SINH 9 HKII

96 393 0
SINH 9 HKII

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 34: THOÁI HÓA GIỐNG DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Biết được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. - Giải thích du phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. - Giải thích được sự thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. - Nêu được vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống. - Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu với SGK, trao đổi theo nhóm, và quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 34.1 - 4 SGK (hoặc) - Máy chiếu Overhead và film ghi hình 34.1 - 4 SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC Ở CÂY GIAO PHẤN 1. Thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn. GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau: - Mục đích của việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là gì? - Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như thế nào? GV gợi ý HS: Cần nắm được: - Cách cho cây giao phấn tự thụ phấn (bắt buộc). - Phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn. 2. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn. - GV gợi ý HS: Cần nắm vững các đặc điểm - HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, thống nhất nội dung trả lời câu hỏi. - Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung để nêu lên được đáp án đúng: * Việc cho cây giao phấn tự thụ phấn là để tạo dòng thuần. * Việc tạo dòng thuần ở cây giao phấn được tiến hành như sau: - Tự thụ phấn bắt buộc: Dùng túi cách li lấy phấn cây nào thì rắc lên đầu nhụy cây đó. Lấy hạt của từng cây gieo riêng thành từng hàng, chọn những cây có đặc điểm mong muốn cho tự thụ phấn. Làm như vậy qua nhiều thế hệ sẽ tạo được dòng thuần. - Nuôi cấy hạt phấn của cây đơn bội, rồi nhân đôi số lượng NST để tạo cây lưỡng bội. - HS đọc SGK, quan sát tranh phóng to hình 34.1 SGK, thảo luận theo nhóm để thực hiện  SGK. - Qua thảo luận (dưới sự hướng dẫn của GV) HS phải nêu lên được: Hiện tượng thoái hóa (ở ngô) do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể - 97 - của các cây bò thoái hóa. có sức sống kém dần, biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây giảm dần. nhiều dòng còn có biểu hiện bạch tạng, thân lùn, bắp dò dạng và ít hạt. Hoạt động 2: TÌM HIỂU THOÁI HÓA DO GIAO PHỐI GẦN Ở ĐỘNG VẬT * GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 34.2 SGK và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi: - Giao phối gần là gì? - Hậu quả của giao phối gần? - HS quan sát tranh, nghiên cứu SGK, trao đổi theo nhóm và cử người báo cáo kết quả. - Dưới sự hướng dẫn của GV, HS thảo luận phải đưa ra câu trả lời đúng: * Giao phối gần là hiện tượng những con vật sinh ra từ một cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối giữa bố mẹ với các con của chúng. * Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa: sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dò tật bẩm sinh Hoạt động 3: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THOÁI HÓA GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi: - Thể đồng hợp và thể dò hợp biến đổi như thế nào qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần. - Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa? GV giải thích cho HS rõ: Một số loài thực vật tự thụ phấn cao độ (cà chua, đậu Hà Lan ) hoặc thường xuyên giao phối gần (chim bồ câu, cu gáy ) không bò thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối gần. Vì chúng đang có những cặp gen đồng hợp không gây hại cho - HS quan sát hình 34.3 SGK, tìm hiểu mục III SGK, thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời. - Một vài nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp cùng xây dựng được đáp án đúng. Đáp án: * Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần thì thể dò hợp tử giảm dần, thể đồng hợp tử tăng dần. * Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa là vì: trong các quá trình đó thể đồng hợp tử ngày càng tăng, tạo điều kiện cho các gen lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình. - 98 - chúng. Hoạt động 4: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP TỰ THỤ PHẤN BẮT BUỘC VÀ GIAO PHỐI GẦN TRONG CHỌN GIỐNG GV nêu câu hỏi: Tại sao người ta sử dụng tự thụ phấn bắt buộc và giao phấn gần trong chọn giống? HS đọc SGK, thảo luận theo nhóm, thống nhất câu trả lời. Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận phải nêu lên được: Người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần trong chọn giống là để củng cố và giữ gìn tính ổn đònh của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại ra khỏi quần thể. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài nêu lên được 2 nội dung cơ bản: Nguyên nhân của sự thoái hóa, ý nghóa của tự thụ phấn và giao phối gần trong trồng trọt và chăn nuôi. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.  Câu 1. Người ta tạo dòng thuần bằng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.  Câu 2. Nội dung trả lời đã được nêu ra ở hoạt động 3.  Câu 3. Trong chọn giống người ta dùng 2 phương pháp để củng cố và giữ tính ổn đònh của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Người ta đã tạo dòng thuần ở cây giao phấn bằng phương pháp nào? 2. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ. 3. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này nhằm mục đích gì?    - 99 - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 35: ƯU THẾ LAI I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nêu được khái niệm ưu thế lai, cở sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai. - Xác đònh được các phương pháp thường dùng trong tạo ưu thế lai. - Nêu được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng trong lai kinh tế. - Rèn luyện kó năng quan sát, thảo luận theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 35 SGK (hoặc) - Máy chiếu Overhead và film ghi hình 35 SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: TÌM HIỂU HIỆN TƯNG ƯU THẾ LAI - GV nêu câu hỏi: Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ. - GV theo dõi nhận xét và xác nhận đáp án đúng. - GV nhấn mạnh: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong trường hợp lai giữa các dòng có kiểu gen khác nhau. Tuy nhiên, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F 1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ. - HS quan sát tranh, đọc mục I SGK trao đổi theo nhóm để xác đònh câu trả lời. - Một vài HS (do GV chỉ đònh) trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, HS khác bổ sung, để cùng xây dựng được đáp án chung của lớp. Đáp án: Ưu thế lai là hiện tượng con lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chòu tốt, các tính trạng về hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội giữa hai bố mẹ. Ví dụ: Cây và bắp ngô của con lai F 1 vượt trội cây và bắp ngô của 2 cây làm bố mẹ (2 dòng tự thụ phấn). Hoạt động 2: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN ƯU THẾ LAI - GV nêu vấn đề: Người ta cho rằng, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy đònh. hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu. - Khi lai chúng với nhau, các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở F 1 . Ví dụ: P: AAbbCC x aaBBcc F 1 : AaBbCc + HS theo dõi GV giảng giải, rồi thảo luận theo nhóm trả lời 2 câu hỏi của  SGK. - Tại sao khi lai giữa 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất? - Tại sao ở thế hệ F 1 ưu thế lai biểu biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ? + Dưới sự hướng dẫn của GV, các nhóm thảo luận và phải nêu lên được: * Khi lai giữa hai dòng thuần thì ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Vì các gen trội có lợi được - 100 - Ở các thế hệ sau cặp gen dò hợp giảm dần, ưu thế lai cũng giảm dần. biểu hiện ở F 1 . * Ở thế hệ F 1 ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần. Vì ở F 1 tỉ lệ các cặp gen dò hợp cao nhất và sau đó giảm dần. Hoạt động 3: TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP TẠO ƯU THẾ LAI 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở giống cây trồng. * GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III SGK để nêu lên được phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng. * GV cho HS nêu một vài ví dụ. - Ở ngô đã tạo được giống ngô lai F 1 năng suất tăng 20 – 30%. - Ở lúa tạo được giống lúa lai F 1 năng suất tăng 20 – 40%. * GV lưu ý thêm: Người ta còn dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và giống mới. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi. * GV giải thích: Ở vật nuôi, để tạo ưu thế lai, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế, tức là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F 1 làm sản phẩm (không dùng làm giống). * Áp dụng phương pháp này, Việt Nam thường dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. Con lai có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi giống của mẹ, có sức tăng sản của bố. - HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận. - Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, dưới sự hướng dẫn của GV, HS nêu lên được các phương pháp đúng: Đối với thực vật, người ta thường tạo ưu thế lai bằng phương pháp lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. - HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống? - Đại diện một vài nhóm HS (được GV chỉ đònh) báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Các nhóm khác bổ sung. - Dưới sự chỉ đạo của GV, HS cả lớp phải nêu lên được: * Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau, rồi dùng con lai F 1 làm sản phẩm. * Không dùng con lai kinh tế để làm giống là vì: con lai kinh tế là con lai F 1 có nhiều cặp gen dò hợp, ưu thế lai thể hiện rõ nhất, sau đó gảm dần qua các thế hệ. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được khái niệm ưu thế lai, nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai và phương pháp tạo sự ưu thế lai. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.  Câu 1. * Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau: 1. Ưu thế lai là gì?  a. Con lai F 1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chòu tốt.  b. Các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn so với bố mẹ. - 101 -  c. Có khả năng sinh sản vượt trội so với bố mẹ.  d. Cả a và b. 2. Cơ sở di truyền của ưu thế lai là gì?  a. Các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái và năng suất ) do nhiều gen trội quy đònh.  b. Ở cả hai dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc điểm xấu.  c. Khi cho chúng lai với nhau, chỉ có các gen trội được biểu hiện ở con lai F 1 .  d. Cả a, b và c. Đáp án: 1.d; 2.d. * Muốn duy trì ưu thế lai người ta phải dùng phương pháp nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép  Câu 2. Đối với cây trồng, người ta dùng các phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai, nhưng phương pháp khác dòng được áp dụng nhiều hơn.  Câu 3. Nội dung trả lời đã được thực hiện theo lệnh trong bài. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng con lai F 1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? 2. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất, tại sao? 3. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.    - 102 - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 36: CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Xác đònh được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần và ưu nhược điểm của phương pháp này. - Xác đònh được phương pháp chọn lọc cá thể và ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể. - Rèn luyện kó năng quan sát, tự nghiên cứu với SGK và thảo luận theo nhóm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: - Tranh phóng to hình 36.1 - 2 SGK (hoặc) - Máy chiếu Overhead và film ghi hình 36.1 - 2 SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CHỌN LỌC TRONG CHỌN GIỐNG * GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I SGK để nêu vai trò của chọn lọc trong chọn giống. * GV gợi ý HS: Cần phải nghiên cứu kó các ý: - Chọn lọc để có giống phù hợp nhu cầu con người. - Chọn lọc để phục hồi giống đã thoái hóa. - Trong lai tạo giống và chọn giống đột biết, biến dò tổng hợp, đột biến cần được đánh giá, chọn lọc qua nhiều thế hệ thì mới có giống tốt. * GV nêu vấn đề: - Người ta chọn các phương pháp chọn lọc phù hợp với mục tiêu và hình thức sinh sản của đối tượng. - Người ta thường áp dụng 2 phương pháp chọn lọc cơ bản: chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể. * HS độc lập nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm. * Đại diện một vài nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung. dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp phải nêu lên được: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là để phục hồi lại các giống đã thoái hóa, đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới tạo ra, nhằm tạo ra giống mới hay cải tiến giống cũ. Hoạt động 2: TÌM HIỂU CHỌN LỌC HÀNG LOẠT * GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi: - Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần giống và khác nhau như thế nào? - Có 2 giống lúa thuần được tạo ra đã lâu: Giống A bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng, còn giống B có sai khác khá rõ rệt giữa các cá thể về hai tính trạng nêu trên. Em sử dụng phương pháp và hình thức chọn lọc nào để khôi phục lại hai - HS quan sát hình 36.1 SGK, đọc mục II SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả thảo luận. - Một vài HS (được GV yêu cầu) báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung và cùng xây dựng đáp án đúng. Đáp án: * Giống nhau, chọn cây ưu tú: trộn lẫn hạt cây ưu tú làm giống cho vụ sau: đơn giản dễ - 103 - đặc điểm tốt ban đầu của 2 giống đó. Các tiến hành trên từng giống nhau thế nào? làm, ít tốn kém, để áp dụng rộng rãi; tuy nhiên, chỉ dựa vào kiểu hình (dễ nhầm với thường biến). - Khác nhau: Ở chọn lọc 1 lần thì so sánh giống “chọn lọc hàng loạt” với giống khởi đầu và giống đối chứng, nếu hơn giống ban đầu, bằng hoặc hơn giống đối chứng thì không cần chọn lọc 2 lần. Còn chọn lọc hàng loạt 2 lần cũng thực hiện như chọn lọc hàng loạt 1 lần, nhưng trên ruộng giống năm thứ II, gieo trồng giống chọn “chọn lọc hàng loạt” để chọn cây ưu tú. * Đối với giống lúa A nên chọn hình thức chọn lọc hàng loạt 1 lần là vì giống A mới bắt đầu giảm độ đồng đều về chiều cao và thời gian sinh trưởng. Còn giống B nên chọn hình thức hàng loạt 2 lần là vì giống B đã có sai khác nhiều về 2 tính trạng nêu trên. Hoạt động 3: TÌM HIỂU CHỌN LỌC CÁ THỂ * GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 36.2 SGK và đọc mục III SGK để nêu lên được: Thế nào là chọn lọc cá thể? * GV lưu ý HS khi quan sát hình: Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu (1), chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh (năm II). Các dòng chọn lọc cá thể (3, 4, 5, 6) được so sánh với nhau, so sánh với giống khởi đầu (2) và giống đối chứng (7) sẽ cho phép chọn được dòng tốt nhất (đáp ứng mục tiêu đặt ra). * HS quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. * Dưới sự chỉ đạo của GV, các nhóm thảo luận phải nêu lên được: Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng. Nhờ đó, kiểu gen của mỗi cá thể được kiểm tra. IV. CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và phải phân biệt được chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể. 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.  Câu 1. Đánh dấu + vào ô  chỉ câu đúng nhất trong các câu sau, khi viết về các phương pháp chọn lọc giống :  a. Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng được áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra những giống có năng suất cao về thòt, trứng, sữa  b. Chọn lọc hàng loạt đem lại kết quả ổn đònh, nâng cao được năng suất vật nuôi, cây trồng. - 104 -  c. Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, nhanh đạt kết quả nhưng đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ.  d. Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, cho hiệu quả nhanh, cũng thích hợp với những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép. Đáp án: a, b, và d.  Câu 2. Phương pháp chọn lọc cá thể. - Ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu, chọn lấy những cá thể tốt nhất. - Gieo hạt của từng cây được chọn riêng thành từng dòng để so sánh. - Ở năm II, người ta so sánh các dòng với nhau và với giống gốc, giống đối chứng để chọn dòng tốt nhất. V. DẶN DÒ: * Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. * Trả lời các câu hỏi sau: 1. Phương pháp chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần du chọn lọc hàng loạt 1 lần và nhiều lần được tiến hành như thế nào, có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào? 2. Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào? Có ưu, nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng đầu và thích hợp với đối tượng nào? * Đọc trước bài: “Thành tựu chọn giống ở Việt Nam”.    - 105 - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 37: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. - Xác đònh được phương pháp cơ bản trong chọn giống vật nuôi và cây trồng. - Nêu được các thành tựu nổi bật trong chọn giống vật nuôi, cây trồng. - Rèn luyện kó năng tự nghiên cứu với SGK và trao đổi theo nhóm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Phiếu học tập ghi nội dung về về các dạng gây đột biến nhân tạo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG * GV nêu vấn đề: Dựa vào các quy luật di truyền, biến dò, kó thuật phân tử, tế bào, ở Việt Nam đã tạo ra hàng trăm giống cây trồng mới, thông qua 4 phương pháp chủ yếu: 1. Gây đột biến nhân tạo. * GV lưu ý HS: Cần nghiên cứu kó các dạng gây đột biến nhân tạo (3 dạng). * GV treo bảng phụ 1: ghi nộig dung về các dạng gây đột biến nhân tạo: Các dạng gây đột biến nhân tạo Nội dung Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới. Chọn lọc cá thể ưu tú trong các thể đột biến để tạo giống mới. Phối hợp giữa lai hữu tính và xử li đột biến . Lai hữu tính rồi xử lí đột biến và chọn lọc cá thể ưu tú để tạo giống mới. Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma, có biến dò hoặc đột biến xôma. Chọn cá thể ưu tú trong dòng tế bào xôma có biến dò hoặc đột biến xôma để tạo giống mới. * GV dựa vào bảng phụ để phân tích và hoàn thiện câu trả lời của các nhóm HS. * HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm để nêu lên được: - Thế nào là gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng? - Những thành tựu thu được từ gây đột biến nhân tạo cây trồng ở Việt Nam là gì? * Đại diện một vài nhóm HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm khác bổ sung. Đáp án: * Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống cây trồng là: Gây đột biến nhân tạo, chọn thể đột biến ưu tú làm giống mới. - 106 - [...]...  Câu 2 - Sinh vật hằng nhiệt, chúng có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn đònh, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường - Sở dó như vậy là sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt (có trung tâm điều hòa nhiệt ở não bộ)  Câu 3 Sắp xếp các sinh vật tương ứng với từng nhóm sinh vật Các nhóm sinh vật 1 Sinh vật biến nhiệt Trả lời 1 2 Sinh vật hằng nhiệt 2 Các sinh vật a Vi sinh vật, rêu... được sự tác động Giới hạn chòu đựng của cơ thể sinh vật đối với của các nhân tố vô sinh va hữu sinh lên các cơ một nhân tố sinh thái nhất đònh gọi là giới hạn thể sinh vật sinh thái IV CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN: 1 GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài 2 Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài - 1 19 -  Câu 1 - Nhân tố vô sinh: Mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí,... Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt con người) (đây là một ví dụ) Nhóm sinh vật Sinh vật biến nhiệt Tên sinh vật - Cây ngô - Vi khuẩn cố đònh đạm - 124 - Môi trường sống - Ruộng ngô - Rễ cây họ Đậu Sinh vật hằng nhiệt -Trùng roi - Ba ba - Gà - Lợn - Ao hồ; vũng nước đọng -Ao hồ - Rừng và trong nhà - Rừng và trong nhà Hoạt động 2: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT * GV gợi ý: Sự sinh. .. thảo luận và phải nêu lên được: * Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng * Bảng về môi trường sống của sinh vật STT 1 2 3 4 5 6 Tên sinh vật Cây hoa hồng Cá chép Sâu rau Chim sẻ Cá voi Giun đũa Môi trường sống Đất và không khí Nước Sinh vật Mặt đất và không khí Nước Sinh vật Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ SINH THÁI CỦA MÔI TRƯỜNG * GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK... và cành cây có quan hệ hội sinh * Cá ép và rùa có quan hệ hội sinh * Dê, bò cùng sống trên cánh đồng cỏ có quan hệ cạnh tranh * Giun đũa sống trong ruột người có quan hệ kí sinh * Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ Đậu có quan hệ cộng sinh * Cây nắp ấm bắt côn trùng có quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác * Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối đòch của các loài sinh vật là: - Quan hệ hỗ... ánh sáng  Câu 3 Sắp xếp các quan hệ giữa các sinh vật tương ứng với các mối quan hệ khác loài Các mối quan hệ khác loài 1 Cộng sinh Trả lời 1 2 Hội sinh 2 Các quan hệ giữa các sinh vật a Trong một ruộng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất giảm b Số lượng hươu, nai bò số lượng hổ cùng sống (trong một khu - 128 - 3 Cạnh tranh 3 4 Kí sinh 4 5 Sinh vật ăn sinh vật 5 khác rừng) khống chế c Đòa y sống... của các nhân tố sinh thái tới sinh vật tùy thuộc vào mức độ tác động của chúng - HS tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện báo cáo kết quả - Đại diện một vài nhóm (được GV chỉ đònh) báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung Đáp án: (Dưới đây là một ví dụ) * Các nhân tố sinh thái - 118 - Nhân tố vô sinh Ánh sáng Nhiệt độ Nước Độ ẩm Nhân tố hữu sinh Nhân tố con Nhân tố các người sinh vật khác Khai... tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? * Đọc mục “Em có biết?”  - 1 29 - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 45 – 46: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Thấy được những ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan... có biết?”  - 123 - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 43: ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật I MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nêu được sự ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm đến đặc điểm hình thái sinh lí và tập tính của sinh vật - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật - Rèn luyện kó năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và quan sát, phân tích... sinh lí của sinh vật? 2 Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chòu đựng cao với sự thay đổi nhiệ độ của môi trường? Tại sao? 3 Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chòu hạn 4 Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô * Đọc mục “Em có biết?”  - 126 - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH . hiện tượng những con vật sinh ra từ một cặp bố mẹ giao phối với nhau hoặc giao phối giữa bố mẹ với các con của chúng. * Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa: sinh trưởng và phát triển. hóa? Cho ví dụ. 3. Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này nhằm mục đích gì?    - 99 - Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 35: ƯU THẾ LAI I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS có khả năng: - Nêu. a. Con lai F 1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chòu tốt.  b. Các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn so với bố mẹ. - 101 -  c. Có khả năng sinh sản vượt trội so với

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan