.
- Gv chỉ định một vài Hs hát đơn ca, hát nhóm sau đó mỗi em hát mỗi đoạn trong bài hát. - Gv nhận xét, sửa sai. Cho điểm khuyến khích, động viên.
V/ Dặn dò:
- Gv yêu cầu Hs về nhà học thuộc giai điệu và lời ca bài hát, tập trình diễn bài hát kèm một số động tác phụ hoạ.
- Chuẩn bị tiết 12, đọc và tìm hiểu phần nhạc lí: Cung và nửa cung - Dấu hoá.
Ngày soạn 17/11/2008
TIẾT 13: