Qua việc xem xét, đối chiếu các bản dịch thơ và nguyên tác các bài thơ Đường trong chương trình SGK môn Văn THCS, chúng tôi nhận thấy:
Về mặt hình thức, có một số bài bản dịch thơ đã thay đổi thể loại so với nguyên tác, chủ yếu là chuyển sang thể lục bát, và như vậy là làm thay đổi hoàn toàn âm điệu, kết cấu, cách luật của các bài Đường thi nguyên tác. Bên cạnh đó, cũng có những bản dịch tuy không thay đổi thể loại nhưng vẫn không thể đảm bảo được đúng những yếu tố ngữ âm, kết cấu ngữ pháp, tu từ, cách luật như ở nguyên tác. Điều này một phần do trình độ dịch của
dịch giả, nhưng chủ yếu và khách quan là do độ vênh về mặt loại hình giữa hai ngôn ngữ quy định nên.
Về mặt nội dung, có độ vênh cũng là điều không tránh khỏi. Có bài “vênh” ít, có bài “vênh” nhiều, một phần do “độ khó”, tính hàm súc của tác phẩm nguyên tác, một phần cũng do cách đọc, cách hiểu và cách dịch của dịch giả, tức là liên quan đến cách tiếp nhận của dịch giả đối với nguyên tác. Trong những bản dịch thơ, ngoài việc thể hiện tinh thần, phong cách của nguyên tác, các dịch giả cũng đã thể hiện được tính sáng tạo và phong cách riêng của mình
Như chúng tôi đã nói ở phần đầu, tạo một bản sao cho một bài thơ bằng ngôn ngữ khác là điều gần như không thể. Cho nên ta chỉ có thể xem xét, đánh giá các bản dịch thơ trên tiêu chí tương tự chứ không thể là tương đồng với nguyên tác. Cũng cần có một cách nhìn nhận, lí giải đúng đắn cho độ vênh giữa bản dịch và nguyên tác các bài Đường thi. Cần phải đặt chúng trong tính khó khăn thực tế của dịch văn học nói chung và dịch thơ nói riêng. Thiết nghĩ ta cũng nên lưu ý đến ý kiến sau: “…đọc thơ và dịch thơ cổ Trung Quốc như đi trong đêm trăng mà xem phong cảnh, những hình ảnh núi non như ẩn giấu trong một màn sương… Thơ cổ Trung Quốc dùng ngôn ngữ hiện đại là Bạch thoại dịch cũng đã khó thay, huống chi là dùng một ngôn ngữ khác” (Văn Nhất Dạ)[15].
2. Kiến nghị:
Trước hết ta thử nhìn lại một chút về cách giới thiệu các bài thơ Đường trong SGK môn văn THCS. SGK 1989 chỉ giới thiệu các bản dịch thơ, không giới thiệu phần phiên âm, dịch nghĩa, và cũng không nêu cả tiêu đề âm Hán Việt; coi như bản dịch thơ chính là tác phẩm. SGK 1995 giới thiệu cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ (trừ Hành lộ nan, Thạch Hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca), lấy tiêu đề tiếng Việt làm chính, tiêu đề
Hán Việt là phụ, như vậy cũng là coi bản dịch thơ làm chính. SGK 2003 cũng tương tự, song có thêm phần nghĩa của từng từ Hán Việt có trong bài. Qua đó có thể thấy, trong việc giảng dạy thơ Đường ở chương trình THCS, các bản dịch thơ vẫn rất được coi trọng, chủ yếu dựa vào đó để giúp HS tìm hiểu thơ Đường. Với vốn từ Hán Việt còn ít và tầm tiếp nhận ở độ tuổi HS THCS (trước đây là lớp 9, hiện nay là lớp 7), việc giới thiệu các bản dịch thơ để giúp HS tìm hiểu và cảm nhận thơ Đường là cần thiết. Tuy nhiên, như ta đã thấy ở trên, giữa các bản dịch thơ và nguyên tác Đường thi còn tồn tại những độ vênh nhất định, cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Nếu chỉ căn cứ vào các bản dịch để dạy Đường thi cho HS sẽ dễ khiến HS quan niệm về Đường thi một cách không chính xác. Đã nói giảng dạy Đường thi thì tất nhiên phải dạy cho HS cái đúng là Đường thi, tức là phải căn cứ vào chính phần phiên âm nguyên tác và dịch nghĩa, còn phần dịch thơ chỉ là để tham khảo thêm một cách tiếp cận, đọc – hiểu của những người có trình độ và có hiểu biết sâu sắc về thơ Đường. Để làm được điều này, trước hết cần chuẩn bị cho HS một vốn từ Hán Việt nho nhỏ đủ để hiểu được những bài có ngôn ngữ giản dị trong sáng như Tĩnh dạ tứ, Tuyệt cú,… Và như vậy, nên chăng xếp phần thơ Đường vào chương trình Văn lớp 9 như trước đây thay vì lớp 7 như hiện nay?
TÀI LIỆU THAM KHẢOSách giáo khoa: Sách giáo khoa:
1. Văn 9 , tập 2, Nxb Giáo dục, 1989 2. Văn học 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 1995 3. Ngữ văn 7, tập 1, Nxb Giáo dục, 2003
Sách tham khảo:
5. Tản Đà toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, H., 2002
6. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb KHXH.
7. Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb KHXH, H., 2004
8. Hoàng Thúy Toàn – Đoàn Tử Huyến (chủ biên), Những người dịch văn học Việt nam, Hội đồng văn học dịch – hội nhà văn Việt Nam, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002
9. Phương Lựu (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H., 2006 10. Nguyễn Quốc Siêu, Thơ Đường bình giải, Nxb Giáo dục, 2005
Luận án
11. Nguyễn Tuyết Hạnh, Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Luận án PTS Ngữ văn, LA 04 – 11009, Thư viện Quốc gia Hà Nội
Tạp chí:
12. Lưu Văn Bổng (1999), “Văn học so sánh và nghiên cứu dịch thuật”, Văn học nước ngoài, số 5.
13. Trương Đăng Dung, “Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm mĩ”, Tạp chí Văn học số 11/ 1995.
14. Tản Đà, Dịch thơ, Văn học nước ngoài số 2/2005 (in lại)
15. Nguyễn Văn Hiệu, Ý thức văn hoá trong dịch thuật văn chương ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1945, Nghiên cứu văn học số 1/2007 16. Mai Thị Liên Hương, Tầm đón đợi trong lịch sử tiếp nhận Thơ mới,
Nghiên cứu văn học số 9 /2007
17. Hồ Bất Khuất, Thơ – dịch thế nào đây?, Văn học nước ngoài, số 3/1997
18. Trần Khuyến, Dịch là một quá trình sáng tạo, Văn học nước ngoài số 1/ 1997
19. Nguyễn Hồng Oanh, Một số vấn đề lí luận về văn học dịch và dịch văn học, Văn học nước ngoài số 3/ 2005
20. Phan Quý, Có nên dịch thơ nước ngoài ra thơ lục bát?, Văn học nước ngoài số 6/ 1997
21. Thúy Toàn, Đôi lời suy nghĩ về sự nghiệp dịch thuật của nhà thơ trưởng lão Khương Hữu Dụng,Văn học nước ngoài, số 1/ 2007
22. Trần Lê Văn, Suy nghĩ tản mạn về việc dịch thơ, Văn học nước ngoài số 6/ 1997
Riêng mục Tạp chí, sửa theo quy cách như thầy ở số thứ tự 12. Các mục khác sửa như thầy ở số thứ tự 6. Thầy gửi em bản quy định của Trường - phần trình bày Tài liệu tham khảo - để em sửa.
PHỤ LỤC
Văn bản phiên âm nguyên tác và các bản dịch nghĩa, dịch thơ của các tác phẩm thơ Đường trong SGK THCS (bài nào được chọn nhiều lần chúng tôi chỉ giới thiệu lại một lần)
Phần phiên âm nguyên tác các bài Hoàng hạc lâu, Hành lộ nan,
Thạch hào lại, Mao ốc vị thu phong sở phá ca chúng tôi lấy từ quyển Thơ Đường bình giải của Nguyễn Quốc Siêu (Sđd)
Phần phiên âm nguyên tác bài Song yến li (Đôi én rời nhau) và Tuế án hành (Năm sắp hết) chúng tôi lấy từ Khương Hữu Dụng tuyển tập – thơ dịch (Sđd)