1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn vật lí lớp 9

30 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 272 KB

Nội dung

1 I. TÊN ĐỀ TÀI PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 9 II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cần phải có những con người có kiến thức, có trình độ, có khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại. Muốn như vậy, ngay từ đầu các cấp học giáo viên cần phải trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, trang bị cho học sinh từ ý thức học tập, năng lực tự học, tự trao dồi, tìm kiếm kiến thức mới. Trên cơ sở đó học sinh có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào cuộc sống và lao động. Với yêu cầu trên mỗi giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên còn phải hình thành cho học sinh năng lực hoạt động, năng lực tư duy sáng tạo. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức, thu thập kiến thức. Từ đó xử lí được các vấn đề đặt ra trong khoa học và đời sống một cách hợp lí. Kiến thức và kỹ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực của học sinh. Nhưng với trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật với điều kiện tiếp cận thông tin như hiện nay, thì năng lực đạt được kiến thức và xử lý thông tin trở nên vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học đã trở thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy học. Nhờ đặc điểm của môn Vật lí và mối liên hệ chặt chẽ những kiến thức Vật lí với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà việc giảng dạy Vật lí ở trường tạo ra rất nhiều khả năng để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Trong chương trình Vật lí THCS dạy học theo hướng tích cực không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào đó là các phương 2 pháp mới. Các phương pháp dạy học truyền thống, với nét đặc trưng cơ bản là cung cấp những tri thức khoa học dưới dạng có sẵn đều có mặt tích cực của nó. Nếu giáo viên biết tìm cách cải tiến để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học thì sẽ làm cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và luôn có niềm đam mê thích được nghiên cứu học tập, luôn yêu thích học tập môn Vật lí. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí nhằm giúp học sinh có thêm nhiều phương pháp học tập tốt, lĩnh hội được toàn bộ các kiến thức trong các giờ học, từ đó vận dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi đã chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí lớp 9” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Trong giờ dạy môn Vật lí giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức, hay giải những bài tập có sẵn trong SGK mà phải giúp cho học sinh hiểu rằng các thành tựu khoa học ngày nay có những đóng góp không nhỏ của Vật lí. Nền văn minh mà nhân loại có được không thể thiếu những công trình, những nghiên cứu khoa học của các nhà Vật lí vĩ đại như: Aristotle, Ixac Newton, Kepler, Anbe Anhxtanh… Giáo viên nên giới thiệu và kể nhiều về các câu chuyện liên quan đến môn Vật lí, bởi khi đó sẽ kích thích tính tò mò, ham muốn tìm hiểu những cái mới của học sinh, khuyến khích học sinh tìm đọc nhiều hơn tài liệu môn Vật lí. Từ đó học sinh hiểu rằng môn Vật lí không phải môn học khô khan và khó hiểu, mà nó là một môn học rất lý thú, là một môn khoa học để khám phá thế giới và tầm ảnh hưởng của nó đến đời sống hằng ngày của chúng ta là rất lớn. Ở lứa tuổi này nhiều học sinh có tâm lý rụt rè, không thích tạo sự chú ý nên thường thụ động trong giờ học, ngại phát biểu, ít trao đổi trong hoạt động nhóm vì thế đa số học sinh chọn phương án ngồi nghe giáo viên giảng một cách thụ động, không hề phát biểu hay có một phản hồi nào khác dù hiểu hay chưa hiểu, 3 từ đó tạo nên thói quen không chịu suy nghĩ và làm cho giờ học không sôi nổi và hiệu quả thấp. Vì vậy giáo viên cần thay đổi cách học đó của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, khuyến khích đặt câu hỏi xây dựng bài học, mạnh dạn thảo luận xây dựng các phương án thực hành trong hoạt động nhóm. Từ đó học sinh luôn có niềm đam mê với khoa học nhiều hơn, đặc biệt luôn yêu thích môn học Vật lí. 3. Những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 9/2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Duy Nghĩa – Duy Xuyên – Quảng Nam. b) Thời gian nghiên cứu Từ tháng 9 đến tháng 3 năm học 2013 -2014. c) Phạm vi nghiên cứu Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí lớp 9/2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – Duy Xuyên – Quảng Nam. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong giờ học môn Vật lí lớp 9/2 từ tháng 9 đến tháng 3 năm học 2013 – 2014. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học. Trong đó hoạt động dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh kiến thức có sẵn và những kinh nghiệm xã hội mà còn góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo. Mục tiêu của bài viết này là tôi muốn giúp cho học sinh từ những học sinh có học lực trung bình, thậm chí học sinh yếu đều tích cực và ham học tập, biết vận dụng phương pháp học tập có hiệu quả nhất đối với bản thân. Qua đó học sinh nắm được vững vàng kiến thức Vật lí, rèn khả năng tư duy lô gíc và lý luận 4 thực tế. Hơn nữa rèn luyện tính năng động, sáng tạo, cách làm việc khoa học. Đó là những phẩm chất của người ham nghiên cứu khoa học, ham học tập… phải được hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tình hình Cơ cơ sở vật chất nhà trường khang trang, phòng học và phòng thí nghiệm thực hành kiên cố, sạch sẽ, đúng qui cách, có đồ dùng dạy học, dụng cụ thí nghiệm thực hành đầy đủ cho từng tiết dạy; Giáo viên được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kiến thức phong phú. Luôn thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong soạn, giảng làm cho tiết dạy thêm sinh động. Trong giờ học thí nghiệm thực hành giáo viên phát huy tối đa đồ dùng dạy học hiện có; Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, dụng cụ học tập đầy đủ và nhu cầu nhận thức của học sinh càng phát triển tích cực. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Mỗi môn học có một đặc trưng riêng. Môn Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm. Các vấn đề mà môn Vật lí nghiên cứu đều là những vấn đề liên quan đến các hiện tượng, quy luật, trong cuộc sống, trong lao động. Nắm được khoa học kỹ thuật vừa giúp cho học sinh có cơ sở để đạt được những mục đích, yêu cầu đã đề ra ở trên, đồng thời giúp cho học sinh có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. a) Thuận lợi Đề tài được Hội đồng khoa học nhà trường duyệt và cho áp dụng nghiên cứu thực hiện ngay từ đầu năm học; Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn và sự nhiệt tình cộng tác của các đồng nghiệp trong trường; Bản thân luôn năng nổ, tích cực áp dụng đề tài trong từng tiết dạy trên lớp; 5 Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép có nhiều cố gắng muốn được vươn lên nhiều hơn nữa trong học tập. b) Khó khăn Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là một trường thuộc vùng bãi ngang ven biển, nằm trong vùng dự án, đời sống kinh tế phần lớn nhiều hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn ngoài thời gian học tập tại trường học sinh còn tranh thủ thời gian để phụ giúp công việc cho gia đình nên ảnh hưởng không nhỏ đến công việc học tập; Đối với môn học Vật lí là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi từ các thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng. Từ đó phân tích, rút ra nhận xét, kết luận, hình thành kiến thức mới. Đặc biệt là nhiều kiến thức liên quan đến những hiện tượng hàng ngày học sinh thường gặp, cũng như những kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, khi dạy những kiến thức mới giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt các hoạt động thí nghiệm thực hành, để rút ra nhận xét, kết luận theo yêu cầu của bài học. Nếu không học sinh thường có những suy nghĩ, phán đoán theo kiểu cảm tính về những hiện tượng được nghiên cứu. Và điều này sẽ tạo nên những khó khăn trong việc hình thành kiến thức mới cho học sinh; Học sinh trong lớp không đồng đều, có sự chênh lệch về nhận thức rất rõ rệt, đặc biệt nhận thức về môn học tự nhiên. Lý do là các em chưa biết phương pháp học tập, rỗng kiến thức nên sinh ra chán học, không muốn đầu tư thời gian, tâm huyết vào việc tìm tòi khám phá. Không chỉ vậy mà còn có một số học sinh chưa yêu thích môn học. Điều đó thể hiện ở một số kết quả khảo sát đầu năm đối với bộ môn Vật lí như sau: Khảo sát chất lượng đầu năm học: Năm học Lớp Số lượng Yếu kém T. bình Khá giỏi TB SL TL SL TL SL TL SL TL 6 13 - 14 9/2 30 9 30% 11 36,7% 10 33,3% 21 70% V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí. Tôi đã nghiên cứu, phân loại và áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí lớp 9. Các phương pháp này được vận dụng phù hợp cho từng nội dung, từng bài dạy, đã đem lại hiệu quả tích cực đối với giáo viên và học sinh của lớp nghiên cứu áp dụng đề tài. Các Phương pháp đó là: Phương pháp dạy học thí nghiệm Vật lí; Phương pháp dạy học thực nghiệm Vật lí; Phương pháp dạy học theo nhóm; Phương pháp dạy học một hiện tượng Vật lí; Phương pháp dạy học một đại lượng Vật lí; Phương pháp dạy học một định luật Vật lí; Phương pháp dạy học tiết bài tập Vật lí. Với các phương pháp đó cần phải áp dụng phù hợp cho từng nội dung, từng bài dạy. Không chỉ vậy còn phải thực hiện theo đúng tiến trình thì mới đem lại hiệu quả cao trong từng tiết dạy. 1. Phương pháp dạy học thí nghiệm Vật lí Quy luật của quá trình dạy học là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, song quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Vật lí là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Các dụng cụ thí nghiệm là một trong những phương tiện thể hiện phương pháp dạy học tích cực trong các giờ học thí 7 nghiệm, trong đó thí nghiệm phải kích thích được hứng thú óc sáng tạo của học sinh. Muốn đạt được điều đó giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ nội dung bài dạy, các dụng cụ và các bước thí nghiệm sẽ làm trước khi giảng dạy. a) Tiến trình hoạt động - Phải cho học sinh thảo luận để hiểu rõ được mục tiêu của thí nghiệm, từ đó tạo ra hứng thú nhận thức thích thực hành thí nghiệm ở học sinh; - Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh tìm hiểu đầy đủ chức năng của từng bộ phận có trong dụng cụ thí nghiệm được sử dụng; - Cho học sinh thảo luận về các bước của việc tiến hành thí nghiệm, những yêu cầu cần quan sát hay đo đạt trong mỗi bước thí nghiệm. Phải chuẩn bị các bảng ghi số liệu thu được từ kết quả thí nghiệm; - Xử lí các kết quả thu được từ thí nghiệm, rút ra mối liên hệ giữa các quan sát, giữa các số liệu, lập biểu đồ, đồ thị… Từ đó rút ra nhận xét, kết luận, hình thành kiến thức mới. b) Lưu ý: Với phương pháp này giáo viên cần phải chuẩn bị thật kĩ thí nghiệm trước khi đưa vào dạy học, cần dự phòng trước các tình huống có thể dẫn tới các thí nghiệm không thành công, từ đó tìm ra nguyên nhân khắc phục. c) Ví dụ: Thí nghiệm để rút ra kết luận về từ tính của nam châm. - Học sinh thảo luận, nêu được mục tiêu của thí nghiệm là khẳng định được nam châm có tính chất từ; - Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm cho học sinh: Kim nam châm, giá đặt kim, thanh nam châm, một số mảnh kim loại bằng sắt, nhôm, đồng; - Học sinh thảo luận các bước tiến hành thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên; - Từ kết quả thí nghiệm thu được: Nam châm có khả năng hút các vật bằng sắt, thép; khi cân bằng kim nam châm luôn đứng tự do theo hướng Nam – Bắc. 8 Từ những kết quả thu được từ thí nghiệm học sinh rút ra kết luận là nam châm có tính chất từ. 2. Phương pháp dạy học thực nghiệm Vật lí Phương pháp thực nghiệm là một phương pháp nhận thức khoa học, được thực nghiệm khi nghiên cứu tìm tòi xây dựng phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm tra. Dựa trên kết quả thí nghiệm để xác lập giả thiết hoặc kiểm tra một giả thiết nào đó. a) Tiến trình hoạt động - Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các hiện tượng Vật lí mà tại thời điểm đó học sinh không thể giải thích được bằng các kiến thức đã có; - Yêu cầu học sinh nêu lên vấn đề cần nhận thức, thường dưới dạng một câu hỏi nhận thức “Tại sao ?”. Nếu yêu cầu vượt quá khả năng của học sinh thì giáo viên chủ động nêu tình huống có vấn đề để học sinh suy nghĩ; - Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh trình bày một giả thuyết dưới dạng một dự đoán khoa học. Giả thuyết này cần được kiểm tra bằng thí nghiệm. Nếu giả thuyết quá khó đối với học sinh thì giáo viên có thể nêu giả thuyết; - Học sinh đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết. Nếu giả thuyết khó thì giáo viên hướng dẫn học sinh mô tả phương án thí nghiệm; - Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã đề ra. Từ kết quả thí nghiệm xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Nếu giả thuyết bị bác bỏ thì phải xây dựng lại, còn nếu được xác nhận thì phát biểu thành định luật hoặc hình thành một lý thuyết Vật lí mới. b) Lưu ý: - Nếu áp dụng toàn bộ các bước thì cần nhiều thời gian. Vì thế chỉ nên áp dụng một số bước hiệu quả nhất; - Tuỳ theo trình độ và khả năng nhận thức của học sinh mà áp dụng các tình huống phức tạp hay đơn giản. 9 c) Ví dụ: Kiểm tra sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn bằng phương pháp thực nghiệm. - Giả thuyết vấn đề đặt ra: Với cùng một hiệu điện thế, cùng một dây dẫn nhưng tại sao dây dẫn càng dài thì bóng đèn sáng yếu hơn? - Vấn đề cần tìm hiểu: Chiều dài của dây dẫn nó có mối liên hệ như thế nào đối với điện trở của dây dẫn, với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn; - Từ các bài học trước, học sinh đã biết điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp. Dựa vào kiến thức này có thể tổ chức cho học sinh dự đoán sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài dây dẫn; - Giáo viên tổ chức cho học sinh suy luận diễn dịch từ trường hợp chung (mắc nối tiếp các điện trở bất kì) cho trường hợp riêng ( mắc nối tiếp các đoạn dây dẫn cùng loại và có cùng chiều dài để có được một dây dẫn có chiều dài lớn gấp hai, ba… lần) và đưa ra các phương án thí nghiệm; - Cuối cùng giáo viên cho học sinh tổ chức tiến hành thí nghiệm kiểm tra để khẳng định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn là đúng. 3. Phương pháp dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. a) Tiến trình hoạt động - Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Giai đoạn này được thực hiện cho cả lớp, bao gồm những hoạt động: + Giới thiệu chủ đề chung, nhiệm vụ chung, những chỉ dẫn cần thiết thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu; + Xác định nhiệm vụ của các nhóm; 10 + Tổ chức phân chia các nhóm và bố trí địa điểm làm việc cho từng nhóm. - Làm việc theo nhóm. Các nhóm tự thực hiện nhiệm vụ được giao, nhóm trưởng tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, thảo luận kế hoạch và các bước tiến hành làm việc. Từ đó tiến hành thực hiện và chuẩn bị báo cáo kết quả trước lớp; - Trình bày kết quả làm việc của mỗi nhóm và đánh giá kết quả. Đại diện mỗi nhóm tiến hành trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp. Kết quả trình bày được cả lớp đánh giá và rút kinh nghiệm, từ đó rút ra kết luận cho việc học tập tiếp theo. b) Lưu ý: Để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy theo nhóm, mỗi giáo viên phải có năng lực lập kế hoạch và năng lực tổ chức hoạt động nhóm. Với học sinh phải được định hướng làm việc thường xuyên, luôn nêu cao ý thức xây dựng hoạt động nhóm. Giáo viên phải nhận xét chính xác về hoạt động tích cực của từng nhóm và các thành viên trong nhóm để phát huy được vai trò của các thành viên học tập trong nhóm. c) Ví dụ: Giao nhiệm vụ cho các nhóm tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm kiểm tra trong bài “Định luật Jun – Len-xơ”. - Giao nhiệm vụ: + Tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm hình 16.1 để so sánh điện năng tỏa ra với nhiệt lượng của nước và ấm thu vào trong quá trình trao đổi nhiệt; + Chia học sinh thành các nhóm, phân công nhóm trưởng; + Yêu cầu các nhóm dựa vào kết quả thu được, nghiên cứu kĩ nội dung vấn đề cần thực hiện, thảo luận và hoàn thành vấn đề cần thực hiện theo nhóm. - Làm việc theo nhóm: Từng thành viên trong nhóm thảo luận, phân tích, tóm tắt dưới dạng các kí hiệu, chuyển đổi các đơn vị đo về đơn vị chuẩn, lập công thức, suy luận giá trị cần tìm, thay số tính toán, biện luận kết quả, ghi vào bảng nhóm. [...]... học sinh khá giỏi tăng lên đáng kể, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm rõ rệt Đây chính là nhờ vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực để phát huy tốt tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh Với kết quả đạt được đã khẳng định được tính hiệu quả của đề tài khi áp dụng vào giảng dạy VII KẾT LUẬN Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong năm học 2013 – 2014 tôi đã vận dụng sáng. .. 2014 đối với 30 học sinh lớp 9/ 2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi đã đạt được một số kết quả nhất định như sau: 1 Đối với giáo viên - Vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong các giờ dạy; - Với sáng kiến này đã định hướng được cho tất cả các đối tượng học sinh một phương pháp học tập có hiệu quả nhất 2 Đối với học sinh - Đa số học sinh nắm được... cực, chủ động sáng tạo của học sinh đã được vận dụng trong năm học 2013 - 2014 đối với học sinh lớp 9/ 2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi trong giờ học môn Vật lí 18 Dưới đây là một giáo án cụ thể được áp dụng một trong các phương pháp trên trong năm học 2013 – 2014 (Giáo án được trình bày cụ thể tại phần Phụ lục) VI KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Việc áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy trong năm học 2013 – 2014... việc dạy học môn Vật lí đối với đối tượng học sinh lớp 9/ 2 của trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Tôi nhận thấy việc áp dụng đề tài này là rất phù hợp đối với đối tượng học sinh lớp 9 Học sinh luôn có niềm đam mê ham thích được nghiên cứu khoa học, thích khám phá những cái mới mà thường ngày các em chỉ mới thấy được vấn đề chứ chưa thể giải thích được hiện tượng đó Trong giờ học lý thuyết, học sinh luôn tích. .. giải của mình trên bảng cho học sinh ghi lại Cách dạy như thế rất tẻ nhạt, nhàm chán đối với các đối tượng học sinh vì không có tác dụng giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn các kiến thức và kỹ năng cần vận dụng, không giúp học sinh phát triển khả năng tự lực, tích cực và sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống mà bài tập đề ra Các phương pháp dạy học trình bày ở trên nhằm phát huy tính tích cực, chủ động. .. 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3 4 1 Phương pháp dạy học thí nghiệm Vật lí 5 2 Phương pháp dạy học thực nghiệm Vật lí 5 3 Phương pháp dạy học theo nhóm 7 4 Phương pháp dạy học một hiện tượng Vật lí 8 5 Phương pháp dạy học một đại lượng Vật lí 9 6 Phương pháp dạy học một định luật Vật lí 10 6 7 7 Phương pháp dạy học tiết bài tập Vật lí VI KẾT QUẢ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN VII... phải đưa ra một đại lượng Vật lí mới để giải thích hiện tượng mới Lúc đó, học sinh hiểu rõ việc đưa ra đại lượng Vật lí mới để làm gì? Để đặc 13 trưng cho tính chất mới nào của sự vật, hiện tượng? Trả lời được câu hỏi đó chính là đã phát hiện được đặc điểm định tính của đại lượng Vật lí - Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng của đại lượng Vật lí; Đặc điểm định lượng của đại lượng Vật lí thường được biểu diễn... lượng, đơn vị đo có trong hệ thức của định Ôm; - Cho học sinh làm bài tập vận dụng ở câu C 3; C4 trang 8 sách giáo khoa để học sinh khắc sâu hơn kiến thức của định Ôm 7 Phương pháp dạy học tiết bài tập Vật lí Bài tập Vật lí sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật Vật lí, những hiện tượng Vật lí Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau, các cách giải khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh... số tính kết quả 5 Rút kinh nghiệm X TÀI LIỆU KHAM KHẢO 28 STT Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản Năm 1 Vũ Quang (Tổng chủ biên) Sách giáo khoa Vật lí 9 NXB-GD 2005 2 Vũ Quang (Tổng chủ biên) Sách giáo viên Vật lí 9 NXB-GD 2005 3 Đoàn Duy Hinh (Chủ biên) Sách bài tập Vật lí 9 NXB-GD 2010 4 Trương Thọ Lương (Chủ biên) Phan Hoàng Văn 5 Bồi dưỡng Vật lí 9 NXB Đà Nẵng 500 Bài tập Vật lí THCS 2005 Đại học. .. tích biểu thức đó, ta sẽ biết được biểu thức đó đặc trưng cho tính chất nào của sự vật, hiện tượng, nghĩa là tìm được đặc điểm định tính của đại lượng Vật lí mới Khi đó, quá trình xây dựng đại lượng Vật lí mới thường đi liền với xây dựng một đại lượng Vật lí đã học - Định nghĩa đại lượng Vật lí; Định nghĩa đại lượng Vật lí có nghĩa là nêu cả đặc điểm định tính và đặc điểm định lượng của đại lượng Vật . nghiên cứu học tập, luôn yêu thích học tập môn Vật lí. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí nhằm giúp học sinh có. TÀI Để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí. Tôi đã nghiên cứu, phân loại và áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động. hàng đầu. Việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học đã trở thành một trong những nhiệm vụ chủ yếu của việc dạy học. Nhờ đặc điểm của môn Vật lí và mối liên

Ngày đăng: 09/10/2014, 21:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w