Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH – MAKETING
LOGISTICS”
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS LÊ TẤN BỬU SINH VIÊN THỰC HIỆN :TÔ VĂN CẢM LỚP : TMO3
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN 3
1.Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 3
1.1 Lý luận chung về cạnh tranh 3
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 3
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 4
1.1.2.1 Đối với doanh nghiệp 4
1.1.2.2 Đối với người tiêu dùng 4
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế quốc dân 4
1.1.3 Các công cụ sử dụng để cạnh tranh 5
1.1.3.1 Công cụ cạnh tranh bằng giá 5
1.1.3.2 Công cụ cạnh tranh là sản phẩm và chất lượng sản phẩm 6
1.1.3.3 Chất lượng dịch vụ 7
1.2 Lý luận về năng lực cạnh tranh 8
1.2.1 khái niệm năng lực cạnh tranh 8
2 Lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế 10
2.1 Khái niệm hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế 10
2.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế 11
3 Các tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế 11
3.1 Chỉ tiêu định lượng 11
3.1.1 Thị phần của doanh nghiệp: 11
3.1.2 Doanh thu của doanh nghiệp 12
3.2 Chỉ tiêu định tính 13
4 Các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ 13
4.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 13
4.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 13
4.1.2 Các nhân tố thuộc về môi trường vi mô: 14
4.2 Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp 17
4.2.1 Nguồn nhân lực 17
4.2.2 Nguồn nhân lực vật chất và tài chính 17
4.2.3 Các yếu tố thuộc bản thân dịch vụ 18
4.2.3.1 Giá thành và giá cả của dịch vụ 18
4.2.3.2 Chất lượng của dịch vụ 19
4.2.3.3 Hệ thống phân phối 19
5 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT 20
5.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh 20
5.2 Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ (SWOT) 21
CHƯƠNG 2 22
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY MARINE SKY LOGISTICS 22
Trang 31.Tổng quan về công ty Marine sky logistics 22
1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
1.1.1Quá trình hình thành 22
1.1.2Quá trình phát triển 17
1.1.3Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty 18
1.1.3.1Tầm nhìn 18
1.1.3.2Sứ mệnh 18
1.2 Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty 18
1.2.1Chức năng 18
1.2.2 Nhiệm vụ 19
1.2.3 Giới thiệu các dịch vụ kinh doanh của Công ty 20
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 21
1.4 Tình hình nhân sự 23
1.5 Cơ sở vật chất của công ty 24
1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty MSL trong 3 năm ( 2010-2012) .24 1.6.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2010-2012 24
1.6.2 Cơ cấu dịch vụ của công ty 26
2 Đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Marine sky logistics 27
2.1 Doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh: 27
2.2 Thị phần của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh: 28
2.3 Năng lực marketing dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Marine sky 29
2.3.1Chất lượng dịch vụ 29
2.3.2Giá cả dịch vụ 29
2.3.3Phân phối 30
2.3.4Xúc tiến 30
2.3.5 Uy tín, thương hiệu công ty 30
2.3.6 Cơ sở hạ tầng , trang thiết bị kĩ thuật của công ty 31
2.4 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh 32
3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty 32
3.1 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 33
3.1.1Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 33
3.1.2Nhân tố thuộc môi trường vi mô 35
3.1.2.1 Khách hàng 35
3.1.2.2Nhà cung cấp 37
3.1.2.3Đối thủ cạnh tranh hiện tại 37
3.1.2.4Đối thủ cạnh tranh tiềm năng 38
3.2 Nhân tố thuộc môi trường bên trong 38
3.2.1 Tài chính 38
3.2.2 Nhân sự 39
4 Những biện pháp mà công ty đã áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh 39
Trang 44.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ 39
4.2 Đa dạng hoá dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế: 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 42
1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong năm 2013 -2014: 42
2 Giải pháp để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu: 43
2.1 Giải pháp về nguồn vốn: 43
2.2 Giảm chi phí cho hoạt động giao nhận: 43
2.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ: 44
2.4 Giải pháp về thị trường: 45
2.5 Giải pháp về marketing: 46
2.6 Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực: 47
2.7 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giao nhận hàng hóa: 48
3 Kiến nghị đối với nhà nước: 48
3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật: 48
3.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 49
3.3 Nhà nước thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế và giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu: 49
3.4 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics: 50
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Chưa bao giờ như lúc này, thị trường giao nhận việt Nam lại đang đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty giao nhận đến thế Với một tiềm năng phát triển rất lớn rất ngành, thị trường giao nhận Viêt Nam đầy hứa hẹn kể từ khi việt Nam chính thưu ngày càng có xuất hiện thêm nhiều công ty không chỉ trong nước mà còn nhiều doanh nghiệp nước ngoài gia nhập chính sự xuất hiện của ngày càng nhiều công ty, do
đó để tồn tại và phát triển các công ty cần phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình
công ty Marine Sky logistics là một công ty mới gia nhập ngành cách đây vài năm,quy
mô hoạt động còn khá nhỏ so với các công ty hoạt động lâu năm Trong bối cảnh đó,
để tồn tại và phát triển tại thị trường giao nhận việt Nam , công ty rất cần tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Nhằm đánh giá thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển hiện nay , tìm
ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho công ty trong dịch vụ này, em đã quyết định chọn đề tài” NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY MARINE SKY
3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 7Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong mảng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường của công từ Marine sky logistics năm 2010-2012.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu
4 Kết cấu đề tài
Chương I: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa
quốc tế bằng đường biển
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hoá
quốc tế bằng đường biển của công ty Marine sky Logistics
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của dịch
vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Marine sky Logistics
Trang 8CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
1.Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
1.1 Lý luận chung về cạnh tranh.
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh.
Ngày nay, thuật ngữ “cạnh tranh” đã trở nên rất quen thuộc đối với mọi nền kinh tế.Tuy nhiên, để có thể hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ nhất về cạnh tranh thì khôngphải đơn giản Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh Điều này phụ thuộcvào cách tiếp cận của người tìm hiểu Nếu theo cách hiểu thông thường thì cạnh tranh
là quá trình mà các chỉ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so với các đối thủ về một lĩnhvực nhất định
Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Theo C Mác
“cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt đối với các nhà tư bản nhằmđiều kiện giành giật những điều kiện trong sản xuất và tiêu thụ để tăng lợi nhuận siêungạch” Ở đây, C Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế tư bản chủnghĩa Tuy nhiên, quan niệm này về cạnh tranh do bị giới hạn về điều kiện lịch sử vàkinh tế nên chỉ được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thíchkinh doanh và là một động lực để phát triển sản xuất Như vậy cạnh tranh là một quyluật tất yếu khách quan của nền sản xuất hàng hoá, cơ chế vận động của thị trường Sảnxuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứngcàng đông thì cạnh tranh càng gay gắt Kết quả của cạnh tranh là sẽ loại bỏ nhữngdoanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp biếtvận dụng quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trang 9Tóm lại: ta có thể hiểu “cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệtgiữa những chủ thể hoạt động trên thị trường với nhau để giành giật những điều kiệnthuận lợi để thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá, dịch vụ và thu được lợinhuận cao, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển”.
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.1 Đối với doanh nghiệp.
Cạnh tranh là động lực cho doanh nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp tự tìm cho mìnhnhững biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong quá trình cạnhtranh, những doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, chi phí sản xuất cao sẽ bị đàothải, còn những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, chi phí thấp sẽ được tạo môitrường tốt để phát triển
Để tham gia vào thị trường, doanh nghiệp phải tuân theo quy luật đào thải chọn lọc.Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của mình, nâng caotrình độ kiến thức về kinh doanh
1.1.2.2 Đối với người tiêu dùng.
Cạnh tranh mang lại cho người tiêu dùng những hàng hoá dịch vụ tốt hơn, tính năng ưuviệt hơn Cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều chủng loại hànghoá, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng Không những thế cạnh tranhđem lại cho người tiêu dùng sự thoả mãn hơn nữa về nhu cầu tiêu dùng
1.1.2.3 Đối với nền kinh tế quốc dân.
- Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng mọi thànhphần kinh tế trong nền kinh tế thị trường
- Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, dựa trên tiến bộkhoa học công nghệ ngày càng cao vào trong sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế
- Cạnh tranh làm xoá bỏ những độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ những bất bình đẳngtrong kinh doanh
Trang 10- Cạnh tranh ngày càng nâng cao đời sống xã hội, góp phần gợi mở nhu cầu kích thích,nhu cầu phát triển.
- Cạnh tranh góp phần làm cho doanh nghiệp sử dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếmcủa xã hội
Tuy nhiên không phải tất cả các mặt cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản thân nócũng phải thừa nhận là có những mặt tiêu cực của nó như:
+ Bị cuốn hút vào các mục tiêu kinh doanh, mà các doanh nghiệp đã không chú ý đếncác vấn đề xung quanh như: xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường và các vấn đề khác.+ Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền
+ Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi
Trang 11- Giảm chi phí thương mại: Chi phí thương mại liên quan đến các hoạt động tiêu thụsản phẩm trực tiếp có liên quan tới các động marketing đến các chi phí khác như cácchi phí quản lý khách hàng, chi phí lưu thông
- Giảm chi phí nhân công: Thông thường chi phí nhân công trong giá thành sản phẩmđược giảm bằng cách tăng năng suất lao động sử dụng yếu tố kỹ thuật thay thế cho yếu
tố lao động thông qua đầu tư đổi mới kỹ thuật công nghệ
Mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều phải biết đến phân tích nhữngđặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của mình, hạnh chế giảm bớt những điểm yếu Nếunhững mặt mạnh của doanh nghiệp chính là lợi thế cho cạnh tranh thì cần chú ý pháttriển các lợi thế đó Tuy nhiên các mặt khác mà doanh nghiệp không có lợi thế bằng thìcũng không được bỏ qua Sau đây là một số công cụ cạnh tranh chủ yếu mà các doanhnghiệp thường sử dụng
1.1.3.2 Công cụ cạnh tranh là sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
* Công cụ cạnh tranh là sản phẩm.
- Đa dạng hoá sản phẩm:
+ Đa dạng hoá đồng tâm: Là hướng phát triển đa dạng hoá trên nền của sản phẩmchuyên môn hoá dựa trên cơ sở khai thác mối quan hệ về công nghệ nguồn vật tư vàthế mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Đa dạng hoá theo chiều ngang: Là hình thức tăng trưởng bằng cách mở rộng cácdoanh mục sản phẩm và dịch cung cấp cho khách hàng hiện có của doanh nghiệp.Thông thường những sản phẩm này không có mối liên hệ với nhau nhưng chúng cónhững khách hàng hiện có nằm rất chắc
+ Đa dạng hóa hỗn hợp: Là sự kết hợp của hai hình thức trên Sử dụng chiến lược nàythường là những tập đoàn kinh doanh lớn hay những công ty đa quốc gia Đa dạng hóahỗn hợp là xu thế của các doanh nghiệp hiện nay
- Khác biệt hóa sản phẩm:
Trang 12Khác biệt hoá sản phẩm là tạo ra những đặc điểm riêng độc đáo được thừa nhận trongtoàn nghành, có thể là nhờ vào lợi thế của sản phẩm Khác biệt hoá sản phẩm nếu đạtđược sẽ là chiến lược tạo khả năng cho công ty thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn vởi vì
nó tạo nên một vị trí vững chắc cho công ty trong việc đối phó với những thế lực cạnhtranh Khác biệt hóa sản phẩm tạo ra sự trung thành của khách hàng vào nhãn hiệu sảnphẩm, điều này sẽ dẫn đến khả năng ít biến động hơn về giá cả
* Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm:
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, thị trường ngày càngđòi hỏi phải có những loại sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu người tiêudùng Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để nângcao khả năng cạnh tranh, và chất lượng vượt trội hơn chất lượng sản phẩm của các đốithủ cạnh tranh thì lúc đó sản phẩm của doanh nghiệp là khác biệt hoá Còn ở đây nhấnmạnh nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, đặc trưng kinh tế, kỹ thuật được thể hiệnqua sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu chuẩn xác định, phù hợp với côngdụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn Chất lượng sản phẩm được hình thành
từ khi thiết kế sản phẩm cho đến khi sản xuất xong tác động đến chất lượng sản phẩm:Khâu thiết bị sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị và đểnâng cao chất lượng sản phẩm, trong quá trình sản xuất kinh doanh cán bộ quản lý chấtlượng phải chú ý ở tất cả các khâu trên, đồng thời phải có chế độ kiểm tra chất lượngsản phẩm ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh cho các nhân viên kiểmtra chất lượng thực hiện
1.1.3.3 Chất lượng dịch vụ.
Một trong những chiến lược cạnh tranh quan trọng trong lĩnh vực dịch vụ là đảm bảomột chất lượng dịch vụ của mình cao hơn so với chất lượng dịch vụ của các đối thủcạnh tranh Chất lượng của dịch vụ được thể hiện qua nhiều yếu tố, nếu doanh nghiệp
Trang 13không đủ điều kiện để phát triển mọi yếu tố chất lượng thì vẫn có thể đi sâu vào khaithác thế mạnh một hoặc một vài yếu tố nào đó
Để có thể cạnh tranh về mặt chất lượng, các doanh nghiệp cần phải hiểu biết nhữngmong đợi của khách hàng về mặt chất lượng như họ muốn cái gì?, khi nào?, ở đâu?, vàdưới hình thức nào? Bên cạnh đó, để tạo sự khác biệt về chất lượng với các đối thủcạnh tranh, doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các bộ công nhân viên và nâng cao mức độhiện đại hoá công nghệ Đảm bảo chất lượng luôn là phương chân kinh doanh và vũ khícạnh tranh rất hiệu quả của nhiều doanh nghiệp trên thế giới
Trong điều kiện cạnh tranh mãnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp dịch vụ còn sử dụngcông cụ chất lượng ở khía cạnh tạo ra sự khác biệt hoá, thậm chí còn độc đáo và duynhất trên thị trường Đây là một vấn đề cần thiết quan trọng nhưng cũng rất khó doquy trình sản xuất dịch vụ không đựơc bảo hộ bởi các bằng sáng chế Vì vậy, cácdoanh nghiệp dịch vụ bên cạnh việc đưa ra nhiều dịch vụ mới đã cố gắng đa dạng hoácác dịch vụ cung ứng trên cơ sở đảm bảo chất lượng phân biệt để thu hút khách hàng.Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ là một trong những công cụ cơ bản nhất mà các các doanh nghiệp thường áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của mình Xã hộingày càng phát triển thì đòi hỏi càng cao về chất lượng thì vấn đề cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ càng trở nên gay gắt Chính vì vậy đối với những quốc gia mà trình độ phát triển còn hạn chế sẽ rất khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế
1.2 Lý luận về năng lực cạnh tranh
1.2.1 khái niệm năng lực cạnh tranh
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cáchthống nhất Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý
Trang 14Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng
“thu lợi” của các doanh nghiệp Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế) Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn côngcủa doanh nghiệp khác Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnhtranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về nănglực kinh tế” Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, hkó
có thể định lượng
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Theo M Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh
nghiệp
Trang 15Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượngcao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.
2 Lý luận chung về dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế
2.1 Khái niệm hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế.
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước khácnhau Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức
là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua Để cho quá trình vậnchuyển đó được bắt đầu - tiếp tục - kết thúc, tức là hàng hóa đến tay người mua, cầnphải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình chuyên chở nhưbao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu,vận tải hàng hóa đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng…Những công việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thì dịch
vụ giao nhận hàng hoá quốc tế (International Freight Forwarding) được định nghĩa như
là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đónggói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch
vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từliên quan đến hàng hóa giữa 2 quốc gia khác nhau
Theo Luật Thương mại Việt Nam "Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thươngmại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chứcvận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
Trang 16để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc củangười làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là các khách hàng)".
Như vậy, giao nhận hàng hóa quốc tế là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liênquan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đếnnơi nhận hàng (giữa hai quốc gia khác nhau)
2.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
Do cũng là một loại hình dịch vụ nên dịch vụ giao nhận vận tải cũng mang những đặcđiểm chung của dịch vụ, đó là nó là hàng hóa vô hình nên không có tiêu chuẩn đánhgiá chất lượng đồng nhất, không thể cất giữ trong kho, sản xuất và tiêu dung diễn rađồng thời, chất lượng của dịch vụ phụ thuộc vào cảm nhận của người phục vụ
Nhưng do đây là một hoạt động đặc thù nên dịch vụ này cũng có những đặc điểmriêng:
-Không tạo ra sản phẩm vật chất: chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị trí
về mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó
-Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy địnhcủa người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu,nhập khẩu, nước thứ ba
-Mang tính thời vụ: hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhậpkhẩu Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mangtính thời vụ
-Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận
3 Các tiêu thức đánh giá sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế.
Các tiêu thức xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được chia làm hainhóm là nhóm các chỉ tiêu định lượng và nhóm các chỉ tiêu định tính
3.1 Chỉ tiêu định lượng
3.1.1 Thị phần của doanh nghiệp:
Trang 17Độ lớn của chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí của doanhnghiệp Thông qua sự biến đổi của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức độ hoạt động cóhiệu quả hay không của doanh nghiệp bởi vì nếu như tiềm năng của thị trường đangtăng lên mà phần thị trường của doanh nghiệp vẫn không đổi thì doanh nghiệp đạt tốc
độ tăng trưởng bằng tốc độ tăng trưởng của thị trường Lượng tuyệt đối của thị phần thịtrường tăng lên nhưng lượng tuyệt đối của thị trường không tăng thì chứng tỏ khả năngcạnh tranh đã bị giảm sút do các đối thủ khác đang thực hiện chiến lược tăng tốc Vìvậy, doanh nghiệp phải luôn quan tâm đúng mức đến thị phần thị trường của doanhnghiệp bằng cách điều chỉnh các chính sách, chiến lược một cách phù hợp nhằm đạthiệu quả kinh doanh cao Thị phần thị trường của doanh nghiệp phải luôn tăng cả vềlượng tuyệt đối cũng như tương đối thì mới nâng cao được khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp
3.1.2 Doanh thu của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu phản ánh số tương đối doanh thu của doanh nghiệp với doanh thucủa đối thủ cạnh tranh Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp có thể so sánh trực tiếpnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác nhằm đánh giá kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Nếu chỉ tiêu trên buộcdoanh nghiệp phải tìm hiểu điều tra một cách đầy đủ thị trường của các đối thủ cạnhtranh cùng loại sản phẩm thì chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp lựa chọn đối thủ cạnhtranh mạnh nhất hoặc phù hợp nhất về qui mô cơ cấu, so sánh, rút ra những mặt mạnh,những tồn tại để khắc phục trong thời gian tới Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính hơn,những thị phần mà doanh nghiệp mạnh chiếm giữ thường là khu vực thị trường có lợinhuận cao và rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh khu vực thị trường này Đây cũng
là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về những đối thủ cạnh tranh chủ yếu.Chẳng hạn các hãng sản xuất máy tính, phần mềm thường so sánh với Công tyMicrosoft gây áp lực cạnh tranh với công ty khổng lồ này
Trang 18Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có những hạn chế nhất định Vì doanh thu của công ty là toàn bộ kết quả hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị chứ không phải một lĩnh vực nào đó nên chỉ tiêu không phản ánh được hết điểm mạnh, điểm yếu của công
ty Vì vậy, để tìm hiểu chính xác đòi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mất nhiều công sức, chi phí và không có tính thời điểm
3.2 Chỉ tiêu định tính
4 Các yếu tố tác động đến sức cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ
4.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
4.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
* Các nhân tố về kinh tế.
Các yếu tố về mặt kinh tế có vai trò quan trọng, quyết định đối với việc hình thành
và hoàn thiện môi trường kinh doanh Đồng thời các nhân tố này cũng ảnh hưởng đếnkhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Các nhân tố về mặt kinh tế gồm: tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế, giá trị hối đoái, lãi xuất ngân hàng, lạm phát
* Các nhân tố thuộc về chính trị, luật pháp.
Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật rõ ràng, ổn định sẽ là cơ sở đảm bảocho sự thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp và là hành lang pháp lý vững chẵc
để đảm bảo cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường kinh doanh
* Các nhân tố thuộc về khoa học và công nghệ.
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định trong cạnhtranh Khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp, nhờ có khoahọc và công nghệ mà doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt.Dưới sự phát triển của khoa học và công nghệ cao sẽ làm cho sản phẩm bị lão hoánhanh chóng, vòng đời bị rút ngắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có trình
độ máy móc, khoa học công nghệ hiện đại
* Các yếu tố văn hoá xã hội.
Trang 19Phong tục tập quán, lối sống, thói quen, tín ngưỡng tôn giáo của người tiêu dùng,ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường Ở những khu vực địa lý khác thì nhu cầu thịhiếu của người tiêu dùng cũng khác nhau do vậy sẽ đòi hỏi doanh nghiệp phải có chínhsách sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm khác nhau.
* Các yếu tố về tự nhiên:
Các yếu tố về tự nhiên bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý
Về việc phân bố địa lý của các tổ chức kinh doanh, vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điềukiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm chi phí thương mại, chủ độngcung ứng các yếu tố đầu vào, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp
4.1.2 Các nhân tố thuộc về môi trường vi mô:
Hình 1.1: Các nhân tố thuộc về môi trường vi mô.
Trang 20* Khách hàng
Đối với khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép từ phía khách hàng Kháchhàng có quyền mặc cả nếu họ có những lợi thế sau:
- Họ là những khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp
- Họ mua với số lượng lớn
- Họ là khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp
- Họ có đầy đủ thông tin về giá cả
- Họ cũng là nhà sản xuất mà có khả năng khép kín sản xuất
Điều quan trọng đối với doanh nghiệp không chỉ bán được hàng mà còn phải giữđược khách sao cho họ bằng lòng mua hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, hợp táctrong thời gian lâu dài Để làm được điều này, doanh nghiệp phải không ngừng nângcao uy tín, chất lượng sản phẩm của mình để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàngmang lại cho họ sự hài lòng trong khuôn khổ nguồn lực của doanh nghiệp sao cho đạthiệu quả kinh tế cao nhất
* Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Các doanh nghiệp cần phân tích những đối thủ cạnh tranh để nắm bắt và xây dựngđược các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể thông qua Các phản ứng chủyếu trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh mà các doanh nghiệp khi có ý định thamgia vào một nghành nghề nào đó cần xem xét là cường độ cạnh tranh trong ngành đó làmạnh hay yếu để tính đến những chi phí cạnh tranh có thể bỏ ra và những cơ hội có thểđạt được Để phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành cần xét tới
- Tốc độ tăng trưởng ngành
- Mức độ hiểu biết về nhau giữa các đối thủ trong ngành
- Số lượng doanh nghiệp trong ngành
- Công suất máy móc thiết bị của doanh nghiệp sản xuất
- Rào cản gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành
Trang 21ra những hàng rào cản trở tập trung vào thị trường trọng điểm hay có những kiến nghịđối với nhà nước Các hàng rào gia nhập ngày càng thấp thì nguy cơ gia nhập của đốithủ mới càng cao Khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ yếu đi nếu doanhnghiệp trong ngành không tạo ra được một hàng rào cản trở hữu hiệu.
* Các nhà cung ứng nguyên vật liệu:
Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất có thể chia sẻ lợi nhuận củadoanh nghiệp đó trong trường hợp doanh nghiệp có khả năng trang trải các chi phí tăngthêm trong đầu vào Các nhà cung cấp có thể có quyền ép giá nếu họ có những lợi thếsau:
- Họ là nhà cung cấp có quyền duy nhất Nếu doanh nghiệp không có nguồn cungcấp nào khác thì doanh nghiệp sẽ yếu thế hơn trong mối quan hệ tương quan thế lựcvới nhà cung cấp Một trong những điều cấm kỵ nhất là doanh nghiệp chỉ sử dụng mộtcông ty duy nhất là nhà cung cấp cho mình
- Doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp
- Loại vật tư của nhà cung cấp là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp quyết địnhđến quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm
- Nhà cung cấp có đủ khả năng về nguồn lợi để khép kín sản xuất
* Sức ép của sản phẩm thay thế:
Trang 22Sự ra đời của sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhucầu thi trường theo hướng ngày càng đa dạng và phong phú hơn Sản phẩm thay thếlàm giảm bớt đi sự cần thiết, mức độ quan trọng của các sản phẩm bị thay thế.
4.2 Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp.
4.2.1 Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được coi là vấn đề sống còn với một tổ chức trong tương lai Vìlĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều lao động nên chi phó nhân công tăng rất nhanh Do đóchất lượng lao động và nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực này có tầm quantrọng to lớn Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đựơc chia làm 3 cấp
- Quản trị viên cấp cao: gồm ban giám đốc và các trưởng phó phòng ban Đây là độingũ có ảnh hưởng rất lớng đến kết quả sản xuất kinh doanh Nếu họ có trình độ quản
lý, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ đốingoại tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại
- Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ đòi hỏi phải có kinh nghiệm công tác,khả năng ra quyết định và điều hành công tác
- Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần nàocũng chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất lao động,trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ… bởi vìcác yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành dịch vụ cũngnhư tao thêm tính ưu việt, độc đáo mới lạ của dịch vụ Chất lượng nguồn nhân lực cònđược thể hiện ở trình độ quản lý của đội ngũ quản trị viên của doanh nghiệp
4.2.2 Nguồn nhân lực vật chất và tài chính.
* Máy móc thiết bị.
Tình trạng máy móc thiết bị có ảnh hưởng to lớn tới năng lực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Nó là yếu tố vật chất quan trọng thể hiện năng lực sản xuất củadoanh nghiệp và nó tác động trực tiếp tới sản phẩm, chất lượng và giá thành sản phẩm.Một doanh nghiệp có hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại thì sản phẩm của họ có
Trang 23sẽ chất lượng cao, giá thành hạ và như vậy khả năng cạnh tranh sẽ cao hơn hẳn cácdoanh nghiệp khác.
* Tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp hoạt động được coi là mạnh phải là một doanh nghiệp có tiềmlực mạnh về tài chính Bởi có tiềm lực mạnh về tài chính thì mới có khả năng trongviệc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành để duy trì và nâng cao khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ra, tiềm lực mạnh về tài chính còn có khảnăng tăng cường các hoạt động tiêu thụ, các chính sách phục vụ khách hàng Ngược lạinếu doanh nghiệp khó khăn về vốn thì dù cho có khả năng về chuyên môn, kỹ thuật,quản lý, thì doanh nghiệp cũng khó có thể tạo lập, duy trì và nâng cao khả năng cạnhtranh của mình trên thương trường
* Quy mô kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trênthị trường Doanh nghiệp tạo dựng được uy tín của mình dựa vào chất lượng sản phẩm
Vì vậy khi sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín trên thị trường thì khả năng của doanhnghiệp sẽ cao hơn các đối thủ cùng ngành Mặt khác, nhờ uy tín của công ty mà các sảnphẩm mới ra đời có thể dễ dàng được tiếp cận với thị trường hơn, tạo điều kiện thuậnlợi khi doanh nghiệp phát triển sản phẩm của mình
4.2.3 Các yếu tố thuộc bản thân dịch vụ.
Ngoài các yếu tố thuộc trong và ngoài doanh nghiệp thì một trong các yếu tố tácđộng chính đến sức cạnh tranh của dịch vụ chính là các yếu tố thuộc bản thân dịch vụ
4.2.3.1 Giá thành và giá cả của dịch vụ.
Giá thành và giá cả của dịch vụ là toàn bộ giá trị đầu vào của một dịch vụ như là chiphí nhân công, chi phí quảng cáo, chi phí cơ sở vật chất…Giá thành là cơ sở để cáccông ty định giá bán cho dịch vụ của mình Giá bán này vận động xung quanh một mứcgiá trong một biên độ nhất định gọi là giá thị trường Giá thị trường là do cung và cầu
về dịch vụ đó trên thị trường xác định Thông thường, dịch vụ nào có giá bán thấp hơn
Trang 24thì dịch vụ đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn Do vậy, muốn có giá bán thấp thì cácdoanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành dịch vụ của mình Điều này đòi hỏi phải sửdụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiênphong phú, bên cạnh đó phải nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp cận và ứng dụng nhữngthành tựu trong công nghệ thông tin, có như vậy mới hạ giá thành và nâng cao sức cạnhtranh của dịch vụ.
4.2.3.2 Chất lượng của dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của dịch vụ Trong
xu hướng phát triển như hiện nay, nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng cao,cùng với đó là những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng của dịch vụ Khách hàng sẵn sàngtrả giá cao cho những dịch vụ cùng loại có chất lượng tốt hơn hẳn
Chất lượng dịch vụ thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của dịch vụ của doanhnghiệp ở chỗ:
-Chất lượng sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của dịch vụ
-Giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ cũng có chu kỳ sống Nâng cao chất lượngdịch vụ sẽ kéo dài chu kỳ sống cho dịch vụ, từ đó làm tăng lợi nhuận cũng như mởrộng thị phần thị trường
-Ngoài ra nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ dịch vụ, tăng khốilượng dịch vụ bán ra
-Chất lượng dịch vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho dịch vụ và doanh nghiệp cung cấpdịch vụ Điều này cũng có nghĩa là thị phần của doanh nghiệp sẽ có khả năng được duytrì và mở rộng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn
4.2.3.3 Hệ thống phân phối.
Hệ thống phân phối tạo nên dòng chảy cho dịch vụ từ người cung cấp hoặc thôngqua các trung gian tới người tiêu dùng cuối cùng Nhờ có hệ thống phân phối mà khắcphục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người cungcấp với những người sử dụng dịch vụ Hệ thống phân phối là một bộ phận quan trọng
Trang 25của chiến lược Marketing và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và dịch vụcủa doanh nghiệp trong dài hạn Hệ thống phân phối càng hợp lý thì dịch vụ đến tayngười tiêu dùng càng nhanh chóng và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường
về số lượng và chất lượng Hệ thống phân phối được thuết kế hiệu quả hơn so với cácdịch vụ cạnh tranh khác sẽ giúp thị phần do dịch vụ chiếm lĩnh được mở rộng nhanhchóng, vừa thích hợp với phong tục tập quán địa phương, tiện lợi cho người tiêu dùngđồng thời phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng
5 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh và ma trận SWOT
5.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùngnhững ưu và nhược điểm đặc biệt của họ Ma trận này là sự mở rộng ma trận đánh giácác yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định sự thànhcông của doanh nghiệp Ngoài ra trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnhtranh cũng được xem xét và tính tổng số điểm quan trọng Tổng số điểm được đánh giácủa các đối thủ cạnh tranh được so sánh với công ty đang nghiên cứu Việc so sánhcung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lược quan trọng
cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công của
doanh nghiệp như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô Danh mụcnày bao gồm từ 10 đến 20 yếu tố, bao gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đếndoanh nghiệp và ngành kinh doanh
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng)
cho mỗi yếu tố Tổng số các mức phân loại phải bằng 1,0
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để cho thấy
cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các yếu tố này.Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình và 1 là yếu Các mứcnày dựa trên hiệu quản chiến lược của doanh nghiệp
Trang 26Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó (= bước 2 x bước
3) để xác định số điểm về tầm quan trọng
Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số
điểm quan trọng của doanh nghiệp Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một công ty có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5 Tổng số điểm quan trọng lớn hơn 2,5 cho thấy công ty tận dụng cơ hội và hạn chế những đe dọa từ môi trường ở mức độ trên trung bình
5.2 Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ (SWOT)
Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ (SWOT) là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không quyết định chiếnlược nào là tốt nhất Do đó, trong số các chiến lược phát triển trong ma trận SWOT, chỉ
có một số chiến lược được lựa chọn
Để xây dựng ma trận SWOT trước tiên ta cần phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các
cơ hội và các nguy cơ trên các ô tương ứng Sau đó phối hợp các yêu tố trên để tạo chiến lược và tiến hành so sánh mô tả cách có hệ thống từng cặp tương ứng của các yếu
- Các chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT): là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài
Trang 27CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG
TY MARINE SKY LOGISTICS.
1.Tổng quan về công ty Marine sky logistics
1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1Quá trình hình thành
Những năm gần đây, vận tải biển Việt Nam đang có những bước pháttriển đáng kể Logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sảnxuất, lưu thông, phân phối , liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn củadoanh nghiệp Thêm một thực tế cho thấy đa số các tổ chức kinh doanh xuấtnhập khẩu còn hạn chế chuyên môn, nghiệp vụ nên không thực hiện đầy đủ vàhiệu quả trong công tác xuất nhập khẩu Nhu cầu các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu tìm đến các công ty dịch vụ giao nhận vận tải rấtlớn Nắm bắt được cơ hội
và lợi thế của mình, Công ty TNHH Marine Sky Logistics đã mạnh dạn gianhập vào thị trường xuất nhập khẩu với kinh nghiệm dày dặn và ý chí cao củađội ngũ nhân viên trẻ tài năng Ngày 27/12/2007, Công ty TNHH Marine SkyLogistics đã chính thức thành lập, với tư cách là một công ty tư nhân, theo chế độhạch toán kinh tế tự chủ tài chính, được thành lập ở Việt nam Tên chính thức của công
ty là " Công ty TNHH Marine Sky Logistics " tên giao dịch là " Marine Sky LogisticsCompany Limited", tên viết tắt là MSL
Thông tin chi tiết về công ty
Tên giao dịch Tiếng Việt CÔNG TY TNHH MARINE SKY LOGISTICS Tên giao dịch quốc tế MARINE SKY LOGISTICS CO., LTD
Mã Số Thuế (MST) 0310964526
Trang 28Điện thoại/ Fax (848) 38114857 / (848) 38114836
Lĩnh vực chính Giao nhận vận tải quốc tế
Slogan Sự lựa chọn tối ưu của bạn
Logo công ty
1.1.2Quá trình phát triển
Công ty thành lập cuối năm 2007, chính thức đi vào vào ngày 08/01/2008 Năm 2008, Marine Sky Logistics ra đời đúng vào giai đoạn ‘‘ hoàng kim’’ củangành Logistics Đó là lợi thế khá lớn của các công ty mới thành lập Với nguồn nhânlực được tuyển chọn từ những người giàu kinh nghiệm, có năng lực, nhiệt huyết, cộngthêm nhu cầu lớn từ thị trường nên ngay từ những ngày đầu, công ty đã được nhiềukhách hàng trong và ngoài nước tin cậy và chọn lựa, sớm tạo dựng cho mình một vị thếkhá vững trong ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Trang 29Hiện nay, công ty đang cung cấp các dịch vụ chính như : giao nhận quốc tế bằngđường biển và hàng không, đại lý hãng tàu, vận tải nội địa, dịch vụ khai thuê thủ tụcHải quan, đóng gói lưu kho và giao hàng…Bằng năng lực chuyên môn cao, thái độ phục
vụ khách hàng chu đáo, nhiệt tình, các thành viên luôn phấn đấu trở thành cầu nối hiệuquả giữa công ty với các đại lí, các đối tác nước ngoài và khách hàng
Chính sách kinh doanh phù hợp, đúng đắn, kết hợp giữa đầu tư và am hiểu thịtrường đã giúp công ty đạt được mục tiêu đề ra:
- Đảm bảo và phát triển nguồn vốn
- Nâng cao doanh thu nhằm đạt được lợi nhuận cao
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân viên
- Hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước
"Chúng tôi cam kết về trách nhiệm xã hội trong việc cải thiện chất lượngsống của tất cả nhân viên”
Trang 301.2 Chức năng , nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty
1.2.1Chức năng
MSL là một Công ty làm các chức năng nhiệm vụ quốc tế về vận chuyển, giaonhận, xuất nhập khẩu hàng hoá, tư vấn, đại lý… cho các doanh nghiệp trong và ngoàinước trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hoá
Công ty có các chức năng sau:
- Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chứcchuyên chở, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, hàng ngoại giao, hàng quá cảnh, hànghội chợ triển lãm, hàng tư nhân, tài liệu, chứng từ liên quan, chứng từ phát nhanh
- Nhận uỷ thác dịch vụ về giao nhận, kho vận, thuê và cho thuê kho bãi, lưucước, các phương tiện vận tải ( Tàu biển, ôtô, máy bay, sà lan, container…) bằng cáchợp đồng trọn gói ( door to door ) và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hànghoá nói trên, như việc thu gom, chia lẻ hàng hoá, làm thủ tục xuất nhập khẩu, làm thủtục hải quan, mua bảo hiểm hàng hoá và giao nhận hàng hoá đó cho người chuyên chở
để tiếp chuyển đến nơi qui định
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn về các vấn đề giao nhận, vận tải, kho hàng và cácvấn đề khác có liên quan theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hànghoá trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Thương mại cấp cho Công ty
- Tiến hành làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩuhàng hoá quá cảnh qua lãnh thổ Việt nam và ngược lại bằng các phương tiện chuyênchở của các phương tiện khác
- Thực hiện kinh doanh vận tải công cộng phù hợp với qui định hiện hành củanhà nước
- Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm công tác phục vụ cho tàu biểncủa nước ngoài vào cảng Việt nam
Trang 31- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trong các lĩnhvực giao nhận, vận chuyển, kho bãi, thuê tàu.
1.1.1 Nhiệm vụ
Với các chức năng trên, Công ty phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của Công tytheo qui chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và chức năng đã nêu của Công ty
- Bảo đảm việc bảo toàn và bổ sung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảmtrang trải về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quả cácnguồn vốn, làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước
- Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấpcác phương tiện vật chất kỹ thuật của Công ty
- Thông qua các liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giaonhận, chuyên trở hàng hoá bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý, an toàn trên cácluồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên trở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, giaonhận hàng hoá và bảo đảm bảo quản hàng hoá an toàn trong phạm vi trách nhiệm củaCông ty
- Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ giao nhận, kho vận, kiến nghị cải tiếnbiểu cước, giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo qui chế hiện hành, để cácbiện pháp thích hợp để bảo đảm quyền lợi giữa các bên khi ký kết hợp đồng nhằm thuhút khách hàng đem công việc đến để nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường trongnước và quốc tế
- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chínhsách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo quy chế tự chủ, gắn việc trả công vớihiệu quả lao động bằng hình thức lương khoán, chăm lo đời sống, đào tạo và bồi dưỡngnhằm nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ côngnhân viên Công ty để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao
Trang 32- Tổ chức quản lý, chỉ đạo kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Công ty theo
cơ chế hiện hành
1.2.3 Giới thiệu các dịch vụ kinh doanh của Công ty
* Thương mại toàn cầu:
Marketing toàn cầu
Liên kết trợ vốn xuất nhập khẩu
Ủy thác xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế
* Vận tải biển thuỷ nội địa:
Vận tải hàng hoá nguyên cont (FCL)
Thu gom & vận tải hàng lẻ (LCL)
Môi giới tàu biển chuyên tuyến cố định, tàu hàng rời, tàu chở container đônglạnh
Vận tải bằng xà lan chuyên dụng
Mua bảo hiểm hàng hoá hàng hải
Chuyên khai thác các tuyến: Châu Mỹ,Châu Âu-Địa Trung Hải, Trung
Đông, Châu Phi, Châu Á, Châu Úc Đặc biệt: vận tải thủy nội địa Nam –Trung – Bắc, miền
Tây, Đông Nam Á…
* Vận tải đường bộ:
Trucking container (20’DC,40’DC,40’HC,45’DC,20’RF,40’RF,kéo cặpcổ,Iso Tank)
Vận tải hàng quá tải,siêu trường,siêu trọng
Vận tải chuyên dụng bằng xe tải 500kg-40Tons
Trang 33 Hộ tống,giám sát vận tải đối với hàng giá trị cao
Kết hợp giao door to door
Chuyên khai thác các tuyến: Nam-Trung-Bắc,Cảng-ICD-khu công
nghiệp,miền Tây,miền Đông,nội thành TP.HCM…
* Vận tải đường sắt:
Thu gom hàng lẻ đóng vào toa ( hàng thùng,hàng kiện pallet…)
Vận chuyển hàng nguyên toa
Cho thuê bao trọn toa
Vận tải bằng toa container ( max 70 Tons )
Vận tải bằng trục đường ray cho hàng hóa đặc biệt về kích thước,trọnglượng
Khai thác 5 tuyến tàu chạy hàng tuần
Chuyên khai thác các tuyến: Nam-Bắc,Nam-Trung và ngược lại…
* Vận tải hàng không
* Thủ tục hải quan + giao nhận hàng hoá
Thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu tại các Cảng biển, Cảng Hàng không, ICD…
Tư vấn Luật Thuế Xuất Nhập Khẩu cho doanh nghiệp
Thoả thuận chi phí hải quan hàng hoá khó thông quan
1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
1.3.1 Sơ đồ , tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty TNHH Marine Sky Logistics
TỔNG GIÁM ĐỐC
TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC
THƯ KÝ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH VẬN TẢI
SALES NGUỒN
CUNG
NGUỒN CẦU
CƯỚC XUẤT NHẬP
KHẨU
THỦ TỤC
HẢI QUA N
VẬN TẢI NỘI ĐỊA
Trang 341.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.2.1Tổng Giám đốc : Do ông Brunoaso đảm nhiệm Tổng giám đốc là người
đứng đầu công ty, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về mọi của Công ty.
1.3.2.2 Trợ lý Tổng giám đốc: Đảm nhiệm : Trần Nhất Linh
Quản lí 2 lĩnh vực hoạt động chính của công ty: Kinh doanh vận tải và kinh doanhthương mại
Phòng kinh doanh thương mại:
o 1 nhân viên quản lí nguồn cung
- Tìm nguồn cung của tất cả các loại hàng hóa có thể xuất nhập khẩu hoặc bánđược.(nông sản/thực phẩm/ công nghệ/ xa xỉ phẩm )
- Lập thành cargo profile ( tên hàng/ thông số kỉ thuật chất lượng tiêu chuẩnhàng/nguồn gốc xuất xứ/ diễn giải vấn đề)
- Lập thành bảng giá chào bán.( bảng giá chung)
- Lập bảng phân tích phân khúc và nhu cầu thị trường
- Cập nhật liên tục báo cáo hàng ngày
- Lập hợp đồng thương mại
Trang 35o 1 nhân viên quản lí nguồn cầu
- Tìm đầu ra cho tất cả các loại hàng hóa có thể xuất nhập khẩu hoặc bán được (nông sản/thực phẩm/ công nghệ/ xa xỉ phẩm )
- Lập thành order profile ( tên hàng/ thông số kỉ thuật chất lượng tiêu chuẩnhàng/nguồn gốc xuất xứ/ diễn giải vấn đề)
- Lập thành bảng giá yêu cầu.(bảng giá chung)
- Lập bảng phân tích phân khúc và nhu cầu thị trường hàng hóa
- Cập nhật liên tục báo cáo hàng ngày
- Lập hợp đồng thương mại
2 Phòng kinh doanh vận tải
Chia làm 2 bộ phận chính: Kinh doanh và giải quyết đơn hàng
o Kinh doanh: chia làm 3 nhóm chính: mỗi nhóm 8 hoặc 10 sales
Nhóm 1: sales cước xuất nhập khẩu: bao gồm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đườngbiển/hàng không, có hàng FCL và LCL
Nhóm 2: sales thủ tục hải quan: bao gồm hàng hóa khai thông thông thường, hànghóa khó, hàng hóa bị giam tại kho, hàng bị cấm, nhận làm các loại chứng từ theoyêu cầu xuất nhập khẩu
Nhóm 3: sales vận tải nội địa: bao gồm : xà lan, tàu hỏa, xe tải, kéo container, thủynội địa từ Nam tới Bắc, có hàng FCL,LCL, hàng siêu trường, siêu trọng
Sau khi Sales có thông tin khách hàng thì hoàn thành những việc sau:
- Lập danh sách thông tin khách hàng
- Liên hệ với nhà vận chuyển để check giá
- Lập bảng báo giá của công ty rồi gởi cho khách hàng
- Đàm phán hoàn tất giao dịch
- Chuyển gia hồ sơ cho bộ phận giải quyết orders
- Lập danh sách khách hàng
Trang 36- Lên kế hoạch chăm sóc khách hàng.
o Giải quyết đơn hàng: gồm 3 nhân viên: Chứng từ+ Hải quan+ Giao nhận: Hồ sơsales chuyển đến bộ phận nào thì bộ phận đó kiêm nhiệm giải quyết đơn hàng
1.3.2.3Thư ký Tổng giám đốc : Do chị Nguyễn thị Ngân đảm nhiệm
Quản lí 3 lĩnh vực chính: Nhân sự + Kế toán tài chính+ Nguồn thu riêng
o Lên bảng mô tả công việc( vị trí tuyển dụng/yêu cầu/ mức lương/ )
o Tạo tài khoản trên tất cả các diễn đàn tuyển dụng/giao lưu/ trao đổi
o Tiến hành đăng tin tuyển dụng
o Lập form phỏng vấn+ form kết quả phỏng vấn + lịch hẹn phỏng vấn
o Trao đổi tổng quát với nhân sự
- Ký biên bản thỏa thuận thử việc
- Định hướng phát triển doanh thu( kết hợp với trợ lý)
- Hoạch định chi phí lương hàng tháng
- Hoạch định tổng chi phí Marketing hàng tháng
- Hoạch định chi phí thưởng lễ tết, thưởng thành tích cả năm