Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics (Trang 44 - 70)

Sở hữu cơ sở vật chất mạnh là công ty đã nắm được ưu thế cạnh trạnh trên thị trường . Dịch vụ giao nhận là sản phẩm vô hình, thế nhưng để mang lại một dịch vụ chất lượng cho khách hàng thì cần sự tham gia của nhiều yếu tố hữu hình.Trong đó bao gồm các trang thiết bị như tàu, kho bãi , container…

Công ty Marine sky logistics hiện nay chưa có cho mình đội tàu , kho bãi … mà tất cả là thuê bên ngoài. Do chi phí đầu tư rất lớn vượt xa khả năng tài chính hạn hẹp hiện nay của công ty nên không ty không đủ khả năng để đầu tư .Chính vì vậy, đây cũng là điểm yếu của công ty so với các công ty lớn khác, tính phụ thuộc của công ty vào các nhà cung cấp bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và giá cả không ổn định cho khách hàng.Tuy nhiên , với mối hệ đại lý bền chặt với nhiều hãng tàu uy tín như

APL, MOL ,MAERSK, COSCO và các công ty cung cấp kho bãi mà Marine Sky

logistics nhận được nhiều ưu đãi về giá cả cũng như công ty có thể có nhiều lựa chọn trong việc tìm được hãng tàu có được giá cả và chất lượng tốt nhất.

Ngược lại thì các công ty đầu ngành như Sotrans , vinalink với tiềm lực tài chính mạnh .Các công ty như Sotrans , vinalink đều có sự đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất .Cụ thể như, Công ty Sotrans thì đã có một hệ thống trang thiết bị hiện đại về vận chuyển nâng hạ, xếp dỡ với hơn 230.000 m2 kho bãi tại thành phố Hồ chí Minh và các tỉnh lân cận,

Dựa trên những phân tích bên trên và một số thông tin tham khảo từ bảng khảo sát các doanh nghiệp được tiến hành trên mạng .Em đã lập được ma trận hình ảnh cạnh tranh sau nhằm đánh giá mức độ cạnh tranh của công ty so với các đối thủ

TT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng marine sky

logistics sotrans vinalink transimex HT logistics Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Thị phần 0.07 1 0.07 3 0.21 4 0.28 3 0.21 1 0.07 2 Uy tín thương hiệu 0.12 2 0.24 4 0.48 5 0.6 3 0.36 1 0.12 3 Cơ sở vật chất 0.11 2 0.22 4 0.44 4 0.44 3 0.33 2 0.22 4 Nhân sự 0.1 3 0.3 4 0.4 3 0.3 3 0.3 2 0.2 5 Khả năng tài chính 0.1 2 0.2 4 0.4 4 0.4 3 0.3 0 6 Chất lượng dịch vụ 0.11 3 0.33 4 0.44 4 0.44 4 0.44 3 0.33 7 Khả năng cạnh tranh về giá 0.08 3 0.24 3 0.24 4 0.32 3 0.24 3 0.24 8 Chính sách marketing 0.12 3 0.36 4 0.48 4 0.48 3 0.36 2 0.24 9 Am hiểu thị trường và khách hàng 0.11 3 0.33 3 0.33 4 0.44 3 0.33 2 0.22 10 Hệ thống đại lý 0.08 1 0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16 1 0.08 Tổng cộng 2.37 3.66 3.94 3.06 1.72 Bảng 4 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh

Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh ở trên, có thể thấy công ty marine sky logistics có mức độ cạnh tranh thấp hơn nhiều so với Sotrans , vinalink và transimex , còn so với HT logistics thì công ty có phần ưu thế hơn.

3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty.

3.1 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 3.1.1Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Dịch vụ giao nhận vận tải nhằm vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh, khi mà nền kinh tế có sự tăng trưởng cao hoặc chững lại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường. Tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng quy mô của sản xuất kinh doanh,vì thế Khối lượng hàng hoá cần vận chuyển và lưu thông cũng sẽ tăng và thúc đẩy hoạt động giao nhận vận tải.

Theo thống kê, Tốc độ tăng trưởng kinh tế việt Nam năm 2012 là 5,03% , So với năm 2011, GDP năm nay giảm 0,86%. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoan khó khăn, thì với mức tăng trương này của kinh tế việt Nam cũng khá khả quan. Tình hình kinh tế việt nam Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới năm 2008 cũng đang có chiều hướng khả quan ,nhưng vẫn chưa thực sự tươi sang, nhiều công ty trong ngành này vẫn hoạt động chưa hiệu quả do giai đoạn kinh tế toàn cầu khủng hoảng thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ bị giảm mạnh, do đó doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Logistics đang bị ảnh hưởng rất lớn.

Theo như kế hoạch năm năm 2011-2015 đã đề ra , kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm, trong đó 2 năm đầu mục tiêu tăng trưởng được xác định là 6- 6,5% nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh trong các năm tiếp theo.Nên các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam có thể tin tưởng vào những diễn biến tích cực đối với ngành giao nhận trong tương lai.

Nhìn chung thì tiềm năng phát triển đối với công ty giao nhận việt nam nói chung và công ty marine sky logistics nói riêng sẽ là rất lớn khi nền kinh tế việt ngày càng mở cửa, thương mại giữa việt nam và các quốc gia ngày càng gia tăng thì nhu cầu về giao nhận cũng tăng theo.

Điều kiện tự nhiên

VN có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế bằng đường biển ,nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 3200 km, có nhiều cảng nước sâu, là tiền đề khả quan để phát triển Logistics.

Giống như các quốc gia trong khu vực có bờ biển dài như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Phillipin, Việt Nam có tiềm năng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa trên tuyến vận tải đường biển thông với nhiều hướng từ Trung Đông, Châu Âu, Châu Mỹ đến Nhật Bản, Nga. Với khoảng 100 cảng dài đều từ Bắc vào Nam, Việt Nam có điều kiện giao thông thuận lợi để đón hàng từ các quốc gia láng giềng gồm Lào, Campuchia, Trung Quốc đi quốc tế.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý của việt nam sẽ là cơ hội để công ty phát triển về lĩnh vực logisics đường biển.

Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải - cảng biển - các khu logistics - cảng khô (ICD) - trung tâm phân phối - trung tâm thương mại - các kho hàng, kho ngoại quan... và các hạ tầng về công nghệ thông tin - truyền thông là các yếu tố vật chất làm động lực nền tảng cho sự phát triển logistics đường biển VN.

Hiện tại, hệ thống cảng biển Việt Nam có hơn 24 cảng lớn nhỏ, với tổng chiều dài tuyến mép bến gần 36 km và hơn 100 bến phao. Lượng hàng hóa được xếp dỡ qua các cảng biển tăng khoảng 10%/năm ,cao hơn rất nhiều so với tốc độ đầu tư xây dựng cảng. Các cảng Hải Phòng, Đà Nẵng và khu vực Tp. Hồ Chí Minh là những cảng quan trọng, đóng vai trò chủ lực trong hệ thống cảng biển Việt Nam, nhưng đều có đặc điểm chung là khu hậu phương rất hẹp và chỉ thực hiện vai trò cơ bản là xếp dỡ hàng hóa. Hạn chế của hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay là: Chưa có nhiều cầu cảng nước sâu để tiếp nhận tàu có trọng tải lớn; thiết bị chuyên dụng xếp dỡ hàng hoá rất ít và chỉ mới được trang bị ở một số cảng; giao thông đường sắt /bộ nối cảng với mạng lưới giao thông quốc gia chưa được xây dựng đồng bộ.

Với Cơ sở hạ tầng đường biển còn yếu kém tiếp tục làm cho chi phí của dịch vụ này cao lên dẫn đến tăng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, khó cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ Logistics đường biển ở Việt Nam

Những năm gần đây, Nhà nước đã có quan tâm và có những chính sách huy động các nguồn lực nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển, Chính Phủ Việt Nam đã bắt đầu quan tâm xây dựng

cảng nước sâu đón tàu trọng tải lớn và đầu tư hệ thống giao thông đường bộ, kho bãi một cách quy mô và chuyên nghiệp. Sự đi vào hoạt động của Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải năm 2009 với khả năng đón trọng tải

160.000 DWT chạy thẳng tới các cảng Châu Mỹ, Châu Âu sẽ động lực phát triển cho các công ty giao nhận đường biển.

Môi trường chính trị, pháp luật

Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, tính tuân thủ và giám sát yếu, tiêu chuẩn kỹ thuật, đạo đức ngành nghề của các tổ chức cá nhân tham gia dịch vụ yếu kém, thiếu vai trò điều phối của một hiệp hội ngành nghề đủ mạnh đã hạn chế rất nhiều hoạt động logistics tại Việt Nam.

Tuy nhiên , trong những năm gần đây với những thay đổi đáng kế ,báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan cho ngành logistic việt nam.

Với Quyết định số 87/2012/ NĐ- CP ngày 23-10-2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử thay thế cho hàng nghìn trang hồ sơ khai thuế truyền thống bằng giấy đã giúp tiết kiệm được thời gian, giảm thủ tục và giảm chi phí từ đó nâng cao chất lượng chất lượng dịch vụ cho các công ty logistics.

Hiện nay, ngành Hải quan đang đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan. Chúng ta cũng đang trong lộ trình kết nối logistics ASEAN mà mục tiêu năm 2013 kết nối logistics toàn khu vực, thực hiện điện tử hóa thủ tục hải quan, và thực hiện "một cửa" ASEAN nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại nội khối và hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2015.

Cùng với cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực hải quan còn nhiều hạn chế, trang thiết bị còn thấp thua xa so với các nước trong khu vực. Đây là những trở ngại mà Hải quan Việt

Nam cần phải nhanh chóng khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của ngành Hải quan và cùng ngành logistics Việt Nam sớm hội nhập thành công.

Công nghệ thông tin

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn kém xa so với trình độ quốc tế. Chỉ xét về khía cạnh xây dựng website cũng có thể thấy phần lớn website của doanh nghiệp VN chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình, thiếu hẳn các tiện ích và tương tác mà khách hàng rất cần như công cụ theo dõi đơn hàng, theo dõi lịch trình tàu, theo dõi chứng từ... Đây là những yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi lựa chọn nhà cung cấp.

Theo đánh giá của VIFFAS, trình độ công nghệ trong hoạt động logistics ở VN còn thấp. Việc liên lạc giữa công ty logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Mặc dù những năm 2010-2011 được ghi nhận có bước đột phá trong thực hiện khai hải quan điện tử, số lượng doanh nghiệp tham gia vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Công tác lưu kho còn khá lạc hậu, chưa áp dụng phổ biến tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình phần mềm quản trị kho.

3.1.2Nhân tố thuộc môi trường vi mô 3.1.2.1 Khách hàng

Theo kết quả điều tra của bộ phận nghiên cứu và tư vấn thuộc công ty SCM về thị trường Logistics của Việt Nam năm 2010, trong đó kết quả điều tra về nhu cầu các dịch vụ logistics đối với các doanh nghiệp Việt Nam cho thấy rằng dịch vụ giao nhận, khai quan là một trong hoạt động logistics truyền thống được các doanh nghiệp Việt Nam thuê ngoài nhiều nhất

Trong số các doanh nghiệp điều tra, có đến 92% phản hồi có sử dụng dịch vụ này bên ngoài, đây là con số khá cao cho cho thấy nhu cầu về dịch vụ này rất lớn trên thị trường.

Còn đdối với các công ty chưa thuê ngoài, 50% cho biết sẽ thuê ngoài dịch vụ này trong tương lai, 38% cân nhăc và 12% không muốn thuê

Dưới đây là khảo sát Của SCM về các hoạt động logistics trong đó bao gồm dịch vụ giao hàng hóa quốc tế được các doanh nghiệp thuê ngoài nhiều nhất.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào vận tải, giao nhận và dịch vụ logistics nước ngoài thể hiện trong tập quán mua CIF bán FOB đã tồn tại quá lâu, trong khi trên thế giới đã chuyển biến khá nhanh, tạo nhiều cơ hội mà những thương nhân, chủ hàng XNK VN chưa tận dụng hoặc chưa chủ động thay đổi. Một ví dụ rất cụ thể về INCOTERM 2010 đã có hiệu lực từ đầu năm 2011 nhưng các nhà XNKK VN chưa biết hoặc chưa áp dụng trong các hợp đồng mua bán ngoại thương hiện nay dẫn đến để lỡ các cơ hội.

Đã có những ý kiến lập luận rằng: nếu như các doanh nghiệp XNK Vn tận dụng các phương thức mua bán phù hợp thời đại (INCOTERM 2010) thay đổi tập quán mua CIF bán FOB, chẳng những kim ngạch XNK VN gia tăng đáng kể, mà quan trọng hơn tạo được công ăn việc làm cho ngành vận tải, dịch vụ logistics, ngân hàng, bảo hiểm… VN, góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước.

Từ các phân tích trên đây, có thể thấy vai trò to lớn của chủ hàng VN, là động lực thúc đẩy và điểm nhấn để ngành logistics VN cất cánh phát triển.

3.1.2.2Nhà cung cấp

Hầu hết các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ giao nhận hàng hóa của công ty đều phải thuê ngoài, do đó nhà cung cấp có sự tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.

công ty đã có được hợp đồng vận tải với nhiều hãng tàu lớn như APL, MOL

,MAERSK, COSCO, YANG MING,MCA & EVERGREEN , … Đây là những nhà cung cấp dịch vụ vận tải chuyên nghiệp , vận chuyển trên nhiều tuyến đường biển . Nhìn nhận về áp lực của nhà cung cấp lên marine sky logistics hiện nay là rất lớn. Vào những mùa cao điểm khi hàng hóa gia tăng, các hãng tàu sẽ gây áp lực cho công ty về giá cả .

3.1.2.3Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay, logistics được xem là một trong những ngành dịch vụ tiềm năng, hấp dẫn có tốc độ phát triển và hội nhập quốc tế cao.

Ngành logistics Việt Nam đang có hơn 1.200 doanh nghiệp trong nước và 25 công ty nước ngoài tham gia hoạt động. Theo thống kê của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), trong 1.200 công ty nội, có khoảng 800 công ty nội địa đang hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và 70% là doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ chỉ có thể cung cấp những dịch vụ có giá trị gia tăng thấp như khai báo hải quan, vận chuyển hàng hóa bằng xe tải hoặc container.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn như một trung tâm sản xuất của thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Với sự đổ bộ ồ ạt của hàng loạt dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất, Kéo theo đó là nhu cầu về logistics ngày càng cao, thị trường logistics việt nam trở nên hấp dẫn các công ty logistics ngoại đầu tư vào việt nam vì vậy mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

Hiện nay, nhiều công ty logistics hàng đầu trên thế giới như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics đã có mặt và ngày càng nâng cao sức ảnh hưởng bằng cách thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các doanh nghiệp nội với tỷ lệ khống chế.

Theo lộ trình, đến năm 2014, ngành logistics sẽ mở cửa hoàn toàn. Do vậy, thời gian tới, môi trường cạnh tranh sẽ rất gay gắt.

Hiện nay, Công ty marine sky logistics là công ty vẫn còn khá non trẻ, chưa tạo được tên tuổi bền vững trên thị trường. so với các công ty nội nổi tiếng như công ty sotrans,

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động giao nhận hàng quốc tế bằng đường biển tại công ty marine sky logistics (Trang 44 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w