KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VÀ KẾ TOÁN TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN:

Một phần của tài liệu Đề tài " Chương trình tài trợ dự án " (Trang 51 - 53)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI QUỐC GIA:

Thông thường, một quốc gia có hệ thống luật pháp và kế toán đặc thù riêng. Nhưng để phù hợp với thông lệ quốc tế, đôi khi những quy định đó cũng phải có những nét chung phù hợp với thông lệ quốc tế.

Vấn đề công ty

Thông thường, tùy từng chính sách của chính phủ, mà cho phép các công ty liên doanh hay cổ phần. Quy định quyền và nghĩa vụ của từng bên. Như ở Việt Nam, thường các công ty nước ngoài vào đầu tư theo mô hình góp vốn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Trong đó, hình thức liên doanh là phổ biến nhất.

Thuế

- Hình thức thuế khác nhau ở mỗi nước. Các công ty tài trợ thường có phát sinh tạo ra lợi nhuận, họ phải thực hiện trả cổ tức cho cổ đông, và phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

- Theo luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thuế lợi tức từ 15-20% trên lợi nhuận, 5- 10% thuế chuyển ngân trên lợi nhuận được chuyển ra nước ngoài.

 Như vậy, phải có sự thỏa thuận về thuế giữa trong nước và nước ngoài. Việc tài trợ dự án đòi hỏi phải giải quyết một số vấn đề có liên quan đến chính phủ. Nếu dự án của nước ngoài đầu tư tại địa phương, thì chính phủ sở tại phải có trách nhiệm cung cấp lao động, giải quyết các quan hệ của các ngân hàng, các tổ chức có liên quan đến dự án, những vấn đề lợi nhuận, thuế, ...

Vấn đề luật pháp, hệ thống pháp lý

Phải quy định rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế, như luật liên quan dến thế chấp tài sản của dự án, ... các quy định về tranh chấp giữa hai bên cũng phải được đưa ra rõ ràng.

Vấn đề trọng tài

Trọng tài cũng phải được nêu ra cụ thể. Nếu một hợp đồng có những khoản về trọng tài thì nó được quy định rõ ràng. Nhưng đối với hiệp định vay không cần điều khoản trọng tài, mà nó xuất hiện trong các văn bản khác liên quan. Trong khế ước vay đã chỉ rõ ai là người vay, ai là người cho vay. Người ta chỉ đưa ra trọng tài khi có tranh chấp hay người vay không trả được nợ.

II. SỞ HỮU VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN DÙNG TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN:

Loại hình hợp doanh :

Bao gồm các thể nhân cà các pháp nhân cùng làm việc theo hợp đồng. Hợp doanh chỉ là mối quan hệ pháp lý, theo đó, các bên theo một đường lối kinh doanh, thu lợi nhuận và phải chịu thuế chung. Quan hệ này mục đích chính có liên quan đến phần đóng thuế. Đây là điều quan trọng nhất.

Có hai loại liên doanh : tập đoàn liên doanh và không phải tập đoàn liên doanh. Hầu hêt các nước phát triển áp dụng liên doanh kiểu 2, còn các nước đang phát triển áp dụng liên doanh kiểu 1.

Tùy từng trường hợp mà người ta chọn hình thức 1 hay 2, cũng có thể phụ thuộc vào vấn đề thuế. Đối với liên doanh hay công ty nếu một đối tác bỏ cuộc, thì điều này phải được nêu trong thỏa thuận liên doanh, thường thì các đối tác còn lại tiếp nhận phần đó. Vì vậy, phần tài trợ dự án của một bên đối tác phải có bảo hiểm, bảo đảm của các bên đối tác. Các đối tác còn lại phải có biện pháp giữ cho liên doanh được an toàn ổn định, còn ngân hàng không có quyền thu hồi phần vốn cho vay khi một bên vỡ nợ.

III. KẾ TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI TRỢ DỰ ÁN:

Có người cho rằng tài trợ dự án nằm ngoài bảng tổng kết tài sản vì không hề được nêu lên trong bảng cân đối. Bất kể dự án nằm trong hay ngoài công ty tài trợ phải chịu trách nhiệm. Tùy thuộc vào từng loại công ty mà quyết định năm trong hay ngoài bảng tổng kết tài sản. Có các loại công ty sau :

1./ Công ty con :

Là công ty mà công ty mẹ chiếm hơn 50% vốn, và thực hiện quyền kiểm soát và quyền bỏ phiếu 50% đối với hoạt động của công ty con.

2./ Công ty liên kết :

Công ty mẹ chiếm từ 20-50%, công ty liên kết không nắm quyền kiểm soát công ty.

3./ Công ty đầu tư :

Chiếm 20% vốn.

4./ Công ty liên doanh :

Khi nhiều công ty cùng cam kết thực hiện tài trợ dự án.

Có nhiều cách hạch toán khác nhau tùy theo hình thức công ty. Có thể hạch toán tính theo cổ phần vốn, hoặc hạch toán tính theo tỷ lệ của các bên tham gia liên doanh. Vấn đề hạch toán nội bảng hay ngoại bảng, sự an toàn và khả năng tài trợ dự án là rất quan trọng để có sự quản lý phù hợp.

IV. QUYỀN TRUY ĐÒI VÀ KHẢ NĂNG ĐÒI NỢ:

Trong tài trợ dự án, thường có một công ty thực hiện vay tiền cho dự án. Công ty này phụ trách việc điều hành, giải quyết mọi việc có liên quan đến dự án. Công ty này gọi là công ty BV. Công ty này được lập ra để vay mượn, giải quyết công nợ và thực hiện các nghĩa vụ thuế, giải quyết các mối liên hệ với nước ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu của dự án. Công ty BV vay tiền dựa vào dự án, hoặc thông qua công ty chủ đầu tư để tài trợ dự án.

Các khoản thặng dư của dự án có thể BV dùng trả nợ và cổ tức.

Việc thành lập BV nhằm giải quyết những khó khăn tới thuế và hải ngoại. Công ty này phải hiện diện suốt quá trình có khoản vay để giải quyết nhiều mối quan hệ. Hoặc tồn tại suốt quá trình của dự án, khi dự án trả nợ xong thì BV có thể kết thúc.

* Quyền truy đòi : là khả năng của một ngân hàng đòi lại những khoản nợ mà công ty đã nợ. Tuy nhiên, quyền này còn phụ thuộc vào quy định giữa hai bên với nhau.

+ Quyền truy đòi toàn bộ : các bên tài trợ có quyền đòi nợ BV, nếu khoản vay được bảo lãnh. BV không thực hiện trả nợ thì phải truy đòi không ty. Ngân hàng chỉ muốn cho vay khi có sự bảo lãnh của các cổ đông, nhưng các cổ đông thường không muốn bảo lãnh vì họ không muốn ràng buộc trách nhiệm của mình vào khoản vay.

Khoản bảo lãnh để đảm bảo khi người vay không trả được nợ thì người bảo lãnh phải trả thay.sự bảo lãnh này được thể hiện bằng con số thực số tiền nợ. Ngoài ra, cổ đông có thể thực hiện lời cam kết đối với bên cho vay về một số hoạt động. Hoặc lời cam kết bảo đảm hoàn tất dự án. Lời đảm bảo cam kết chỉ là lời hứa không thể hiện trên bảng tổng kết tài sản.

+ Truy đòi hạn chế : là quyền truy đòi của các bên cho vay đối với cổ đông về đòi nợ bị hạn chế.

+ Phi quyền truy đòi : Sau khi dự án hoàn thành, không có trách nhiệm gì về phần các nhà bảo trợ đối với việc hoàn trả nợ.

Một phần của tài liệu Đề tài " Chương trình tài trợ dự án " (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w