Trong cuộc sống cũng như trong việc kinh doanh, không phải lúc nào chúng ta cũng thuận buồm xuôi gió từ đầu đến cuối mà đôi khi những bất trắc có thể xảy ra. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn nhìn nhận, xem xét khía cạnh rủi ro, để có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế nó. Chúng ta hạn chế và nhận biết nó như thế nào? Những nội dung sau đây sẽ lần lượt giúp hiểu thêm về điều đó.
I. PHÂN TÍCH RỦI RO:
Sự quyết định dự án có được tài trợ hay không là điều rất quan trọng. Như phần trên đã đề cập đến việc tài trợ dự án, trong quá trình quyết định tài trợ ta phải đặt câu hỏi mức độ lợi nhuận thu đựoc đến đâu? Hiệu quả dự án vắmc độ chấp nhận đến đâu, để thực hiện dự án nếu rủi ro xảy ra. Trong bất cứ dự án nào nếu như mọi vấn đề đều diễn biến tốt đẹp, thì điều đó không phải bàn luận, nhưng rủi ro luôn là những yếu tố có khả năng xảy ra, mà chúng ta không lường trước được. Vậy, rủi ro là gì?
1. RỦI RO :
1.1 Khái niệm :
Rủi ro là những sự cố bất ngờ, xảy ra không lường trước được, đối với người tài trợ dự án, phần thu chi của dự án cách xa với mong đợi. Diễn biến thực tế của dự án có khuynh hướng gặp những bất lợi, làm dự án có nguy cơ bị lỗ, đem lại ngững tổn thất lứon cho người tài trợ.
Thông thường, rủi ro dự án biểu hiện qua dưới những hình thức sau: + Mất đi những khoản lời từ dự án.
+ Kết quả thực tế cách xa với mong đợi. + Những tổn thất do tai nạn bất ngờ.
Việc tài trợ dự án phụ thuộc vào yếu tố tiền mặt và hướng tới tương lai, trong khi rủi ro có thể xảy ra tức thời và đối với dự án đầu tư thì rủi ro là khó có thể loại trừ tuyệt đối. Vì thế một yêu cầu quan trọng đặt ra là xác định được rủi ro cho dự án. Đây là nhiệm vụ tương đối phức tạp, khó khăn và mất nhiều thời gian.
1.2 Phân loại rủi ro:
Trong tài trợ dự án, người ta chia rủi ro dự án theo nhiều góc độ khác nhau. Thông thường, rủi ro được phân loại như sau:
+ Rủi ro thuộc về chủ dự án. + Rủi ro thuộc về dự án. + Rủi ro bất khả kháng.
a) Rủi ro thuộc về chủ dự án :
Rủi ro này xảy ra có thể do chủ dự án không có mong muốn trả nợ ngân hàng, hoặc do trình độ chuyên môn của chủ dự án kém, uy tín không tốt cũng gây nên rủi ro.
b) Rủi ro từ phía dự án :
Bao gồm các yếu tố kỹ thuật, rủi ro kinh doanh.
Đặc điểm quan trọng nhất trong tài trợ dự án là khả năng hoàn trả cả gốc và lãi của khoản vay, điều này không phụ thuộc vào Nhà nước, công ty mẹ hoặc Ngân hàng hoặc chủ đầu tư mà phụ thuộc vào nguồn tiền mặt của dự án. Do đó, người ta quan tâm nhiều nhất đến rủi ro tài chánh, từ đó có sự cần thiết phải đánh giá, phân tích các chỉ số tài chínhm khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán, xem xét việc sử dụng vốn, các khoản cho vay và bảo lãnh, đưa ra những dự tính rủi ro coa khả năng xảy ra, nhằnm tìm kiếm những niện pháp phòng ngừa và hạn chế.
c) Rủi ro bất khả kháng :
Những rủi ro xảy ra do nguyên nhân thiên tai, hỏa hoạn, động đất, … thường không lường trước được nên gây thiệt hại lớn. Để hạn chế mất mát trong những rủi ro bất khả kháng, người ta thường thực hiện những khoản bảo hiểm.
Mục đích phân chia những loại rủi ro này là nhằm tạo sự dễ dàng trong quản lý rủi ro và có thể qui trách nhiệm rõ ràng khi rủi ro xảy ra.
Trong thực tế, rủi ro tăng lên do hai nguyên nhân chính sau đây:
-Trước tiên đó là do sự không chắc chắn của việc thực hiện và hoàn thành dự án trên thực tế. Việc này làm mất đi nguồn thu của dự án nhằm đảm bảo trách nhiệm trả nợ vay.
-Thứ hai là nếu dự án hoàn thành thì việc thu lợi từ dự án này không phù hợp với dự báo từ trước.
2. NHỮNG GIAI ĐOẠN RỦI RO TRONG TÀI TRỢ DỰ ÁN :
Thường một da đầu tư có quy mô lớn, thời gian dài, muốn sử dụng vốn hợp lý, có kế hoạch và dễ quản lý, dự án bắt buộc phải chia từng giai đoạn thực hiện, tùy từng giai đoạn mà mức độ xảy ra khác nhau.
- Các rủi ro chính trong giai đoạn trước khi dự án hoàn thành là :
• Rủi ro kỹ thuật công nghệ
• Rủi ro về tài chính, chính trị.
• Rủi ro người bảo trợ
- Các rủi ro chính trong giai đoạn sau khi dự án hoàn thành là :
• Rủi ro về chính trị.
Đồ thị những giai đoạn rủi ro trong tài trợ dự án
Với sơ đồ trên trục tung biểu thị chi phí trong tài trợ dự án, trục hoành biểu thị số năm, ta thấy chi phí cùng với rủi ro tăng ở giai đoạn kỹ thuật và xây dựng. Mức chi phí bỏ ra cao nhất ở giai đoạn khởi động, đồng thời ở giai đoạn này rủi ro cũng xảy ra ở mức cao nhất. Còn trong giai đoạn vận hành rủi ro có xu hướng giảm xuống vì dự án đi vào thực hiện hoàn trả.
3. NHẬN DẠNG RỦI RO VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO :
3.1 NHẬN DẠNG RỦI RO :
Trong tài trợ dự án, bất cứ một rủi ro nào cũng cần phải được nhận dạng, phân tích xử lý sơ bộ, xử lý hành chánh và kiểm tra. Những chỉ tiêu sau đây thường được các nước sử dụng để xem xét, nhận biết rủi ro:
a. Sử dụng tỷ lệ chiết khấu có điều chỉnh theo rủi ro :
Người ta có thể tính và tìm ra được tỷ lệ chiết khấu phù hợp cho mỗi dự án. Nhưng trong những dự án có rủi ro thì tỷ lệ này phải được nâng lên. Quy luật chung đối với một dự án đầu tư, nếu chủ đầu tư muốn lợi nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro cao.
b. Xem xét thời gian hoàn vốn :
Với một dự án hoàn toàn không rủi ro, thời gian hoàn vốn là 10 năm thì với dự án có rủi ro lớn, bắt buộc thời gian hoàn vốn cho phép rút ngắn là 7 năm.
c. Phân tích độ nhạy hay độ ngờ của dự án :
Ước tính % xảy ra, sau đó, điều chỉnh các chỉ tiêu theo dự đoán rủi ro xảy ra. Thường tính độ nhạy được thông qua hệ thống máy vi tính, để đưa ra quyết định trong tài trợ dự án.
d. Giá trị dự đoán :
Cách này có thể dự đoán khả năng bình quân xảy ra với hàng loạt các dữ kiện có thể xảy ra. Sau đó tổng hợp các giá trị riêng lẻ. Được giá trị bình quân để quyết định khả năng tài trợ. 4 1 2 3 0 4 1 2 3 1 2 3 4 0 Giai đoạn kỹ thuật và xây dựng
Giai đoạn khởi
động Giai đoạn vận hành Hoàn trả nợ Năm Chi phí 100 60 80 0 40
Dự đoán thông thường được sử dụng trong lĩnh vực dầu khí. Ngày nay trong quá trình nhận xét rủi ro trên 38% công ty sử dụng phương pháp chiết khấu có điều chỉnh theo rủi ro, khoảng 50% sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, còn lại sử dụng các phương pháp khác.
Việc sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện phù hợp có thể áp dụng được.
3.2 PHÂN TÍCH RỦI RO :
Từ trước đến nay, việc phân tích rủi ro đòi hỏi phải có kinh nghiệm tốt và tốn rất nhiều thời gian trong quá trình thực hiện. Phân tích rủi ro đặt ra yêu cầu đòi hỏi phải tương đói chặt chẽ, chính xác. Phân tích phải dựa trên những yếu tố cơ sở phù hợp có khoa học. Thông tin số liệu phải đầy đủ. Ở các nước trên thế giới,lĩnh vực này đò hỏi phải có các chuyên gia tư vấn giỏi, có kinh nghiệm để thực hiện khía cạnh này của dự án.
a. Phương pháp thống kê các rủi ro :
Sử dụng những phương pháp toán học xác lập những khả năng xảy ra của rủi ro, và có thể những rủi ro này đã xảy ra ở quá khứ, lấy đó làm cơ sở phân tích khả năng thành công của dự án.
b. Phương pháp mô hình hóa sử dụng máy vi tính :
Ngày nay, với thời đại vi tính đang phát triển và việc ứng dụng khoa học vào máy tính đã trở nên phổ biến, giúp cho việc tính toán, phân tích nhanh chóng và chính xác.
Phương pháp này cho biết sự khác biệt giữa các yếu tố, xác lập hai yêu tố khác nhau, nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
VD : Qua tính toán trên máy vi tính phản ánh khoản thu chi của dự án, qua xem xét sự biến động của giá cả, đưa ra sơ đồ sau :
B C D α
=> Qua đồ thị ta thấy được đường hình sin bất kỳ, biểu hiện sự biến động, không ổn định. Phần nằm phía trên đường α là phần thu được, bên dưới là biểu hiện phần mất đi (phần lỗ).
=>Từ đồ thị ta thấy sự biến động của thu chi, qua đó giúp phân tích, xem xét đánh giá rủi ro xảy ra của dự án.
c. Phương pháp phân tích liên quan đến hoạt động ngân hàng:
Đối với khoản tiền khi cho vay, có thể tiền vay không trả lại, đó là rủi ro của Ngân hàng. Do đó, để hạn chế khắc phục, ngân hàng thường lập ra các nguyên tắc tín dụng. Đồng thời lập bảng theo dõi tín dụng để phân tích rủi ro.
Thực hiện tốt điều này, ngân hàng thường phải nhờ đến những nhà tư vấn, chuyên gia giỏi để biết được rủi ro sẽ như thế nào.
Phần mất đi Phần thu được
Vấn đề này còn phụ thuộc quan hê tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Đôi khi ngân hàng chỉ dự vào uy tín của người vay tiền. Các công ty lớn có uy tín thường có thuận lợi trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.
d. Phân tích rủi ro thông qua công ty bảo hiểm :
Công ty bảo hiểm được yêu cầu bảo hiểm tất cả rủi ro có thể xảy ra. Do đó, qua những mất mát tổn thất xảy ra trước đây, đã được công ty bảo hiểm thống kê, liệt kê tất cả. Trên cơ sở đó nhận xét, dự đoán những tổn thất có khả năng xảy ra như hỏa hoạn, bão lụt, sụp đất …
Bảo hiểm thường được thực hiện cho các rủi ỏ bất khả kháng, nhằm bù đắp những tổn thất vật chất do tại họa. Hầu hết mọi tài trợ dự án đòi hỏi phải được bảo hiểm, 90% bảo hiểm làm tránh được tổn thất vật chất. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều được bảo hiểm mà có những khoản khó xác định để được bảo hiểm thường là những yếu tố vô hình trong dự án.
Trên đây là những phương pháp dùng để phân tích rủi ro. Cùng một lúc có thể sử dụng nhiều phương pháp, để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, nhằm xác định phân tích rủi ro tương đối chính xác.
4. BÍ MẬT RỦI RO :
Thông thường, một dự án bao hàm nhiều yếu tố rủi ro, liên quan đến nhiều vấn đề. Người ta chỉ tài trợ cho những dự án có hiệu quả, dòng thu chi của dự án tốt. Một dự án chỉ có khả năng hoàn trả cả vốn lẫn lãi khi thu chi của dự án đạt hiệu quả như mong muốn, ít rủi ro. Do đó để khuyến khích tài trợ, phải thực hiện giữ bí mật các rủi ro. Điều này có nghĩa là chỉ có nhữnh người liên quan đến khía cạnh đó mới biết được rủi ro liên quan để tìm cách khắc phục.
Bí mật rủi ro được mô tả như sau :
Việc phân tích rủi ro trong tương lai, sẽ được các nhà tư vấn, chuyên gia thực hiện, sau đó, tất cả các rủi ro sẽ được tập hợp lại cho vào một hộp giữ bí mật. Từng rủi ro sẽ được rút ra khỏi hộp để được chuyển tới những người liên quan đến rủi ro đó (VD : nhà cung cấp, người thiết kế, nhà thầu khoán, …) để phân tích và tìm biện pháp để hạn chế tối thiểu rủi ro. Đó là một quá trình làm cho dự án thoát khỏi rủi ro.
* Những rủi ro chính trong dự án tiền khả thi : - Chi phí cho nguyên vật liệu :
+ Việc khai thác nguyên vật liệu không phù hợp. + Không có hợp đồng giá cố định cho nguyên vật liệu.
+ Chi phí về năng lượng, nguồn năng lượng sử dụng không đúng đắn, không có nguồn năng lượng thay thế, không đủ nguồn cung ứng.
- Thị trường :
Sản phẩm cung ứng trên thị trường không phù hợp, đưa đến có những sản phẩm thay thế, hoặc người mua không có khả năng tài chính.
- Chí phí vận chuyển : R i roủ Rủi ro Rủi ro D ÁNỰ Rủi ro Rủi ro Rủi ro
Dự án đặt xa nơi tiêu thụ làm chi phí vận chuyển tăng, giá thành sản phẩm tăng, làm phát sinh rủi ro vận chuyển không đúng lịch trình, thời gian giao hàng.
II. QUẢN LÝ RỦI RO:
Quản lý rủi ro là dự tính chi phí tài chính tối thiểu cần thiết nhất và đủ để bù đắp chi phí trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
- Công việc quản lý rủi ro nhằm loại bỏ , hạn chế hoặc chuyển rủi ro sang tác nhân khác. Quản lý rủi ro tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế một số tổn thất, mất mát lớn sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, đưa ra được những dự báo khả năng có thể xảy ra rủi ro nhằm nhanh chóng có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Quản lý mục tiêu là nắm bắt được và xử lý kịp thời các rủi ro, không đợi đến lúc xảy ra rủi ro mới đối phó một cách bị động.
- Trong thực tế có nhiều dự án đầu tư, do việc tính toán quản lý rủi ro không tốt đã gây những tổn thất lớn, làm dự án phải ngưng hoạt dộng trong một thời gian dài.
Ví dụ : đường hầm châu Au có dự án ban đầu 5 tỷ bảng Anh (tương đương 8 tỷ US$), phần chi cho thiết kế kỹ thuật ước tính là 150 triệu đô-la Mỹ. Nhưng trong thực tế, ước tính này không chính xác, nên việc thực hiện dự án gặp phải trì hoãn nhiều lần.
- Qua nhiều năm thực hiện, nhiều kinh nghiệm quản lý rủi ro đã được rút ra đối với các tổ chức tài chính ngân hàng. Quản lý rủi ro ngày nay mang tính tích cực phòng ngừa trong suốt quá trình tài trợ dự án. Hình thức bảo hiểm không được coi là biện pháp duy nhất cứu chữa mà chỉ được xem là một trong những phương tiện nhằm bù đắp một phần tổn thất cho dự án khi rủi ro xảy ra.
- Một đặc điểm là dự án đầu tư thường có qui mô lớn, vòng đời dài, có thể tới hàng chục năm, trong khi đó, dự án được soạn thảo trên cơ sở giả định, mà đặc trưng của thời kỳ phát triển hiện nay là tính bất định của những chuyển biến kinh tế – xã hội, nên nguy cơ rủi ro đối với những dự án trong tương lai là rất lớn.
* Những tình huống trong tương lai thường tập trung ở các vấn đề sau :
Sự thay đổi giá cả theo thời gian, bao gồm giá đầu vào và giá đầu ra cho dự án
Những sự thay đổi về công nghệ trong tương lai, có thể làm thay đổi những dự kiến ban đầu của chủ đầu tư.
Do quan hệ cung cầu thay đổi làm ảnh hưởng đến mức sử dụng năng lực sản xuất.
Những chính sách thuế quan mới.
Nguồn lực, phương tiện sản xuất thiếu hụt, những bất trắc do môi trường, hệ thống giao thông vận chuyển, thông tin liên lạc không thuận lợi mang lại.
Quản lý rủi ro phải giám sát được những sai lệch, từ khâu lập đến khâu thực hiện dự án,