giáo án 10 CB

60 199 0
giáo án 10 CB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng giáo án Chú ý: Để tìm đến bài cần xem chỉ việc đè chìm “phím Ctrl” + Click chuột vào “tên bài dạy” trong phân phối chương trình là sẽ tìm được vị trí bài giảng cần thiết và phần bài giảng vừa tìm sẽ đổi màu trên phân phối chương trình (Trở về trang đầu bấm tổ hợp phím Ctrl + Home) Vừa tiện lợi, vừa hiệu quả, đỡ mất thời gian PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 10 Năm học: 2009-2010 Số tiết theo khung: - Học kỳ I: - 1 tiết x 16 tuần = 16 tiết - Học kỳ II: - 1 tiết x 16 tuần = 16 tiết Số tiết tăng thêm: - Không Tuần Tiết bộ quy định Tiết sở quy định Tên bài Số tiết tăng PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG 1 1 1 Các cấp độ tổ chức của thế giới sống 2 2 2 Các giới sinh vật PHẦN II: SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 3 3 3 Các nguyên tố hoá học và nước 4 4 4 Cacbonhidrat va lipit 5 5 5 Protein 6 6 6 Axit nucleic 7 7 7 Kiểm tra 1 tiết CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO 8 8 8 Tế bào nhân sơ 9 9 9 Tế bào nhân thực 10 10 10 Tế bào nhân thực 11 11 11 Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 12 12 12 Thực hành: thí nghiệm co và phản co nguyên sinh CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO 13 13 13 Khái quát về năng lượng và chuyển hoá vật chất 14 14 14 Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá VC 15 15 15 Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim 16 16 16 Kiểm tra HKI 17 17 17 Hô hấp tế bào 18 18 18 Quang hợp CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO 19 19 19 Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân 20 20 20 Giảm phân 21 21 21 Thực hành: QS các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành PHẦN III: SINH HỌC VI SINH VẬT CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT 22 22 22 Dinh dưỡng, chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật 23 23 23 Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT 24 24 24 Sinh trưởng của vi sinh vật 25 25 25 Sinh sản của vi sinh vật 26 26 26 Các yêu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vât 27 27 27 Kiểm tra 1 tiết CHƯƠNG III: VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM 28 28 28 Cấu trúc các loài virút.Sự nhân lên của vi rút trong tế bào chủ 29 29 29 Virút gây bệnh. Ứng dụng của virút trong thực tiễn 30 30 30 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch 31 31 31 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật 32 32 32 Kiếm tra học kì II 2 Tuần Tiết PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG BÀI CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Phân biệt được các cấp tổ chức vật chất sống (cấp tổ chức dưới tế bào) và các cấp tổ chức của hệ thống sống (cấp tổ chức từ tế bào trở lên) trong đó các cấp cơ bản của hệ thống sống là: tế bào, cơ thể, quần thể-loài, quần xã-hệ sinh thái, sinh quyển. - Giải thích được các cấp sau bao giờ cũng có tổ chức cao hơn cấp trước đó, mỗi cấp tổ chức của hệ thống sống đều có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng. - Giải thích được mỗi cấp của hệ thống sống đều là hệ thống mở, có khả năng tự điều chỉnh thích nghi cao hơn với điều kiện ngoại cảnh đồng thời là tác nhân tác động lên môi trường ngoại cảnh. 2. Kỹ năng. - Rèn luyện tư duy phân tích-tổng hợp, kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng. 3. Thái độ, hành vi. Chỉ ra được mặc dầu thế giới sống rất đa dạng nhưng lại thống nhất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT. - Thiết bị quy định: tranh vẽ phóng to hình 1 SGK. - Thiết bị tự tạo: III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC. 1. Phần mở bài. Vật chất sống bắt đầu từ các phân tử, torng đó đặc biệt quan trọng là các phân tử axit nucleic, axit amin…nhưng sự sống của cơ thể chỉ bắt đầu từ khi có tế bào, do đó thế giới sống được tổ chức theo các cấp: phân tử → đại phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ thống cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển. 2. Tiến trình bài mới. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học GV giới thiệu các cấp tổ chức vật chất sống. HS đọc SGK đọc lệnh phần I trả lời. - Tổ chức của thế giới sống gồm những tổ chức nào? GV hướng dẫn học sinh đọc SGK cho biết hệ thống sống từ tế bào trở lên có những tổ chức nào? Mỗi cấp có những đặc điểm gì? -> từ cấp tổ chức của sự sống thì cấp độ cơ bản là gì?(tế bào, cơ thể, quần thể-loài, quần xã- hệ sinh thái và sinh quyển). GV cho học sinh đọc nội dung mục II, đặt câu hỏi: Đặc điểm của thế giới sống là gì? Theo thứ bậc thì cấp tổ chức có đặc điểm gì? Lấy một số ví dụ? Giữa cấu trúc và chức năng có quan hệ gì với nhau? Lấy ví dụ? -> Khi nắm được chức năng ta có thể suy ra cấu trúc. I. Các cấp tổ chức của thế giới sống. - Cấp tổ chức dưới tế bào: Các phân tử nhỏ → các đại phân tử hữu cơ → các bào quan của tế bào. - Cấp từ tế bào trở lên: tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của sự sống. Tế bào → mô → cơ quan → cơ thể → quần thể-loài → quần xã-hệ sinh thái → sinh quyển. II. Đặc điểm tổ chức của thế giới sống. 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. Tổ chức sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, cấp dưới làm nền tảng để xây dựng nên cấp tổ chức bên trên. cấp tổ chức cao có những đặc tính nổi trội mà cấp tổ chức dưới không có được. 2. Cấu trúc phù hợp với chức năng. VD: Chức năng của hồng cầu ở người là vận chuyển oxi và cacbonic, vì thế tế bào hồng cầu có cấu tạo hình dĩa (lõm 2 mặt) để tăng diện tích trao đổi với bên ngoài. Cấu trúc  Chức năng 3 GV cho học sinh đọc mục 3, yêu cầu nêu ví dụ về hệ thống mở và tự điều chỉnh. Học sinh đọc trả lời lệnh trong mục 3. Tại sao nếu ăn uống không hợp lý thì sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh? Cơ quan nào trong cơ thể người giữ vai trò chủ đạo trong việc điều hoà cân bằng nội môi? GV củng cố bổ sung: cơ quan giúp cân bằng nội môi: gan cân bằng glucozơ và protein trong huyết tương. thận điều hoà nước và muối khoáng. hệ đệm của cơ thể điều hoà pH của cơ thể. Học sinh đọc mục 4 và trả lời câu hỏi: sự sống được tiếp diễn nhờ vào diều gì? Trong tự nhiên có phải chỉ có sự di truyền của các thế hệ của sinh vật tổ tiên cho thế hệ sau? Vậy thế hệ sau có đặc điểm gì so với thế hệ trước? Sự tiến hoá của sinh vật đã làm cho thế giới sống như thế nào? 3. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. - Mọi cấp tổ chức từ thấp đến cao của thế giới sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo duy trì và điều hoà sự cân bằng động trong hệ thống để tổ chức có thể tồn tại và phát triển. 4. Thế giới sống liên tục tiến hoá Sinh vật sinh sôi nảy nở và không ngừng tiến hoá, tạo nên thế giới sống vô cùng đa dạnh và phong phú. 3. Củng cố. - Tổng kết lại hệ thống sống, cho học sinh xếp lại sơ đồ về các cấp tổ chức của hệ thống sống. - Cho học sinh tổng kết lại bài bằng khung cuối bài. - Sử dụng các câu hỏi cuối bài để kiểm tra lại quá trình tiếp thu bài của học sinh. 4. Bài về nhà. - Trả lời các câu hỏi cuối bài. 4 Tuần Tiết Bài 2 CÁC GIỚI SINH VẬT I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Nêu được 5 giới sinh vật, mối quan hệ về nguồn gốc các giới. - Vẽ được sơ đồ cây phát sinh sinh vật. - Hiểu dược 3 nhánh sinh vật là gì. 2. Kỹ năng. - Vẽ sơ đồ phân bậc các loại. 3. Thái độ, hành vi. - Sinh giới là thống nhất từ một nguồn gốc chung. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT. - Thiết bị quy định: tranh vẽ phóng to hình 2 SGK. - Thiết bị tự tạo: III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀi HỌC. 1. Phần mở bài. - Để nghiên cứu sinh vật và sử dụng sinh vật vào mục đích san xuất và đời sống cần phân loại chúng, phải xắp xếp chúng vào các bậc phân loại, vì dụ như cây là thực vật, con là động vật,…vậy nguyên tắc phân loại theo khoa học là như thế nào, đó là nội dung bài học. 2. Bài cũ. - Hãy nêu các cấp độ tổ chức chính của hệ thống theo thứ tự từ phấp đến cao và mối tương quan giữa các cấp đó? - Tại sao xem tế bào là tổ chức cơ bản của sự sống? - Nêu ví dụ cho thấy cấu trúc và chức năng của các cấp tổ chức của thế giới sống có liên quan mật thiết với nhau như thế nào? - Thế nào là hệ mở, sinh quyền là hệ mở hay kín? 3. Tiến trình bài mới. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học GV cho học sinh đọc nội dung SGK và đặt vấn đề: giới là gì? - Thế giới động vật được phân loại thành các nhóm theo trình tự nào? Học sinh đọc nội dung trả lời. GV sử dụng hình 2 SGK để cho học sinh phân biệt các giới.(từ tổ tiên chung đi ra có mấy nhánh?nhánh thấp nhất là gì?gồm mấy nhóm?) Học sinh quan sát hình nhận xét. GV củng cố thêm. - Giới khởi sinh (monera): gồm các sinh vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng hay dị dưỡng. (VK) - Giới nguyên sinh (protista): gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào đơn giản, sống dị dưỡng (ĐVNS) hoặc tự dưỡng quang hợp (tảo). - Giới thực vật (Plantae): gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống tự dưỡng quang hợp. - Giới nấm (Fungi): gồm các sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng hoại sinh (nấm). - Giới động vật (Animalia): gồm các sinh vật nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng (động vật). Học sinh đọc SGK phần II, tìm đặc điểm I. Giới và lãnh giới. 1. Khái niệm về giới. Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. 2. Hệ thống phân loại sinh vật. a. Hệ thống 5 giới sinh vật. Giới khởi sinh Giới nguyên sinh Giới nấm Giới thực vật Giới động vật b. Hệ thống 3 lãnh giới của sinh vật. - Vi sinh vật cổ (Archaea) - Vi khuẩn (Bacteria) - sinh vật nhân thực (Eukaryota) gồm: giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, và giới động vật. II. Đặc điểm chính của các giới sinh vật. 1. Giới khởi sinh (Monera) - Gồm các vi khuẩn là những sinh vật nhân sơ, đơn bào, sống tự dưỡng, dị dưỡng hoặc kí sinh. - Vi khuẩn cổ là sinh vật xuất hiện sớm nhất, đã từng chiếm ưu thế trên trái đất nhưng tiến hoá theo một nhóm riêng. hiện nay chúng sống trong những diều kiện khắc nghiệt. 5 chính của các giới. Vi khuẩn sống ở đâu?có những hình htức dinh dưỡng nào? giới nguyên sinh gồn sinh vật nào? Hình thức dinh dưỡng ra sao? Học sinh đọc SGK trả lời. Học sinh đọc nội dung mục 3 và trả lời câu hỏi: Đặc điểm chung của giới nấm là gì? Hình thức dinh dưỡng của giới nấm? Lấy ví dụ các dạng nấm? Học sinh đọc mục 4 trả lời câu hỏi: Đặc điểm chung của giới thực vật? Có những ngành nào trong giới này? Tất cả bắt nguồn từ đâu? Vai trò của giới thực vật là gì đối với hệ sinh thái và đôi với con người? Học sinh đọc mục 5 và trả lời câu hỏi: Có những ngành nào trong giới này? Vai trò của giới động vật trong hệ sinh thái và đối với con người? 2. Giới nguyên sinh (Protista) - Tảo: là sinh vật nhân thực. - Nấm nhầy. - Động vật nguyên sinh 3. Giới nấm. - Đặc điểm chung: giới nấm gồm những sinh vật nhân thực, có cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Hình thức sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử. là sinh vật dị dưỡng: hoại sinh, ký sinh hoặc cộng sinh. 4. giới thực vật (Plantea) - Gồm các sinh vật nhân thực, đa bào, sống tự dưỡng quang hợp. phần lớn sống cố định có khả năng cảm ứng chậm. - Giới thực vật cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hoà khí hậu, hạn chế sói mòn, sụt lở, lũ lụt, hạn hán và giữ nguồn nước ngầm, có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái. 5. Giới động vật (Animalia) - gồm các sinh vật nhân thực đa bào, sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển (nhờ cơ quan vận động), có khả năng phản ứng nhanh. - Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên (góp phần làm cân bằng hệ sinh thái) và con người (cung cấp nguyên liệu, thức ăn …) 4. Củng cố. - Hệ thống lại 5 giới sinh vật. - Cho học sinh đọc khung tóm tắt để tổng kết bài. - Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hệ thống phân loại 5 giới với hệ thống 3 lãnh giới. - Học sinh trả lời các câu hỏi sau bài. - Phiếu học tập có thể dùng bảng để cho học sinh điền vào trong lúc tìm hiểu bài. Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm dinh dưỡng Giới khởi sinh Giới nguyên sinh Giới nấm Giới thực vật Giới động vật 5. Bài về nhà. - Trả lời các câu hỏi cuối bài và viết khung tổng kết vào tập. - Cho học sinh làm bài viết ở nhà: Em phải làm gì để bảo tồn đa dạng sinh học?(lấy điểm 15’) 6 Tuần Tiết PHẦN II SINH HỌC TẾ BÀO CHƯƠNG I THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA TẾ BÀO Bài CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Giải thích được tại sao nguyên tố cacbon lại có vai trò quan trọng trong thế giới sống. - Hiểu được thế giới sống mặc dù đa dạng nhưng lại thống nhất về thành phần hoá học (được cấu tạo chỉ từ một nguyên tố sinh học cơ bản). - Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định đến đặc tính lý hoá của nước như thế nào. - Trình bày được vai trò của nước đối với sự sống. 2. Kỹ năng. - Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích - tổng hợp, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. 3. Thái độ, hành vi. - Thấy rõ tính thống nhất của vật chất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT. - Thiết bị quy định: tranh vẽ cấu trúc hoá học của nguyên tử cácbon, phân tử nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn. - Tranh 4.1, 4.2 SGK phóng to. - Thiết bị tự tạo: III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC. 1. Phần mở bài. - Các nguyên tố hoá học chính cấu tạo nên tế bào là gì? - Tại sao tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một nguyên tố nhất định? 2. Bài cũ. - Khái niệm về giới. - Hệ thống phân loại sinh vật? - Đặc điểm chính của các giới sinh vật? 3. Tiến trình bài mới. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học GV cho học sinh đọc nội dung mục I SGK và hỏi: Kể tên các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể người và vỏ trái đất? Nguyên tố nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất? Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N lại là nguyên tố chính cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là nguyên tố khác? Tại sao C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của đại phân tử hữu cơ? (học sinh đọc SGK trả lời) Làm thế nào để biết được nguyên tố đó là cần thiết đối với cây trồng? Trên cơ sở đó giải thích nguyên tố đa lượng (>0,01%) nguyên tố vi lượng (<0,01%) Học sinh đọc lệnh phần i, trả lời. GV cho học sinh đọc SGK và trả lời: Vai trò của các loại muối khoáng? Triệu chứng của những biểu hiện khi cây trồng thiếu hay thừa một nguyên tố nào đó. VD: đối với cây đậu phộng thì cần nhiều lân (phốtpho), vôi (canxi), nhưng với cây lấy thân, lá I. Các nguyên tố hoá học. * Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg… * C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ. * Nguyên tố đại lượng là nguyên tố có chứa lớn trong khối lượng khô của cơ thể. * Các nguyên tố chứa ít hơn gọi là các nguyên tố vi lượng.(<0,01%) II. Nước và vai trò của nước đối với sự sống. 1. Cấu trúc và đặc tính lý hoá của nước. - Cấu tạo hoá học rất đơn giản: gồm hai nguyên tử Hidro liên kết cộng hoá trị với một nguyên tử Oxi => CT: H 2 O. - Nước có tính phân cực => các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết Hidro tạo nên cột nước liên tục hoặc màng phim bề mặt. 2. Vai trò của nước đối với sự sống. - Là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho sự sống. - Là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và là môi trường cho các phản ứng sinh hoá xảy ra. 7 (các loại rau) thì lại cần nhiều đạm (nitơ). Học sinh thực hiện phần ii SGK và hình 4.1 mô tả cấu trúc hoá học của nước. GV sử dụng hình 4.1 và 4.2 để giải thích tính phân cực của nước và các mối liên kết trong phân tử nước. Học sinh thảo luận nhóm và giải thích vì sao con nhện nước lại có thể đứng trên mặt nước? VD: nước chuyển từ rễ cây -> thân -> lá thoát ra ngoài qua lỗ khí tạo thành cột nước liên tục trên mạch gỗ nhờ có sự kiên kết của các phân tử nước. Con nhện nước có thể đứng và chạy trên mặt nước là nhờ phân tử nước liên kết với nhau tạo nên. Nước có vai trò như thế nào với sự sống nói chung? Nếu thiếu nước thì cơ thể sống có thể tồn tại được không? Nước trong tế bào luôn luôn được đổi mới. một người năng 60kg cần cung cấp 2-3 lít nước/ngày. hậu quả gì sẽ xảy ra nếu các ao hồ trong các thành phố và nông thôn bị lấp dần để xây dựng nhà cửa? - Làm ổn định nhiệt của cơ thể sinh vật cũng như nhiệt độ của môi trường. 4. Củng cố. - Tại sao cần phải bón phân một cách hợp lý cho cây trồng? - Tại sao cần phải thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn ưa thích cho dù rất bổ? - Giải thích vai trò của các công viên và các hồ nước đối với các thành phố đông dân. - Cho học sinh đọc phần tóm tắt cuối bài. 5. Bài về nhà. - Trả lời các câu hỏi cuối bài và đọc phần em có biết. 8 Tuần Tiết Bài CACBOHIDRAT VÀ LIPIT I- MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Liệt kê được tên các loại đường đơn, đường đôi, và đường đa có trong cơ thể sinh vật. - Trình bày được chức năng của một số loại đường trong cơ thể sinh vật. - Liệt kê các loại lipit có trong cơ thể sinh vật. - Trình bày được chức năng của các loại lipit. 2. Kỹ năng. - Phân biệt được Saccarit và lipit về cấu tạo, tính chất và vai trò. 3. Thái độ, hành vi. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh để phân biệt các chất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT. - Thiết bị quy định: Hình 5.1 trong SGK. - Thiết bị tự tạo: các loại hoa quả. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC. 1. Bài cũ. - Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người? - Tại sao khi tìm kiếm sự sống trên hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết lại tìm xem ở đó có nước hay không? 2. Phần mở bài. - Thế nào là hợp chất hữu cơ? - Hợp chất hữu cơ khác với hợp chất vô cơ như thế nào? - Trong tế bào có những đại phân tử hữu cơ nào? - Tại sao người ta gọi là đại phân tử? 3. Tiến trình bài mới. Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học - Giáo viên cho học sinh đọc SGK và phát vấn: Các hợp chất hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi loại tế bào của cơ thể là gì? Đặc điểm chung của nhóm các hợp chất hữu cơ? (Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân hợp lại) Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc phần lệnh trong phần I SGK và trả lời lệnh. - Là hợp chất hữu cơ được cấu thành từ C, H và O theo công thức chung (CH 2 O) n , trong đó tỉ lệ giữa H và O giống như H 2 O. VD: C 6 H 12 O 6 . Đường đơn có những dạng nào? kể tên các dạng đường đơn? Vài trò của nó? Giáo viên bổ sung thêm: Glucôzơ (đường nho) có ở thực vật và động vật, Fructôzơ (đường quả) có ở nhiều thực vật, Galactôzơ (có trong đường sữa của động vật. Giáo viên: học sinh kể tên các loại đường đôi? Học sinh trả lời, giáo viên bổ sung củng cố thêm. + Đường Sacarôzơ (đường mía)có nhiều trong thân cây mía, củ cải đường, của cà rốt. Có 4 loại đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi tế bào của cơ thể là Cacbonhidrat, lipit, protein và các axit nucleic. I. Cabohidrat (Gluxit) 1. Cấu trúc hoá học. Là hợp chất hữu cơ đơn giản chỉ chứa 3 loại nguyên tố là C, H, O được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Các dạng đường đơn (6C) glucôzơ, Fructôzơ, galactôzơ. Đường đôi: gồm hai phân tử đường đơn cùng loại hay khác loại. có vị ngọt và tan trong nước. Glucôzơ + Fructôzơ → Saccarôzơ + H 2 O. Các dạng đường đôi: Saccarôzơ(đường mía), Lactôzơ(đường sữa), Mantôzơ(đường mạch nha) Đường đa: gồm nhiều phân tử đường liên kết với nhau (glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin) 2. Chức năng của cacbohidrat. - Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. - Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. II. Lipit. Là nhóm chất hữu cơ không tan trong nước, chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ête, clorofooc. * Dầu và mỡ: 9 + Đường Lactôzơ (đường sữa) có trong sữa động vật. cấu tạo gồm một phân tử glucôzơ và một phân tử galaclôzơ. + Đường mantôzơ (đường mạch nha) gồm hai phân tử glucôzơ. Có thể chế biến bằng cách lên men tinh bột. Học sinh quan sát hình 5.1 SGK nhận xét cấu trúc phân tử xenlulozơ. Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn: Đường đa có những loại nào? Tính chất chung của chúng? Tinh bột tồn tại ở đâu? Con người dùng tinh bột ở dạng nào? Giải thích khi ta ăn cơm càng nhai nhiều càng thấy có vị ngọt? Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn: Cơ thể chúng ta có tiêu hoá được xelulôzơ hay không? Vai trò của chúng trong cơ thể con người? Trâu bò tiêu hoá được xenlulozơ là nhờ vào đâu? Học sinh đọc mục 2 SGK thảo luận và trả lời: Chức năng của Cacbonhidrat là gì? Nêu vài ví dụ? Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn: Tính chất của lipit? Các dạng lipit thường gặp ở trong tự nhiên là gì? Hãy cho biết mỡ và dầu khác nhau ở điểm nào? tại sao? Giáo viên sử dụng hình cấu trúc của photpholipit cho học sinh quan sát và thảo luận và mô tả cấu trúc của phân tử photpholipit. Trong cơ thể có côlestêrôn là chất tham gia vào thành phần cấu tạo của mành tế bào. nếu hàm lượng colesteron quá nhiều sẽ tích động trong máu gây bệnh sơ cứng mạch => đột quỵ tim. Tại sao khi ăn nhiều mỡ động vật thì sẽ thừa colesteron trong máu? Cóc hooc môn sinh dục như testôstêrôn (ở nam) và ơstrôgen (ở nữ), cũng như mộc số vitamin A, D, E, và K đều thuộc chất lipôit. Khi bị bệng đái đường là do dư thừa glucozơ trong máu => kiêng ăn nhiều chất ngọt, người già bị bệnh tim mạch không thể ăn nhiều mỡ động vật, nhiều thức ăn giàu colesteron mà nên ăn thay thế bằng dầu thực vật để đề phòng tích lũy quá nhiều colesteron gây xơ vữa mạch máu. Nên ăn nhiều rau không chỉ để có nhiều vitamin mà còn có chất sơ trong ruột già phòng ung thư trong ruột già. Tại sao các động vật ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ rất dày?(dự trữ năng lượng) - Gồm Glyzêrol (một loại rượu 3C) liên kết với 3 axit béo. - Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. * Các phốtpholipit: - Phôtpholipit có cấu trúc gồn hai phân tử axít béo liên kết với một phân tử glixeron, vị trí thứ 3 của phân tử glixerol được liên kết với nhóm photphat. - Cấu tạo nên các loại màng tế bào. * Các loại sắc tố: như diệp lục tố, sắc tố ở võng mạc mắt người và một số loại Vitamin A, D, E và K. 10 [...]... quang hợp? những loậi sinh vật nào có khả năng quang hợp - Hiểu quang hợp chia làm hai pha: pha sáng - pha tối, mối liên quan giữa ánh sáng với một pha cũng như mối liên quan giữa 2 pha - Giải thích sơ bộ pha sáng của quang hợp diễn ra như thế nào, các thành phần tham gia vào pha sáng, kết quả của pha sáng II THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT - Hình ảnh sơ đồ minh hoạ cho bài trong SGK hoặc từ các tư liệu... lượng Nguyên lý của sự vận chuyển này là gì? - Theo nguyên lý khuếch tán các chất từ nơi có Có những cách nào để các chất tan khuếch tán nầng độ cao sang nơi có nồng độ thấp nước Qua màng sinh chất? khuếch tán qua màng gọi là sự thầm thấu Học sinh đọc nội dung SGK, và hình 12.1 trả lời - Chất tan khuếch tán qua màng bằng hai cách: Giáo viên: cho học sinh đọc lệnh trong SGK + Trực tiếp qua lớp phọtpholipit... gì? (giáo viên giới thiệu sơ lược về kính hiển vi và cách sử dụng) 3 Tiến trình bài mới Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học Học sinh đọc sách giáo khoa và chú thích vào I Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ hình vẽ tế bào có kích thước nhỏ chưa có nhân hoàn chỉnh Giáo viên cho học sinh nêu các thành phần (nhân sơ) không có các bào quan có màng bao của tế bào bọc mà chỉ có ribôxôm Giáo. .. Quang hợp chia làm hai pha: pha sáng và pha trong điều kiện nào? tối - Trong pha tối sử dụng năng lượng nào? diễn 1 Pha sáng của quá trình quang hợp ra ở đâu? Sản phẩm tạo thành là gì? - NLAS được hấp thụ và chuyển thành dạng - Trong pha tối của quang hợp hoàn toàn khôn năng lượng trong các liên kết hoá học của ATP phụ thuộc vào ánh sáng có chính xác không? và NADPH Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc... ánh sáng có chính xác không? và NADPH Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nội dung - Quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng thực phần 1: hiện được nhờ hoạt động của các phân tử sắc tố - Pha sáng còn được gọi là giai đoạn gì? quang hợp (Clorophin, Crotenoit, và Phicobilin) - Quá trình hấp thụ ánh sáng được nhờ hoạt mỗi loại sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng động của yếu tố nào? của những bước sóng nhất... Viết phưong trình quang phân ly nước và pha chuỗi Electron quang hợp đều được định vị sáng của quang hợp? trong màng Tilacoit của lục lạp Giáo viên củng cố lại kiến thức phần này sau - Nước tham gia vào pha sáng với vai trò là khi học sinh rút ý theo câu hỏi của giáo viên nguồn cung cấp Electron và Hidro nước bị phân Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: li tạo ra oxi, Proton và electron (quang phân li Pha... chất khác nhau để tạo ra các sản phẩm đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển như các loại cacbonhidrat, chất béo hay protein thành cácbonhidrat 4 Củng cố - Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi SGK - Quang hợp là hình thức dinh dưỡng đặc trưng cho thực vật và một số nhóm vi khuẩn - quá trình quang hợp gồm mấy pha? - pha sáng xảy ra ở đâu? Pha tối? 5 Bài về nhà - Trả lời... khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích trữ dưới dạng tinh bột 5 Một số bào quan khác a) Không bào - Có một lớp màng bao bọc - Thực vật một số không bào chứa chất phế thải độc hại, không bào của tế bào lông hút ở rễ cây chứa muối khoáng cùng nhiều chất khác nhau và hoạt động như chiếc máy bơm hút nước từ đất vào rễ cây không bào của tế bào cánh hoachứa nhiều sắc tố - Ở tế... nay sẽ trả lời vấn đề đó 3 Tiến trình bài mới Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung dạy học I Khái niệm quang hợp Học sinh nhắc lại khái niệm quang hợp, nhóm Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng sinh vật nào quang hợp? ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ từ Học sinh viết sơ đồ quang hợp? nguyên liệu vô cơ (CO2 và H2O) Giáo viên hước dẫn chi học sinh đọc SGK sử CO2 + 2H2O + NLÁS... dạng nào? electron hô hấp => ATP Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần 3: Chuỗi truyền diện tử xảy ra ở đâu? Điện tử được truyền như thế nào? Phản ứng cuối cùng khử ôxi tạo ra sản phẩm gì? Giáo viên đưa ra một ví dụ: 1 NADH thu được 2.5 phân tử ATP 1 phân tử FADH2 trung bình thu được 1.5 phân tử ATP Vậy 1 phân tử glucôzơ bị ôxi hoá cho ra bao nhiêu phân tử ATP? 4 Củng cố Giáo viên đưa ra các vấn đề liên . học và nước 4 4 4 Cacbonhidrat va lipit 5 5 5 Protein 6 6 6 Axit nucleic 7 7 7 Kiểm tra 1 tiết CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO 8 8 8 Tế bào nhân sơ 9 9 9 Tế bào nhân thực 10 10 10 Tế bào nhân thực 11. Cacbonhidrat là gì? Nêu vài ví dụ? Giáo viên nêu câu hỏi phát vấn: Tính chất của lipit? Các dạng lipit thường gặp ở trong tự nhiên là gì? Hãy cho biết mỡ và dầu khác nhau ở điểm nào? tại sao? Giáo. và một số loại Vitamin A, D, E và K. 10 4. Củng cố. - Sử dụng câu hỏi trong SGK. - Sử dụng bảng để học sinh tổng hợp và tổng kết bài. Dấu hiệu so sánh Cacbohidrat Lipit 1. Cấu tạo C n (H 2 O) m Nhiều

Ngày đăng: 09/07/2014, 20:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan