1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài " Chương trình tài trợ dự án "

53 411 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 363 KB

Nội dung

Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn ĐẠI HỌC NGÂN HÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CH NG TRÌNHƯƠ TÀI TR D ÁN Ợ Ự Th c s Hà Nam S nạ ĩ ơ Trang 1 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn I H C NGÂN HÀNGĐẠ Ọ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thạc sĩ Hà Nam Sơn CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TÀI TRỢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Trang 2 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn Mục lục CHƯƠNG TRÌNH 1 TÀI TRỢ DỰ ÁN 1 Thạc sĩ Hà Nam Sơn 1 2 Thạc sĩ Hà Nam Sơn 2 CHƯƠNG I .2 Mục lục 3 CHƯƠNG II .17 A. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỔ BIẾN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN: 18 b. CƠ CẤU TÀI TRỢ DỰ ÁN: .25 C. QUẢN LÝ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN: 37 D. KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ KẾ TOÁN TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN: .51 Trang 3 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn Ngày nay, với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng, các nước trên thế giới muốn khỏi bị tụt hậu thì dường như đều lao vào cuộc đua ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mọi mặt. Do có sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý,… các nước đang phát triển đòi hỏi phải tận dụng mọi tiềm năng, các lợi thế về năng lực sản xuất … để đưa nền kinh tế đất nước hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Bất cứ một quốc gia đang phát triển nào cung nhận ra rằng con đường duy nhất để phát triển là phải khuyến khích đầu tư. Nhưng với hoàn cảnh và điều kiện không mấy được thuận lợi, vấn đề đầu tư ở các nước đang phát triển không dễ dàng thực hiện bởi nhiều lý do. Một trong những lý do căn bản là thiếu vốn để đầu tư. Biện pháp khắc phục là qua hình thức tài trợ dự án đầu tư - thông qua hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước - tạo ra được một quy trình hỗ trợ lẫn nhau giữ nơi cần vốn và nơi thiếu vốn. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, tài trợ dự án dã tở nên phổ biến và ngày càng phát triển. Đây là một hình thức kinh tế quan trọng, là một vấn dề rộng, phong phú, đa dạng và có đủ tính phức tạp đòi hỏi chính phủ phải có sự quan tâm xác đáng. Đối với Việt Nam, vì ta đang trong quá trình thực hiện cải cách kinh tế, từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính phủ đã thực hiện chính sách mở cửa, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước nên việc tiếp cận với hình thức mới mẻ này là vô cùng cần thiết. I/ NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1) ĐẦU TƯ: • Khái niệm : đầu tư là việc bỏ vốn ra trong một thời gian dài, nhằm mang lợi nhuận cho nhà đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế xã hội. • Ý nghĩa của đầu tư : Công việc đầu tư chiếm vai trò quan trọng trong bất cứ một xã hội nào, nêu không có đầu tư, thì xã hội đó không thể phát triển được. Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kích thích phát triển kinh tế, đồng thời đầu tư tạo điều kiện tận dụng năng lực vốn có của quốc gia, là nhân tố làm tăng tổng, sản phẩm quốc dân và tác động lớn đến công ăn vệc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp đang đè nặng nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngoài ra đầu tư tạo tích lũy tư bản, xây dựng mới cơ sở hạ tầng, đem lại khả năng mở rông sản xuất, tiếp nhận thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của Thế giới, mua sắm thay đổi công nghệ máy móc mới. Trên cơ sở đó đầu tư làm tăng trưởng kinh tế, rút ngắn khoảng cách lạc hậu của đất nước. Bên cạnh đó đầu tư tạo điều kiện sử dụng hiệu quả những lợi thế của đất nước, mà có thể trước đây không tận dụng được như khai thác mỏ, dầu khí,…. Trang 4 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn Đối với từng chủ thể, mục tiêu đầu tư là tạo lợi nhuận ròng, do đó làm tăng thu nhập cho chủ thể đầu tư.  Từ những yếu tố trên cho thấy rằng, một xã hội muốn vươn lên thoát khỏi sự lạc hậu, phải có chính sách đầu tư đúng đắn, chính đầu tư góp phần quyết định và đánh giá tốc độ phát triển của xã hội. 2) DỰ ÁN ĐẦU TƯ: a. Định nghĩa: Dự án đầu tư được hiểu, đó là một loạt hoạt động có mục đích, được hoạch định cụ thể, là toàn bộ hồ sơ tài liệu, mà nội dung của nó được phản ánh một cách chi tiết những số liệu tính toán, phân tích trên các phương diện quản trị, thị trường, kỹ thuật - công nghệ, tài chính, và kinh tế xã hội, về việc sử dụng lâu dài một tài nguyên nào đó, nhằm thu lợi ích cho nhà đầu tư và đảm bảo lợi ích kinh tế xã hội của đất nước. b. Nguồn gốc xuất xứ sự ra đời của dự án: Như chúng ta đã biết, công việc đầu tư đã xuất hiện từ lâu. Ngay từ thời xa xưa con người đã biết lao động tích lũy đầu tư kiếm lợi. Nhưng công việc đầu tư đó, diễn ra rời rạc, phụ thuộc vào ý chủ quan của con người muốn đầu tư hay không, vì vậy công việc đầu tư nhiều khi bị thất bại. Ban đầu họ chỉ đầu tư vào những công trình nhỏ, về sau này bắt đầu đầu tư vào những công trình có quy mô lớn hơn, nên vốn tự có của chủ thể không đủ đáp ứng được, phải cần đến những khoản vay từ bên ngoài. Lúc đầu các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, chỉ xem xét các khía cạnh bên ngoài, tức thiếu vốn cho vay, không xem xét mục đích hiệu quả của đầu tư. Điều đó dẫn đến việc sử dụng vốn không có hiệu quả. Mãi sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, các nhà lí luận và thực tiễn về phát triển, mới tập trung chú ý vào các dự án. Rút kinh nghiệm vào thời gian qua, với nhiệm vụ tiên phong, ngân hàng Thế giới có vai trò chủ chốt trong việc phát triển và áp dụng khái niệm dự án. Tại hội nghị Bretton Woods năm 1994, các điều khoản trong hiệp định được thông qua, quy định cho rằng: ”Các khoản do Ngân hàng cho vay hay bảo lãnh , trừ trường hợp đặc biệt, điều phải nằm vào dự án”. Điều này nói lên rằng, vốn chỉ được đầu tư vào những mục đích phù hợp với mục tiêu Ngân hàng. Ngân hàng thế giơí rút kinh nghiệm từ những năm 1920-1930, các khoản vay thường được sử dụng không đúng, không có hiệu quả, gây lãng phí, mà lại không được kiểm tra thích đáng. Những kết quả không đạt được, làm cho mọi người trên thế giớikhông tin tưởng, vỡ mộng hoàn toàn. Điều này đã làm nẩy sinh, xuất hiện hình thức đầu tư theo dự án. Như vậy muốn đầu tư phải lập dự án một cach chặt chẽ, các tính toán phải hợp lý. Hình thức này mang lại lợi ích cho ngân hàng và ngày càng trở nên phổ biến. Đồng thời ngân hàng thế giới trở thành tổ chức cho vay theo dự án lớn nhất thế giới. Ngân hàng thực hiện những khoản cho vay riêng biệt đầu tiên vào năm 1948. Hai khoản cho vay song song ở Chi-lê, một khoản 13,5 triệu đô-la cho một nhà máy điện va 1 khoản 2,5 triệu đô-la tín dụng nông nghiệp, để mua máy móc nông nghiệp. Từ đó đến nay các khoản cho vay theo dự án đã đạt được một số lượng lớn. Trang 5 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn Do khối lượng cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng, nên năm 1961 có thêm một chi nhánh IDA (International Development Association - Tổ chức phát triển quốc tế) chuyên cung cấp các khoản tín dụng mềm hơn. Cuối năm 1984 Ngân hàng cho vay 2429 khoản và IDA duyệt 1515 khoản tín dụng - Xấp xỉ 4000 khoản đã cung cấp 135 tỷ đôla. Qua nhiều năm Ngân hàng thực hiện cho vay theo dự án, đã làm thúc đẩy các dự án phát triển và hơn mấy chục năm thực hiện ngân hàng đã tích lũy kinh nghiệm rộng rãi về hoạt động cho vay theo dự án Ngày nay nhiều tổ chức tài trợ quốc tế thực hiện tài trợ dự án như WB, ADB, IFC. 3) VÌ SAO PHẢI TIẾN HÀNH ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN Trước hình thức đầu tư theo dự án còn có các hình thức đẩu tư khác như : -Đầu tư dự toán: Hình thức này có chỉ đưa ra tổng số tiền đầu tư tối đa, việc thực hiện đầu tư chỉ cho phép trong khoản tiền đó, nên không phù hợp. Hình thức này có nhược điểm ngân hàng không tham gia vào xét duyệt dự án, đưa đến việc sử dụng không có hiệu quả. -Đầu tư theo kế hoạch : Hình thức này nhà nước sẽ lên kế hoạch vốn phân bổ cho từng ngành, rồi đưa xuống cơ sở. Nhược điểm của hình thức này là làm mất thời gian và Ngân hàng cũng không tham gia vào quá trình lập và duyệt kế hoạch , đồng thời hiệu quả sử dụng vốn không cao. Hai hình thức này đều đưa đến lãng phí vốn và đem lại hiệu quả sử dụng vốn không cao. Vì vậy sử dụng phương thức đầu tư theo dự án không những phù hợp với những đinh hướng hoạt động, mà còn là yêu cầu thực tế, sau một thời gian dài đầu tư tín dụng dưới hình thức từng món, từng đối tượng riêng rẽ. Đầu tư theo dự án đã khắc phục được những nhược điểm cho vay vào giai đoạn 1920- 1930. Mặt khác, sau chiến tranh thế giới lần 2, sự đầu tư hợp tác quốc tế phát triển chưa từng thấy, đòi hỏi một hình thức mới phải được thực hiện. Đồng thời do khủng hoảng kinh tể trầm trọng, Chính phủ các nước quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao trình độ quản lý quốc gia. Do vậy hình thức đầu tư theo dự án, được xem như là một phương thức ngăn cản sự lây lan khủng hoảng thông qua đầu tư và tài trợ. - Qua thực tế được thực hiện trong những năm qua, cho thấy hình thức đầu tư này có hiệu quả, giúp cho ngân hàng không bị động trong việc mở rộng tín dụng một cách vững chắc trên địa bàn. - Bên cạnh đó, phương thức này phù hợp với thông lệ quốc tế và yêu cầu hiện nay của công tác ngân hàng. Ngày nay đầu tư theo dự án là hoạt động không thể thiếu thông qua cho vay và tài trợ, vì đối với các nước dự án được xem là bề sắc của sự phát triển. Nên đầu tư theo dự án là một nhân tố giữ vai trò quan trọng và cần thiết. 4) KHÁI QUÁT SƠ BỘ VỀ MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Một dự án đầu tư thì bao gồm các khoản mục sau: 4.1/ Tư liệu dự án : Cần những vấn đề sau : Trang 6 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn - Tên dự án , công ty, doanh nghiệp. - Mục đích đầu tư vào dự án . - Sự cần thiết của việc đầu tư đó. 4.2/ Sản phẩm, dịch vụ, thị trường của dự án : a.Sản phẩm của dự án : cần nêu tên sản phẩm mà dự án sản xuất, hình dáng, kiểu dáng, qui cách chất lượng, đặc điểm của sản phẩm. b.Thị trường của dự án : - Xác định qui mô, phạm vi thị trường của sản phẩm dự án , khoanh vùng thị trường sản phẩm. Từ đó dự kiến phân loại nhóm khách hàng sẽ tiêu thụ sản phẩm. - Nếu là khu vưc thị trường nội địa, thì xác định nhóm khách hàng tiêu thụ sản phẩm thuộc trong nước hoặc thị trường nước ngoài đối với nhóm khách hàng nước ngoài. Xác định thị phần của dự án, nhu cầu của sản phẩm: - Xác định số cung, số cầu trong quá khứ, hiện tại của sản phẩm, trên cơ sở đó dự báo tình hình cung cầu trong tương lai của sản phẩm. c. Tiếp thị : Thực hiện các chương trình tiếp thị, giới thiệu sản phẩm để xúc tiến việc bán hàng. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các chiến lược sản phẩm và giá cả. 4.3/ Công nghệ và trang thiết bị: a. Công nghệ : Trên cơ sở lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của dự án phải xác định công nghệ chủ yếu của dự án. Qui trình công nghệ lựa chọn phải phù hợp với tình hình, đặc điểm tính chất của sản phẩm. Kỹ thuật công nghệ phải hiện đại phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường, nhưng chất lượng của sản phẩm phải đảm bảo tốt. - Sơ đồ tiến trình công nghệ chủ yếu phải được tổ chức chặt chẽ khoa học. - Phải nêu các nguồn chuyển giao công nghệ từ đâu. Nội dung công nghệ được chuyển giao từ mỗi nguồn, bên cạnh đó nêu phương thức chuyển giao công nghệ, chuyển giao qua việc nhượng quyền, qua tài liệu, qua tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật qua chuyên gia đào tạo. Đồng thời nêu lên cách xử lý những vấn đề tài chính trong chuyển giao công nghệ ( miễn phí, góp vốn bằng công nghệ, thanh toán qua lợi nhuận). - Mô tả khái quát công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, ưu nhược điểm của công nghệ, giá cả của công nghệ, chứng minh tính hợp lý của mức giá trên. b. Môi trường và bảo vệ môi trưòng : - Nêu ảnh hưởng của dự án đến môi trường và các giải pháp xử lý các chất thải và khả năng ô nhiễm. - Những ảnh hưởng khác đối với môi trường và biên pháp khắc phục: o Những ảnh hưởng đối với mặt bằng, đói với các dự án có khai thác tài nguyên khoáng sản, đất đá. o Ảnh hưởng đối với cân bằng sinh thái, trường hợp dự án có khai thác hoặc sử dụng tài nguyên rừng, sinh vật biển. Trang 7 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn o Các ảnh hưởng khác như bụi khói, tiếng ồn, ánh sáng đối với khu vực lân cận, biện pháp khắc phục và phòng ngừa các ảnh hưởng nói trên. c. Trang thiết bị : Đưa ra trang thiết bị cho dự án về xuất xứ, tính năng kỹ thuật,số lượng, đơn giá, tổng chi phí. 4.4/ Chương trình sản xuất kinh doanh : - Nêu công suất trung bình hằng năm, sản lượng, tổng doanh thu. - Phân định thị trường xuất khẩu, nội địa. - So sánh giá cả của sản phẩm dự án với một số sản phẩm cùng loại trên vung thị trường dự kiến 4.5/ Chọn lựa hình thức đầu tư : - Xí nghiệp liên doanh hay hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. - Qui mô đầu tư : Đầu tư xây dựng mới hay cải tạo mở rộng cơ sở hiện có, mô tả cơ sở hiện có với nội dung sau đây : + Tình trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm + Số lượng cán bộ công nhân viên. + Liệt kê tài sản cố định hiện có. + Các công trình kiến trúc về danh mục, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại. + Thiết bị hiện có : danh mục, số lượng, năm sản xuất, nước sản xuất, giá trị còn lại. - Tình trạng tài chính những năm cuối của xí nghiệp. 4.6/ Mức tiêu hao nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho hoạt đông của dự án : - Nhu cầu nguyên vật liệu, bán thành phẩm hàng năm. - Phương thức cung ứng các tài nguyên vật liệu, bán thành phẩm chủ yếu và các cam kết. - Khả năng cung cấp, chất lượng và giá cả hợp lý của các nguyên vật liệu, bán thành phẩm chủ yếu, biện pháp đảm bảo cung ứng ổn định. 4.7/ Mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng và các dịch vụ khác : - Xác định tiêu hao nhiên liệu, nhu cầu điện năng cho các năm, từ năm đàu tiên đến năm sản xuất đi vào ổn định. Công suất tối đa yêu cầu cho toàn bộ dự án, phương án giải quyết tự bảo đảm nguồn hay mua từ lưới điện quốc gia. 4.8/ Địa điểm và mặt bằng : - Mô tả khu vực địa điểm, tọa độ địa lý, ranh giới quan hệ địa điểm với quy hoạch chung. Các điều kiện, tình trạng của địa hình về giao thông, cầu cống, điện nước cũng được xác định rõ. - Nêu những điều kện thuận lợi và không thuận lợi của địa điểm đối với dự án. So sánh với 1 vài phương án khả dụng khác. Bên cạnh đó, nêu những ảnh hưởng của dự án về kinh tế văn hóa và cộng đồng dân cư trong khu vực, ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên trong khu vực dự án. - Tính toán diện tích đất và bề mặt nước, về giá trị quyền sử dụng. Tính tổng giá trị quyền sử dụng mặt đất, mặt nước. Trang 8 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn - Nêu sơ đồ công trình và sơ đồ hiện trạng tổng mặt bằng, tổng khối lượng đền bù, chi phí di chuyển, giải phóng mặt bằng. 4.9/ Xây dựng kiến trúc : - Khối lượng các hạng mục trong khuôn viên xí nghiệp. - Các hạng mục ngoài khuôn viên đơn vị. Tính quy mô, đơn giá thành tiền và các giải pháp xây dựng, tầng cao kết cấu, an toàn vệ sinh công nghiệp, những yếu tố về kỹ thuật công nghệ thiết bị xây lắp đặc biệt. - Nhu cầu nguồn cung ứng vật liệu xây dựng. - Sơ đồ tổng mặt bằng, tổng tiến độ xây dựng. - Hình thức, điều kiện gọi thầu và chọn thiết kế và xây dựng. 4.10/ Tổ chức bộ máy và bố trí lao động : - Xác định cơ cấu tổ chức, bộ phận kỹ thuật, tiếp thị, điều hành, bộ phận trực tiếp sản xuất, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận khác. 4.11/ Nguồn vốn và hiệu quả kinh tế : - Tính tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu vốn cố định, vốn lưu động. - Nêu cơ số vốn : Vốn của công ty, vốn vay, vốn huy động khác. - Giá thành và giá bán. - Tính các chỉ tiêu kinh tế – tài chính - ………………. 4.12/ Kết luận và kiến nghị : 4.13/ Phân tích kinh tế : - Ước tính các giá trị gia tăng, đóng góp và các lợi ích về mặt xã hội, môi trường. Trên đây là những khoản mục chủ yếu của một dự án khả thi. II/ TÀI TRỢ DỰ ÁN: 1) KHÁI NIỆM TÀI TRỢ DỰ ÁN: - Tài trợ dự án đầu tư là hoạt động trợ vốn đối với những dự án đầu tư, với thời hạn sử dụng vốn tương đối dài, và phải hoàn trả qua nhiều thời kỳ khác nhau. Ví dụ : Dự án xây dựng thủy điện, dự án khai thác mỏ, dự án giao thông vận tải, cầu đường… Trước kia tài trợ dự án đầu tư được xem là hình thức cho vay xây dựng công trình như nhà cửa … Nó hạn chế trong thời gian hẹp. Nhưng khi dự án xây dựng xong đưa vào sử dụng cần phải thực hiện trả nợ. Nguồn trả nợ thường là vốn cổ phần hoặc khoản cho vay dài hạn ở ngân hàng Vì thế người ta coi tài trợ dự án là sự tài trợ cho việc thi công hoặc thực hiện một dự án cụ thể … là việc đưa tiền để thực hiện dự án đó và mọi hoạt động để giảm bớt rủi ro trong lĩnh vực này. Trang 9 Chương trình Tài trợ dự án GV. Hà Nam Sơn Tuy nhiên điều đó không phù hợp với bản chất của tài trợ , không thể xem cho vay xây dựng công trìnhtài trợ, và tài trợ – cho vay là cùng một bản chất . Khi Ngân hàng hay một tổ chức tài chính nào cho khách hàng vay một khoản tiền thì điêu đầu tiên người ta xem xét tình hình tài chính của khách hàng và một vấn đề quan trọng là xem tài sản để đảm bảo cho khoản vay đó như thế nào, đồng thời sẽ xem xét mức lãi suất cho vay theo từng loại kỳ hạn nợ nư thế nào . Còn việc tài trợ cho một khách hàng thì có thể tài trợ cho không , hoặc thu nợ vốn theo những điều khoản giữa hai bên cam kết mà trong đó thường người ta coi thành quả thu được hoặc là lợi ích có được sau này là yếu tố chính để đảm bảo cho khoản tài trợ đó . Vì thế khi quyết định tài trợ dự án ta phải đặt câu hỏi : Mức độ lợi nhuận của dự án thu được đến đâu ? Hiệu quả của dự án và mức độ chấp nhận đến đâu. Nếu rủi ro xảy ra thì phần lợi nhuận còn thu được bao nhiêu ? (Hoặc không thu được khi gặp một dự án không tốt). Khái niệm tài trợ dự án: là sự hoạt động trợ vốn cho một đơn vị kinh tế cụ thể nào đó mà trong hoạt động này, người tài trợ thấy thỏa mãn khi xem xét thu nhập của đơn vị kinh tế đó, như là thế chấp của khoản tài trợ, liên quan đến việc giải quyết các vấn đề quản lý rủi ro, trong việc lập cơ cấu cho hoạt động này. 2) XUẤT XỨ CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN: Vài thập kỷ trước đây, trong phạm vi áp dụng học thuyết Henry German, chủ tịch sáng lập của Credit Leonais khẳng định rằng, các ngân hàng có thể tham gia vào những hoạt động đầu tư nhất thiết, ứng với những tài sản bất động sản kinh doanh dài hạn. Khuynh hướng duy nhất lúc đó của các ngân hàng là đảm bảo ngân quỹ ngắn hạn của các công ty. Trong những năm qua, tư tưởng này đã thay đổi, và thay đổi từng bước sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Rõ nét hơn từ năm 1965, là thời điểm triển khai kế hoạch năm năm cho rằng, các ngân hàng đóng góp một phần quan trọng vào việc tài trợ cho đầu tư. 2.1/ Xuất xứ ở Mỹ : Vào năm 1930, khoản tài trợ dự án đầu tiên xuất hiện ở Mỹ. Thời kỳ này ở nước Mỹ, ngành dầu khí rất phát triển, và nước Mỹ rất cần mở rộng khai thác dầu khí, nhưng gặp khó khăn là thiếu vốn. Mỹ rất cần tiền vốn để thực hiện công việc này. Người ta xem xét sản lượng dầu khí còn nằm trong lòng đất, làm vật bảo đảm, thế chấp để huy động vốn, đến khi dầu khí được sản xuất, chế biến xong rồi lúc đó người ta thực hiện hoàn trả khoản vốn đã vay. 2.2/ Xuất xứ ở Châu Á: Khoản tài trợ đầu tiên thực hiện ở Tân-Ghinê, cho mỏ đồng Equado vào năm 1960. Việc tài trợ dự án này được thực hiện bởi một ngân hàng lớn ở Mỹ, còn luật sư được thuê từ Luân-đôn. Loại tiền đi vay và các khoản chi phí hoạt động, được dùng để thực hiện dự án này là đô-la Mỹ và Úc. 2.3/ Xuất xứ ở Châu Au: Xuất xứ từ việc tài trợ cho công nghiệp dầu khí vào năm 1972. Tức vào năm này xuất hiện khoản dự án đầu tiên. Dự án này do hãng dầu BP thực hiện lô dầu 40 ở Đông Bắc. Ngân hàng thực hiện tài trợ cho dự án này, dựa vào sản lượng được sản xuất ra để làm cơ sở thu hồi nợ cho mình. Trang 10 [...]... ra còn một số chỉ tiêu khác xác định hiệu quả dự án nhưng những chỉ tiêu trên là điển hình và căn bản, thường được áp dụng phổ biến Trang 24 Chương trình Tài trợ dự án GV Hà Nam Sơn b CƠ CẤU TÀI TRỢ DỰ ÁN: I.SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH TÀI TRỢ DỰ ÁN: Để đi sâu vào quá trình tài trợ dự án, chúng ta hãy xem xét sơ đồ tài trợ dự án để biết được tiến trình tài trợ dự án diễn ra như thể nào qua từng công việc cụ thể... được một phần của quá trình nhưng gặp phải rủi ro, khó thực hiện tiếp 9-) CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢTài trợ cho không • Tài trợ cho chính phủ (do nước ngoài tài trợ) • Tài trợ công ty • Tài trợ cho các chương trình xã hội • Tài trợ dự án III/ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN: 1) ƯU ĐIỂM: Trang 14 Chương trình Tài trợ dự án GV Hà Nam Sơn - Chúng ta biết rằng là việc sử dụng quá trình tái sản xuất xã hội,... trọng : Muốn thực hiện tài trợ dự án, vấn đề đầu tiên là hiệu quả dự án như thế nào ? Lợi nhuận thu được từ dự án là bao nhiêu Điều này nói lên rằng người ta chỉ tài trợ dự án nếu dự án đảm bảo chắc chắn sẽ thành công c Nguồn lợi trong tài trợ dự án thường cao : Trong tài trợ dự án, tổ chức hay người tài trợ rủi ro nhiều nhất, nếu dự án không thành công Vì những rủi ro trong dự án có xảy ra thì trách... CỦA TÀI TRỢ DỰ ÁN: a Tài trợ dự án có mục tiêu cụ thể : Tài trợ dự án phải thường có mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được Mục tiêu này cũng là mục tiêu cơ bản của dự án Đặc điểm này nêu rõ sự khác nhau giữa tài trợ dự án và các nghiệp vụ cho vay thông thường Trong tài trợ dự án, đòi hỏi dự án phải có mục tiêu cụ thể về chất lượng, kiểu dáng, quy cách , giá bán,… của sản phẩm b Sự thành công của dự án. .. • Tài trợ dự án cũng ít gặp rủi ro do hình thức này dựa vào sản phẩm tài sản trong tương lai của dự án làm nguồn đảm bảo thu hồi lại khoản cho vay • Một yếu tố quyết định khi tài trợ dự án có nên hay không là dựa vào hiệu quả của dự án, khả năng sinh lời của dự án, người ta chỉ quyết định tài trợ dự án đầu tư khi dự án có mục tiêu lành mạnh, có khả năng mang lại lợi nhuận sau này Do đó, tài trợ dự án. .. phí tài trợ dự án cao, đem lại lợi nhuận cho tổ chức tài trợ • Thường tài trợ dự án đặt ra kỳ hạn cho vay dài hơn, phù hợp với thời gian của dự án Lịch trả nợ vốn vay thường linh hoạt gắn với số thu chi của dự án Khi ngân hàng tham gia vào dự án sẽ làm cho uy tín của dự án tăng lên Và ngân hàng có mối quan hệ mới đối với các bên tham gia dự án Các lợi thế của tài trợ dự án là lớn, vì số thu chi của dự. .. 8-) KHI NÀO THÌ TÀI TRỢ DỰ ÁN Tài trợ dự án là lãnh vực trợ vốn rất phức tạp và khó khăn không như cho vay, không phải bất cứ dự án nào cũng tài trợ, như vậy sẽ đặt ra câu hỏi dự án loại nào sẽ được xem xét tài trợ? - Thông thường các dự án thuộc nhóm khó khăn về nhiều mặt như vốn, tài sản đảm bảo, cơ cấu tài chính, tổ chức… mà chủ dự án không thể đáp ứng đủ điều kiện vay vốn - Các dự án đã thực hiện... hoạch tài trợ rất quan trọng, nhằm xác định nghiên cứu nguồn tài trợ cho dự án, cơ cấu cấp vốn cho dự án - Cần tìm cơ sở cấp vốn phù hợp nhất cho dự án, tức tìm cách để tài trợ cho dự án Nó phụ thuộc vào các nhà thực hiện hợp đồng của dự án này, thanh toán các khoản tiền liên quan đến dự án như thế nào Từ đó xác định nguồn có khả năng tài trợ dự án - Ơ một nước có thị trường vốn, thì một dự án thường... ngân hàng, đáp ứng các nhu cầu kịp thời cho dự án, đồng thời duy trì khả năng vay của người bảo trợ dự án Trong tài trợ dự án cần phải có các chuyên gia tư vấn với nghiệp vụ giỏi tạo cho dự án có chất lượng tốt đáng tin cậy 2) NHƯỢC ĐIỂM: Bên cạnh những ưu điểm, tài trợ dự án còn có nhược điểm sau đây : - Tài trợ dự án cần phải có bước chuẩn bị quyết định tài trợ nên các công việc yếu tố được tổ chức... CHO TÀI TRỢ DỰ ÁN KINH TẾ DỰ ÁN KẾ HOẠCH HỢP ĐỒNG KẾ HOẠCH TÀI TRỢ CHUẨN BỊ BẢN GHI NHỚ GHI NHẬN ĐIỀU KIỆN CỦA BÊN CHO VAY ĐÁNH GIÁ TÀI TRỢ ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH VAY MƯỢN GỌI THẦU NHẬN HỒ SƠ THẦU SƠ TUYỂN CÁC NHÀ THẦU KHOÁN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ THẦU CHỌN VÀ ĐÀM PHÁN - Qua sơ đồ ta thấy được quá trình tài trợ dự án diễn ra qua nhiều khâu, từ khâu đầu tiên K Ý được là từ khi có ý tưởng để xác định K Ế Tdự án, . THỨC TÀI TRỢ • Tài trợ cho không • Tài trợ cho chính phủ (do nước ngoài tài trợ) • Tài trợ công ty • Tài trợ cho các chương trình xã hội • Tài trợ dự án. chủ yếu của một dự án khả thi. II/ TÀI TRỢ DỰ ÁN: 1) KHÁI NIỆM TÀI TRỢ DỰ ÁN: - Tài trợ dự án đầu tư là hoạt động trợ vốn đối với những dự án đầu tư, với

Ngày đăng: 06/11/2013, 01:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN - Đề tài " Chương trình tài trợ dự án "
SƠ ĐỒ NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN (Trang 29)
Đồ thị những giai đoạn rủi ro trong tài trợ dự án - Đề tài " Chương trình tài trợ dự án "
th ị những giai đoạn rủi ro trong tài trợ dự án (Trang 39)
b. Phương pháp mô hình hóa sử dụng máy vi tính: - Đề tài " Chương trình tài trợ dự án "
b. Phương pháp mô hình hóa sử dụng máy vi tính: (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w