1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Niên luận "Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK" pot

57 777 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 408 KB

Nội dung

Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -1 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK Mục lục 1 MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4 4. Phương pháp nghiên cứu: 5 5. CẤU TRÚC NIÊN LUẬN: 6 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 6 1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS 7 1.2. Độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác thơ Đường trong SGK THCS 11 1.2.2. Độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác về mặt nội dung: 17 CHƯƠNG 2 34 2.1. Dịch giả: 34 2.1.1. Dịch giả - người đọc đặc biệt: 34 2.2. Nhìn từ góc độ mỹ học tiếp nhận: 39 2.2.1. Các nhân tố khách quan: 39 Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -2 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK KẾT LUẬN 49 1. Nhận xét chung: 49 2. Kiến nghị: 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 53 Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -3 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thơ Đường – thành tựu thi ca rực rỡ của văn hóa Trung Hoa đã đi vào Việt Nam từ rất lâu, gây được ảnh hưởng sâu rộng và được nhiều người yêu thích. Trước thế kỉ XX, khi nền Hán học còn phát triển thì người Việt Nam (những người biết chữ Hán) đọc thơ Đường nguyên tác, và đương nhiên tự hiểu được mà không cần bản dịch. Đến những năm đầu thế kỉ XX, nền Hán học của nước ta suy tàn, chữ Hán dần dần được thay thế bằng chữ Quốc ngữ. Khi ấy ta cũng bắt đầu thấy xuất hiện trên báo chí những bản dịch thơ Đường sang Quốc ngữ của những dịch giả nổi tiếng như Tản Đà, Ngô Tất Tố Những bản dịch này đã đưa thơ Đường đến với nhiều tầng lớp độc giả Việt Nam. Từ đó, dịch thơ Đường đã trở thành một mảng rất quan trọng trong việc tiếp nhận thơ Đường ở nước ta. Bản thân những bản dịch cũng là sự thể hiện cách tiếp nhận của một tầng lớp đặc biệt trong xã hội – tầng lớp trí thức có những hiểu biết nhất định về Hán văn và Đường thi. Trong đó, những bản dịch được đưa vào sách giáo khoa (SGK) để dạy thơ Đường cho HS phổ thông là những bản dịch phổ biến, được nhiều người biết đến, và cũng có thể coi là đại diện cho một cách tiếp nhận mang tính chính thống- cách mà HS được hướng theo. Ở một khía cạnh khác, dịch văn học, nhất là dịch thơ là công việc gây rất nhiều tranh cãi. Thậm chí có người cho rằng thơ không dịch được (Hồng Thanh Quang)[19]. Quan điểm này có vẻ cực đoan, song không phải không có lý, bởi vì có cố gắng thế nào cũng khó có được một bản dịch trung thành với bài thơ nguyên tác cả về hình thức và nội dung, không thể tạo được một bản sao của bài thơ bằng một ngôn ngữ khác. Ai cũng biết rằng “xưa nay thơ càng hay càng khó dịch. Vì cái hay của nguyên tác đa diện quá, đa dạng quá, sức chứa phong phú quá, người dịch Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -1 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK làm sao chuyển tải nổi”[22]. Đối với thơ Đường thì việc dịch lại càng khó khăn hơn nhiều. Bởi đó phần nhiều là những bài thơ “ý tại ngôn ngoại”, tình cảm sâu xa, diễn đạt bằng vài trang lời văn chưa chắc đã hết, nói chi đến việc gói gọn trong vài dòng thơ tiếng Việt. Và do vậy, có những độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác là điều khó tránh khỏi. Với đặc điểm đó, việc dịch thơ Đường có thể coi là một thử thách cho những người có tâm huyết với thơ Đường (và có tài dịch thơ). Ai cũng dồn hết tâm lực và tinh túy của ngòi bút có khi chỉ cốt để có được một bản dịch “để đời” cho một kiệt tác Đường thi. Những bản dịch được chọn đưa vào SGK phổ thông để dạy cho HS có lẽ cũng là những bản dịch “để đời” của các dịch giả. Với mong muốn giúp HS hiểu và cảm nhận phần nào ý nghĩa và cái hay của những bài thơ Đường bất hủ, hẳn là những người biên soạn SGK đã chọn những bản dịch mà họ cho là hay và sát nhất với nguyên tác. Sát đến mức nào là vấn đề sẽ được làm rõ trong niên luận này. Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn đề tài: Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường (Qua SGK THCS từ 1989-nay). Ở cấp THCS, lần đầu tiên HS HS được tiếp cận với một số bài thơ đại diện cho Đường thi – đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc và thế giới. Và do vốn từ Hán Việt còn hạn chế, việc tiếp cận của HS chủ yếu là thông qua các bản dịch thơ. Vì vậy, những bản dịch này có vai trò hết sức quan trọng đối với việc hình thành sự hiểu biết và những cảm nhận đầu tiên của HS về các tác phẩm nổi tiếng của một nền văn học lớn. Độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác càng ít thì sự cảm nhận của HS càng đầy đủ và chính xác hơn. Do đó, cần thiết phải tìm hiểu độ vênh này để: trước hết là có một cái nhìn toàn diện hơn về hướng giảng dạy thơ Đường trong chương trình THCS từ 1989 đến nay; tiếp theo là đánh giá chính xác hơn về vai trò của các bản dịch đối với việc dạy thơ Đường cho HS THCS hiện nay. Mặt khác cũng là để nhìn nhận lại một trong rất nhiều cách tiếp nhận Đường Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -2 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK thi ở Việt Nam – cách tiếp nhận của những người làm công tác dịch thuật (qua chương trình SGK PTCS). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Thơ Đường đã được đưa vào SGK THCS từ năm 1989, song đến nay những công trình nghiên cứu về nó chưa phải là nhiều, trong đó khía cạnh mà chúng tôi đang xem xét rất ít được đề cập đến. Do điều kiện khảo sát còn hạn chế, dưới đây chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu nổi bật có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu. Trong cuốn Thơ Đường ở trường phổ thông do Hồ Sĩ Hiệp tuyển và biên soạn (Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, Khánh Hòa, 1991) chỉ có những bài giới thiệu và phân tích một số bài thơ Đường nổi tiếng và các nhà thơ tiêu biểu. Cuốn Bình giảng thơ Đường (theo sách giáo khoa Ngữ văn mới) của Nguyễn Thị Bích Hải (Nxb Giáo dục, H., 2003) cũng chỉ trình bày những kiến thức về thơ Đường và việc dạy học thơ Đường trong trường phổ thông, nêu những vấn đề có tính phương pháp trong việc tìm hiểu thơ Đường. Cuốn Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu (Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ 5 năm 2005) thì giới thiệu lại và thêm phần bình những bài thơ Đường đã được chọn tuyển trong SGK Văn học 9 (sách chỉnh lí năm 1995) và Văn học 10 (ban KHXH). Trong đó cũng có nói đến một số chỗ chưa chính xác của một vài bản dịch thơ trong SGK, nhưng còn sơ lược, và đa số là chọn lại những bản dịch mà SGK đã chọn. Chúng tôi cũng đã có điều kiện đọc một khóa luận tốt nghiệp được viết khá công phu là Đường thi trong sách giáo khoa phổ thông ở Việt Nam của Mạnh Thị Minh (Tư liệu khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội). Trong khóa luận này, người viết chủ yếu là thống kê lại quá trình thơ Đường được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -3 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK Văn phổ thông ở Việt Nam, đồng thời đề xuất phương pháp dạy học, giúp HS tìm hiểu thơ Đường. Ở góc độ dịch thuật, đáng chú ý nhất là một luận án Phó tiến sĩ với đề tài Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam - Nguyễn Tuyết Hạnh[11]. Tuy nghiên cứu trực tiếp về vấn đề dịch thuật Đường thi, nhưng luận án này đi sâu tìm hiểu lịch sử, quá trình dịch thơ Đường ở Việt Nam và việc dịch Đường thi theo hai thủ pháp nghệ thuật chủ yếu là phác diễn và đối lập, không quan tâm đến độ vênh giữa bản dịch thơ và nguyên tác. Như vậy, những cuốn sách (công trình nghiên cứu) trên đây chỉ đề cập đến thơ Đường trong trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng ở khía cạnh phân tích, bình giảng, hướng dẫn dạy và học chứ chưa đi sâu vào việc đi tìm độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác. Những công trình nghiên cứu trực tiếp về dịch thơ Đường thì lại nghiên cứu ở phạm vi rất rộng (Việt Nam), và ở các góc độ lịch sử, thủ pháp dịch… Việc tìm hiểu và lý giải độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác các bài thơ Đường trong SGK THCS chưa được chú trọng nghiên cứu. Vì vậy, ở niên luận này, chúng tôi sẽ thực hiện công việc đó với hi vọng có thêm một đóng góp nhỏ vào việc nghiên cứu thơ Đường trong SGK phổ thông ở nước ta. 3. Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài đã nêu, ở niên luận này chúng tôi chỉ tìm hiểu độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác của các tác phẩm thơ Đường nằm trong chương trình SGK môn Văn THCS, từ năm 1989 đến nay. Cụ thể là những bài thơ Đường trong các sách: - SGK Văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1989. - SGK Văn học 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1995. - SGK Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, 2003. Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -4 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK 4. Phương pháp nghiên cứu: Theo quan điểm nghiên cứu văn học, các bản dịch thơ Đường mà chúng ta sẽ xem xét dưới đây là các tác phẩm văn học dịch, kết quả của công việc dịch văn học – một khâu rất quan trọng trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm văn học nước ngoài (ở đây là các bài thơ Đường nguyên tác). Người dịch thực chất là một người tiếp nhận đặc biệt, đã cụ thể hóa và phổ biến cách tiếp nhận của mình qua các bản dịch thơ. Việc tiếp nhận của họ (đọc, hiểu và dịch), nếu xét trong phạm vi hẹp thì là chịu sự chi phối của các yêu cầu dịch văn học. Nhưng xét ở phạm vi rộng và toàn diện hơn thì do các yếu tố của tiếp nhận văn học chi phối (kinh nghiệm, văn cảnh, nhu cầu…) Vì vậy, đối với đề tài này, chúng tôi sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ chuyên biệt (dùng trong nghiên cứu, đánh giá văn học dịch) đến các phương pháp riêng ngành của nghiên cứu văn học (ở lĩnh vực tiếp nhận). Cụ thể như sau: • Để tìm độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác, chúng tôi dùng các phương pháp: - Phương pháp thống kê: hệ thống lại các tác phẩm thơ Đường và những bản dịch đã được chọn đưa vào SGK (dịch giả, các bản dịch…) - Phương pháp phân tích định lượng và định tính: với hình thức thì định lượng, với nội dung thì định tính - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa và so sánh Khi so sánh để tìm độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác, hay sự khác nhau giữa các bản dịch được chọn, chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn so sánh cụ thể chứ không hoàn toàn căn cứ theo các tiêu chuẩn có tính nguyên tắc khi đánh giá, nghiên cứu văn học dịch là tín, đạt, nhã. • Để hiểu và lí giải độ vênh thấy được ở trên, chúng tôi áp dụng các phương pháp ở cấp độ lớn hơn: - Mỹ học tiếp nhận. - Xã hội học văn học, Văn hóa học. Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -5 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK 5. Cấu trúc niên luận: Niên luận ngoài Mở đầu và Kết luận ra, Nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: Tình hình dịch thuật Đường thi qua SGK THCS 1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS 1.2. Độ vênh giữa các bản dịch và nguyên tác thơ Đường trong SGK Chương 2: Dịch giả và phương thức dịch thuật 2.1. Dịch giả 2.2. Phương thức dịch thuật NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT ĐƯỜNG THI QUA SGK THCS Trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tế, dịch văn học là hoạt động quan trọng của tiếp nhận văn học. Nó giúp mở rộng việc tiếp nhận tác phẩm cả về chiều rộng không gian và chiều dài thời gian. “Chính dịch thuật đã giúp cho một tác phẩm kéo dài tuổi thọ ở một môi trường khác. Và dịch phẩm cũng trở thành bản gốc, có tác động mới mẻ đối với môi trường ấy. Dịch thuật quả đã đưa lại một đời sống mới cho bản gốc”[12]. Về tiêu chuẩn đánh giá bản dịch nói chung (với bản dịch thơ thì càng quan trọng), Nghiêm Phục (Trung Quốc) đã đưa ra những tiêu chuẩn chung có tính nguyên tắc là: tín, đạt, nhã. Tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu là tín – trung thành với nguyên bản, bản dịch phải thể hiện được nguyên ý của tác giả. Tuy nhiên, trung thành nhưng không phải là nô lệ, phụ thuộc máy móc theo nguyên văn từng câu, từng chữ. Đạt là bản dịch phải “thông đạt”, “minh đạt”, tức là phải chuyển tải được ý nghĩa, tinh thần, phong cách của nguyên tác một cách hợp lí, rõ ràng. Nhã là văn phong của bản dịch phải lưu loát, trôi chảy. Ba nguyên tắc này thống nhất, hòa quyện với nhau, tạo nên một bản dịch lí tưởng. Trên thực tế hiếm có Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -6 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK bản dịch nào hoàn hảo đáp ứng đầy đủ cả ba tiêu chuẩn trên. Và như đã nói, đây chỉ là những tiêu chuẩn đánh giá có tính nguyên tắc chung, khó áp dụng cụ thể vào các bản dịch trong thực tế. Căn cứ theo đúng những tiêu chuẩn ấy thì nhiều khi người dịch gặp khó khăn, mà người đánh giá cũng lúng túng. Bởi vì, “dịch văn học cũng có yêu cầu trung thực, chính xác, nhưng vì cách biểu đạt mang nhiều hàm ý của văn học rất khó xác định, cho nên sự trung thực và chính xác của văn học cũng không có chuẩn mực cụ thể”[17] Dưới đây, với mục đích đi tìm độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác của các bài thơ Đường trong SGK THCS, chúng tôi không áp dụng đúng những nguyên tắc trên, mà dựa vào việc so sánh đối chiếu hình thức diễn đạt, ngữ nghĩa để tìm ra những chỗ khác biệt. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể của chúng tôi là bản dịch chuyển đạt được những gì và thiếu sót những gì so với nguyên tác. 1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS Từ khi thơ Đường bắt đầu được đưa vào chương trình SGK THCS đến nay đã gần 20 năm (tính từ 1989). Trong khoảng thời gian đó, đã có mấy lần thay đổi SGK (và cũng là thay đổi quan niệm giảng dạy), nhưng thơ Đường vẫn là một phần quan trọng của bộ phận văn học nước ngoài trong chương trình (đúng ra phải là văn học nước ngoài và văn học dịch). Để có một cái nhìn toàn diện về các tác giả, tác phẩm Đường thi và các bản dịch thơ đã được đưa vào SGK, chúng tôi lập bảng thống kê sau: (bản dịch nêu theo tên dịch giả ) Tác phẩm Tác giả Bản dịch trong SGK Năm 1989 Năm 1995 Năm 2003 Hành lộ nan Lý Bạch Hoàng Tạo N.K.P Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -7 [...]... nghĩa mà bản dịch khó chuyển tải hết được (Trong phần này chúng tôi chỉ nêu phần dịch nghĩa - đối với tác phẩm ngắn và so sánh với bản dịch thơ, còn phần dịch nghĩa của tác phẩm dài, phần phiên âm nguyên tác, bản dịch thơ xin xem phần phụ lục) * Hành lộ nan (Đường đi khó) – Lý Bạch Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -17 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK Dịch nghĩa:... những bản dịch không chuyển thể, độ vênh kiểu này cũng có nhưng ít hơn Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -15 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK Bản dịch bài Giang bạn độc bộ tầm hoa do N.K.P dịch có một số chỗ vênh về hình thức so với nguyên tác Câu 2 nguyên tác có sử dụng điệp từ “đóa” (“Thiên đóa vạn đóa áp chi đê”), câu thơ dịch không thể hiện được (“Ngàn đóa... khái quát gương mặt Đường thi; chọn bản dịch nào của dịch giả nào để có thể giúp HS cảm nhận đầy đủ nhất về tác phẩm, tác giả ấy Trong đó, việc chọn bản dịch cũng là thể hiện sự đánh giá về tính chuẩn Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -10 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK xác của bản dịch và năng lực của dịch giả Từ cách tiếp nhận của dịch giả độc giả đặc biệt –... hiện hình thức của tác phẩm như ngữ âm, ngữ pháp, cách luật… đều là những yếu tố “bất khả dịch khi chuyển ngữ Về mặt này, bản dịch thơ không thể đạt đến độ Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -16 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK “tương đồng” với nguyên tác mà chỉ đến mức “tương tự”, “tương đương” Đó là tính “hình tự” (tương tự về hình thức) của bản dịch Và trước hết,... của ngưòi đọc Để làm được điều đó, trước hết chúng tôi thống kê thể loại của nguyên tác và các bản dịch thơ trong bảng sau: Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -11 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK Nguyên tác Thể loại nguyên tác Hành lộ nan Bản dịch trong SGK Người dịch Thể loại Thất ngôn Hoàng Tạo Thất ngôn nhạc phủ nhạc phủ N.K.P Thất ngôn nhạc phủ Vọng Lư Sơn Thất... vậy, trong nguyên tác chỉ có duy nhất một Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -22 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK chủ thể hành động là nhân vật trữ tình (Nghi…), còn ở câu thơ dịch, ánh trăng và sương lại trở thành hai chủ thể hành động nữa bên cạnh nhân vật trữ tình, thực ra đó chỉ là hai yếu tố nằm trong hành động của chủ thể trữ tình duy nhất mà thôi Câu thơ dịch. .. nữa, câu thơ dịch cũng không thể hiện được cái nghĩa “trù trừ” của động từ “trì trù”, “ngậm ngùi” chưa hẳn đã là “trù trừ” không đi Theo chúng tôi, câu thơ dịch đã thể hiện chủ ngữ là chàng trai, và như vậy Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -24 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK vẫn không chuyển đạt được tính đa nghĩa của nguyên tác Nhìn chung, dù bản dịch thơ rất... ước của một con người nặng lòng với cuộc đời: ước mơ một cuộc sống Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -26 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK yên bình cho mình và cho toàn thể nhân dân nói chung khi sống trong cảnh xã hội loạn li Bản dịch của Tản Đà: Hai câu thơ đầu dịch khá sát với nguyên tác, từ cấu trúc cú pháp đến ý nghĩa ngôn từ Trong đó, ta thấy xuất hiện đầy... những dịch giả nổi tiếng, có phong cách dịch riêng nhiều sáng tạo Song do nguyên tác giàu tính hàm súc nên cả hai bản dịch đều chuyển đạt nội dung chưa được Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -28 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK trọn vẹn Nếu bổ sung cho nhau, chúng sẽ giúp người đọc cảm nhận đầy đủ, rõ ràng hơn về nguyên tác * Giang bạn độc bộ tầm hoa – Đỗ Phủ Dịch. .. là những tác phẩm nổi tiếng xứng đáng được chọn giới thiệu cho HS học thơ Đường Nói chung, các bài (nguyên tác) đã được chọn đều là những danh tác Đường thi, có sức sống lâu bền và ảnh hưởng rộng lớn Trong cả ngàn năm qua, chúng đã được tầng lớp trí thức Việt Nam biết đến; và sang thế kỉ XX, Phạm Thanh Thủy - Lớp NVSP K51 -9 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK . Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK Phạm Thanh. TRÚC NIÊN LUẬN: 6 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 6 1.1. Các bản dịch thơ Đường trong SGK THCS 7 1.2. Độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác thơ Đường trong SGK THCS 11 1.2.2. Độ vênh giữa các bản dịch và nguyên. K51 -5 Niên luận Đi tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK 5. Cấu trúc niên luận: Niên luận ngoài Mở đầu và Kết luận ra, Nội dung gồm có 2 chương: Chương 1: Tình hình dịch

Ngày đăng: 08/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w