1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình Tài trợ dự án ppt

67 1,1K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 650,5 KB

Nội dung

Mặt khác, vốn đầu tư còn được sử dụng để mua sắm nguyên vật liệu, trảlương cho người lao động trong chu kỳ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.Thực tiễn ra đời và hoạt động của các do

Trang 1

Giáo trình Tài trợ

dự án

Trang 2

Mục lục

CHƯƠNG I 3

I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ 3

1 Khái niệm 3

2 Phân loại đầu tư 3

3 Đặc điểm đầu tư 5

II VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ 6

1 Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế 6

2 Vai trò của đầu tư đối với doanh nghiệp 8

CHƯƠNG II 11

I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ DỰ ÁN 11

1 Khái niệm dự án 11

2 Vai trò của dự án đầu tư 12

3 Yêu cầu của dự án 13

4 Chu trình dự án 14

II NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 16

1 Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư 16

2 Nghiên cứu về phương diện thị trường 17

3 Nghiên cứu phương diện kỹ thuật - công nghệ của dự án 21

4 Nghiên cứu phương diện quản trị nhân lực dự án 28

5 Nghiên cứu phương diện tài chính dự án 29

6 Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án 32

IV QUẢN LÝ DỰ ÁN 34

1 Mục đích quản lý dự án 34

2 Yêu cầu của quản lý dự án 35

3 Nội dung của quản lý dự án 36

CHƯƠNG III 39

I TỔNG QUAN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 39

1 Khái niệm thẩm định dự án 39

2 Mục đích của thẩm định dự án đầu tư 39

3 Yêu cầu đối với cán bộ làm công tác thẩm định dự án đầu tư 40

5 Thu thập và xử lý thông tin trong thẩm định dự án đầu tư 41

II NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 43

1 Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án 43

2 Thẩm định phương diện thị trường của dự án 44

3 Nghiên cứu và thẩm định phương diện kỹ thuật 46

Trang 3

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ

I KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐẦU TƯ

1 Khái niệm

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới trong những thập niên gần đây đã khẳngđịnh vai trò của đầu tư đối với sự phát triển của mỗi quốc gia nói chung và từngdoanh nghiệp nói riêng Đầu tư cho tương lai đóng vai trò then chốt quyết địnhvận hội kinh tế của các quốc gia, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.Những nước tiêu dùng phần lớn thu nhập của mình, có mức đầu tư thấp, tốc độtăng trưởng kinh tế sẽ không cao, ngược lại, tỷ lệ đầu tư tính theo GDP tăng, tốc

độ tăng trưởng kinh tế sẽ cao; Những doanh nghiệp không chú trọng đầu tư sẽkhó thích nghi và phát triển trong kinh tế thị trường, sản phẩm tiêu thụ dễ bị suyyếu, doanh số bán ra bị giảm sút, sản xuất - kinh doanh sẽ trì trệ

Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều cách hiểu (quan niệm) khác nhau về đầu

tư Các nhà kinh tế vĩ mô cho rằng: “Đầu tư là đưa thêm một phần sản phẩmcuối cùng vào kho tài sản vật chất sản sinh ra thu nhập của quốc gia hay thaythế các tài sản vật chất đã hao mòn” David Begg, nhà kinh tế học nổi tiếng chorằng: “Đầu tư là việc các hãng mua sắm tư liệu sản xuất mới” Xuất phát từnguồn gốc của đầu tư, SamuelSon chỉ ra rằng: “Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùnghiện tại để tăng tiêu dùng cho tương lai Thay vì ăn nhiều bánh pizza hôm nay,chúng ta hãy xây dựng các lò bánh nướng để có thể sản xuất ra nhiều bánh pizzahơn cho tiêu dùng ngày mai”

Dù được nhìn nhận dưới góc độ nào đi chăng nữa thì công cuộc đầu tưđều phải bỏ vốn ban đầu và mục tiêu của đầu tư là hiệu quả Lợi ích dự kiến thuđược của công cuộc đầu tư phải lớn hơn chi phí bỏ ra cho công cuộc đầu tư đó

và đạt được mục tiêu không thể một sớm một chiều mà cần phải có một khoảngthời gian khá dài nhất định

Như vậy, có thể hiểu: “Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn trong một thờigian khá dài nhằm mục đích kiếm lời” Thực chất của hoạt động đầu tư là tìmkiếm lợi ích đối với chủ đầu tư và lợi ích kinh tế - xã hội đối với đất nước

2 Phân loại đầu tư

Thực tiễn cho thấy hoạt động đầu tư rất đa dạng và phong phú Điều nàyđược thể hiện trên các khía cạnh như: chủ thể thực hiện đầu tư, hình thức và lĩnhvực đầu tư Chủ thể tham gia đầu tư có thể là Nhà nước, doanh nghiệp, cánhân Họ có thể lựa chọn đầu tư vào những ngành mà mình yêu thích hay có sởtrường; hoặc đầu tư vào lĩnh vực thuộc trách nhiệm như: Đầu tư phát triển cơ sở

hạ tầng, đầu tư cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch Mặtkhác, họ cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình quản lý,

Trang 4

điều hành và thực hiện quá trình đầu tư.

Mặc dù rất đa dạng và phong phú, song hoạt động đầu tư có thể phân thànhnhững loại chính như sau:

2.1 Phân loại đầu tư theo ngành

Khi sử dụng tiêu thức này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Là hoạt động bỏ vốn nhằm phát triển cơ

sở hạ tầng kĩ thuật như điện, nước, cầu, cống, thông tin liên lạc và cơ sở hạtầng xã hội như trường học, bệnh viện, cơ sở văn hoá, thể thao

- Đầu tư phát triển công nghiệp Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng, cải tạo,

mở rộng các công trình công nghiệp

- Đầu tư phát triển nông nghiệp Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng, cải tạo,

mở rộng các công trình nông nghiệp

- Đầu tư phát triển dịch vụ Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các côngtrình dịch vụ (thương mại, khách sạn - du lịch )

2.2 Phân loại theo hình thức đầu tư

Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:

- Hình thức đầu tư mới Là hoạt động bỏ vốn để xây dựng các công trìnhmới hoặc các đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân riêng

- Hình thức đầu tư chiều sâu, mở rộng qui mô sản xuất Là hoạt động bỏvốn để mở rộng công trình cũ đang hoạt động, nâng cao công suất, tăng thêmmặt hàng, hoặc nâng cấp, hiện đại hoá, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất, dịch

vụ trên cơ sở các công trình sẵn có

2.3 Phân loại theo nguồn vốn đầu tư

Theo tiêu thức này, một cách khái quát nhất, hoạt động đầu tư bao gồm:

- Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước như vốn Ngân sách, vốn tự có, vốn tíndụng Ngân hàng

- Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài như vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay,viện trợ

2.4 Phân loại theo chủ thể đầu tư

Khi sử dụng chỉ tiêu này để phân loại, hoạt động đầu tư bao gồm:

- Đầu tư của Nhà nước

- Đầu tư của doanh nghiệp

- Đầu tư cá nhân

2.5 Phân loại theo chức năng quản trị vốn

Cách phân loại này còn gọi là phân loại theo mối quan hệ quản lý của chủđầu tư Theo tiêu thức này, hoạt động đầu tư bao gồm:

- Đầu tư trực tiếp Là hoạt động đầu tư trong đó, chủ đầu tư trực tiếp thamgia quản trị vốn đã bỏ ra Vì vậy, họ trực tiếp tham gia quản lý điều hành quátrình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư Thực chất trong hoạt độngđầu tư này, người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể Đi sâu hơn nữa,hoạt động đầu tư này lại được chia thành: Đầu tư phát triển và đầu tư chuyểndịch

Đầu tư phát triển là loại đầu tư bỏ vốn nhằm tạo ra năng lực sản xuất mớilàm phương tiện sinh lơì Những năng lực mới hình thành qua quá trình đầu tư

đó là: các công trình xây dựng, các dây chuyền sản xuất, máy móc trang thiết

Trang 5

Đầu tư chuyển dịch là hoạt động bỏ vốn để mua lại một số cổ phần đủ lớnnhằm nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợp này,việc đầu tư không làm tăng tài sản của doanh nghiệp, mà chỉ làm chuyển dịchquyền sở hữu giá trị tài sản

- Đầu tư gián tiếp Là loại đầu tư trong đó, người bỏ vốn không trực tiếptham gia quản trị vốn đã bỏ ra Vì vậy, họ cũng không trực tiếp tham gia quản lýđiều hành quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư Đây là loại đầu

tư trong đó, người bỏ vốn và người quản trị sử dụng vốn là những chủ thể khácnhau

3 Đặc điểm đầu tư

3.1 Tính sinh lời

Thực tiễn cho thấy, chẳng ai bỏ vốn, công sức để thực hiện đầu tư màkhông tính toán đến lợi ích, lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư đó Nhữngngười có ý định đầu tư đều hy vọng rằng, họ sẽ thu được lợi ích lớn hơn chi phí

đã bỏ ra Nói cụ thể hơn là họ sẽ nhận được một khoản lợi nhuận từ hoạt độngđầu tư đó Chính niềm hy vọng đó là động lực của đầu tư Sẽ không có hoạtđộng đầu tư nếu không thấy có triển vọng sinh lời Nói cách khác, khả năng sinhlời là điều kiện tiên quyết của đầu tư Vì vậy, có thể khẳng định: Tính sinh lời làđặc trưng hàng đầu của đầu tư

3.3 Tính rủi ro

Mục đích chủ yếu của đầu tư là kiếm lời và điều này chỉ có thể đạt đượctrong tương lai, có khi là rất xa Điều đó cũng có nghĩa là cái lời của hoạt độngđầu tư chưa chắc chắn Chỉ khi nào thu hồi được đủ vốn và có lợi nhuận mới cóthể nói rằng chủ đầu tư đã hoàn thành “sứ mệnh” của mình

Việc hoàn thành “sứ mệnh” đó là một việc hết sức khó khăn, bởi trong

“hành trình” đầu tư đã diễn ra biết bao điều bất ngờ, cho dù chủ đầu tư có tàigiỏi và rất nhiều khả năng, kinh nghiệm cũng không thể lường hết được Nhữngbất ngờ đó sẽ dẫn đến rủi ro Đầu tư rất dễ gặp rủi ro, bởi lẽ đây là một lĩnh vựcphức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế -chính trị - xã hội và cả tự nhiên

Về chính trị, nếu tình hình không ổn định hoặc chiến tranh xảy ra sẽ gâycản trở công cuộc đầu tư, làm cho hoạt động đầu tư cũng như nhiều hoạt độngkhác bị ngừng trệ, đổ vỡ

Tình hình kinh tế - xã hội diễn biến không bình thường, giá trị đồng tiềngiảm sút, lạm phát ở mức cao, giá cả không ổn định sẽ làm đảo lộn tính toánban đầu của chủ đầu tư, làm chuyển hoá kết quả đầu tư, từ lãi trở thành lỗ

Trang 6

Hoạt động đầu tư không thể tách rời điều kiện tự nhiên Chính những yếu

tố tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, nắng mưa, gió bão có ảnh hưởng và ảnh hưởngrất lớn đến quá trình đầu tư, đặc biệt là những giai đoạn sau và các công cuộcđầu tư vào ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp khai thác Khi điều kiện tựnhiên thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho công cuộc đầu tư thành công và ngược lại,

sự khắc nghiệt và bất thường về điêù kiện tự nhiên là một khó khăn rất khó vượtqua để đi đến thành công đối với chủ đầu tư

Có thể nói, rủi ro là “ bạn đường” của đầu tư Chấp nhận rủi ro được xemnhư một bản năng của nhà đầu tư Vì vậy, rủi ro là một đặc trưng của đầu tư cầnđược chú ý

II VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ

1 Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế

1.1 Đầu tư thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Ngày nay, tăng trưởng và phát triển kinh tế là những khái niệm thườngđược nhắc đến, rất gần gũi và thu hút sự quan tâm của mọi người Nhà kinh tếJames Tobin đã khẳng định: “ Vấn đề tăng trưởng không phải là cái gì mới mà

là sự cải trang cái mới của một vấn đề cổ xưa, một vấn đề luôn luôn hấp dẫn cácnhà kinh tế học và làm cho họ phải bận tâm suy nghĩ: cái hiện tại so với cáitương lai”

Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng GDP hay sản lượng tiềm năng của mộtđất nước, là sự tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm bình quân đầu người Pháttriển kinh tế có ý nghĩa rộng hơn, bao hàm nhiều điều khác nữa Đó là sự tăngtrưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản của nền kinh tế Như vậy, tăng trưởngkinh tế chỉ là sự thay đổi về lượng, còn phát triển kinh tế là sự thay đổi về lượng

và chất của nền kinh tế

Khi thu nhập tính theo đầu người của tất cả dân chúng trong đất nước đềutăng, chúng ta nói nền kinh tế có sự tăng trưởng Chính sự tăng trưởng kinh tế làđiều kiện cần để cải thiện phúc lợi vật chất cho số đông nhân dân Nếu không có

sự tăng trưởng thì một số người vẫn có thể giàu do chiếm đoạt thu nhập và tàisản của người khác Sự tăng trưởng kinh tế mở ra khả năng làm cho một sốngười giàu lên mà không làm cho những người khác nghèo đi Vì vậy, tăngtrưởng và phát triển kinh tế bền vững là phương hướng và mục tiêu phấn đấucủa các quốc gia Để đạt được điều đó cần quan tâm giải quyết các nhân tố ảnhhưởng đến sự tăng trưởng là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, vốn và côngnghệ Thông qua hoạt động đầu tư, các yếu tố đó sẽ được khai thác và huy động,

từ đó tạo ra cơ sở vật chất - kĩ thuật và nguồn lực mới cho sự tăng trưởng vàphát triển kinh tế Có thể nói rằng: Đầu tư là con đường đúng đắn, duy nhất đểtăng trưởng và phát triển kinh tế

Kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và ởnước ta cho thấy, điều kiện cơ bản để nền kinh tế có thể “cất cánh” được là phảidành cho đầu tư một tỷ lệ khoảng 20% GDP Đồng thời, cọi trọng hiệu quả củahoạt động đầu tư

1.2 Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trang 7

Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế Ởmỗi quốc gia cơ cấu kinh tế thường được phân chia theo ngành, theo vùng (lãnhthổ) và theo thành phần kinh tế Mỗi ngành, mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tếđều có tiềm năng và thế mạnh riêng Đầu tư sẽ khai thác tiềm năng thế mạnh đó

và tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, bởi lẽ khi tập trung đầu tư cho mộtngành nào đó sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi to lớn cho ngành đó phát triển,nâng cao tỷ trọng sản phẩm trong toàn bộ nền kinh tế

Như vậy, để tạo ra sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, vấn đề đầu tiên cótính then chốt là phải thực hiện đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lý

Bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta xuất phát từ “ mức sàn ” rấtthấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới Vào những năm đầu củathập kỷ 90, tỷ trọng ngành nông nghiệp nước ta chiếm khoảng 35%, côngnghiệp chiếm 22%, còn lại là dịch vụ Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta

đã chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Một trongnhững mục tiêu được đặt ra là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng:Thời kỳ đầu xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ, thời kỳ tiếptheo xây dựng cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp

Trong những năm gần đây, thông qua nhiều chính sách và biện pháp đầu

tư, nền kinh tế nước ta đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần

tỷ trọng ngành công nghiệp và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Với việc mỗinăm dành hơn 40% vốn đầu tư cho công nghiệp, 20% vốn đầu tư cho nôngnghiệp, đã tạo ra tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành công nghiệpkhoảng 10 - 12%, nông nghiệp khoảng 4 - 5%, dịch vụ khoảng 8 - 9% Đây làyếu tố quan trọng góp phần đưa tỷ trọng ngành công nghiệp hiện nay lên trên30%, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp xuống còn hơn 20%, còn lại là tỷtrọng của ngành dịch vụ

Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta, thành phần kinh tếquốc doanh chiếm vị trí độc tôn và tạo ra đại bộ phận sản phẩm quốc nội Vớichính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện khuyến khích và tạođiều kiện đầu tư phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, đến nay thành phần kinh tếngoài quốc doanh đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗinăm đạt 7 - 8% và đã đóng góp hơn 60% GDP

Do điều kiện tự nhiên về địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu, và phong tụctập quán đất nước ta được chia thành 3 miền: Bắc - Trung - Nam Mỗi miền

có tiềm năng và thế mạnh riêng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế

Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần xây dựng những vùng kinh tế trọng điểm tại mỗimiền Miền Bắc, vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Hà Nội - Hải phòng - Quảngninh - Hà Đông; Miền Nam bao gồm: TP Hồ Chí Minh - Đồng Nai - BìnhDương - Bình Phước - Bà Rịa - Vũng Tàu; Miền Trung bao gồm: Quảng trị -Huế - Đà Nẳng - Quảng Ngãi Vùng kinh tế trọng điểm được xây dựng ở nhữngđịa bàn có nhiều tiềm năng, từ đó có tác dụng thúc đẩy và lôi kéo sự phát triểncủa các địa bàn khác trong mỗi miền và toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xãhội của đất nước Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư nhằm phát triển các vùngmiền núi, biên giới, hải đảo để đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng

và mọi miền của đất nước Để đạt được điều đó, việc phân bổ vốn đầu tư cần

Trang 8

thực hiện theo hướng:

- Vốn Ngân sách và vốn ODA do Trung Ương quản lý được phân bổ đềucho các vùng nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

- Vốn Ngân sách do địa phương quản lý dành 30% cho vùng kinh tế trọngđiểm, 70% dành cho các vùng khác

- Vốn của doanh nghiệp, của nhân dân và vốn FDI đầu tư vào các vùngkinh tế trọng điểm chiếm hơn 30%

1.3 Đầu tư tăng cường khả năng khoa học của đất nước

Bước sang thế kỉ XX, cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra như vũ bão vàtrở thành động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của các quốc gia Tuynhiên, công nghệ mà nhân loại đã và đang sử dụng cho đến nay là công nghệtruyền thống dựa trên kĩ thuật cơ khí Nền công nghệ này đã và đang vấp phảinhững giới hạn to lớn về nguyên liệu, môi trường và thị trường Điều này rất

dễ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu Để khắc phục tình trạng này, đã xuất hiện

xu hướng chuyển sang công nghệ mới sử dụng các loại máy tính và người máycông nghiệp, công nghệ tin học, công nghệ sinh học

Như vậy là, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ là một yếu tố, một

cơ sở quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia Việc nâng cao vàđổi mới cơ cấu công nghệ một mặt phải xuất phát từ phục vụ cho những yêu cầu

mà chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra, mặt khác nó cũng tác động trở lại tốc độ

và qui mô của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện nay ở nước ta, trình độ công nghệ đang là vấn đề bức xúc cần đượcquan tâm So sánh công nghệ chính đang được sử dụng ở nước ta với thế giớicho thấy: công nghệ lạc hậu ở nước ta chiếm 52%, công nghệ trung bình chiếm38%, còn lại 10% là công nghệ hiện đại Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là cầnhuy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghệ Vốn cho phát triểncông nghệ đang là vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là nhữngnước nghèo như Việt Nam Theo kinh nghiệm của các nước đang phát triển thìvốn dành cho khoa học - công nghệ chiếm khoảng 3% GDP, trong khi đó ởnước ta hiện nay mới đạt khoảng 1% GDP Không có vốn hoặc thiếu vốn, chúng

ta sẽ không có điều kiện để nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học, ápdụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, và điều tất yếu sẽ đến, đó là tính độclập, tự chủ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế sẽ suy giảm

2 Vai trò của đầu tư đối với doanh nghiệp

2.1 Đầu tư đối với sự hình thành doanh nghiệp

Doanh nghiệp là những tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạtđộng sản xuất kinh doanh trên thị trường vì mục đích tối đa hoá lợi nhuận, tối

đa hoá giá trị doanh nghiệp và phát triển

Trong nền kinh tế, các doanh nghiệp được xem là những “tế bào” chủ yếunhất Chính sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp tạo ra sức sống chonền kinh tế Khi có nhiều doanh nghiệp ra đời, tồn tại và phát triển sẽ thúc đẩynền kinh tế phát triển theo; ngược lại, số lượng các doanh nghiệp giảm sút vàhoạt động kém hiệu quả, nền kinh tế sẽ trì trệ, suy thoái

Trang 9

Để hình thành doanh nghiệp có nhiều điều kiện, trong đó điều kiện quantrọng phải kể đến là về vốn đầu tư Nhờ có vốn đầu tư, những nhà xưởng, trangthiết bị được hình thành, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho doanh nghiệp hoạtđộng Mặt khác, vốn đầu tư còn được sử dụng để mua sắm nguyên vật liệu, trảlương cho người lao động trong chu kỳ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.Thực tiễn ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp nước ta trong thời gianqua đã khẳng định vai trò của vốn đầu tư Không có vốn đầu tư đã trở thành lựccản cho sự ra đời của khá nhiều doanh nghiệp Mặt khác, nhiều doanh nghiệp rađời, song do hạn chế về vốn nên không có khả năng sử dụng công nghệ - thiết bịhiện đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh không cao, thiếu sứccạnh tranh và khó đứng vững trên thương trường Một số doanh nghiệp khi rađời tuy có trang thiết bị hiện đại, song lại thiếu vốn lưu động dẫn đến tình trạngsản xuất cầm chừng hoặc bị gián đoạn.

Từ những vấn đề trên, có thể nói rằng, không có vốn để thực hiện đầu tư,không có sự ra đời của các doanh nghiệp và qui mô vốn đầu tư có ảnh hưởng rấtlớn đến qui mô và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp Nói một cáchngắn gọn, đầu tư có ảnh hưỏng quyết định đến sự ra đời và tồn tại của các doanhnghiệp

2.2 Đầu tư đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp

Hoạt động đầu tư có ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xãhội, đặc biệt là tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Từ tìnhtrạng hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ, các doanh nghiệp đãnảy sinh những quyết định đầu tư để thích nghi và phát triển Chẳng hạn, khi thịtrường tiêu thụ bị suy yếu, doanh số bán ra bị giảm sút, các doanh nghiệp phải

đa dạng hoá sản phẩm và dịch vị của mình Tức là, thực hiện đầu tư cho việc đadạng hoá gắn liền với một định hướng về thị trường tiêu thụ mới

Cạnh tranh là điều bình thường trong nền kinh tế thị trường Với sự mởcửa các nền kinh tế và sự quốc tế hoá ngày càng tăng nhanh, cạnh tranh đã pháttriển với một qui mô chưa từng thấy Chính sự cạnh tranh gay gắt này đã biếnthương trường thành chiến trường Kĩ thuật - công nghệ đã trở thành vũ khísống còn trong việc cạnh tranh Nó dẫn đến những thay đổi sâu xa về điều kiệnsản xuất, khống chế và hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm

Lịch sử kinh tế thế giới, đặc biệt là những năm gần đây cho thấy làn sóngđầu tư vào kĩ thuật - công nghệ ngày càng dâng cao mạnh mẽ Đầu tư đổi mớithiết bị công nghệ nhằm mở rộng qui mô sản xuất và tăng cường sức mạnh cạnhtranh luôn luôn là một nhu cầu bức xúc đối với các doanh nghiệp trong nền kinh

tế thị trường

Như vậy là, nhờ có đầu tư, công nghệ - thiết bị của các doanh nghiệp đượcđổi mới, chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm ngày càng phong phúđáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó tăng nhanh khả năng tiêuthụ và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp Điều đó khẳng định:Đầu tư đóng vai tró cực kì quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cácdoanh nghiệp

Khi chuyển sang nến kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp nước tagặp khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh Có nhiều nguyên nhân,

Trang 10

song có một nguyên nhân quan trọng là máy móc thiết bị Theo đánh giá củaTổng cục Thống kê, phần lớn các máy móc thiết bị của các doanh nghiệp hiệnnay được sản xuất từ thập kỉ 50, tỉ lệ hao mòn bình quân trên cả nước là 59,3%.

ở nhiều nước, khi máy móc thiết bị hao mòn khoảng 70% là phải được thanh lý,trong khi ở nước ta nhiều thiết bị đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng

Công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kĩ đã đưa đến hệ quả là hàng hoá sản xuất từcác doanh nghiệp trong nước có giá thành cao, chất lượng thấp, chủng loại kémphong phú, mẫu mã chậm thay đổi để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Do

đó, hàng nội mất uy tín, không cạnh tranh được với hàng ngoại ngay tại thịtrường ở trong nước, sức sản xuất trong nước giảm sút và trì trệ và đây cũng làmột nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàngthương mại nước ta

Thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh đã đặt ra vấn đề cần đầu tư đổimới công nghệ - thiết bị cho hàng ngàn doanh nghiệp nước ta Trong bối cảnhhiện nay, khi nguồn vốn Ngân sách và nguồn vốn tự có còn rất hạn chế thìnguồn vốn chủ yếu để thực hiện đổi mới công nghệ và thiết bị cho các doanhnghiệp là nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại Vì vậy, đầu tư đổimới công nghệ - thiết bị vừa là mối quan tâm của các doanh nghiệp vừa là mốiquan tâm của các ngân hàng thương mại Thực hiện tốt hoạt động này có tácđộng rất lớn đến sự tồn tại, phát triển của các doanh nghiệp và bản thân ngânhàng

Trang 11

CHƯƠNG II

DỰ ÁN ĐẦU TƯ

I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ DỰ ÁN

1 Khái niệm dự án

Trong chương 1, chúng ta đã nghiên cứu về đầu tư Giữa đầu tư và dự án

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Đây là mối quan hệ nhân quả Đầu tư pháttriển là nguồn gốc ra đời của các dự án Ngược lại, việc xây dựng và thực hiệncác dự án đầu tư sẽ kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của quyết định đầu

Thực tiễn đã chứng minh rằng, muốn tối đa hoá hiệu quả của đầu tư thìtrước khi ra quyết định đầu tư nhất thiết phải có dự án đầu tư Nói khác đi, đầu

tư phải được tiến hành trên cơ sở các dự án được soạn thảo và xem xét một cách

kĩ lưỡng Vì vậy, đầu tư theo dự án trở thành xu thế phổ biến trong nền kinh tếthị trường

Trong nhiều năm qua, cách tiếp cận đầu tư bằng dự án đã đứng vững đượcnhư một phương pháp đã tôi luyện để quản lý việc sử dụng các nguồn lực nhằmđạt được những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh về dự ánđầu tư Dự án đầu tư được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Theo thờigian, quan niệm về dự án ngày càng phát triển Có người coi dự án là cách sửdụng các nguồn lực vào mục đích sản xuất nhất định; Ngân hàng Thế giới, một

tổ chức tài chính quốc tế lớn nhất và có vai trò quan trọng trong việc cung cấpvốn, viện trợ kinh tế - kỹ thuật, thúc đẩy đầu tư vào các nước đang phát triểnthông qua các chương trình và dự án đầu tư đã xem dự án là tổng thể các chínhsách, hoạt động và chi phí có liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạtnhững mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định; Cũng có người cho rằng:

dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng được hình thành và hoạt động theo một kếhoạch cụ thể để đạt được mục tiêu nhất định (các lợi ích) trong một khoảng thờigian nhất định; Với tư cách là người đầu tư, mối quan tâm hàng đầu và mụcđích chủ yếu của chủ đầu tư là kiếm lời Đây là một quá trình tìm kiếm rất khókhăn, vất vả Để đạt được điều này, nhà đầu tư phải nghiên cứu chi tiết, tỷ mỉ tất

cả những vấn đề có liên quan, ảnh hưởng đến tính sinh lời của công cuộc đầu tư

đó Tập hợp những kết quả nghiên cứu này bằng văn bản được gọi là dự án đầutư

Dù được xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì dự án đầu tư cũng bao gồmcác thành phần chính như sau:

- Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án Cụ thể là khi thực hiện,

dự án sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho bản thân chủđầu tư nói riêng Những mục tiêu này cần được biểu hiện bằng kết quả cụ thểnhư tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, manglại lợi nhuận cho chủ đầu tư

Trang 12

- Các hoạt động của dự án Dự án phải nêu rõ những hành động cụ thể phảithực hiện, địa điểm diễn ra các hoạt động của dự án, thời gian cần thiết để hoànthành, và các bộ phận có trách nhiệm thực hiện những hành động đó Cần lưu ýrằng các hoạt động đó có mối quan hệ với nhau vì tất cả đều hướng tới sự thànhcông của dự án và các hoạt động đó diễn ra trong một môi trường không chắcchắn Môi trường dự án không phải là môi trường hiện tại mà là môi trườngtương lai

- Các nguồn lực Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu thiếucác nguồn lực về vật chất, tài chính, con người Vì vậy, phải nêu rõ các nguồnlực cần thiết cho dự án Tổng hợp các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cầncho dự án Mỗi dự án bao giờ cũng được xây dựng và thực hiện trong sự giớihạn về nguồn lực

Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, song quan niệm

về dự án đầu tư dưới giác độ của nhà đầu tư sẽ được sử dụng nhằm đáp ứng chomục đích chủ yếu là tiến hành thẩm định các dự án đầu tư Theo quan niệm này,

dự án đầu tư được hiểu là tập hợp kết quả nghiên cứu các nội dung có liên quan,ảnh hưởng đến sự vận hành và tính sinh lời của công cuộc đầu tư

2 Vai trò của dự án đầu tư

Dự án đầu tư là “sản phẩm” đem lại cho công cuộc đầu tư một hiệu quảnhư mong muốn Chính nguồn gốc ra đời của dự án đã cho thấy một cách kháiquát vai trò của dự án đối với sự phát triển Dự án đầu tư tạo cơ sở vật chất kỹ -thuật nguồn lực mới cho sự phát triển, là phương tiện chuyển dịch và phát triển

cơ cấu kinh tế, giải quyết quan hệ cung - cầu về vốn, về sản phẩm dịch vụ trênthị trường, góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chonhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội cho đất nước Vai trò cụ thể của dự ánđối với chủ đầu tư, nhà nước và nhà tài trợ được thể hiện ở những điểm chínhnhư sau:

Trước hết đối với chủ đầu tư: Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự

bỏ vốn đầu tư Dự án đầu tư được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ

sở nghiên cứu đầy đủ các mặt về thị trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quảnlý do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì

có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro Mặt khác, vốn đầu tư của một dự ánthường rất lớn và để san xẻ rủi ro (nếu có) nên ngoài phần vốn tự có, để thựchiện các dự án chủ đầu tư còn cần đến nguồn vốn vay Dự án là một phươngtiện để thuyết phục các tổ chức tài chính - tín dụng xem xét tài trợ cho vay vốn

Dự án cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi đôn đốc

và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư Đó là những kế hoạch mua sắm máy mócthiết bị, kế hoạch thi công xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh Ngoài ra, dự

án còn là căn cứ để đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn tại và vướngmắc trong quá trình thực hiện đầu tư và khai thác công trình

Đối với Nhà nước, dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nướcxem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư Vốn ngân sách nhà nước

sử dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án đầu tư xây dựngcác công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp

Trang 13

nhà nước, các dự án đầu tư quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ (điện, ximăng, sắt, thép ) Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêucủa dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của đất nước,hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường và mang lại hiệu quảkinh tế - xã hội Khi dự án đã được phê chuẩn thì các bên liên quan đến dự ánphải tuân thủ theo nội dung yêu cầu của dự án Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranhchấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để xemxét, giải quyết

Đối với các nhà tài trợ Khi tiếp nhận các dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu

tư, các tổ chức tài chính - tín dụng sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án,đặc biệt là về mặt kinh tế - tài chính để đi đến quyết định có đầu tư hay khôngđầu tư cho các dự án đó Dự án chỉ được đầu tư vốn nếu mang tính khả thi theoquan điểm của nhà tài trợ và ngược lại Khi chấp nhận đầu tư, dự án là cơ sở đểcác tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn thành kếhoạch đầu tư, đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn vay

3 Yêu cầu của dự án

Soạn thảo dự án là một công việc khó khăn, phức tạp Không thể xemsoạn thảo dự án là việc làm chiếu lệ để tìm đối tác hoặc vay vốn đầu tư Để một

dự án đầu tư có tính thuyết phục và thu hút các bên tham gia, khi soạn thảo dự

án cần đảm bảo đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau:

Một là, dự án phải có tính khoa học Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầucủa dự án đầu tư Đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo tiền đề cho việc triển khai và thựchiện thành công dự án Tính khoa học của dự án được thể hiện trên những khíacạnh chủ yếu sau:

- Về số liệu thông tin Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phảiđảm bảo trung thực, chính xác, tức là phải chứng minh được nguồn gốc và xuất

xứ của những thông tin và những số liệu đã thu thập được (do các cơ quan cótrách nhiệm cung cấp, nghiên cứu tìm hiểu thực tế )

- Về phương pháp lý giải Các nội dung của dự án không tồn tại độc lập,riêng rẽ mà chúng luôn nằm trong một thể thống nhất, đồng bộ Vì vậy, quátrình phân tích, lý giải các nội dung đã nêu trong dự án phải đảm bảo logic vàchặt chẽ

- Về phương pháp tính toán Khối lượng tính toán trong một dự án thườngrất lớn Do đó, khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản vàchính xác Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác vềkích thước, tỷ lệ

-Về hình thức trình bày Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung, nên khi trìnhbày phải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đep

Hai là, tính pháp lý Tính pháp lý của dự án phản ánh quyền lợi của quốcgia trong dự án Vì vậy, việc triển khai, thực hiện dự án phải được phép của các

cơ quan có thẩm quyền Muốn vậy, dự án đầu tư không chứa đựng những điềutrái với luật pháp và chính sách của Nhà nước về đầu tư Nói khác đi là dự áncần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính sách và luật pháp củaNhà nước Điều này đòi hỏi người soạn thảo dự án phải nghiên cứu kỹ chủ

Trang 14

trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản luật pháp có liên quan đến cáchoạt động đầu tư đó

Ba là, tính thực tiễn Tính thực tiễn của dự án đầu tư thể hiện ở chỗ nó cókhả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế Mỗi dự án bao giờ cũng thuộcmột ngành, lĩnh vực cụ thể với những thông số, tính toán và chỉ tiêu kinh tế - kỹthuật cụ thể Mặt khác, dự án diễn ra ở những địa điểm cụ thể và chịu tác độngcủa những yếu tố môi trường xác định về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế -

Vì vậy, dự án phải biểu hiện sự thống nhất về lợi ích giữa các bên có liênquan đến dự án Muốn các bên đối tác hiểu và quyết định tham gia dự án đầu tư,các tổ chức tài chính quyết định tài trợ hay cho vay đối với các dự án và muốnđược cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép đầu tư thì việc xây dựng dự

án từ các bước tiến hành đến nội dung, hình thức, cách trình bày dự án cần phảituân thủ theo những quy định chung mang tính quốc tế Điều này sẽ tạo thuậnlợi cho các bên chấp thuận dự án

Năm là, tính phỏng định Xuất phát từ tính phức tạp của đầu tư nên ngườisoạn thảo dự án dù có nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị hết sức chu đáo, kỹ lưỡngcũng không thể lường hết được những yếu tố sẽ chi phối hoạt động đầu tư trongtương lai Những nội dung, tính toán về quy mô sản xuất, chi phí, giá cả, doanhthu, lợi nhuận trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo Thực tế thường xảy

ra không hoàn toàn đúng như dự báo Thậm chí, trong nhiều trường hợp, thực tếxảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án Vì vậy, dự án có tínhphỏng định Nhưng sự phỏng định phải dựa trên những căn cứ khoa học, trungthực và khách quan nhằm giảm thiểu rủi ro, độ bất định trong quá trình thựchiện dự án

4 Chu trình dự án

Một công cuộc đầu tư được xem như bắt đầu từ ý tưởng về dự án đầu tư.Bất kỳ một dự án đầu tư nào cũng được hình thành từ một ý tưởng ban đầu củanhà đầu tư Tuy ý tưởng chỉ là một sự “hình dung” mong muốn của nhà đầu tư,nhưng cũng phải dựa trên những căn cứ cụ thể, vì nếu không ý tưởng đó sẽ trởthành viễn tưởng

Từ ý tưởng của dự án đến đến việc xây dựng, thực hiện và kết thúc dự án

là cả một quá trình Quá trình này thường được chia làm 3 giai đoạn và trongmỗi giai đoạn lại gồm rất nhiều công việc diễn ra vừa tuần tự vừa đan xen lẫnnhau Sau đây là các giai đoạn với các bước và công việc chính của một chutrình dự án:

Trang 15

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn này gồm những bước chính như sau:

- Nghiên cứu cơ hội đầu tư

- Nghiên cứu tiền khả thi

- Nghiên cứu khả thi

- Thẩm định để ra quyết định đầu tư

Nghiên cứu cơ hội đầu tư là nghiên cứu những khả năng, những điều kiện

để chủ đầu tư có thể tiến hành đầu tư Mục đích của nó là tìm ra được cơ hộiđầu tư phù hợp nhất đối với chủ đầu tư Việc nghiên cứu cơ hội đầu tư có tácdụng xác định một cách nhanh chóng và ít tốn kém nhưng lại dễ thấy về các khảnăng đầu tư trên cơ sở những thông tin cơ bản đưa ra đủ để làm người có khảnăng đầu tư cân nhắc, xem xét và đi đến quyết định có triển khai tiếp sang giaiđoạn nghiên cứu sau hay không

Nghiên cứu tiền khả thi là sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư Mặc dù mới chỉ

là sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư, nhưng không vì thế mà chủ đầu tư coi nhẹ,giảm bớt nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu tiền khả thi là tất cả nhữngvấn đề có liên quan ảnh hưởng đến công cuộc đầu tư như thị trường, tài chính,kinh tế - kỹ thuật Tuy nhiên, vì là sự lựa chọn sơ bộ cho nên chủ đầu tư chưanghiên cứu những vấn đề đó một cách chi tiết tỷ mỉ Việc nghiên cứu những vấn

đề đó ở mức độ trung bình và trong trạng thái tĩnh Tức là, chưa đề cập đến sựtác động của các yêú tố bất định và các kết quả tính toán chỉ là những ước tính

sơ bộ

Nghiên cứu khả thi là sự lựa chọn cuối cùng cơ hội đầu tư nên chủ đầu tưphải tiến hành nghiên cứu hết sức chi tiết, tỉ mỉ, toàn diện, triệt để những nộidung về thị trường, tài chính, kinh tế, kỹ thuật có ảnh hưởng đến công cuộcđầu tư Điều đáng chú ý là nghiên cứu khả thi diễn ra trong trạng thái động, tức

là, có tính đến những yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung cụ thể Như vậy, về mặt nội dung, có thể coi nghiên cứu tiền khả thi và khả thi lànhư nhau Giữa nghiên cứu tiền khả thi và khả thi chỉ khác nhau về tính chất,mức độ nông, sâu của việc nghiên cứu

Thẩm định để ra quyết định đầu tư Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khả thi

sẽ tổ chức thẩm định để đi đến quyết định có thực hiện đầu tư hay không

Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư

Đây là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất - kỹthuật, tiền đề cho dự án đi vào giai đoạn sau cùng Giai đoạn này gồm nhữngbước chính như:

- Đàm phán ký kết các hợp đồng

- Thiết kế và lập dự toán thi công công trình

- Thi công xây lắp công trình

- Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình

Trong giai đoạn này vốn đầu tư được chi ra rất lớn và chưa sinh lời Thờigian càng kéo dài, vốn ứ đọng càng nhiều, tổn thất càng lớn và có thể xảy ra cáctổn thất đối với thiết bị chưa hoặc đang được thi công lắp đặt, các công trìnhđang được xây dựng dở dang Thế nhưng, không thể tuỳ tiện rút ngắn thời gianthực hiện đầu tư vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng - lắp

Trang 16

đặt công trình, gây ảnh hưởng xấu đến giai đoạn vận hành, khai thác Như vậy

là, vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng - lắp đặt công trình và thời gian thicông là quan trọng hơn cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư

Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư Thực chất của giai đoạn này

là đưa công trình đã được xây dựng, lắp đặt xong vào vận hành, khai thác Tức

là, thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của dự án

đề ra, trong đó mục tiêu chủ yếu là thu hồi vốn và có lợi nhuận

Ở những năm đầu, khi dự án mới đi vào hoạt động, do tình hình chưa ổnđịnh nên công suất thực tế đạt được không cao Vì vậy, ở năm thứ nhất, côngsuất thực tế chỉ nên tính khoảng 50% công suất thiết kế, năm thứ hai ở mức caohơn, khoảng 75% Công suất thiết kế thực tế đạt được ở mức cao nhất thường là

từ năm thứ 3 trở đi và khi đó cũng chỉ nên tính ở mức xấp xỉ 90% công suấtthiết kế

Tóm lại, chu trình dự án là các giai đoạn và các bước mà một dự án đầu tưcần trải qua bắt đầu từ thời điểm có ý tưởng đầu tư cho đến thời điểm kết thúc

dự án

II NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư

Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộcđầu tư sản xuất - kinh doanh, phát triển kinh tế, làm tiền đề cho các quyết địnhđầu tư và hoạt động tài trợ Tuỳ theo từng dự án cụ thể để nghiên cứu, xác địnhnhững cơ sở về sự cần thiết phải tiến hành đầu tư theo dự án đó Tuy nhiên, dohoạt động đầu tư mang tính phức tạp, có liên quan, ảnh hưởng và chịu sự chiphối của rất nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là tình hình kinh tế của mỗi vùng,mỗi khu vực và mỗi quốc gia Vì vậy, có thể nói rằng, tình hình kinh tế tổngquát là cơ sở chủ yếu nhất để nghiên cứu sự cần thiết phải thực hiện các dự ánđầu tư Khi nghiên cứu tình hình kinh tế tổng quát có liên quan đến dự án đầu tưcần xem xét trên các khía cạnh chủ yếu sau:

- Trước hết là điều kiện về địa lý tự nhiên Các yếu tố thuộc điều kiện vềđịa lý tự nhiên như địa hình, khí hậu, địa chất, tài nguyên có ảnh hưởng rất lớnđến sự hình thành và hoạt động của dự án đầu tư, tác động mạnh mẽ đến “đầuvào” và “đầu ra” của các dự án

- Điều kiện về dân số và lao động Đây là yếu tố có liên quan, ảnh hưởngđến nhu cầu và khuynh hướng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ do dự án tạo ra, đồngthời tác động đến nguồn lao động cung cấp cho dự án

- Tình hình chính trị, các chính sách và hệ thống luật pháp của nhà nước lànhững yếu tố có liên quan, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và tâm lý của nhàđầu tư Sự ổn định về chính trị, luật pháp nghiêm minh và các chính sách nhấtquán sẽ mang lại sự an tâm cho các nhà đầu tư Các chính sách phát triển, cảicách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh nhận thức và sự đổi mới tư duytrong lĩnh vực đầu tư, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư

Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thực trạng sản xuất

Trang 17

-kinh doanh của ngành, của cơ sở thể hiện qua các chỉ tiêu như tốc độ tăng GDP,

tỉ lệ đầu tư/GDP, tỉ suất lợi nhuận có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thựchiện và phát huy hiệu quả của dự án

Ngoài ra, đối với dự án đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, cải tiến kĩ thuật,cần phân tích thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh của những cơ sở đó.Trên đây là những yếu tố cơ bản tác động đến dự án đầu tư Nghiên cứucác vấn đề trên sẽ giúp tìm ra câu trả lời vì sao phải thực hiện dự án đầu tư Đểnghiên cứu các vấn đề trên cần sử dụng nhiều nguồn số liệu thông tin Có thểthu thập các số liệu thông tin đó trong các niên giám, báo cáo thống kê hay trêncác tạp chí, sách báo và tài liệu kinh tế quốc tế

Điều cần chú ý là tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể để lựa chọn các vấn đềkinh tế tổng quát nêu trên khi xem xét đánh giá sự cần thiết phải thực hiện dự ánđó

2 Nghiên cứu về phương diện thị trường

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở nước ta trước đây, sản phẩmhàng hoá khan hiếm do nguyên nhân chủ yếu là năng lực sản xuất hạn chế Hầuhết các sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ Vì vậy, vấn đề thị trường được

ít người quan tâm

Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra động lực mạnh mẽthúc đẩy mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của các đơn vị, đem lại một thực

tế là có nhiều sản phẩm hàng hoá xuất hiện trên thị trường Sự xuất hiện nhiềusản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu của con người đã góp phần quan trọng làmthay đổi tư duy của các nhà đầu tư, sản xuất Tư duy bắt đầu từ việc sản xuất rồitìm cách bán hàng, tiêu thụ sản phẩm đã khép lại, nhường chỗ cho một tư duymới, đó là cần bắt đầu từ nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu và tâm lýcủa người tiêu dùng, từ đó lựa chọn sản phẩm để đầu tư, sản xuất và tổ chức tiêuthụ phù hợp với sở thích, nếp sống và sức mua của khách hàng

Như vậy là, dự án cần sản xuất sản phẩm gì với số lượng và giá cả baonhiêu không thể xuất phát từ suy nghĩ chủ quan của nhà đầu tư mà phải xuấtphát từ thị trường Nghiên cứu về phương diện thị trường là nội dung quantrọng đầu tiên và có ý nghĩa sống còn của dự án Thị trường là nơi phát ranhững tín hiệu rất cần thiết đối với chủ đầu tư, là nhân tố quyết định việc lựachọn mục tiêu và quy mô của dự án Mục đích chủ yếu của nghiên cứu thịtrường là nhằm:

- Xác định thị trường hiện tại của sản phẩm dự định sản xuất, đánh giá tiềmnăng phát triển của thị trường này trong tương lai, đồng thời phân tích các yếu

tố kinh tế và phi kinh tế tác động đến nhu cầu sản phẩm

- Xây dựng các biện pháp khuyến thị và tiếp thị cần thiết giúp cho việc tiêuthụ sản phẩm của dự án

- Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại cósẵn và các sản phẩm có thể sau này xuất hiện trên thị trường

Về mặt nội dung, nghiên cứu thị trường dự án bao gồm các vấn đề chínhnhư sau:

Một là, lựa chọn sản phẩm dự án Một sản phẩm được sản xuất ra là nhằm

Trang 18

đáp ứng nhu cầu nào đó của xã hội Tuy nhiên, nhu đó rất đa dạng và có tầmquan trọng khác nhau tuỳ theo mỗi cá nhân và tuỳ theo mỗi xã hội Vì vậy, khinghiên cứu lựa chọn sản phẩm của dự án cần xác định rõ loại sản phẩm và đốitượng tiêu thụ sản phẩm đó Những vấn đề cần được xem xét, làm rõ khi lựachọn sản phẩm dự án là:

- Đặc điểm, công dụng chủ yếu của sản phẩm là gì? Sản phẩm dự án đápứng nhu cầu sản xuất hay nhu cầu của các cá nhân?

- Ai là khách hàng chính tiêu thụ sản phẩm dự án? Ai sẽ là những kháchhàng mới ?

- Sản phẩm dự án dự định sản xuất đang ở trong giai đoạn nào của chu kìsống? Nếu sản phẩm dự án dự định sản xuất đang ở vào những giai đoạn cuốicủa chu kì sống thì việc thực hiện dự án đó rõ ràng là bất lợi, không nên tiếnhành

Hai là, xác định nhu cầu thị trường hiện tại Xác định nhu cầu hiện tại củasản phẩm mà dự án dự định sản xuất là điều cần thiết đối với nhà đầu tư Để xácđịnh được mức tiêu thụ hiện tại về loại sản phẩm của dự án cần thu thập các sốliệu như số liệu sản xuất trong năm của các cơ sở hiện có, số lượng nhập khẩu

và xuất khẩu trong năm và lượng tồn kho cuối năm Cần lưu ý rằng, mức tiêuthụ hiện tại có thể phản ánh đúng hoặc chưa đúng như cầu hiện tại

Đối với những mặt hàng không còn sự khan hiếm về sản phẩm, hoặc mức

độ khan hiếm thấp thì mức tiêu thụ hiện tại sẽ phản ánh đúng nhu cầu thị trườnghiện taị

Đối với những sản phẩm có sự khan hiếm, sản xuất ra đến đâu đều đượctiêu thụ hết, có thêm nữa vẫn bán được thì mức tiêu thụ hiện tại chưa phản ánhđúng nhu cầu thị trường hiện tại, nhu cầu có thể còn lớn hơn lượng hàng đã tiêuthụ Lẽ dĩ nhiên các dự án đầu tư cần phát hiện những mặt hàng còn có sự khanhiếm để đầu tư sản xuất Lúc này, để xác định nhu cầu thị trường hiện tại có thểgia tăng một hệ số nào đó bằng cách tham khảo số liệu của các nước khác, nhất

là các nước có kinh nghiệm có đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội giống vớinước ta

Ba là, dự báo nhu cầu tương lai sản phẩm dự án Dự báo nhu cầu tương laicủa sản phẩm dự án là vấn đề quan trọng và rất cần thiết, có ảnh hưởng trực tiếpđến việc thu hồi vốn và lãi của nhà đầu tư cũng như các nhà tài trợ cho dự án.Thông thường, các dự án phải trải qua một thời gian thực hiện đầu tư nhất định.Khi quá trình xây dựng và lắp đặt hoàn thành, dự án sẽ được đưa vào khai thác,quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh bắt đầu và kúc đó sản phẩm của dự ánmới có mặt trên thị trường

Để dự báo nhu cầu thị trường tương lai, cần sử dụng các phương pháp dựbáo Có nhiều phương pháp để dự báo nhu cầu tương lai như phương pháp bìnhquân số học, phương pháp bình quân theo tốc độ tăng trưởng

Mỗi phương pháp dự báo có nội dung riêng, nhưng cơ sở của chúng về cơbản là giống nhau Các phương pháp đều dựa trên giả thiết: những gì diễn ratrong quá khứ theo một quy luật nào đó sẽ tiếp tục ra trong tương lai cũng vấntheo quy luật đó

Như vậy là, để dự báo nhu cầu tương lai của sản phẩm dự án cần xác định

Trang 19

“quy luật” trong quá khứ Muốn vậy, cần thu thập các số liệu thông tin trongquá khứ về tình hình tiêu thụ sản phẩm đó Tuỳ theo từng loại sản phẩm mà xácđịnh thời gian cần phải xem xét đến trong quá khứ Nhìn chung, khoảng thờigian tối thiểu đối với nhiều loại sản phẩm là 5 năm.

Trong nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường tương lai, vấn đề đặt ra là cầnlựa chọn phương pháp thích hợp để dự báo đối với từng loại sản phẩm dự địnhsản xuất Điều cần chú ý là độ chính xác của các kết quả dự báo còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố như sự biến động của giá cả, thu nhập, dân số và một số ảnhhưởng có tính chất đột biến

Về giá cả, đây là một yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu thịtrường Thông thường, khi giá cả cao thì người tiêu dùng càng đắn đo khi muasản phẩm đó Vì vậy, khi dự báo nhu cầu của thị trường tương lai, để đảm bảo

sự chính xác cao hơn cần tính đến tính đàn hồi của nhu cầu so với giá cả sảnphẩm

Về thu nhập, thông thường khi thu nhập tăng thì khuynh hướng tiêu dùng

sẽ tăng lên Khi dự báo nhu cầu cần kết hợp xem xét mối tương quan giữa thunhập bình quân đầu người và mức tiêu thụ sản phẩm dự án dự định sản xuất

Về dân số, cũng có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu thị trường theohướng “đồng biến”, nhất là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm,may mặc

Bốn là, phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm Cạnh tranh là điềuthường xuyên xảy ra trong nền kinh tế thị trường do có nhiều doanh nghiệpcùng sản xuất một loại sản phẩm Quá trình này nhiều lúc diễn ra rất gay gắt,biến thương trường thành chiến trường Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tưkhông đủ sức cạnh tranh dẫn đến bị phá sản

Vì vậy, phân tích đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án làđiều tất yếu và cần được coi trọng

Trước hết, cần phân tích, đánh giá tình hình và mức độ cạnh tranh Cụ thể

là, xác định tất cả các nhà cạnh tranh chính ở hiện tại và tương lai Thu nhập cácthông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của họ có ước tính đến sự thay đổitrong tương lai để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của “đối thủ” cạnh tranh Sau khi phân tích, đánh giá các “đối thủ”, cần phân tích đánh giá kháchquan ưu thế và bất lợi của dự án trong cạnh tranh trên các mặt chủ yếu như chiphí sản xuất, khả năng tài chính, kỹ năng quản lý và kỹ thuật Điều quan trọng

là cần xác định rõ những ưu thế đó của dự án sẽ tồn tại được bao lâu và nhữngbất lợi của dự án có khắc phục, hạn chế được hay không?

Bước quan trọng trong quá trình cạnh tranh sản phẩm do dự án tiến hànhsản xuất nhằm chiếm lĩnh thị trường như đã dự tính là cần sử dụng các công cụ

để cạnh tranh trên hai khía cạnh Cạnh tranh về phương diện giá cả và khả năngcạnh tranh về giá trị sử dụng

Để cạnh tranh về giá cả cần thu thập giá bán của các sản phẩm cùng loạiđang được tiêu thụ trên thị trường do các doanh nghiệp hiện có sản xuất Từ đó,

dự kiến giá bán sản phẩm của dự án sao cho có thể cạnh tranh được mà vẫn cólời

Nhìn chung, giá cả sản phẩm của dự án phải thấp hơn hoặc tối đa là cao

Trang 20

bằng giá cả sản phẩm của các sản phẩm cùng loại đang có mặt trên thị trườngmới có lợi thế trong cạnh tranh

Khả năng cạnh tranh về giá trị sử dụng được thể hiện chủ yếu ở chất lượngsản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, hình thức bao bì Vì vậy, cần nêu rõ những

ưu điểm nổi bật của chất lượng sản phẩm, nói rõ sản phẩm đạt tiêu chuẩn cấpnào, đồng thời cũng cần nêu rõ những tiện lợi của sản phẩm trong sử dụng, dichuyển và khả năng đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Chính những

ưu điểm đó là cơ sở quan trọng để tạo ra uy tín của sản phẩm, là yếu tố có tínhchất quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao được lượng hàng bán racũng như đảm bảo được tuổi thọ kinh tế của sản phẩm như dự kiến đề ra trong

dự án

Năm là, xây dựng các biện pháp tiếp thị và màng lưới tiêu thụ sản phẩmcủa dự án Qua việc tiến hành dự báo nhu cầu thị trường tương lai đối với sảnphẩm dự án dự định sản xuất đã cho biết khả năng xâm chiếm thị trường và tiêuthụ sản phẩm trong tương lai

Thế nhưng, khả năng đó có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộcvào nhiều vấn đề, đặc biệt là phải làm cho người tiêu dùng biết và cần đến cácsản phẩm của dự án Vì vậy, cần nghiên cứu các biện pháp tiếp thị và tổ chứcmàng lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án để tăng nhanh khả năng tiêu thụ

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tiếp thị đóng vai trò quantrọng tỷ lệ với số lượng và sự phức tạp của khách hàng Mục đích của tiếp thị làlàm cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của dự án thay vì sử dụng sản phẩmcạnh tranh khác Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng khách hàng, cáchình thức phân phối và kỹ năng của chúng cũng như các phương án giới thiệusản phẩm

Tổ chức màng lưới tiêu thụ là một vấn đề cần được nghiên cứu kĩ lưỡng

Về nguyên tắc, phải đảm bảo cho sản phẩm của dự án đến được tay người tiêudùng một cách nhanh chóng và thuận tiện Do đó, dự án xem xét tổ chức hệthống phân phối sản phẩm một cách hợp lý thông qua các phương thức tiêu thụnhư bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua các đại lý hoặc thông qua các hợpđồng bao tiêu sản phẩm Trường hợp áp dụng phương thức bán hàng trực tiếpcần dự trù tính toán các chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí mở các cửahàng tiêu thụ

Nghiên cứu thị trường là nội dung quan trọng là nhân tố quyết định việclựa chọn mục tiêu và qui mô của dự án Mặt khác, nghiên cứu về phương diệnthị trường cũng là một vấn đề rất phức tạp, mang nặng tính lý thuyết, vận dụngvào thực tế gặp rất nhiều khó khăn do thiếu số liệu hoặc số liệu không đủ độ tincậy cao

Thực tế cho thấy nhiều dự án không thành công đều có nguyên nhân donghiên cứu thị trường không chính xác Để nghiên cứu thị trường cần các thôngtin ở tầm vĩ mô và vi mô như các kế hoạch lớn định hướng việc phát triển kinh

tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, chỉ số lạm phát, tình hìnhxuất - nhập khẩu và tuỳ theo sản phẩm của từng dự án cụ thể để xác định nhữngthông tin cần thiết khác

Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị trường không phải chỉ là thu lượm các tài

Trang 21

liệu, thông tin về tình hình quá khứ, hiện tại và tương lai của sản phẩm dự án dựđịnh sản xuất mà còn cần có các chuyên gia với những hiểu biết về sản phẩm dự

án và những sản phẩm có thể thay thế cũng như những kiến thức về qui luật và

cơ chế hoạt động của thị trường, pháp luật, thương mại để có thể lựa chọn,phân tích và rút ra được những kết luận cụ thể và xác đáng

3 Nghiên cứu phương diện kỹ thuật - công nghệ của dự án

Mục đích chính của việc nghiên cứu kĩ thuật - công nghệ của dự án lànhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào, quy trình sản xuất, địa điểm sảnxuất và nhu cầu để sản xuất một cách tối ưu và phù hợp nhất với những điềukiện hiện có mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và số lượng sản quanghiên cứu thị trường

Nghiên cứu phương diện kĩ thuật - công nghệ là một trong những tiền đềquan trọng cho việc phân tích về mặt kinh tế - tài chính của dự án Không có sốliệu của phân tích kỹ thuật thì không thể phân tích về mặt kinh tế tài chính.Quyết định đúng đắn trong thẩm định kỹ thuật - công nghệ có tác dụng to lớntrong việc tiết kiệm các nguồn lực và tranh thủ được các cơ hội để tăng thêmnguồn lực

Mặt khác, kỹ thuật - công nghệ của từng dự án phụ thuộc vào các ngànhkinh tế - kỹ thuật và là một vấn đề rất phức tạp nhất là đối với dự án lớn Vì vậy,cần có những nghiên cứu hỗ trợ bổ sung cho các dự án lớn, phức tạp về kĩ thuậtvới sự tham gia của các chuyên gia có am hiểu sâu sắc về từng lĩnh vực kĩ thuật

cụ thể đó

Tuỳ thuộc vào từng loại dự án cụ thể mà nội dung nghiên cứu kĩ thuật công nghệ có nội dung và mức độ phức tạp khác nhau Tuy nhiên, những nộidung cơ bản cần tập trung nghiên cứu bao gồm các vấn đề chính sau đây:

-Một là, lựa chọn hình thức đầu tư Việc nghiên cứu lựa chọn hình thức đầu

tư mới hay đầu tư chiều sâu, cải tiến kĩ thuật, mở rộng qui mô sản xuất cần dựatrên một số cơ sở như tính chất sản phẩm và điều kiện cụ thể của các cơ sở hiện

có Thông thường, đối với loại sản phẩm hoàn toàn mới cần phải đầu tư mới, ítkhi tận dụng được các cơ sở hiện có Trong trường hợp cần tăng số lượng sảnphẩm hoặc đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, thôngthường sẽ thực hiện hình thức đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và đổi mớithiết bị, công nghệ cơ sở hiện có

Hai là, nghiên cứu lựa chọn công suất của dự án Công suất của dự án làkhả năng tạo ra sản lượng sản phẩm và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhấtđịnh như một tháng, một quí hoặc một năm Công suất của dự án bao gồm cácloại sau:

- Công suất lý thuyết Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà dự án

có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất lý thuyết Điều kiện sản xuất lýthuyết được hiểu theo giả thiết là máy móc hoạt động liên tục, không bị giánđoạn vì bất kì lý do nào Công suất lý thuyết mang tính chất tham khảo, khôngthể đạt được

- Công suất thiết kế Công suất thiết kế là công suất mà dự án đạt đượctrong điều kiện sản xuất bình thường Điều kiện sản xuất bình thường được hiểu

Trang 22

là: máy móc thiết bị hoạt động theo đúng qui trình công nghệ, không bị ngừng

vì những lý do không được dự tính trước; các yếu tố “đầu vào” được cung cấpđầy đủ, kịp thời Công suất thiết kế của dự án được tính dựa vào công suất thiết

kế của máy móc, thiết bị chủ yếu trong một giờ cùng với số giờ, số ca và sốngày làm việc Khi tính công suất thiết kế một năm, thông thường số ngày làmviệc trong năm lấy bằng 360 ngày, còn số ca/ngày, số giờ/ca lấy theo dự tínhtrong dự án

- Công suất thực tế Công suất thực tế là công suất đạt được trong điều kiệnsản xuất cụ thể của dự án Điều kiện sản xuất cụ thể của dự án được hiểu là sựchi phối của các yếu tố như sự thành thạo của người công nhân, kinh nghiệm tổchức sản xuất, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào và các trục trặc “kĩ thuật”khác Công suất thực tế được xác định trên cơ sở công suất thiết kế Thôngthường, năm đầu khi dự án đi vào hoạt động, công suất thực tế được tính bằng50% công suất thiết kế, năm thứ hai công suất thực tế được tính bằng 75% côngsuất thiết kế, từ năm thứ ba trở đi công suất thực tế được tính bằng 90% côngsuất thiết kế Đây được coi là công suất thực tế lớn nhất của dự án

- Công suất tối thiểu Công suất tối thiểu là công suất tạo ra mức sản phẩmtối thiểu cần thiết để dự án không bị lỗ Đây là công suất tương ứng với điểmhoà vốn Nếu sản lượng sản phẩm dưới mức sản lượng hoà vốn thì chi phí cốđịnh cho một đơn vị sản phẩm sẽ gia tăng, khiến giá thành cao, từ đó việc sảnxuất trở thành không kinh tế nữa, mặc dù về mặt kĩ thuật chất lượng có thể vẫnđược đảm bảo

Lựa chọn công suất của dự án là điều cần thiết có ảnh hưởng đến hiệu quảcủa dự án đầu tư Thông thường công suất của dự án được lựa chọn trongkhoảng giữa công suất thực tế và công suất tối thiểu Khi xác định công suất của

dự án lớn hay nhỏ cần căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau đây:

+ Nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với sản phẩm của dự án.+ Khả năng mở rộng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm do dự án dự địnhsản xuất

+ Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, nhất là đốivới nguyên vật liệu phải nhập khẩu

+ Khả năng mua thiết bị - công nghệ có công suất phù hợp đối với dự án.+ Khả năng về vốn đầu tư và năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất -kinh doanh

Đa số các dự án đều khởi đầu bằng cách: một mặt, phát triển dần mứcthương vụ và xâm nhập thị trường tiêu thụ, mặt khác điều chỉnh dần các yếu tốnguyên vật liệu, lao động, thiết bị theo sự lựa chọn để tăng dần công suất của

dự án, vì ngay cả nếu có sản xuất hết công suất trong những năm đầu thì khảnăng tiêu thụ thường vẫn gặp khó khăn Nói cách khác, việc xác định một cách

rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn công suất của dự án thường gặp khókhăn Vì vậy, trong thực tế thường áp dụng phương pháp phân kì đầu tư, đưacông suất tăng dần lên cho đến khi đạt được công suất yêu cầu

Ba là, nghiên cứu xác định chương trình sản xuất và nhu cầu các yếu tốđầu vào cho sản xuất

Nghiên cứu xác định chương trình sản xuất bao gồm các vấn đề chính như

Trang 23

xác định cơ cấu sản phẩm, chất lượng và giá cả sản phẩm Về cơ cấu sản phẩm,cần xác định rõ tỉ trọng của mỗi loại sản phẩm cũng như bán thành phẩm và cácphế liệu thu hồi theo từng năm sản xuất và cho cả đời dự án

Về chất lượng sản phẩm, cần xác định tiêu chuẩn của sản phẩm phân theonhiều cấp hạng thông qua các chỉ tiêu như đặc tính cơ lý hoá, kiểu dáng côngnghiệp, hình thức, bao bì, nhãn mác công dụng và cách sử dụng

Về giá cả sản phẩm, thông thường giá bán sản phẩm được xác định trên cơ

sở chi phí giá thành Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường giá cả chủ yếu dongười mua và người bán thoả thuận nên xác định giá bán sản phẩm là điều phứctạp, nếu không có kinh nghiệm dễ dẫn đến tình trạng hoặc bị thua lỗ hoặc khôngtiêu thụ được sản phẩm Khi xác định giá cả sản phẩm trong dự án cần chú ýmột số khía cạnh như vừa sức mua của người tiêu dùng, cân đối với các mặthàng khác trên thị trường, có thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại đồngthời bảo đảm một tỉ suất lợi nhuận thích đáng để duy trì và mở rộng sản xuất.Nghiên cứu xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào cho sản xuất Khi dự ánhoàn thành giai đoạn thực hiện đầu tư sẽ được đưa vào vận hành khai thác Nói

cụ thể hơn là quá trình sản xuất - kinh doanh của dự án bắt đầu Để sản xuất rasản phẩm, cần rất nhiều yếu tố trong đó có một số yếu tố chính như nguyên vậtliệu, lao động, năng lượng, nước

Nghiên cứu xác định chính xác nhu cầu các yếu tố đầu vào đó của dự án sẽtạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra đều đặn, đồng thời tránh sự lãng phí,

ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư Nghiên cứu xác định các yếu tố đầu vàobao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, khi tham giavào quá trình sản xuất cấu tạo nên thực thể sản phẩm Vì vậy, đây là một trongnhững nội dung quan trọng cần được nghiên cứu kĩ trên các khía cạnh như phânloại nguyên vật liệu; đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu sẽ dùng; nguồn vàkhả năng cung cấp nguyên vật liệu; kế hoạch cung ứng và giá mua nguyên vậtliệu

Trước hết, về phân loại nguyên vật liệu Để sản xuất ra sản phẩm cần rấtnhiều loại nguyên vật liệu Mỗi loại có vai trò khác nhau trong quá trình sảnxuất Trong dự án cần xác định và phân rõ thành các loại nguyên vật liệu chính,vật liệu phụ, bán thành phẩm và bao bì đóng gói Để đi sâu nghiên cứu, có thểphân chia nguyên vật liệu theo ngành nông - lâm nghiệp và công nghiệp

Đối với những nguyên vật liệu là nông, lâm, thuỷ hải và gia súc, gia cầmcần đi sâu phân tích điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình sản xuấtnông, lâm ngư nghiệp, đồng thời chú ý đến nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của mọingười dân đối với sản phẩm của các ngành đó

Đối với nguyên vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như khoángsản, sản phẩm công nghiệp trung gian cần đi sâu xem xét về trữ lượng, khảnăng thay thế giữa các loại nguyên vật liệu

Về đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu Đặc tính và chất lượng nguyênvật liệu phải phù hợp với chất lượng sản phẩm của dự án Thông thường nghiêncứu các đặc tính và chất lượng nguyên vật liệu trên các khía cạnh như đặc tính

lý học thể hiện qua kích cỡ, thể trạng, tỷ trọng, độ nhớt, điểm nóng chảy Đặc

Trang 24

tính cơ học thể hiện độ biến dạng, độ cứng, sức nén Đặc tính hoá học thể hiện

độ tinh khiết, độ cứng của nước, chỉ số axít Đặc tính về điện và từ thể hiệnkhả năng dẫn điện, điện trở, từ tính

Về nguồn và khả năng cung cấp nguyên vật liệu Nguồn và khả năng cungcấp nguyên vật liệu, nhất là nguyên vật liệu chính là điều kiện quan trọng để xácđịnh tính sống còn cũng như tầm cỡ đa số các dự án

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu phải đảm bảo cho dự án hoạtđộng bình thường trong suốt đời dự án Cần chú trọng khai thác các nguồn trongnước, thường là rẻ hơn, đỡ phiền hà hơn khâu nhập khẩu và tiết kiệm đượcngoại tệ, đồng thời hỗ trợ thêm cho các ngành khác cùng phát triển Chỉ nênnhập khẩu những nguyên vật liệu trong nước không có hoặc không đẩm bảo yêucầu về chất lượng

Về kế hoạch cung ứng và giá mua nguyên vật liệu Kế hoạch cung ứngnguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của dự án sau này.Trên cơ sở nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu hằng năm cho dự án, cần nghiêncứu và lập kế họach thu mua, cung ứng để bảo đảm cho việc cung cấp nguyênvật liệu cho dự án được đầy đủ và đều đặn, không ảnh hưởng đến quá trình sảnxuất Có thể tổ chức thu mua trực tiếp, qua các màng lưới và tổ chức khác Ngoài ra, cần phân tích giá mua nguyên vật liệu vì đây là yếu tố quan trọngảnh hưởng đến hiệu quả của dự án Đối với nguyên vật liệu trong nước, giá muahiện tại có đối chiếu với giá trong quá khứ và chiều hướng trong tương lai Cácchi phí thu mua, vận chuyển cần được tính đầy đủ Trong trường hợp nguyênvật liệu nhập khẩu, nên áp dụng giá CIF cùng với các chi phí bốc dỡ, lệ phícảng, phí bảo hiểm, các loại thuế, chi phí chuyên chở đến nhà máy

+ Về lao động Lao động là yếu tố quan trọng quyết định mọi hoạt độngtrong dự án Vì vậy, cần nghiên cứu lao động cho dự án trên các khía cạnh nhưnhu cầu về lao động, nguồn lao động và chi phí lao động

Về nhu cầu lao động Trên cơ sở yêu cầu kĩ thuật của sản xuất, sơ đồ bộmáy quản lý điều hành để ước tính số lượng lao động trực tiếp và bậc thợ tươngứng cho mỗi loại công việc và số lượng lao động gián tiếp với trình độ lao độngthích hợp

Về nguồn lao động Cần chú trọng xem xét lao động trong nước và tại địaphương để tuyển dụng đào tạo Có thể tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua các

cơ quan chuyên môn Nếu phải đào tạo, phải có chương trình đào tạo lao độngchuyên môn, lập kế hoạch và dự tính chi phí Việc đào tạo có thể tiến hành ởtrong nước hoặc nước ngoài (nếu trong nước không đủ điều kiện) hoặc thuêchuyên gia nước ngoài vào huấn luyện ở trong nước

Về chi phí Chi phí về lao động bao gồm chi phí tuyển dụng, đào tạo và chiphí cho lao động trong các năm hoạt động của dự án sau này Dự án có thể ápdụng trả lương khoán, lương sản phẩm hoặc lương thời gian Căn cứ vào hìnhthức trả lương được áp dụng, số lao động mỗi loại sử dụng, các chi phí có liênquan để tính ra quĩ lương hàng năm cho mỗi loại lao động và cho tất cả lao độngcủa dự án Các chế độ về lương, phúc lợi, bảo hiểm xã hội cần được tuân thủchặt chẽ theo luật lao động và các văn bản hướng dẫn dưới luật của Nhà nước.+ Về năng lượng Có nhiều loại năng lượng có thể sử dụng cho dự án như

Trang 25

điện năng, than, củi, xăng dầu, khí đốt Khi xem xét về năng lượng, cần xemxét nhu cầu sử dụng, nguồn cung cấp, đặc tính, chất lượng, tính kinh tế khi sửdụng, vấn đề ô nhiễm môi trường của mỗi loại sử dụng để dự tính chi phí Trong các nguồn năng lượng, điện năng là nguồn năng lượng chính mà hầuhết các dự án sử dụng Cần nghiên cứu nguồn năng lượng này trên các khíacạnh như công suất thiết kế, nguồn cung cấp và chi phí Căn cứ vào đặc tính kĩthuật của máy móc thiết bị, tính ra tổng số công suất cần thiết về điện cho dự án.Đối với dự án tiêu thụ điện năng lớn cần hợp đồng với đơn vị cung cấp Trườnghợp cần thiết có thể dự tính phương án trang bị riêng các trạm phát điện.

Cần dự kiến đầy đủ các chi phí đầu tư và sử dụng năng lượng như: mua vàlắp đặt trạm biến áp, đường dây, hệ thống điện, tính toán chính xác mức tiêu thụnăng lượng cho mỗi ngày sản xuất

+ Về nước Cần xem xét cả cấp nước và thoát nước cho sản xuất và chosinh hoạt Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước theo từng mục đích (làm nguyênliệu, làm mát, tẩy rửa, chạy lò hơi, sinh hoạt ), từ đó cân đối quy mô với nguồncung cấp (của công ty kinh doanh nước sạch, nước sông, nước giếng khoan) và

có biện pháp xử lý nước nguồn hợp lý tuỳ yêu cầu sử dụng

Vấn đề nước thải công nghiệp Cần phải lọc và xử lý sạch trước khi thải racác công trình công cộng hay sông ngòi để tránh ô nhiễm môi trường

Xác định các chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước và chi phídùng nước thường xuyên

Bốn là, lựa chọn địa điểm xây dựng dự án Thực chất việc nghiên cứu, lựachọn địa điểm xây dựng dự án là xem xét các khía cạnh về tự nhiên, kinh tế - xãhội của nơi xây dựng dự án để thấy rõ những thuận lợi và khó khăn khi thựchiện dự án Trước hết, cần lựa chọn một khu vực tương đối rộng mà trong đó cóthể có nhiều địa điểm khác nhau để xét chọn Khi lựa chọn khu vực địa điểm,những vấn đề cần phân tích đánh giá bao gồm:

- Chủ trương, chính sách của Nhà nước về phân bổ các ngành, các cơ sởsản xuất Các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt là chính sách khuyến khíchđầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động và hiệu quả sau này của dự án.Các chủ trương chính về phân bổ ngành, cơ sở sản xuất có ảnh hưởng đến sự ônhiễm môi trường, sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng Thôngthường, đầu tư vào những vùng Nhà nước khuyến khích đầu tư sẽ được sự trợgiúp về vốn, kĩ thụât, tiêu thụ sản phẩm, thuế

- ảnh hưởng của địa điểm đến quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của dự

án Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với việc lựa chọn địa điểm của hầuhết các dự án Cách tiếp cận đơn giản nhất là tính toán chi phí thu mua, vậnchuyển nguyên vật liệu và chi phí tiêu thụ sản phẩm ở nhiều địa điểm khácnhau, được xác định qua khả năng cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sảnphẩm của dự án Lựa chọn được địa điểm vừa gần nơi cung cấp nguyên vật liệuvừa gần nơi tiêu thụ sản phẩm là điều tốt nhất Trường hợp không thể được, cầncăn cứ vào từng dự án cụ thể để lựa chọn cho phù hợp

- Cơ sở hạ tầng của nơi xây dựng dự án Trước hết, cần nghiên cứu xemmức độ thích hợp của cơ sở hạ tầng đến mức nào? Có cần phải đầu tư thêmkhông? Nếu đầu tư chi phí hết bao nhiêu? Tuỳ theo địa điểm cụ thể của từng dự

Trang 26

án mà đi sâu nghiên cứu vấn đề giao thông có liên quan đến có liên quan đếntình hình cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm Cụ thể là cần xem xéttừng loại giao thông đối với dự án

Đối với giao thông đường biển, cần làm rõ các chi tiết về tiện nghi ở cảng,

độ sâu, công suất bốc dỡ hàng, cỡ tàu sẽ sử dụng

Đối với giao thông đường bộ, cần làm rõ độ rộng của đường và cầu, tìnhtrạng chất lượng của đường và luật lệ, phí giao thông

Đối với giao thông đường sắt, cần xem xét khả năng vận tải hàng hoá, cácphương tiện bốc dỡ, chi phí vận tải từ ga chính đến nơi xây dựng dự án

Đối với giao thông đường sông, cần xem xét về bề rộng, độ sâu của kênhrạch, sông ngòi, khả năng của xà lan, chi phí chuyên chở

- Môi trường kinh tế - xã hội nơi xây dựng dự án Nghiên cứu môi trườngkinh tế - xã hội bao gồm nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động của dự án nhưtuyển chọn lao động, trình độ phát kinh tế - xã hội của địa phương, khả năngđảm bảo an ninh, quốc phòng

Về lao động, mặc dù có thể sử dụng từ nơi khác đến nhưng sẽ làm tăng chiphí Do đó, nên tuyển chọn lao động nói chung và lao động có chuyên môn hoặcđào tạo chuyên môn từ dân cư của địa phương là tốt nhất

Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Thông thường, trình

độ phát triển kinh tế xã - hội của địa phương càng cao sẽ càng thuận lợi cho sựhoạt động của dự án và ngược lại

Về đảm bảo an ninh, quốc phòng Xây dựng dự án ở những nơi có tìnhhình an ninh tốt, đảm bảo về quốc phòng cũng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho dự

án, đặc biệt là giai đoạn đi vào sản xuất - kinh doanh sau này

Sau khi lựa chọn khu vực địa điểm, cần tiến hành nghiên cứu lựa chọn địađiểm cụ thể Khi nghiên cứu địa điểm cụ thể cần làm rõ những nội dung chủ yếusau đây:

+ Mô tả vị trí: toạ độ địa lý và ranh giới của địa điểm, khu vực hành chính

và quan hệ của địa điểm với qui hoạch chung

+ Diện tích mặt đất, mặt nước và giá trị quyền sử dụng mặt đất, mặt nướccho dự án

+ Hiện trạng mặt bằng và hệ thống kết cấu hạ tầng (đường xá, cầu cống,điện nước, thông tin liên lạc )

+ Sơ đồ khu vực địa điểm và sơ đồ hiện trạng tổng mặt bằng

+ Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng như các công trình xây dựng, câycối, hoa màu

+ Chi phí san lấp mặt bằng

+ Những ảnh hưởng của dự án đối với các cơ sở kinh tế, văn hoá và dân cưcũng như đối với tài nguyên trong khu vực

+ Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án tại địa điểm đó

Năm là, nghiên cứu về công nghệ và trang thiết bị Điều quan trọng nhấtcủa phân tích về phương diện kỹ thuật công nghệ là vấn đề xem xét lựa chọncông nghệ và trang thiết bị

Để sản xuất một loại sản phẩm có nhiều công nghệ khác nhau Sự khácnhau đó được thể hiện chủ yếu ở qui trình sản xuất, mức độ hiện đại, công suất,

Trang 27

giá cả

Công nghệ được lựa chọn phải mang tính hiện đại, kinh tế, đảm bảo vệsinh môi trường Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu công nghệ của dự án làphải lựa chon được công nghệ thích hợp Tính thích hợp được thể hiện trênnhững khia cạnh chủ yếu là đảm bảo công suất của dự án; đảm bảo chất lượngsản phẩm theo yêu cầu của dự án; chi phí chuyển giao công nghệ và nhập thiết

bị không quá cao; công nghệ càng hiện đại càng tốt nếu các yếu tố nói trên đạtnhư nhau

Thông thường công nghệ và thiết bị có mối quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau.Lựa chọn thiết bị được tiến hành trên cơ sở công nghệ đã lựa chọn Thiết bị là

bộ phận chủ lực của tài sản cố định, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm và toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy, khi chọn thiết bị chú ýchọn của những hãng nổi tiếng để đảm chất lượng của thiết bị và giá cả để tránhlãng phí về năng lực sản xuất cần chú ý tính đồng bộ của thiết bị Mặt khác,trong quá trình sử dụng, sự hao mòn giữa các bộ phận của thiết bị không đềunhau, nên cần chú ý đến phụ tùng sửa chữa, thay thế của các thiết bị được lựachọn

Một vấn đề quan trọng cần phân tích xem xét là chi phí Chi phí thiết bịtrong các dự án, nhất là các dự án công nghiệp thường rất lớn, vì vậy, khi lựachọn cần đưa ra tối thiểu 2 phương án để lựa chọn Việc lựa chọn căn cứ chủyếu vào hiệu quả tài chính của từng phương án

Sau khi tính toán, phân tích, so sánh các phương án công nghệ, thiết bịtrong dự án cần nêu rõ các vấn đề sau đây:

+ Tên và các đặc điểm chủ yếu của công nghệ đã lựa chọn

+ Sơ đồ tiến trình công nghệ chủ yếu của dự án

+ Nguồn công nghệ và phương thức chuyển giao công nghệ

+ ảnh hưởng do công nghệ, thiết bị của dự án đến môi trường và các giảipháp xử lý

+ Lập danh mục trang thiết bị cần thiết cho dự án

Tóm lại, công nghệ và thiết bị được lựa chọn phải phù hợp với điều kiệnsản xuất ở Việt Nam Các điều kiện đó thông thường là điều kiện về khí hậu,thời tiết, trình độ người lao động

Sáu là, nghiên cứu kĩ thuật xây dựng công trình của dự án Công trình xâydựng của dự án bao gồm các hạng mục công trình nhằm tạo điều kiện và đảmbảo cho cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi

và an toàn

Để xác định các hạng mục công trình cần xây dựng, phải căn cứ vào yêucầu về đặc tính kĩ thuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạtầng, cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu và sản phẩm, sốlao động sẽ sử dụng Như vậy, thông thường các hạng mục công trình có thểbao gồm:

+ Các phân xưởng, văn phòng, kho bãi

+ Hệ thống cấp điện, cấp nước, chiếu sáng, cây xanh

+ Hệ thống giao thông nội bộ, xếp dỡ hàng hoá, bãi đỗ xe các loại

+ Nhà ăn, khu giải trí

Trang 28

+ Hệ thống thông tin liên lạc.

+ Hệ thống xử lý chát thải, bảo vệ môi trường

+ Hệ thống phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ

+ Tường rào bảo vệ

Nhu cầu về công trình xây dựng cần xác định vừa đủ để dự án hoạt độngbình thường, đồng thời có thể mở rộng phát triển trong tương lai khi cần thiết.Đối với mỗi công trình, hạng mục công trình cần xem xét trên những khía cạnhnhư diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc, chi phí dự kiến Việc xác định chiphí dự kiến có thể sử dụng chỉ tiêu đơn giá tổng hợp dựa trên thực tế các côngtrình tương tự trong thời gian xây dựng nhà xưởng của dự án, đồng thời phù hợpvới định mức qui định hiện hành của Nhà nước trong từng thời kì

Sau khi xem xét xác định các công trình và hạng mục công trình, cần đisâu xem xét phần kĩ thuật và tổ chức xây dựng với những nội dung chủ yếu sau:+ Xác định cấp hạng các công trình và hạng mục công trình

+ Lập hồ sơ bố trí mặt bằng tổng thể

+ Lên bản vẽ hình thức kiến trúc phối cảnh

+ Lựa chọn các giải pháp kết cấu, vật liệu

+ Lựa chọn các giải pháp về kĩ thuật thi công và thiết bị thi công

+ Lập biểu đồ tiến độ thi công

+ Lập bảng dự trù vật liệu, xe máy thi công

+ Các biện pháp an toàn trong thi công

Bảy là, nghiên cứu về lịch trình thực hiện dự án Sau khi đã nghiên cứu dự

án khả thi trên mọi khía cạnh kĩ thuật, nghĩa là dự án có thể thực hiện được, cầnphải ước tính thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó Nói khác đi làphải phải lập lịch trình thực hiện dự án

Công trình đầu tư bao gồm nhiều hạng mục, quá trình thực hiện việc xây

lắp đòi hỏi một trình tự nhất định, khoa học để đảm bảo đưa công trình vào vậnhành khai thác đúng thời điểm dự kiến Có nhiều công trình có thể tiến hành xây

- lắp song song hoặc phải được hoàn tất trước khi công trình khác bắt đầu Mặt khác, đối với ngân hàng là cơ quan tài trợ vốn, lịch trình thực hiện liênquan chặt chẽ với tíên độ rút vốn vay của dự án, do đó ngân hàng cần nắm rõlịch trình này để chủ động trong viêc tạo lập nguồn vốn cho vay nếu ký hợpđồng tín dụng với chủ đầu tư Cụ thể, cần nghiên cứu và nêu rõ các vấn đề nhưthời gian hoàn thành từng hạng mục và cả công trình; những hạng mục nào phảihoàn thành trước, những hạng mục nào có thể hoàn thành sau, những công việcnào có thể tiến hành song song

4 Nghiên cứu phương diện quản trị nhân lực dự án

Nghiên cứu tổ chức quản trị dự án bao gồm nghiên cứu sơ đồ tổ chức bộmáy, phân rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, các cấp lãnh đạo điều hành,thực hiện, bố trí lao động và đào tạo cán bộ công nhân

Tổ chức quản trị dự án hình thành dần dần trong suốt quá trình hình thành

dự án, từ khi bắt đầu nhận dạng dự án Trong suốt quá trình soạn thảo, triển khaithực hiện dự án vẫn còn nhiều khả năng phải thay đổi tổ chức, nhân sự cho phùhợp với tình hình thực tế, nhất là đối với dự án có thời hạn đầu tư kéo dài

Trang 29

Về tổ chức bộ máy Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà xác định mô hình tổchức bộ máy cho thích hợp, đảm bảo tuân thủ những qui định của luật doanhnghiệp và luật công ty Bất kỳ một bộ máy nào cũng cần đảm bảo nguyên tắctinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả; phân định rõ ràng nghĩa vụ và quyền lợi củatừng bộ phận và từng người lao động ở mỗi vị trí Các cấp quản trị bao gồm cấplãnh đạo, cấp điều hành, cấp thừa hành Mỗi cấp có chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn riêng do luật pháp qui định

Tổ chức bộ máy, tự nó chưa có sức mạnh Sức mạnh của tổ chức bộ máyphụ thuộc rất lớn vào những con người cụ thể đảm trách các chức vụ trong bộmáy đó Bố trí mô hình tổ chức bộ máy là cơ sở để xác định số lượng và chấtlượng cán bộ, công nhân, từ đó tính toán tổng quĩ tiền lương

Cần phân tích, xác định một cách cụ thể số lượng lao động cho dự án Nhìnchung, nhu cầu về nhân lực cần được chia nhỏ theo ngành nghề và kỹ năng cótính đến nguồn cung cấp của thị trường Triển vọng các lợi ích về mặt kinh tế vàtài chính có đạt được hay không phụ thuộc khá lớn vào nguồn nhân lực và nănglực quản lý dự án Mặt khác, cần nghiên cứu kỹ thị trường lao động, gắn nhucầu kỹ thuật và quản lý của dự án cho phù hợp với khả năng về nguồn nhân lựcđược cung cấp cho dự án Nếu hai vấn đề này không hoà hợp được với nhau thì

dự án không nên thực hiện

Về chế độ đối với người lao động Chế độ trả lương, mức bảo hiểm xã hội,chế độ nghỉ ngơi của từng loại cán bộ nhân viên từ Tổng giám đốc đến côngnhân cần tuân thủ những qui định chung của Nhà nước, đảm bảo khuyến khíchngười lao động phát huy tính sáng tạo của mình

Phân tích đánh giá về quản trị nhân lực của dự án cần phải xem xét, dựkiến kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho người lao động làm việc trong

dự án Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các dự án lớn có sử dụng

kĩ thuật cao Có thể xem xét vận dụng các hình thức đào tạo như tổ chức đitham quan trong nước, nước ngoài; mở các lớp tập huấn; cử đi học theo các lớpchính qui, dài hạn, ngắn hạn Đối với vấn đề sử dụng các chuyên gia, cần tuânthủ các nguyên tắc: chỉ sử dụng các chuyên gia nước ngoài ở những khâu côngviệc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao mà lao động Việt Nam không đảm đương nổi

5 Nghiên cứu phương diện tài chính dự án

Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn nên quyết định đầu tư trước hết vàthường là quyết định tài chính Trên thực tế hoạt động đầu tư, các quyết địnhnhư chọn địa điểm xây dựng, mua máy móc thiết bị, xây dựng công trình luônđược cân nhắc, xem xét từ khía cạnh tài chính Nếu dự án có thể khả thi ở một

số phương diện nhưng không khả thi ở phương diện tài chính sẽ không thể thựchiện trên thực tế Điều đó khẳng định tầm quan trọng của việc thẩm định, đánhgiá về phương diện tài chính của dự án

Mục đích chủ yếu của việc thẩm định, đánh giá về mặt tài chính của dự ánđầu tư nhằm:

- Kiểm tra nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thựchiện có hiệu quả các dự án đầu tư

- Kiểm tra tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án để đánh giá

Trang 30

khả năng sinh lời của vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, độ rủi ro của dự án

Để đạt được mục tiêu trên, cần tiến hành thẩm định thông qua các nội dungchủ yếu sau:

5.1 Xác định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn

Về tổng vốn đầu tư dự án Đó là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư cóthể sử dụng để thực hiện đầu tư

Tổng vốn đầu tư cho thấy một cách khái quát quy mô của dự án, thôngthường bao gồm các bộ phận: vốn đầu tư nhằm tạo ra tài sản cố định; vốn đầu tưnhằm tạo ra tài sản lưu động và một bộ phận vốn đầu tư dùng để dự phòng Vốn đầu tư để hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động là hai bộphận hết sức cần thiết cho quá trình xây dựng và thực hiện dự án Chúng ta cần

đi sâu xem xét nội dung của hai bộ phận vốn này

Về vốn đầu tư hình thành tài sản cố định Muốn tạo ra cơ sở vật chất kĩthuật (hình thành tài sản cố định) để sản xuất ra sản phẩm của dự án cần thựchiện các chi phí ban đầu và chi phí cơ bản Chi phí ban đầu bao gồm các chi phísau:

+ Chi phí thành lập và nghiên cứu dự án

+ Chi phí đào tạo, cố vấn

+ Chi phí công trình tạm thời

+ Chi phí thí nghiệm

+ Chi phí quản lý ban đầu (hội họp, thủ tục)

+ Chi phí ban đầu khác

Chi phí cơ bản bao gồm những chi phí như sau:

+ Chi phí thuê nhà, mặt đất, mặt nước, mặt biển

+ Chi phí chuẩn bị địa điểm

+ Chi phí xây dựng cơ bản

+ Chi phí máy móc thiết bị

Về vốn sản xuất Đây là vốn dùng trang trải cho các chi phí để dự trữ choquá trình sản xuất Những chi phí đó bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu

+ Chi phí nhiên liệu, điện, nước

+ Tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội,

+ Chi phí phụ tùng thay thế

+ Chi phí sản xuất khác

Về vốn lưu thông Đây là vốn dùng trang trải cho các chi phí nằm trongquá trình lưu thông tiêu thụ sản phẩm Những chi phí này bao gồm:

Trang 31

+ Thành phẩm, bán thành phẩm tồn kho.

+ Hàng hoá bán chụi

+ Chi phí lưu thông khác

Vốn bằng tiền Đây là vốn dùng để đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu phát sinhthường xuyên khi dự án đi vào hoạt động Đó có thể là một lượng tiền mặt tạiquĩ hoặc được gửi tại Ngân hàng

Do đầu tư thường gặp rủi ro và có thể phát sinh những chi phí không lườngtrước đựơc nên ngoài hai bộ phận vốn cố định và vốn lưu động còn có một bộphận vốn dự phòng

Khi xác định tổng vốn đầu tư cho một dự án phải đảm bảo sự chính xác.Cần tránh những khuynh hướng và lầm lẫn dễ mắc: tính cao để tranh thủ vốn,gây lãng phí vốn; tính thấp để tạo ra hiệu quả kinh tế giả tạo, gây thiếu vốn khithực hiện Ngoài ra, còn xem xét tỷ trọng vốn tự có trên tổng vốn đầu tư Nếu tỷtrọng này tối thiểu là 50% dự án chấp nhận được

Về nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư của một dự án có thể được hình thành từnhiều nguồn khác nhau Vì vậy, cần xác định rõ từng nguồn vốn đựơc sử dụngcho dự án trên các mặt: lượng vốn, thời điểm tài trợ và chi phí sử dụng vốn Thực chất của việc xem xét nguồn vốn về mặt lượng là so sánh giữa nhucầu và khả năng đáp ứng Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì dự án chấp nhậnđược Trường hợp ngược lại có thể xem xét giảm quy mô dự án trên cơ sở kỹthuật để đảm bảo sự đồng bộ

Thời điểm tài trợ của nguồn vốn cần được đảm bảo để việc thực hiện dự ándiễn ra theo đúng kế hoạch đã định Nếu nguồn cung ứng chậm có thể sẽ làmcho quá trình thực hiện đầu tư bị ngưng trệ Ngược lại, sẽ gây ra lãng phí ứ đọngvốn Cần xem xét các cam kết của những người tài trợ theo từng nguồn vốn Chi phí sử dụng vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảđầu tư Nếu chi phí sử dụng vốn quá cao dự án có thể bị lỗ Trong trường hợpchi phí sử dụng vốn thấp việc huy động sẽ gặp khó khăn

5.2 Nghiên cứu giá thành sản phẩm dự án

Giá thành sản phẩm là những chi phí cần thiết để sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Đây là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh tình hình sản xuất - kinhdoanh của dự án và cũng là chỉ tiêu gốc để tính toán các chỉ tiêu khác Vì vậy,yêu cầu đặt ra là cần xác định chính xác giá thành sản phẩm dự án

Cần lưu ý rằng, nếu giá thành sản phẩm của dự án không chính xác sẽ cóảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá hiệu qủa tài chính của dự án Để giá thànhsản phẩm của dự án được chính xác cần xem xét, kiểm tra tính hợp lý của cácđịnh mức như: mức tiêu hao nguyên vật liêụ, đơn giá tiền lương, mức khấuhao Mặt khác, cần xem xét phương pháp tính giá thành có phù hợp với quitrình sản xuất sản phẩm hay không?

Sau khi kiểm tra việc tính toán giá thành sản phẩm dự án, sẽ sử dụng sosánh với giá thành sản phẩm tương tự, cùng loại của các cơ sở sản xuất trong vàngoài nước để đánh giá theo nguyên tắc chung là giá thành sản phẩm dự án cầnthấp hơn hoặc có thể ngang với giá thành sản phẩm cùng loại

5.3 Nghiên cứu doanh thu của dự án

Trong nghiên cứu phương diện tài chính của dự án, việc xem xét xác định

Trang 32

doanh thu của dự án là điều hết sức cần thiết Đây là một trong những cơ sởquan trọng để xác định kết quả tài chính (lãi - lỗ) của dự án

Trước hết, cần xác định tất cả các nguồn doanh thu của dự án Thôngthường, các dự án có những nguồn doanh thu như sau:

+ Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chính

+ Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm phụ

+ Doanh thu từ việc thực hiện các dịch vụ cung cấp cho bên ngoài

+ Doanh thu từ bán phế liệu, thanh lý tài sản cố định

+ Doanh thu khác

Cơ sở chủ yếu để xác định doanh thu từ mỗi nguồn là số lượng sản phẩm,dịch vụ cung cấp trên thị trường và giá bán sản phẩm, dịch vụ đó Cần chú ý xácđịnh giá bán sản phẩm của dự án trong tương lai Do vậy, cần tính đến hai khảnăng có thể xảy ra là gia bán không thay đổi và giá bán có thay đổi khi thựchiện dự án

5.4 Lập bảng cân đối tài chính theo thời gian

Trên cơ sở nghiên cứu chi phí đầu tư và doanh thu dự án, cần lập bảng cânđối tài chính theo thời gian làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả dự

án về mặt tài chính

5.5 Nghiên cứu các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu của dự án

Mục tiêu quan trọng nhất của nghiên cứu về phương diện tài chính của dự

án là đánh giá xem có nên đầu tư vào dự án đó không ? Nếu đầu tư thì lợi ích tàichính thu được là bao nhiêu ? Câu trả lời cho các vấn đề này là cần nghiên cứucác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án Như vậy, nghiên cứu xác địnhchính xác các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án là điều có ý nghĩa cực kìquan trọng

Lợi ích về mặt tài chính của dự án được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong

đó những chỉ tiêu chủ yếu bao gồm:

+ Thời gian hoàn vốn

+ Khả năng sinh lời

+ Suất thu hồi nội bộ

+ Điểm hoà vốn

+ Độ nhạy dự án

Nội dung, cách xác định, ý nghĩa, các chỉ tiêu trên được giới thiệu ởchương sau

6 Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án

Trong một nền kinh tế, khi một dự án đầu tư được đề xuất và thực hiện,bao giờ cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố và động cơ khác nhau Cónhững động cơ thuộc về tài chính nhằm mục đích cuối cùng là kiếm lời và cónhững đông cơ có tính chất khác hơn như ý muốn đống góp vào công cuộc pháttriển kinh tế quốc gia

Đối với chủ đầu tư (các doanh nghiệp), khả năng tạo ra lợi nhuận của dự

án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm là bỏvốn để thực hiện đầu tư Khả năng sinh lời càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu

tư Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khả năng sinh lời cao đều tạo ra những

Trang 33

ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và dễ ràng được chấp thuận Điều đó đặt ravấn đề cần xem xét mặt kinh tế xã hội của dự án.

Quá trình nghiên cứu đánh giá lợi ích kinh tế - xã hội của một dự án là xemxét các lợi ích mà toàn thể nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được so với cácđóng góp mà xã hội đã bỏ ra khi dự án được thực hiện

Lợi ích xã hội là sự đáp ứng của dự án đối với các mục tiêu quốc gia;những đáp ứng đó có thể đo lường qua các so sánh có tính chất định tính nhưđáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, đáp ứng các chính sách, chủ trương củaNhà nước hoặc đo lường bằng cách tính toán có tính định lượng về mức giatăng sử dụng nhân lực, tài nguyên, tăng thu ngoại tệ, tăng thuế cho ngân sách Chi phí xã hội phải gánh chịu khi một dự án đựơc thực hiện là toàn bộ cáctài nguyên xã hội phải dành cho dự án khi đựoc thực hiện thay vì sử dụng vàonhững công việc khác trong tương lai không xa; là hậu quả dự án có thể gây ranhư ô nhiễm môi trường, thất nghiệp

Với sự phát triển của xã hội, nghiên cứu đánh giá dự án về mặt lợi ích kinh

tế - xã hội ngày càng được coi trọng Trong bất cứ dự án nào phần nghiên cứukinh tế xã hội là không thể thiếu được

Trước hết, cần xem xét sự khác nhau giữa lợi ích tài chính và lợi ích kinh

tế - xã hội Sự khác nhau này được thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau:+ Về quan điểm: Xem xét lợi ích về mặt tài chính là đứng trên quan điểmcủa nhà đầu tư (tầm vi mô), còn xem xét lợi ích kinh tế - xã hội là đứng trênquan điểm của toàn xã hội (tầm vĩ mô); Mục tiêu chính của nhà đầu tư là tối đahoá lợi nhuận, còn mục tiêu chính của xã hội là tối đa hoá phúc lợi xã hội

+ Về tính toán: Nghiên cứu kinh tế xã hội của dự án đầu tư không thể táchrời nghiên cứu tài chính Giữa chúng có mối liên hệ nhất định, vì các yếu tố đầuvào và đầu ra nói chung giống nhau Do đó, nghiên cứu tài chính phải tiến hànhtrước làm cơ sở cho nghiên cứu kinh tế - xã hội Tuy nhiên, do có sự khác nhau

về quan điểm, nên khi sử dụng các kết quả tài chính để tiến hành nghiên cứukinh tế - xã hội cần có sự điều chỉnh nhất định như không đưa vào dòng tiềnnhững giá trị chuyển dịch trong phạm vi nội bộ nền kinh tế; đánh giá và bổ xungvào dòng tiền các khoản ngoại ứng liên quan đến việc thực hiện dự án

Nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của dự án đầu tư được thực hiện trênnền tảng nghiên cứu lợi ích tài chính, có trình tự thực hiện và phương pháp luậntương tự như nhau Điểm khác biệt cơ bản là thành phần các chi phí và kết quảđược mở rộng cho phạm vi toàn xã hội

Đối với nước ta, nghiên cứu lợi ích kinh tế - xã hội của các dự án là điềucon mới mẻ

Trong nhiều thập niên trước đây, với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,khi xác định hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư, kể cả các dự án đầu tư lớncũng chưa từng được sử dụng

Trong những năm gần đây, với sự phát triển của xã hội và sự hội nhậpquốc tế, yêu cầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội đã được đặt ra cho các dự

án Tuy nhiên, đây cũng là một công việc khó khăn phức tạp xuất phát từ những

lý do chính như sau:

+ Việc nghiên cứu dựa trên nhiều thông tin có tính chất dự báo trong một

Ngày đăng: 08/07/2014, 17:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị đIểm hoà vốn - Giáo trình Tài trợ dự án ppt
th ị đIểm hoà vốn (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w