1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. phần sinh vật và môi trường, sinh học lớp 9 -trung học cơ sở - để góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

36 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 242 KB

Nội dung

Do thực tiễn dạy học sinh học hiện nay: Việc đổi mới nội dungphương pháp giáo dục phổ thông tất yếu phải dẫn tới đổi mới đánh giá.Trong đó đổi mới kiểm tra là một khâu quan trọng của đổi

Trang 1

KHOA SINH - KTNN

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM:

“Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Phần Sinh vật và môi trường, Sinh học lớp 9 -Trung học cơ sở - để góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh”.

Người thực hiện: Trần Văn Hưng

Người hướng dẫn PGS.TS: Nguyễn Đức Thành

Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2006.

Trang 2

Lời cảm ơn!

Chúng em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô

giáo khoa Sinh - KTNN đã hết sức giúp đỡ tập tình trong thời gian

chúng em theo học tại trường.

Trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Đức Thành - Trưởng bộ môn phương pháp dạy học trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng đãn chúng em hoàn thành bài tập nghiệp vụ sư phạm này.

Cảm ơn BGH trường THCS Trung Kênh đã tạo điều kiện giúp tôi được theo học và hoàn thành bài tập nghiên cứu

Cảm ơn tập thể các thầy cô giáo bộ môn sinh học của các trường THCS trong huyện Lương Tài và các em học sinh đã tận tình ủng hộ và đóng góp ý kiến xây dựng giúp đỡ tôi Cảm ơn các bạn học viên cùng lớp đã có nhiều định hướng giúp đỡ tôi hoàn thành bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Sinh vật và môi trường.

Hà nội, ngày 15 tháng 8 năm 2006.

Nhóm thực hiện.

NH NG T VI T T TỮNG TỪ VIẾT TẮT Ừ VIẾT TẮT ẾT TẮT ẮTTNKQ - Trắc nghiệm khách quan

Trang 3

KT - ĐGTHCS

GD - ĐTĐ

Chương I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài 8Chương II Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ… 24

PHẦN I: MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài:

Trang 4

Hiện nay, trên đà đi lên của xã hội Đảng ta đã nêu rõ định hướngđổi mới giáo dục và khẳng định: “Mục tiêu của việc đổi mới chương trìnhgiáo dục phổ thông lần này là xây dựng nội dung chương trình, phươngpháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm năng cao chất lượnggiáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lựcphục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn vàtruyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông của các

nước đang phát triển trong khu vực và thế giới.” (Nghị quyết số 40/ 2000/

QH 10).

Trên con đường thích ứng với cơ chế thị trường, thanh thiếu niênhọc sinh sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ về mục đích động cơ thái độhọc tập Họ ý thức được học giỏi trong nhà trường sẽ hứa hẹn thành côngtrong đời Phấn đấu trong học tập để có trình độ kiến thức là con đườngtốt nhất để đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với năng lực bản thân

Xuất phát từ yêu cầu của xã hội và đứng trước nguy cơ tụt hậu trêncon đường tiến vào thế kỷ XXI bằng đua tranh trí tuệ Trong chiến lượcphát triển kinh tế xã hội năm 2001-2010 Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ củangành giáo dục là “Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định cảnước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầuphát triển mới”

Để cụ thể hoá mục tiêu đề ra, Bộ GD - ĐT đã biên soạn ban hành

bộ sách giáo khoa thí điểm khối THCS từ lớp 6 đến lớp 9 nói chung vàmôn Sinh học nói riêng Cho đến nay đã được sử dụng đại trà trên toànquốc Bộ sách đã thể hiện sự đổi mới về nội dung và phương pháp giảngdạy theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học Tuynhiên rất cần đổi mới cách kiểm tra đánh giá chung hoà việc kiểm trađánh giá chưa thoát khỏi quy đạo học tập thụ động, sách vở thì chưa pháttriển học tập tíc cực Qua đổi mới kiểm tra - đánh giá đặc biệt là phươngpháp trắc nghiệm khách quan đã tỏ ra có nhiều ưu điểm, giúp giáo viênthu được nhiều tín hiệu phản hồi từ học sinh để điều chỉnh phương phápdạy đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự đánh giá bản thân mình

Do thực tiễn dạy học sinh học hiện nay: Việc đổi mới nội dungphương pháp giáo dục phổ thông tất yếu phải dẫn tới đổi mới đánh giá.Trong đó đổi mới kiểm tra là một khâu quan trọng của đổi mới đánh giá.Muốn đổi mới kiểm tra đánh giá, giáo viên phải nắm vững mục tiêu củamôn học, biết được thực trạng của kiểm tra đánh giá trong nhà trường phổthông THCS hiện nay, từ đó đề ra được quy trình kiểm tra đánh giá thíchhợp Giáo viên nói chung và giáo viên dạy Sinh học riêng đều đã được tậphuấn và trang bị cho mình kiến thức về đổi mới trong kiểm tra - đánh giáhọc sinh Nhưng thực tế một số giáo viên còn lúng túng trong việc xâydựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Hoặc đã chú ý cải tiến phươngpháp kiểm tra đánh giá nhưng hiệu quả chưa cao vv

Trang 5

Xuất phát từ thực tế trên và với phạm vi nhỏ của bài tập nên tôi chỉ

đi sâu vào một chương( Chương II: Hệ sinh thái - Sinh học 9) là nội dungnghiên cứu để các đồng chí giáo viên tham khảo, và đó cũng chính là lí do

tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Phần Sinh vật và môi trường, Sinh học lớp 9 -Trung học cơ sở - để góp phần nâng cao hiệu quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ”.

II Mục đích nghiên cứu:

- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan (dạng câu hỏinhiều lựa chọn)phần Sinh vật và môi trường sinh học lớp 9 để góp phầnnâng cao hiệu quả kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

(Bài 47 đến bài 50 chương II: Hệ sinh thái Sinh học lớp 9)

- Ra được các câu hỏi để kiểm tra kiến thức ở các bài chương II Hệsinh thái - Sinh học 9

III Nhiệm vụ nghiên cứu:

1 Nghiên cứu các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh Đặc biệt là TNKQ dạng 4 lựa chọn

2 Xác định cơ sở lí luận, nguyên tắc và quy trình xây dựng câu hỏiTNKQ dạng nhiều lựa chọn

3 Nghiên cứu toàn bộ nội dung chương trình Sinh học 9 phần Sinh vật và môi trường, từ đó xây dựng mục tiêu nội dung kiến thức của

chương II Để từ đó, có cơ sở biên soạn hệ thống câu hỏi TNKQ dạngnhiều lựa chọn cho chương II: Hệ sinh thái - Sinh học 9

4 Trao đổi với chuyên gia và đồng nghiệp về hệ thống câu hỏi đãbiên soạn để chỉnh lí hoàn thiện hơn

5 Xác định thực trạng về việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạyhọc sinh học nói chung hay chương II: Hệ sinh thái - sinh học 9 nóiriêng

6 Đề xuất sử dụng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chon trong khâu dạynhiều kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, ôn tập, kiểm tra v.v

IV Phương pháp nghiên cứu:

1 Nghiên cứu lý thuyết:

- Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giáodục và đào tạo

- Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Nghiên cứu nội dung, lý thuyết kĩ thuật trắc nghiệm Nắm vữngcác bước, các quy tắc của việc xây dựng và thử nghiệm các câu hỏi trắcnghiệm nhằm vân dụng vào thực tế, xây dựng câu hỏi trắc nghiệm từ bài

47 đến bài 50 chương II: Hệ sinh thái, phần Sinh vật và môi trường Sinhhọc lớp 9

- Nghiên cứu các tham luận về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạyhọc chương trình sách giáo khoa mới, nhằm tìm hiểu thực trạng của công

Trang 6

tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh và phương hướng đổimới kiểm tra đánh giá trong lĩnh vực giáo dục.

2 Phương pháp chuyên gia:

- Gặp gỡ một số chuyên gia của phòng GD - ĐT huyện Lương Tài,nghiên cứu trao đổi về lí luận và phương pháp xây dựng câu hỏi TNKQnhiều lựa chọn

- Trao đổi tìm hiểu thực trạng của công tác KT-ĐG kết quả học tậpcủa học sinh của các trường THCS trong huyện nói chung

- Trao đổi về hệ thống câu hỏi TNKQ dạng nhiều lựa chọn củachương II: Hệ sinh thái - sinh học 9 - nội dung đề tài đang nghiên cứu

- Đến một số trường THCS trong huyện:Trung Kênh, An Thịnh,Phú Hoà, Mỹ Hương… gặp gỡ giáo viên, tìm hiểu những thuận lợi khókhăn trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I : Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

và kết quả những năm 1940 các đề trắc nghiệm dùng trong tuyển sinh rađời

Ngày nay phương pháp trắc nghiệm đã trải qua hàng loạt các thửnghiệm trên nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng Phương pháp này đã đượcnhiều nước trên thế giới áp dụng như cài đặt chương trình chấm điểm, xử

lí kết quả trên máy tính …nhằm kiểm tra tri thức ở mọi mục đích khácnhau: thi vào Cao đẳng, Đại học, Tuyển học sinh giỏi các chương trình

tự học tự đào tạo

b Ở Việt nam :

* Đối với ở Miền Bắc:

Giáo sư Trần Bá Hoành là người nghiên cứu sớm nhất trong lĩnh

vực này Năm 1971 Giáo sư đã soạn thảo các câu hỏi thực nghiệm và ápdụng vào kiểm tra kiến thức học sinh đã thu được nhiều kết quả tốt

Năm 1986, tại khoa sinh - KTNN thuộc Đại học sư phạm Hà Nội

đã tổ chức cuộc hội thảo với nội dung “Phương pháp xây dựng hệ thốngcâu hỏi lựa chọn đa phương án” do tiến sĩ S.P.Herath trình bầy và hướngdẫn trong chương trình tài trợ của UBNP Phát huy kết quả của hội thảo,khoa Sinh-KTNN đã xây dựng và triển khai hàng loạt các câu hỏi trắc

Trang 7

nghiệm ở các bộ môn, sử dụng như một phương tiện để kiểm tra một sốmôn.

Từ năm 1990, trắc nghiệm lượng giá mới được thực sự quan tâm vàứng dụng ở nhiều cấp học

Năm 1990, Bộ Y tế với sự giúp đỡ của đề án “Hỗ trợ hệ thống đàotạo”của chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển (03/ SIDA) đã mởnhững lớp tập huấn về kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quancho toàn bộ giảng viên các trường y tế Kết quả là, đã xây dựng được bộcông cụ đánh giá bằng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quanchuyên khoa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường y dược Tháng 2 năm 1994, Bộ GD và ĐT theo hướng đổi mới kiểm trađánh giá đã tổ chức cuộc hội thảo với chủ đề “Kỹ thuật xây dựng câu hỏiTNKQ” tại các thành phố Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội Nội dung cuộchội thảo đã trang bị cho nhiều cán bộ giảng dạy đại học những lí luận cơbản về TNKQ

Vào những năm này tiến sĩ Lê Đình Trung với nghiên cứu về “Sửdụng câu hỏi TNKQ dạng nhiều lựa chọn MCQ để kiểm tra hiệu quả củaphương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông bằng bài toán nhậnthức” đã khẳng định được tác dụng lớn lao của TNKQ trong đánh giá kếtquả học tập

* Đối với ở Miền Nam

Phương pháp trắc nghiệm khách quan được sử dụng sớm hơn sovới Miền Bắc, nó được áp dụng rải rác trong các trường học từ nhữngnăm 1950 Đó chính là những bài khảo sát ngoại ngữ do các tổ chức quốc

tế tài trợ Đến năm 1960 TNKQ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trongkiểm tra và thi ở bậc trung học

Cuối năm 1969 Giáo sư Dương Thiệu Tống đã đưa vào giảng dạytại các lớp cao học và tiến sĩ giáo dục trong trường Đại học Sài Gòn Đây

là lần đầu tiên khoa học trắc nghiệm được chính thức giảng dạy cho thầygiáo ở nước ta

Năm 1974 - 1975 thực hiện thi tú tài toàn phần bằng TNKQ Một

số trường tiểu học và trung học chuyên nghiệp vẫn áp dụng thi TNKQvào các bộ môn khoa học tự nhiên

Năm 1995 đến nay, Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Ứng Vân đứng đầunhóm các nhà khoa học thuộc trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiễncứu phát triển giáo dục đã xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ dùng trongkiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Sinh viên trực tiếp làmbài trên máy và biết kết quả ngay sau khi làm bài xong

Tóm lại, trong giáo dục hiện nay đổi mới nội dung dạy học kết hợpvới đổi mới phương pháp KT - ĐG theo hướng TNKQ đang và đã đượctriển khai rộng rãi ở các cấp học, bậc học trong toàn quốc Thực tiễn đãdần khẳng định, việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng phương pháp trắcnghiệm khách quan một cách hợp lí trong dạy học là vấn đề rất cần thiết

Trang 8

đòi hỏi mỗi giáo viên phải trang bị cho mình cơ sở lí luận vững chắc và

kỹ năng xây dựng câu hỏi TNKQ đáp ứng được công cuộc đổi mới giáodục và đào tạo theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2001- 2010của Đảng đề ra

2 Vai trò của công tác kiểm tra - đánh giá trong dạy học:

Kiểm tra đánh giá là khâu có ý nghĩa quan trọng trong việc nângcao chất lượng và hiệu quả của giáo dục Theo giáo sư Trần Bá Hoành thì

“Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở choviệc đánh giá” Còn đánh giá “Chính là quá trình hình thành những nhậnđịnh, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thôngtin thu đượcđối chiếu với những mục tiêu, tiêu chcuẩn đã đề ra, nhằm đềxuất những quyết định thích hợp để cải tiến thực trạng, điều chỉnh, nângcao chất lượng và hiệu quả công việc”

Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh đượcthực hiện chủ yếu thông qua việc tổ chức kiểm tra và thi có hệ thống, theonhững quy định chặt chẽ Vì vậy kiểm tra đánh giá là hai việc thường điliền với nhau, tuy không phải mọi việc kiểm tra đều hướng tới mục đíchđánh giá

Trong giáo dục, việc kiểm tra đánh giá được tiến hành ở những cấp

độ khác nhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khácnhau như: đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia, đánh giá một đơn

vị giáo dục, đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh …Việc đánh giá họcsinh có vai trò đặc biệt trong điều tra, đánh giá giáo dục vì học sinh chính

là đối tượng, là sản phẩm của giáo dục đồng thời là chủ thể của quá trìnhgiáo dục Ở phạm vi bài tập này chúng tôi chỉ đề cập chủ yếu tới việc sửdụng bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Qua việc kiểmtra đánh giá làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Về mặt sư phạm: Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được

về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng thái độ của họcsinh đối chiếu với yêu cầu của chương trình Từ đó, giúp giáo viên điềuchỉnh hoạt động dạy, học sinh điều chỉnh hoạt động học

- Về mặt xã hội: Công khai hoá các nhận định về năng lực và kếtquả học tập của mỗi học sinh, của tập thể lớp, giúp học sinh nhận ra sựtiến bộ của mình, động viên việc học tập, báo cáo kết quả học tập, giảngdạy trước phụ huynh học sinh, trước các cấp quản lý giáo dục Đồng thờiqua kiểm tra đánh giá cũng giúp cho cơ quan quản lý đánh giá kết quảgiáo dục, đào tạo để cấp phát chứng chỉ, văn bằng được chính xác và cónhững biện pháp quản lý giáo dục thích hợp

- Về mặt khoa học: Nhận định chính xác về một mặt nào đó trongthực trạng dạy và học, về hiệu quả thực nghiệm một sáng kiến cải tiến nào

đó, giúp giáo viên tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng và hiệu quảdạy học

Trang 9

Việc kiểm tra đánh giá học sinh cũng cần phải tuân theo nhữngnguyên tắc: khách quan, toàn diện, triệt để, hệ thống và công khai.

+ Khách quan: Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phảikhách quan và chính xác tới mức tối đa có thể, tạo điều kiểm traện để mỗihọc sinh bộc lộ thực chấtkhả năng và trình độ của mình Việc đánh giáphải sát với hoàn cảnh, điều kiểm traện dạy học, tránh nhận định chủquan, thiếu căn cứ

+ Toàn diện: Một bài kiểm tra, một đợt đánh giá phải đạt được yêucầu đánh giá toàn diện, không những cả mặt số lượng mà cả về chấtlượng, không những về mặt kiểm tra thức mà cả về kỹ năng, thái độ, tưduy

+ Hệ thống: Việc kiểm tra đánh giá phải được tiến hành theo kếhoạch, có hệ thống Đánh giá trước, trong và sau khi học một phần củachương trìnhkết hợp theo dõi thường xuyên với kiểm tra, đánh giá định kỳ

và đánh giá tổng kết vào cuối năm học, cuối khoá học Số lần kiểm traphải đủ mức đánh giá chính xác

+ Công khai: Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành côngkhai, kết quả phải được công bố kịp thời đẻ mỗi học sinh có thể tự đánhgiá, xếp hạng trong tập thể, để tập thể học sinh hiểu biết, học tập, giúp đỡlẫn nhau

Như vậy kiểm tra đánh giá có mối quan hệ mật thiết, trong đó kếtquả kiểm tra là cơ sở của việc đánh giá, mục đích đánh giá quyết định nộidung phương pháp kiểm tra Có thể hình dung vai trò của công tác kiểmtra - đánh giá qua sơ đồ:

3 Các hình thức kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh

* Kiểm tra bằng quan sát

Dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả thực hành

* Kiểm tra nói: Phương pháp kiểm tra nói được áp dụng rộng rãitrong hình thức kiểm tra thường xuyên của bộ môn Sinh học Do đổi mớicách viét SGK học sinh phải tích cực chủ động tìm ra kiếm thức mới, nên

đã tạo điều kiện cho giáo viên tiến hành kiểm tra nói trong cả tiết học

Để chuẩn bị câu hỏi, giáo viên cần ngiên cứu kĩ những kiến thức cơbản của bài, nắm trắc yêu cầu của chương trình, chuẩn bị kiến thức tối

Trang 10

thiểu theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo Dung lượng câu hỏi phảivừa phải, sát với trình độ của học sinh.

Câu hỏi nêu ra cho học sinh phải chính xác rõ ràng và xác định,không làm cho học sinh hiểu sai, dẫn tới trả lời lạc đề Bên cạnh câu hỏi

cơ bản, nên chuẩn bị câu hỏi bổ sung, tạo điều kiện đánh giá chính xác,chú ý năng lực vân dụng kiến thức, suy nghĩ sáng tạo

+ Ưu điểm: Độ chính xác cao có giá trị về mặt bổ sung kiến thứcrèn luyện tư duy khả năng diễn đạt của học sinh

+ Nhược điểm: Không thích hợp cho việc đánh giá một lượng kiếnthức khá lớn trên nhiều học sinh trong một thời gian ngắn

*Kiểm tra viết: Bài kiểm tra viết có thể thực hiện ở đầu hay cuốitiết học, hoặc tron một tiết sau một chương hay một phần của chươngtrình, hoặc trong bài viết vào cuối học kỳ hay cuối năm học

Kiểm tra viết có thể đề cập nhiều vấn đề nhằm đánh giá học sinh ởnhiều mặt hơn kiểm tra nói Tuy nhiên đề kiểm tra viết cũng chỉ có thể đềcập một số kiến thức mấu chốt nào đó trong cả một chương trình rất dài,đói với môn Sinh học khó có điều kiện đánh giá kĩ năng thực hành, chonên có thể dùng những câu hỏi lý thuyết về thực hành

Nội dung câu hỏi phải phù hợp vừa sức với học sinh, số lượng câuhỏi phải thích hợp với thời gian quy định làm bài, bao quát được thànhphần kiến thức khác nhau của chương trình môn học

Trong đề kiểm tra nên có những phần câu hỏi phân hoá trình độhọc sinh phát hiện những học sinh giỏi để bồi dưỡng

Để khắc phục những nhược điểm của kiểm tra viết trong dạy họctrước đây thì ngoài việc kiểm tra viết theo kiểu truyền thống như trắcnghiệm chủ quan thì cần thiết phải kết hợp với kiểm tra viết theo kiểu trắcnghiệm khách quan Nên đảm bảo tỉ lệ nhất định giữa câu hỏi trắc nghiệmkhách quan với câu hỏi tự luận

Nhất thiết phải có ôn tập cuối kỷ rồi mới tiến hành kiểm tra học kỳ.Nội dung bài kiển tra học kỳ phải phân phối đều giữa các chương, khôngnên tập trung vào một chương

Câu hỏi dùng trong kiểm tra viết :

- Trắc nghiệm chủ quan:

+ Ưu điểm: Học sinh tự do diễn đạt ngôn từ nhờ kiến thức và kinhnghiệm học tập đã thu được Chủ động sắp xếp, trình bày, diễn đạt ý kiếnliên quan

+ Nhược điểm: Phụ thuộc vào tính chủ quan của người ra đề, ngườichấm

- Trắc nghiệm khách quan:

Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi

có kèm theo những câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho họcsinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phải chọncâu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ Loại câu hỏi nàyđược gọi là

Trang 11

câu hỏi đóng, được xem là khách quan vì chúng đảm bảo được tính kháchquan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá của ngườichấm Trắc nghiệm có những ưu điểm sau đây:

- Trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra đượcnhiều kiến thức cụ thể, đi vào nhiều khía cạnh khác nhau của một kiếnthức Phạm vi kiểm tra của một bài trắc nghiệm là khá rộng, chống lạikhuynh hướng học tủ, chỉ tập trung vào một vài kiến thức trọng tâm ở mộtvài chương trọng điểm Trong một tiết kiểm tra cổ truyền chỉ nêu đượcvài câu hỏi mở thì với loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn có thể nêulên vài chục câu hỏi, tăng thêm độ tin cậy trong đánh giá học sinh

- Trắc nghiệm tốn ít thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài

- Trắc nghiệm đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, tránh đượcnhững sai lệch do đánh giá chủ quan của người chấm

- Trắc nghiệm gây ra được hứng thú và tích cực học tập của họcsinnh Vì là hình thức kiểm tra mới, trắc nghiệm được học sinh ưu thích,việc chấm bài nhanh, gọn, học sinh sớm biết kết quả bài làm của mình.Học sinh có thể tự đánh giá bài làm của mình và tham gia đánh giá bàicủa nhau

Những loại câu trắc nghiệm khách quan thường dùng trong kiểmtra môn sinh học:

* Câu “đúng - sai” Trước một câu dẫn xác định (thông thường

không phải là câu hỏi)học sinh trả lài câu hỏi đó là đúng(Đ) hay sai(S)

Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm “Đúng - sai”cần chú ý nhữngđiểm sau:

- Chọn câu dẫn nào mà một học sinh trung bình khó nhận ra là Đhay S

- Không nên trích nguyên văn những câu trong sách giáo khoa và

và hỏi về những chi tiết vụn vặt của chương trình

- Mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý duy nhất

- Dạng câu hỏi phủ định chỉ nên để lượng giá hết bài, lượng giáthường xuyên để rèn kỹ năng phản ứng nhanh cho học sinh không nên đểdạng này trong cấu trúc bài thi vì dễ gây nhiễu cho người học

- Trong một bài kiểm tra trắc nghiệm không nên bố trí số câu Đbằng số câu S, không nên bố trí số câu Đ theo một trật tự có tính chu kỳ

để tránh học sinh đoán mò

+ Ưu điểm: Loại câu trắc nghiệm thích hợp cho việc kiểm tra kiếnthức về sự kiện, định nghĩa, khái niệm, công thức tạo điều kiện cho việctrắc nghiệm một lĩnh vực kiến thức rộng lớn trong thời gian ít ỏi

+ Nhược điểm: Loại câu này đòi hỏi trí nhớ ít kích thích suy nghĩkhông phân biệt được học sinh giỏi kém

* Câu ghép đôi: Loại này thường gồm hai dãy thông tin Một dãy

là những câu hỏi (hoặc câu dẫn) Một dãy là những câu trả lời (hay câu đểlựa chọn) Học sinh phải tìm ra câu trả lời ứng với câu hỏi

Trang 12

Loại trắc nghiệm ghép đôi thích hợp với việc kiểm tra một nhómkiến thức có liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện.

Khi viết loại câu hỏi này cần chú ý những điểm sau:

- Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng mộtnhóm có liên quan, học snh có thể nhầm lẫn

- Dãy câu hỏi và câu trả lời không nên bằng nhau, nên có nhữngcâu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn

- Thứ tự câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự câu hỏi để gâythêm khó khăn cho sự lựa chọn của học sinh

* Câu điền khuyết: Câu dẫn có thể có một vài chổ trống…Học

sinh phải điền vào chỗ trống những từ hoặc cụm từ thích hợp

Khi viết loại câu hỏi này cần lưu ý những điểm sau:

- Bảo đảm mỗi chỗ trống chỉ có thể điền một từ (hay một cụm từ )thích hợp, thường là các khái niệm mấu chốt của bài học

- Mỗi câu chỉ nên có từ 1 hoặc2 chỗ trống, được bố trí ở giữa hoặccuối câu Các khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để học sinh khôngđoán được từ cần phải điền là dài hay ngắn

- Tránh dùng những câu trích nguyên văn trong sách giáo khoa vì

sẽ khuyến khích học sinh học thuộc lòng

- Khi biên soạn một nhóm câu trắc nghiệm điền khuyết nên cho các

từ sẽ dùng để điền (có thể thêm các từ không dùng đến) để học sinhkhông điền bằng những từ ngoài dự kiến, khó chấm

* Câu hỏi kiểm tra qua hình vẽ: Câu trắc nghiệm này yêu cầu học

sinh chú thích một vài chi tiết để trống trên hình vẽ, sửa chữa chi tiết saitrên một đồ thị hay biểu đồ, sơ đồ…

Ưu điểm:

+ Loại câu hỏi này rất cần thiết cho việc kiểm tra kiến thức giảiphẫu

Nhược điểm:

+ Khi ra đề mất nhiều thời gian cho vẽ hình, biểu đồ, sơ đồ

* Câu nhiều lựa chọn : Mỗi câu hỏi nêu ra nên có từ 3-5 câu trả

lời sẵn, trong đó chỉ có một câu trả lời đúng hoặc có nhiều lựa chọn đúng

Trang 13

Những câu trả lời khác được xem là câu “gây nhiễu”hoặc “gài bẫy” Họcsinh phải nắm vững kiến thức mới phân biệt được Các câu gây nhiễuhoặc gài bẫy có vẻ bề ngoài là đúng nhưng thực chất là sai hoặc chỉ đúngmột phần

Loại câu hỏi nhiều lựa chọn là loại test có rất nhiều ưu điểm đangđược áp dụng rộng rãi trong nhà trường để tuyển sinh, lượng giá quátrình, lượng giá kết thúc, trong các hội thi…trong sử dụng các test thì câuhỏi lựa chọn giữ vai trò quan trọng nhất nên cố gắng nâng tỷ lệ câu hỏilựa chọn trong đề thi nên càng cao càng tốt

+ Có thể cho người học tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập mộtcách chủ động, khách quan tự ôn tập có hiệu quả trước kì thi

+ Áp dụng phương tiện tiên tiến vào các khâu: ra đề thi, chấmđiểm, lưu chữ và sử lí kết quả đảm bảo tính khách quan, chính xác tiệnlợi

Nhược điểm:

+ Khó soạn câu hỏi phải soạn rất nhiều câu hỏi qua thử nghiệmcông phu mới chọn được những câu đem sử dụng, cho nên đầu tư côngsức trí tuệ thời gian lớn

+ TNKQ dạng nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phánđoán tinh vi vấn đề khá khó bằng câu hỏi tự luận soạn kỹ

Khi viết loại câu hỏi trắc nghiệm này cần chú ý những điểm sau:

- Phần gốc có thể là một câu hoàn chỉnh hỏi hoặc một câu bỏ lửng

và phần lựa chọn là câu bổ sung để phần gốc trở lên đủ nghĩa

- Phần lựa chọn nên là từ 4-6 câu, tuỳ trình độ kiến thức và tư duycủa học sinh

- Tránh xếp những câu trả lời Đ nằm ở vị trí tương ứng như nhau ởmọi câu hỏi

II Cơ sở thực tiễn của đề tài:

1 Điều tra thực trạng sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:

Để thực hiện đề tài chúng tôi đã đến một số trường tìm hiểu tìnhhình sử dụng câu hỏi TNKQ trong các khâu của quá trình dạy học Đặcbiệt sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh ở bộ môn Sinh học

Trang 14

Chúng tôi đã gặp gỡ các giáo viên dạy môn sinh học của trườngTHCS Trung Kênh, An Thịnh, Phú Hoà, Mỹ Hương…, tiến hành trao đổivới các giáo viên về tình hình sử dụng câu hỏi TNKQ trong khâu kiểmtrra đánh giá.

Gặp gỡ bà Nguyễn Thị Bình - Chuyên viên môn sinh học phòng

GD - ĐT huyện Thuận Thành bà đã đi tiếp thu ở bộ GD - ĐT về đổi mớikiểm tra đánh giá và triển khai cho giáo viên dạy sinh học cho toàn tỉnh,thực tế bà cũng đã đi thanh tra rất nhiều giáo viên dạy sinh của nhiềutrường nên khi trao đổi với bà tôi đã thu được nhiều nguồn thông tin rấtcần thiết liên quan đến đề tài tôi đang nghiên cứu

+ Một số giáo viên đã chú ý cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giádùng câu hỏi TNKQ, phiếu học tập có mạng lại hiệu quả trong dạy học.Nhưng không sử dụng thường xuyên

* Nhược điểm:

+ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng TNKQ chưa

sử dụng rộng rãi trong dạy học, chỉ sử dụng nhiều và hiệu quả trong giờdạy thanh tra hoặc có người dự giờ Còn các giờ dạy trên lớp bình thườngkhác các giáo viên hầu như chưa quan tâm đến vấn đề này

+ Giáo viên còn chưa chủ động, ngại xây dựng câu hỏi TNKQtrong các đề kiểm tra bởi vì khi soạn thảo đòi hỏi đầu tư rất nhiều côngsức, trí tuệ, thời gian, kinh phí

+ Việc dùng chính thức câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá chấtlượng học tập của học sinh ở các cấp học mới được triển khai và đang ởgiai đoạn khuyến khích sử dụng Nên hiện nay một số giáo viên chưa coitrọng thậm trí còn lúng túng khi soạn một đề kiểm tra bằng hình thứcTNKQ

+ Việc kiểm tra trong bộ môn sinh học hiện nay nói chung vẫn chủyếu là ghi nhớ, học sinh chỉ cần tái hiện lại những kiến thức được ghitrong vở ghi là được điểm cao

+ Kiến thức kiểm tra chủ yếu là kiến thức lý thuyết, rất ít câu hỏikiểm tra về kĩ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào giải quyết nhữngvấn đề thực tiễn trong cuộc sống

+ Các hình thức kiểm tra ở bộ môn Sinh học còn rất kinh điển, đơnđiệu cứng nhắc, thiếu sáng tạo như:

Trang 15

- Kiểm tra miệng (Kiểm tra nói): Đây là hình thức kiểm tra phổ

biến đối với giáo viên sinh học, thường tiến hành trước khi học bài mới, ítkhi kiểm tra trong khi dạy bài mới Hình thức kiểm tra này chỉ kiểm trađược mức độ ghi nhớ máy móc học bài trước, chưa phát huy được tínhtích cực sáng tạo của học sinh, số lượng học sinh được kiểm tra nói trongmột tiết học là rất hạn chế, vì vậy rất lãng phí thời gian, hiệu quả kiểm trarất thấp

- Kiểm tra viết(kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kì)

+ Kiểm tra 15 phút được tiến hành trước hoặc sau khi học song bàimới Các câu hỏi kiểm tra thường là những câu hỏi ghi nhớ máy móc, ítcâu hỏi suy luận và câu hỏi về thực hành

+ Kiểm tra 1 tiết được tiến hành trước hoặc sau khi học mộtchương hoặc một số bài, kiểm tra học kỳ I, học kỳ II thường được giớihạn kiến thức trong một học kỳ hoặc ở một số bài nhất định Các câu hỏikiểm tra viết này vẫn thường là những câu hỏi ghi nhớ, có câu hỏi về thựchành và vận dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng trong thựctiễn cuộc sống nhưng rất hạn chế Do cách ra đề kiểm tra và đánh giá nhưhiện nay cho nên giáo viên sinh học cũng chỉ chủ yếu dạy theo phươngpháp thuyết trình, minh hoạ, dạy chay, ý giáo viên dạy thực hành vì họnghĩ có bao giờ thi hay kiểm tra thực hành Việc kiểm tra giữa học kỳ IIhiện nay ở lớp 9 là bài thực hành thì lại bị thay bởi bài kiểm tra 1 tiết về

lý thuyết…

Nói chung phần lớn ở các trường THCS, việc kiểm tra để đánh giátrong bộ môn Sinh học hiện nay vẫn là thầy độc quyền đánh giá, tròkhông được tự đánh giá Mặt khác đánh giá bằng hình thức kiểm tra trênvẫn chưa ngăn chặn được những biểu hiện thiếu trung thực khi làm bàinhư nhìn bài, nhắc bài cho bạn…chưa khuyến khích được tư duy năngđộng sáng tạo, phát huy tính tích cực học tập của học sinh; chưa đáp ứngđược mục tiêu dạy học của bộ môn Sinh học; chưa đáp ứng được yêu cầuđổi mới của sách giáo khoa; chưa kiểm tra được kĩ năng thực hành vậndụng giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống

2 Xác định mục đích của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học:

* Về mặt lý luận dạy học:

- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạyhọc, phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh kịp thời điềuchỉnh hoạt động học

- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập củamỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹnăng tự đánh giá giúp học sinh tự nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyếnkhích, động viên thúc đẩy học sinh học tập

- Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh,điểm yếu, tự điều chỉnh mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấukhông ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học

Trang 16

* Về mặt quản lý: Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên và cấp quản lý

xử lí hoặc xác nhận năng lực của người học để cấp văn bằng chứng chỉ

Như vậy: Kiểm tra đánh giá có mục đích:

- Cung cấp thông tin phản hồi (thông tin ngược) thường xuyên cho

học sinh về những thiếu hụt trong trình độ và năng lực của họ để cải tiếnviệc học

- Cung cấp thông tin phản hồi giúp giáo viên tự đánh giá về mụctiêu, nội dung, phương pháp dạy học để điều chỉnh việc dạy nếu cần

- Cung cấp phản hồi làm cơ sở cho việc chứng nhận của nhà trường

và xã hội như: Xác định mức phân loại học tập (đạt, chưa đạt…), cấp

chứng chỉ

3 Những biện pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học:

Qua tìm hiểu thực tế để thực hiện công bằng khách quan trongkiểm tra đánh giá học sinh cần đáp ứng yêu cầu sau:

- Tích cực cải tiến các hình thức kiểm tra truyền thống phát triểncác loại hình TNKQ

- Dùng phương tiện hiện đại ( máy phôto, máy vi tính, đèn chiếu )

hỗ trợ giáo viên trong khâu ra đề chấm bài

- Đảm bảo nghiêm túc trong khâu ra đề, coi thi và chấm thi

- Đề thi, kiểm tra phải phủ kín nội dung môn học, kiểm tra đượckhả năng nhận thức của học sinh ở nhiều mức độ: Nhớ, thông hiểu, vậndụng, nâng cao

- Nên xây dựng ngân hàng đề thi sử dụng cho các khối học bậc họchạn chế vừa dạy vừa ra đề

Xuất phát từ những yêu cầu trên thì việc áp dụng phương phápTNKQ và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là rất cần thiết

Chương II: Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng nhiều lựa chọn, trong kiểm tra đánh giá kết quả học sinh.

1 Khái niệm về câu hỏi TNKQ

Trắc nghiệm khách quan: Là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câuhỏi có kèm theo những câu trả lời sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho họcsinh một phần hay tất cả các thông tin cần thiết và yêu cầu học sinh phảichọn câu trả lời hoặc chỉ điền thêm một vài từ được xem là khách quan vìchúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm không phụ thuộc vào ýkiến đánh giá của người chấm

Theo giáo sư Trần Bá Hoành TNKQ là hình thức đặc biệt để thăm

dò một số đặc đặc về năng lực, trí tuệ của học sinh (thông minh, trí nhớ, tưởng tưởng, chú ý ) hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo

của học sinh thuộc một chương trình nhất định

TNKQ có thể chia làm nhiều loại: Đúng - sai, ghép đôi, điềnkhuyết, loại câu hỏi nhiều lựa chọn Mỗi loại đều có những ưu nhượcđiểm riêng Trong đó kiểu câu nhiều lựa chọn được sử dụng phổ biến hơn

Trang 17

cả vì chúng có nhiều ưu điểm, cấu trúc đơn giản, dễ xây dựng thành cácbài thi, kiểm tra, dễ chấm điểm Loại câu trắc nghiệm thường dùng nhất làloại có 4 hoặc 5 phương án trả lời, đủ để làm giảm xác xuất do ngẫunhiên Đồng thời câu hỏi cũng không quá phức tạp để thiết kế xây dựng.

Chính vì vậy, tôi chọn câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn 4 phương ántrả lời để KT- ĐG kết quả học tập của học sinh

2 Những quy tắc xây dựng câu hỏi TNKQ dạng nhiều lựa chọn:

Câu hỏi TNKQ dạng nhiều lựa chọn gồm 2 phần: Phần dẫn và phầnlựa chọn

- Phần dẫn: Là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh, phầndẫn phải tạo sự căn bản cho sự lựa chọn bằng cách đặt ra một vấn đề haymột ý tưởng rõ ràng sao cho học sinh biết được câu trắc nghiệm muốn hỏiđiều gì?

- Phần lựa chọn: Gồm nhiều phương án trong đó chỉ có mộtphương án đúng, những phương án còn lại là phương án “ gây nhiễu”

a) Quy tắc lập câu dẫn

- Phần dẫn là câu hỏi hoặc câu bỏ lửng chưa hoàn chỉnh

- Câu dẫn là phần chính của câu hỏi đưa ra các vấn đề cần giảiquyết Vì vậy cần phải diễn đạt nội dung rõ ràng đưa ra đầy đủ thông tincần thiết để học sinh hiểu ý đồ câu hỏi Không nên đưa nhiều ý vào trongmột câu hỏi

- Đảm bảo phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành câuđúng ngữ pháp

- Tránh dùng câu dẫn mang tính phủ định, nếu dùng phải gạch dưới

hoặc in đậm chữ “không” nhắc học sinh thận trọng khi trả lời.

- Nhiều câu hỏi trắc nghiệm được cùng xây dựng trên một lượngthông tin: Một đoạn văn, một sơ đồ thì phải chọn câu dẫn sao cho có sựliên quan những thông tin đó, câu nọ độc lập với câu kia chứ không có sựphụ thuộc vào nhau

- Không nhồi nhét quá nhiều tư liệu không thích hợp vào trong câudẫn

- Những từ chung cho câu lựa chọn nên chuyển lên phần cấu trúccủa câu dẫn

- Là câu dẫn, cần tránh dùng từ mang tính chất gợi ý hoặc tạo đầumối không thích đáng về mặt văn phạm

Trang 18

- Soạn càng nhiều câu nhiễu có vẻ hợp lý và có sức thu hút ngườithi thì càng tốt Tạo câu nhiễu dựa trên những khái niệm chung hay nhữngkhái niệm sai.

- Trích các câu nhiễu ở trình độ cao hơn so với câu trả lời đúng

- Không nên dùng loại câu trả lời “không một câu trả lời đúngcả”hoặc “tất cả các câu này đều đúng” hay “ em không biết” trong cáccâu để lựa chọn

- Cách sắp xếp câu trả lời đúng theo thứ tự ngẫu nhiên tránh để ở vịtrí tương ứng như nhau ở mỗi câu hỏi

3 Quy trình ra đề kiểm tra:

Gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập của học sinhsau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộchương trình một lớp, một cấp học

Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học

Để xây dựng đề kiểm tra tốt cần xác định chi tiết các mục tiêugiảng dạy, thể hiện ở năng lực hành vi hay năng lực cần phát triển ở họcsinh như là kết quả của việc dạy học

Mục tiêu giáo dục ở THCS thường phát triển theo 3 lĩnh vực: Kiếnthức, kỹ năng, thái độ.Trong đó kiến thức, kỹ năng thể hiện rõ ở mức độ:nhận biết, thông hiểu, vận dụng ( theo Bloom)

+ Nhận biết: Ghi nhớ những sự kiện, khái niệm được cụ thể hoábằng động từ như: Mô tả, sắp xếp, nêu lên, phân biệt…

+Thông hiểu: Hiểu các tư liệu đã học được cụ thể hoá như giảithích, minh hoạ, phán đoán

+Vận dụng: Biết khái quát hoá vào tình huống cụ thể nhưng: Hãychỉ rõ, vận dụng kiến thức, sử dụng phương pháp…Lý luận để tìm ra vấn

đề mới

Bước 3: Thiết lập ma trận 2 chiều

Lập một bảng có 2 chiều, một chiều thường là nội dung hay mạchkiến thức chính cần đánh giá, một chiều là mức độ nhận thức của họcsinh Lĩnh vực nhận thức của học sinh thường được chia thành 6 mức độnhận thức khác nhau như: Nhận biết, thông hiểu, ứng dụng, phân tích,tổng hợp và đánh giá Đối với học sinh THCS thường đánh giá mức độnhận thức ở 3 mức độ đầu là: nhận biết, thông hiểu và ứng dụng

Trong thiết lập ma trận của ma trận của đề kiểm tra được tiến hànhtheo các bước sau:

+ Xác định số lượng các câu hỏi sẽ ra trong một đề kiểm tra: Cáccâu hỏi trong một đề kiểm tra 15 phút khoảng 2 đến 3 câu (tuỳ theo đó làcâu hỏi tự luận hay là câu hỏi trắc nghiệm khách quan), các câu hỏi kiểmtra 1 tiết khoảng 7 đến 8 câu (trong đó câu hỏi tự luận chiếm khoảng 60-70%).

Ngày đăng: 10/07/2014, 18:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tác giả Huỳnh Văn Hoài - Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập Sinh học 9 - nhà xuất bản Giáo Dục Khác
2. Tác giả Trần Kiều ( chủ biên ) năm 2004 - Bước đầu đổi mới kiểm tra - đánh giá kết quả học tập các môn học của học sinh lớp 6,7,8 Khác
3. Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Mai ( chủ biên ) năm học 2004 - sinh lý học động vật và người - nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Khác
4. Phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Quang Mai ( chủ biên ), Trần Thuý Nga, Quách Thị Tài năm 2000 - giải phẫu sinh lý người nhà xuất bản Giáo Dục Khác
6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV THCS chu kì III (2004-2007) môn Sinh học, quyển 1- Nhà xuất bản giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w