1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát huy tính tích cực của học sinh

4 458 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 200 KB

Nội dung

Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy môn Sinh học Thứ sáu - 05/07/2013 09:19 • • • Trong số này, Tạp chí trích giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm xếp loại B cấp Ngành năm học 2011-2012 môn Sinh học lớp 8 của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoài – Giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Đan Phượng với đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh học lớp 8”. Một góc thực hành môn Sinh học Nhiệm vụ của môn Sinh học lớp 8 là cung cấp cho HS những kiến thức về hình thái cấu tạo, các cơ chế sinh lý diễn ra trong cơ thể con người trong mối quan hệ với môi trường từ đó có biện pháp giữ gìn cơ thể. Do vậy phương pháp đặc thù của bộ môn là quan sát, thực hành thí nghiệm. Việc quan sát nghiên cứu vật sống, mô hình, mẫu mổ hoặc hình vẽ, học sinh sẽ phát hiện ra những thông tin. Tuy nhiên tranh vẽ, sơ đồ, mẫu mổ hay mô hình chỉ giúp HS phát hiện ra những thông tin về hình thái, giải phẫu của cơ thể người, mà không giúp học sinh phát hiện những cơ chế sinh lý của cơ thể. Do vậy trong những giờ học có kiến thức về các hiện tượng và các hoạt động sinh lý, để học sinh hiểu bài, GV thường phải giảng giải nhiều, học sinh phải nghe nhiều, giờ học trở nên nặng nề. Để tránh tình trạng này, nhiều năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoài đã đổi mới phương pháp dạy học bằng cách áp dụng một số biện pháp cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của HS, nâng cao hiệu quả giờ học môn sinh học 8. Các biện pháp cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy học: - Biện pháp 1: Chuẩn bị bài tốt cho mỗi giờ lên lớp: a) Chuẩn bị của giáo viên + Xác định mục tiêu bài học: Giáo viên phải xác định được khi học xong bài, học sinh cần nắm được những kiến thức, kĩ năng gì? Thái độ của học sinh ra sao? + Thiết kế các hoạt động dạy học: Dựa vào mục tiêu bài học giáo viên phải hình dung ra bài học gồm mấy hoạt động? Mỗi hoạt động được tổ chức như thế nào? Với thời gian là bao nhiêu? Cho học sinh hoạt động cá nhân, hợp tác trong nhóm hay thảo luận cả lớp? + Soạn hệ thống câu hỏi và phiếu học tập phù hợp với các đối tượng học sinh. Các câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, gây hứng thú, thu hút chú ý, kích thích tìm tòi, gợi cách suy nghĩ, kiểm tra, đánh giá. Các câu trả lời cô đọng, súc tích. + Làm việc trên máy với các phần mềm tin học: PowerPoint, Window movie maker,…tạo ra các thông tin có tính hệ thống trên các Slide (trang trình chiếu). + Sưu tầm, thu thập những thông tin cần thiết như hình ảnh, video clip hay những thông tin có tính thời sự và phù hợp với bài giảng để đưa vào các slide sao cho phù hợp. + Tạo các hiệu ứng trên các slide để khi trình chiếu các kiến thức, câu hỏi, câu trả lời, các hình ảnh được lần lượt hiện ra theo đúng ý tưởng ban đầu. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra. + Chuẩn bị các phương tiện dạy học trước khi lên lớp: Máy vi tính, máy chiếu, bảng phụ, tranh, mô hình, b) Chuẩn bị của học sinh: + Học bài cũ theo hướng dẫn. + Chuẩn bị bài mới. Biện pháp 2: Mở đầu bài giảng một cách hấp dẫn Trong một bài giảng, điều gây ấn tượng nhất là mở đầu bài giảng. Trong vài phút ngắn ngủi, nếu ta mở bài tốt sẽ thực sự gây chú ý, hứng thú cho HS. Vậy làm thế nào để mở bài cho tốt? Muốn mở bài tốt, giáo viên phải xác định được mục tiêu bài học, sau đó suy nghĩ để có thể mở bài một cách ngắn gọn nhưng trong đó phải thiết lập được mối quan hệ giữa những điều các em đã biết (qua bài học cũ, qua thực tế) với bài mới, đồng thời đưa ra mục tiêu bài học nhằm kích thích trí tò mò, khao khát tìm hiểu những điều mới lạ đang sắp mở ra trước mắt. Ngoài ra khi mở bài cần chú ý thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Tạo được không khí thân thiện ngay từ đầu là hết sức quan trọng, nó sẽ tạo ra không khí cởi mở giữa người dạy và người học. Có sự tôn trọng lẫn nhau, người học mới ý thức được vai trò của mình, từ đó tham gia vào bài học mới một cách tự tin, phấn khởi. Biện pháp 3. Nêu rõ mục tiêu bài học cho học sinh trước khi giảng bài mới. - Đối với người học: Mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp cho học sinh có khái niệm rõ ràng về những điều mà học sinh phải đạt được để cố gắng nỗ lực, phấn đấu đạt tới. -Đối với người dạy: Khi mục tiêu được xác định rõ ràng sẽ giúp giáo viên luôn bám sát những điều mà họ phải dạy, luôn nhắc nhở họ phải dạy chính xác những điều học sinh cần phải đạt chứ không dạy miên man tùy tiện. -Đối với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thì khi mục tiêu học tập được xác định rõ ràng sẽ là chuẩn để học sinh tự đánh giá được mình và giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh được dễ dàng hơn và chính xác hơn. Biện pháp 4: Tăng cường sử dụng CNTT hỗ trợ các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn Sinh học. Phương pháp đặc thù học tập môn Sinh học 8 là phương pháp quan sát và thực hành thí nghiệm. Việc sử dụng CNTT để hỗ trợ hai phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao rất cao trong việc tạo chú ý học tập gây hứng thú cho học sinh tự lực tìm tòi, phát hiện kiến thức. CNTT có thể làm động hóa các sơ đồ, tranh vẽ vì vậy giúp học sinh dễ dàng quan sát và tìm kiến thức một cách nhanh chóng. Ví dụ 1: Bài 6- Phản xạ có hình vẽ 6-2 mô tả cung phản xạ. Dùng CNTT để động hóa sơ đồ này sẽ giúp học sinh dễ dàng thấy được đường đi của xung thần kinh trong một cung phản xạ, các thành phần của cung phản xạ. Ví dụ 2: Bài 47-Đại não có hình 47-1,2,3 mô tả cấu tạo của đại não nhìn từ các phía. Sử dụng hiệu ứng của phần mềm PowerPoint để làm xuất hiện dần dần các khe, các rãnh, đường liên bán cầu, đường dẫn truyền sẽ giúp học sinh dễ dàng thu nhận các thông tin về cấu tạo của đại não. CNTT cung cấp thêm những đoạn video clip về cấu tạo, hoạt động của các cơ quan nhằm khắc phục hạn chế của SGK khi chỉ có thể mô tả được hoạt động của các cơ quan, các quá trình sinhcủa cơ thể, bằng kênh chữ, và hình ảnh tĩnh. Ví dụ 1. Bài 7- Bộ xương có phần III.Các khớp xương . Ở phần này giáo viên phải làm cho học sinh thấy được dựa vào khả năng cử động của khớp mà người ta chia khớp thành 3 loại: Khớp động, khớp bán động, khớp bất động. Thế nhưng SGK chỉ mô tả được cấu tạo của 3 loại khớp qua hình 7-4, chứ không mô tả được khả năng cử động của khớp. Vì thế dùng máy chiếu để chiếu cho học sinh xem những đoạn video clip mô tả hoạt động của từng loại khớp học sinh sẽ tìm ngay được những kết luận cần thiết và nhớ bài rất nhanh. Vi dụ 2. Bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch. Ở phần I của bài có Sơ đồ 14-1,2,3,4 mô tả 3 hoạt động chủ yếu của bạch cầu nhằm bảo vệ cơ thể khi bị vi khuẩn, vi rút tấn công. Nếu thay thế các sơ đồ trên bằng cách chiếu video clip mô tả 3 hoạt động của bạch cầu sẽ vô cùng hấp dẫn và sinh động. Hoặc có thể sử dụng đoạn phim về hoạt động của phổi và lồng ngực trong bài “Hoạt động hô hấp”, phim về các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp trong bài “Vệ sinh hô hấp”, phim nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản trong bài “Tiêu hóa ở khoang miệng”, phim cơ chế thu nhận sóng âm trong bài “Cơ quan phân tích thính giác”, vv…… Biện pháp 5: Vận dụng các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá. Đánh giá là một khâu quan trọng trong giảng dạy vì nó giúp cho giáo viên có thông tin phản hồi về mức độ mà học sinh đã đạt được so với mục tiêu đề ra, mặt khác qua đánh giá giáo viên có thể có được thông tin về phương pháp dạy học của mình có hợp lý hay không để kịp thời điều chỉnh. Có nhiều phương pháp để đánh giá học sinh nhưng phương pháp trắc nghiệm ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học vì nó tiện lợi, ít tốn thời gian và đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá. Có nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm khác nhau: *Trắc nghiệm đa phương án. Cấu trúc của câu hỏi trắc nghiệm đa phương án gồm hai phần là phần cốt lõi và phần trả lời. • Phần cốt lõi có hai dạng có thể là một câu khuyết hoặc một câu hỏi hoàn chỉnh để nêu vấn đề. • Phần trả lời bao gồm 1 đáp án đúng và các đáp án không đúng (Các câu gây nhiễu) để học sinh lựa chọn và trả lời. * Trắc nghiệm ghép đôi: Cấu trúc gồm: -Tiền đề là một bộ các mệnh đề hoàn chỉnh về một sự việc nào đó hoặc những câu hỏi, thường được bố trí ở bên trái của tờ trắc nghiệm. - Phần thứ hai là danh mục các trả lời được bố trí bên phải tờ trắc nghiệm * Trắc nghiệm điền khuyết: Cấu trúc: Gồm các câu đưa ra không hoàn chỉnh, từ kiến thức đã học, tìm các từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Biện pháp 6. Tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm. Trong hoạt động nhận thức, nỗ lực của mỗi cá nhân học sinh là chưa đủ, cần có sự tham gia của nhiều người, do đó cần phải tổ chức cho học sinh hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ. Việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm gồm các bước: -Làm việc chung cả lớp. + Giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. + Tổ chức nhóm, nêu nhiệm vụ nhận thức. + Hướng dẫn làm việc, hạn chế thời gian. - Làm việc theo nhóm: + Phân công trong nhóm. + Cử nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm. + Cử thư ký ghi chép, trình bày ý kiến của nhóm. - Thảo luận tổng kết trước lớp. + Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả. +Thảo luận chung + Giáo viên tổng kết, giúp học sinh hoàn thiện và đặt vấn đề tiếp theo. Phương pháp dạy học theo nhóm được tổ chức tốt sẽ có ý nghĩa rất tích cực, tạo điều kiện cho nhiều người tham gia, tạo cho mỗi cá nhân học hỏi được kiến thức từ các bạn. Phát triển cho học sinh các kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội (như nghe, nói, tranh luận, lãnh đạo…) hiểu thêm về bản thân (tự đánh giá), về bạn bè, thông qua việc trao đổi, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Biết lắng nghe, làm theo quy định và sự phân công của nhóm. Tạo điều kiện cho mỗi người có thể tự thích ứng dần với sự phân công lao động hợp tác của cộng đồng trong tương lai. Việc áp dụng các biện pháp trên vào các tiết học giúp giờ học sôi nổi, hiệu quả hơn, học sinh hứng thú, tự tin hơn trong học tập. Các em đã được tham gia tích cực trong cả quá trình học tập, từ việc tham gia xây dựng tìm kiến thức mới đến việc vận dụng giải thích vào thực tế, vì thế học sinh nhớ lâu, nhớ chính xác, có hệ thống và yêu thích học môn Sinh học hơn, kết quả học tập được nâng lên rõ rệt. . Hoài – Giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh – Huy n Đan Phượng với đề tài: “Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy sinh. Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy môn Sinh học Thứ sáu - 05/07/2013

Ngày đăng: 11/03/2014, 14:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhiệm vụ của môn Sinh học lớp 8 là cung cấp cho HS những kiến thức về hình thái cấu tạo, các cơ chế sinh lý diễn ra trong cơ thể con người trong mối quan hệ với mơi trường từ đó có biện pháp giữ gìn cơ thể - phát huy tính tích cực của học sinh
hi ệm vụ của môn Sinh học lớp 8 là cung cấp cho HS những kiến thức về hình thái cấu tạo, các cơ chế sinh lý diễn ra trong cơ thể con người trong mối quan hệ với mơi trường từ đó có biện pháp giữ gìn cơ thể (Trang 1)
Ví dụ 1: Bài 6- Phản xạ có hình vẽ 6-2 mơ tả cung phản xạ. Dùng CNTT để động hóa sơ đồ này sẽ giúp học sinh dễ dàng   thấy   được   đường   đi   của   xung   thần   kinh   trong   một   cung   phản   xạ,   các   thành   phần   của   cung   phản   xạ - phát huy tính tích cực của học sinh
d ụ 1: Bài 6- Phản xạ có hình vẽ 6-2 mơ tả cung phản xạ. Dùng CNTT để động hóa sơ đồ này sẽ giúp học sinh dễ dàng thấy được đường đi của xung thần kinh trong một cung phản xạ, các thành phần của cung phản xạ (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w