Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty MSL trong 3 năm ( 2010-2012)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics (Trang 35 - 73)

Bảng 1. Kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2010 – 2012 (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 GT % GT % Doanh thu 8,793 9,128 6,901 335 3.81% -2,227 -24.40% Chi phí 7,254 6,848 4,564 -406 -5.60% -2,284 -33.35%

Lợi nhuận trước thuế 1,539 2,279 2,337 740 48.08% 58 2.54%

Thuế 308 456 467 148 48.05% 11 2.41%

Lợi nhuận sau thuế 1,231 1,823 1,870 592 48.09% 47 2.58%

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty MSL)

Phân tích : Qua bảng số liệu ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty như sau: Về doanh thu:

-Doanh thu 2011 đạt 9,128 , tăng 335 tương ứng 3.81 % so với năm 2010 -Doanh thu 2012 giảm khá mạnh đạt 6,901 giảm 2,227 tương ứng 24.4% so với năm 2011.

Trong giai đoạn năm 2010 nhu cầu việc xuất nhập khẩu cao lượng hàng công ty tương đối ổn định mức tăng doanh thu vẫn kéo dài tới năm 2011 nhưng sang năm 2012 lượng khách hàng của công ty vẫn giữ nguyên như 2 năm trước đó nhưng trong giai đoạn này kinh tế đang gặp khó khăn lượng hàng hóa tương đối giảm nên đa phần các khách hàng của công ty cắt giảm số lượng sản xuất nên việc xuất nhập khẩu của hàng hóa thông qua công ty cũng giảm nên dẫn đến doanh thu giảm mạnh.

Tổng chi phí của công ty giảm liên tục qua các năm và có xu hướng giảm mạnh dần.

-Chi phí năm 2011 là 6,848 giảm 406 tương ứng 5.6 % so với năm 2010

-Chi phí năm 2012 là 4,564 giảm 2,284 tương ứng 33.35 % so với năm 2011 Vì năm 2010 công ty đã đầu tư vào việc mua đầu kéo nên chi phí năm 2010 khá cao,sang năm 2011 công ty tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất việc chuyển đổi văn phòng cũng làm ảnh hưởng chi phí của công ty,sang năm 2012 vì nắm trước tình trạng kinh tế khó khăn nên việc công ty cắt giảm nhân sự ,thắt chặt chi phí trong làm hàng nên giúp chi phí công ty về mức thấp nhất kể từ khi thành lập.

-Về lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng chậm dần.cụ thể

-Năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 1,823 tăng 592 tương ứng 48.09% so với năm 2010.

-Năm 2012 mặc dù doanh thu giảm khá mạnh nhưng với việc kiểm soát chi phí rất hiệu quả của công ty nên lợi nhuận của công ty không những được duy trì mà còn tăng. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 1,870 tăng 47 tương ứng 2.58 % so với năm 2011.

-Việc đầu tư đúng thời điểm cộng với việc cắt giảm chi phí 1 cách hợp lý đã duy trì tình hình lợi nhuận của công ty luôn ổn định đó là nhờ các quyết định đúng hướng của ban lãnh đạo giúp công ty luôn duy trì ổn định dù trong thời kỳ kinh tế đang gặp bất ổn

1.6.2 Cơ cấu dịch vụ của công ty

Bảng 2 kết quả hoạt động kinh doanh theo từng dịch vụ (Đơn vị tính: Triệu đồng)

Vận tải biển

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị Giá trị Giá trị GT % GT %

Doanh thu 3895 4271 3353 376 9.65% -918 -21.49%

Chi phí 3399 3498 2442 99 2.91% -1056 -30.19%

Lợi nhuận 496 773 911 277 55.85% 138 17.85%

Đường hàng không

2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị Giá trị Giá trị GT % GT %

Doanh thu 1374 1494 877 120 8.73% -617 -41.30%

Chi phí 101 997 350 896 887.13% -647 -64.89%

Lợi nhuận 364 497 527 133 36.54% 30 6.04%

Vận tải đường bộ

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị Giá trị Giá trị GT % GT %

Doanh thu 2798 3055 2046 257 9.19% -1009 -33.03%

Chi phí 2507 2556 1742 49 1.95% -814 -31.85%

Lợi nhuận 291 499 304 208 71.48% -195 -39.08%

Giá trị Giá trị Giá trị GT % GT %

Doanh thu 726 307 626 -419 -57.71% 319 103.91%

Chi phí 646 254 497 -392 -60.68% 243 95.67%

Lợi nhuận 80 53 129 -27 -33.75% 76 143.40%

Nhaän xeùt:

Doanh thu của công ty đến từ các hợp đồng vận tải quốc tê với loại hình đường biển, đường hàng không, đường bộ và thực hiện dịch vụ khai báo hải quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Từ bảng trên cho thấy dịch vụ vận tải đường biển là hoạt động mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty, tiếp đến là doanh thu từ dịch vụ vận tải đường bộ, rồi đến dịch vụ hàng không, cuối cùng là dịch vụ hải quan.

2. Đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty Marine sky logistics

2.1 Doanh thu từ dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh:

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu có thể đánh giá một cách đơn giản khả năng cạnh tranh của một công ty. Nếu doanh thu của công ty từ một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó là lớn thì chứng tỏ sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngược lại. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế thì doanh thu đem lại càng cao thì chứng tỏ khối lượng hàng hoá giao nhận của công ty đó càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là khả năng cạnh tranh của công ty đó với các công ty cùng ngành là càng mạnh.

BẢNG 3: DOANH THU TỪ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TẠI VIỆT NAM NĂM 2010 - 2012

STT Công ty 2010 2011 2012

2 HT LOGISTICS 2.567 2.986 3.586

3 Transimex-Saigon 63.916 72.987 101.856

4 Vinalink 84.430 143.976 152.038

5 SOTRANS 145.332 191.145 242.882

( Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các công ty)

2.2 Thị phần của dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh:

Theo như số liệu doanh thu đã thống kê ở trên , thì ta cĩ thể thấy hiện nay trên thị trường giao nhận hầu hết thị phần được nắm giữ bởi những cơng ty đầu ngành như Vinalink, sotrans, transimex.

Đây là một trong những thách thức rất lớn đối với cơng ty mới gia nhập ngành như Marine sky logistic khi chúng ta phải đối đầu với những cơng ty đã cĩ bề dày kinh nghiệm hoạt động lâu năm để cĩ thể giành được 1 ít thị phần . so với những cơng ty cũng thời gian mới gia nhập như Marine sky logistics và cũng là những đối thủ ngang tầm với marine sky như HT logistics, …… thì thị phần của họ cịn thấp hơn marine, tuy vậy cơng ty marinesky cũng thuộc nhĩm số đơng các cơng ty giao nhận việt Nam cịn khá bé trên thị trường giao nhận.

Bên cạnh so sánh thị phần giữa các cơng ty trong nước, thì đã đến lúc các cơng ty trong nước trong đĩ cĩ cơng ty marine sky logistics cũng nên xem xét đến các đối thủ cạnh tranh nước ngồi nếu như chúng ta muốn cĩ được một vị trí trên thị trường. Theo Thống kê của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) cho thấy, hiện nay trên thị trường Viêt Nam cĩ khoảng 1.200 DN hoạt động trong lĩnh vực logistics nĩi chung thế nhưng các doanh nghiệp đa quốc gia đang chiếm thị phần rất lớn (khoảng 60 – 70% thị phần).

Qua đĩ cĩ thể thấy, thị trường giao nhận đang cạnh tranh gay gắt , nhưng ưu thế thị phần trong ngành này hầu như đã bị kiểm sốt bởi các ty nước ngồi và các cơng ty đầu ngành việt Nam .

2.3 Năng lực marketing dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế tại công ty Marine sky

2.3.1Chất lượng dịch vụ

Trong dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế, bên cạnh công cụ cạnh tranh bằng giá cả dịch vụ thì chất lượng dịch vụ cũng là một công cụ quan trọng, là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế.

Tuy nhiên thì hầu hết các công ty logistics việt Nam lại không quan tâm nhiều vào nâng cao chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh dẫn đến chất lượng của dịch vụ giao nhận vẫn còn nhiều yếu kém .Bản thân công ty Marine sky logistics cũng không tránh khỏi thực trạng chung của các công ty cùng ngành.

Hiện nay Chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế chưa có một tiêu chuẩn đo lường cụ thể, nhưng nhìn chung chất lượng của loại hình dịch vụ này được đánh giá dựa trên các tiêu chí như thời gian giao hàng đúng hẹn, độ an toàn cho hàng hóa. Mặc dù trong những năm qua đã luôn có sự cố gắng từ phía lãnh đạo của công ty trong việc cố gắng giảm tình trạng giao hàng không đúng hẹn cũng như giảm các vụ mất mát, hư hỏng hàng hóa nhưng do năng lực quản lý còn hạn chế, tác phong làm việc chưa khoa học cũng như còn tồn tại nhiều lý do khách quan mang đặc tính của ngành nên tình trạng giao hàng không đúng hạn tại công ty vẫn thường xảy ra.

2.3.2Giá cả dịch vụ

Chi phí dịch vụ là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của bất kỳ loại hình dịch vụ nào. Chi phí của dịch vụ vận tải làm gia tăng một cách đáng kể giá trị hàng hoá do đó, các nhà sản xuất luôn ưu tiên chọn lựa những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận có chi phí thấp nhất nhằm giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Chi phí dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế bao gồm các thành phần cơ bản sau: - Chi phí thông quan cho hàng hoá.

* Chi phí thông quan cho hàng hoá.

Chi phí mở tờ khai hải quan cho mọi doanh nghiệp theo quy định của nhà nước là như nhau. Tuy nhiên do nhiều lý do nhạy cảm, nên ngoài chi phí mở tờ khai thì các doanh nghiệp phải chi thêm nhiều khoản phí khác. Ví dụ: khi có một lô hàng khẩn cần phải nhập kho ngay trong đêm mà giờ làm việc của đơn vị Hải Quan sắp hết thì các doanh nghiệp có thể phải gửi công văn cho Hải quan để được xin mở tờ khai ngoài giờ. Bên cạnh đó, để được ưu tiên giải quyết sớm thì các doanh nghiệp có thể còn phải bỏ ra thêm một số khoản phụ phí khác. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ của các doanh nghiệp với đơn vị Hải quan nên rất khó để có thể so sánh.

Với mối quan hệ khá tốt mà công ty đã chú trọng xây dựng với các đơn vị hải quan, mà nhờ đó thủ tục khai hải quan cho hàng hoá của công ty Marine sky Logistics cũng khá nhanh, chuyên nghiệp và chính xác. Từ đó giảm được những chi phí , thời gian , giúp tạo được thế mạnh cho công ty trong khâu này .Đây cũng chính là một trong nhưng ưu điểm mà công ty cần phải phát huy, tạo cơ sở cho việc nâng cao sức cạnh tranh.

* Chi phí vận chuyển hàng hoá.

Trong dịch vụ giao nhận hàng hoá thì chi phí vận chuyển hàng hoá là loại chi phí chính, chiếm tới hơn 64% tổng chi phí của dịch vụ giao nhận. Chi phí vận chuyển hàng hoá lại do nhiều loại chi phí khác cấu thành lên như chi phí bốc xếp hàng hoá, chi phí vận chuyển hàng hoá từ cảng về kho, chi phí nhân công quản lý…

Hiện nay, công ty đang cố gắng tối ưu hóa chi phí để có được mức giá dịch vụ cạnh tranh .Bên cạnh mở rộng mối quan hệ với nhiều hãng tàu để có được giá cước tốt nhất, công ty còn

2.3.3Phân phối

Hiện nay ,quy mô hoạt động của công ty marine sky logistics còn khá nhỏ, công ty chỉ hoạt động tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh , chưa có chi nhánh ở các thành phố,

tỉnh thành khác. Với mạng lưới phân phối còn khá hẹp sẽ đánh mất cơ hội phát triển thêm khách hàng cho công ty.

2.3.4Xúc tiến

Trong tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường giao nhận như hiện nay , thì việc tăng cường chiến lược xúc tiến sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu giúp công ty giành được khách hàng . Xúc tiến bao gồm những công việc như quảng cáo, khuyến mãi, quảng bá hình ảnh của công ty thông qua việc tổ chức các sự kiện ,Pr .Thế nhưng , công ty Marine Sky logistics vẫn chưa chú trọng vào công tác này, ngoài việc thỉnh thoảng giảm giá ,tiếp thị thông qua đội ngũ sale thì công ty chưa xem đây là một công cụ quan trọng và thực hiện một cách bài bản để thu hút khách hàng .

Công ty thỉnh thoảng thực hiện khuyến mãi bằng cách giảm giá cước, quảng cáo trên những trang web ngành, còn những việc như tổ chức các sự kiện hay thực hiện các hoạt động xã hội thì do kinh phí hạn hẹp nên công ty không đủ khả năng để thực hiện. Đơi với các công ty lớn như Vinalink , sotrans,Transimex Sài gòn, họ hoạt

2.3.5 Uy tín, thương hiệu công ty

Vị thế của công ty trên thị trường giao nhận hiện này vẫn còn khá thấp, tuy nhiên chỉ mới một vài năm hoạt động nhưng danh tín của công ty cũng đã được nhiều doanh nghiệp biết tới. Công ty cũng sớm ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, nên công ty marine sky logistics đã sớm có những giải pháp khuếch chương thương hiệu như xây dựng trang web riêng nhằm giới thiệu hình ảnh cũng như các dịch vụ của công ty, tiến hành quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Vietnam Logistics Review, Vietnam Shipper…, xây dựng logo chuyên nghiệp và đưa logo công ty lên mọi phương tiện vận tải của mình nhằm tăng mức độ nhận biết thương hiệu của công ty.

Phát triển và tạo dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài đối với một công ty, đó là là một sự đầu tư đòi hỏi tốn kém nhiều về thời gian và tiền bạc.Tuy nhiên , với nhiều điều kiện chủ quan chưa cho phép, công ty Marine sky logistics đang tận dụng tối đa

một số phương tiện miễn phí để đưa hình ảnh công ty đến gần với khách hàng .Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số vấn đề như trang web của công ty không được công ty cập nhật thường xuyên,nhiều thông tin đã khá là cũ. Website là một phương tiên trong việc xây dựng hình ảnh của công ty, cũng như là nơi để nhiều khách hàng tiềm năng biết hiểu hơn các dịch vụ mà công ty cung cấp, thế nhưng công ty đầu tư vào việc xây dựng website chuyên nghiệp, tạo nhiều ứng dụng hơn trên website dành cho khách hàng …

2.3.6 Cơ sở hạ tầng , trang thiết bị kĩ thuật của công ty.

Sở hữu cơ sở vật chất mạnh là công ty đã nắm được ưu thế cạnh trạnh trên thị trường . Dịch vụ giao nhận là sản phẩm vô hình, thế nhưng để mang lại một dịch vụ chất lượng cho khách hàng thì cần sự tham gia của nhiều yếu tố hữu hình.Trong đó bao gồm các trang thiết bị như tàu, kho bãi , container…

Công ty Marine sky logistics hiện nay chưa có cho mình đội tàu , kho bãi … mà tất cả là thuê bên ngoài. Do chi phí đầu tư rất lớn vượt xa khả năng tài chính hạn hẹp hiện nay của công ty nên không ty không đủ khả năng để đầu tư .Chính vì vậy, đây cũng là điểm yếu của công ty so với các công ty lớn khác, tính phụ thuộc của công ty vào các nhà cung cấp bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và giá cả không ổn định cho khách hàng.Tuy nhiên , với mối hệ đại lý bền chặt với nhiều hãng tàu uy tín như

APL, MOL ,MAERSK, COSCO và các công ty cung cấp kho bãi mà Marine Sky

logistics nhận được nhiều ưu đãi về giá cả cũng như công ty có thể có nhiều lựa chọn trong việc tìm được hãng tàu có được giá cả và chất lượng tốt nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics (Trang 35 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w