Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
355 KB
Nội dung
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 131-132: TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS. -Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: GV nêu những yêu cầu cần trình bày trong bài kiểm tra thơ hiện đại (tiết 129). 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng HĐ1:Trao đổi về phần giới thiệu VBND Em hãy nêu khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6. Cập nhật là gì? VBND sử dụng những thể loại nào, kiểu VB nào? VBND có giá trị văn chương không? Vì sao? HĐ2: Hệ thống hoá các đề tài, chủ đề các văn bản trong toàn cấp. Các VBND đã học đề cập đến những nội dung nào? HĐ3: Hệ thống hoá các hình thức I/ Khái niệm văn bản nhật dụng: Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản. Nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung VB mà thôi. 1. Cập nhật là kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, hiện tại song cái bức thiết phải gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng; với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội (tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp HS hoà nhập với xã hội). 2.VBND sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu VB. 3.VBND là một bộ phận của môn Ngữ văn; có giá trị như một tác phẩm văn học. II/ Nội dung các VBND đã học: -Di tích lịch sử (Cầu Long Biên ), danh lam thắng cảnh (Động Phong Nha), quan hệ thiên nhiên và con người (Bức thư da đỏ) -Về giáo dục, vai trò người phụ nữ (Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay ), về văn hoá (Ca Huế trên sông Hương). -Vấn đề môi trường (Thông tin về ngày trái đất 2000), tệ nạn ma tuý, thuốc lá (Ôn dịch, thuốc lá), dân số và tương lai (Bài toán dân số). -Quyền sống con người (Tuyên bố thế giới ), bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh (Đấu tranh ), hội nhập với thế giới (Phong cách HCM). III/ Hình thức văn bản nhật dụng: *Hình thức VBND đa dạng, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt để tăng sức thuyết phục. văn bản và kiểu văn bản các tác phẩm văn bản nhật dụng đã học. Các VBND đã học thường dùng những phương thức biểu đạt nào? (Hãy tìm và phân tích tác dụng của yếu tố biểu cảm trong VB Ôn dich, thuốc lá ) HĐ4: Trao đổi về một số đặc điểm cần lưu ý trong việc học VBND. Để học tốt các VBND ta cần chú ý những điều gì? HĐ5: Tổng kết. Nêu những nội dung cơ bản của VBND. Cần lưu ý điều gì khi phân tích một VBND? -Tự sự và miêu tả: Cuộc chia tay -Thuyết minh và miêu tả: Động Phong Nha, Ca Huế -Tự sự, miêu tả và biểu cảm (Cầu Long Biên ) -Nghị luận và biểu cảm (Bức thư , Đấu tranh ) -Thuyết minh, nghị luận và BC (Ôn dịch, thuốc lá) -Nhiều yếu tố nghị luận (Thông tin , Tuyên bố ). IV/ Phương pháp học VBND: 1.Lưu ý đặc biệt đến chú thích các sự kiện. 2.Có thói quen liên hệ vấn đề đặt ra với cuộc sống bản thân, cộng đồng (nhỏ đến lớn). 3.Có kiến giải riêng, quan điểm riêng; có thể đề xuất những kiến nghị và giải pháp. 4.Cần vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong VBND. 5.Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt khi phân tích nội dung VBND. *Ghi nhớ: 1.Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của VBND; đòi hỏi lúc học VBND nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 2.VBND đa dạng về hình thức. Cần căn cứ vào hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích tác phẩm. IV/ Củng cố - Dặn dò: Xem lại các văn bản nhật dụng đã học. Nắm chắc những yêu cầu về nội dung, hình thức của VBND. Sử dụng tốt những lưu ý khi phân tích một VBND. Chuẩn bị bài mới: Truyện hiện đại (đọc thêm): Bến quê. Tiết133: TV: Chương trình địa phương. Tiết 134 -135: TLV: Viết bài tập làm văn số 7. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 133 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh không chỉ nhận biết một số từ ngữ địa phương mà quan trọng hơn là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phương trong đời sống cũng như nhận xét về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong những văn bản phổ biến rộng rãi (như trong văn chương nghệ thuật). II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. Điều kiện sử dụng hàm ý? Làm bài tập 5. 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng HĐ1: GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích Chiếc lược ngà và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng. HĐ2:GV hướng dẫn HS làm bài tập 2. Cho biết từ Kêu ở câu nào là từ địa phương, ở câu nào là từ toàn dân. Diễn đạt khác để làm rõ sự khác nhau đó. HĐ3: GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 Tìm từ địa phương trong câu đố. Từ tương đương trong ngôn ngữ toàn dân HĐ4:GV hướng dẫn HS làm bài tập 4 Điền vào bảng tổng hợp theo mẫu tr.99 HĐ5:GV hướng dẫn HS làm bài tập 5*(Bình luận về cách dùng từ ngữ địa phương ở BT1: Có nên để Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao? Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có từ ngữ địa phương?) BT1: Từ ngữ địa phương và toàn dân: a. thẹo (sẹo), lặp bặp (lắp bắp), ba (cha). b. ba (bố), má (mẹ), kêu (gọi), đâm (trở thành), đũa bếp(đũa cả), nói trổng(trống không),vô(vào) c. ba (cha, bố), lui cui (lúi húi), nắp (vung), nhắm (cho là), giùm (giúp) BT2:a.Kêu: từ toàn dân (nói to). b.Kêu: từ địa phương (gọi). BT3: a. trái (quả); chi (gì). b. kêu (gọi); trống hổng trống hảng (trống huếch trống hoác). BT4: GV kẻ bảng, gọi HS lên bảng điền từ vào theo yêu cầu BT. BT5: a.Không nên để Thu dùng từ ngữ toàn dân vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở ngoài địa phương mình. b.Trong lời kể của tác giả cũng có từ ngữ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra. IV/ Củng cố - Dặn dò: Hoàn chỉnh các bài tập vừa làm. Xem lại các văn bản đã học có từ địa phương, tìm từ toàn dân tương ứng. Chuẩn bị bài mới: Ôn tập Tiếng Việt 9. Tiết134-135:TLV: Viết bài Tập làm văn số 7. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 134 -135: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 I/ Mục tiêu cần đạt: Bài viết số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện: -Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng khi làm bài NL về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), một đoạn thơ, bài thơ đã học ở các tiết trước đó. -Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh trong làm bài. -Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả ) II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài nghiêm túc của học sinh. 3.Đề ra: Cảm nhận của em về khát vọng mà nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện ở hai khổ thơ bốn và năm của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Yêu cầu chung của bài làm: Bài làm cần thể hiện một cách viết chặt chẽ, thuyết phục và giàu xúc cảm về các ý: -Từ cảm xúc trước mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, tác giả ngẫm nghĩ về “mùa xuân nho nhỏ” của mỗi cuộc đời (gắn kết mùa xuân riêng và chung). -Bằng giọng thơ trầm lắng, trang nghiêm, tha thiết; hình ảnh thơ tự nhiên, đối ứng, tác giả khẳng định khát vọng được hoà nhập một cách có ích (điệp ngữ “ta làm”: quyết tâm chủ động hoà nhập), khát vọng âm thầm mà mãnh liệt được thanh thản lặng lẽ cống hiến. -Đó là một khát vọng (ước nguyện) bình dị, khiêm nhường mà chân thành, chân chính của một con người có trách nhiệm với đất nước. Biểu điểm: +Điểm 9 – 10: Bài làm đảm bảo được yêu cầu chung. Mắc vài lỗi nhẹ về chính tả. +Điểm 7 – 8: Hành văn rõ song chưa đảm bảo ý 1 hoặc ý 3. Mắc không quá 3 lỗi diễn đạt. +Điểm 5 – 6: Hiểu trọng tâm đề, bài làm có bố cục đầy đủ. Văn viết theo dõi được song ý chưa đầy đủ hoặc trình bày lộn xộn. +Điểm 3 – 4: Có hiểu đề song chưa biết cách nghị luận hoặc nêu cảm nhận chung về cả bài thơ. Văn viết lủng củng, khó theo dõi. +Điểm 1 – 2: Hiểu đề còn ít, luận điểm chưa rõ ràng; thiếu đầu tư, bài làm sơ sài. +Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về nội dung tư tưởng. *GV tổ chức, quản lí tốt học sinh trong quá trình làm bài; tránh sử dụng tài liệu. IV/ Củng cố - Dặn dò: Nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc, đúng quy trình làm văn theo lí thuyết. Chuẩn bị bài mới: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tiết 136 – 137:VH: Đọc thêm: Bến quê Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 136-137: BẾN QUÊ I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình. -Thấy và phân tích được những đặc sắc của truyện: tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh biểu tượng. -Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm truyện có sự kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình và triết lí. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan. HS: Trả lời câu hỏi SGK. III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu những hiểu biết của em về văn bản nhật dụng. Các văn bản nhật dụng đã học nói về những nội dung gì? Cho ví dụ cụ thể. Phương pháp học văn bản nhật dụng tốt nhất là gì? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu t/g GV giới thiệu tác giả, tác phẩm theo yêu cầu SGK và SGV tr111- 112. HĐ2:Hướngdẫn đọc-hiểu VB 1.Đọc và tìm hiểu tình huống truyện. GV đọc mẫu đoạn đầu, gọi 2 HS đọc tiếp cho đến hết VB Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thế nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì? 2.Phân tích những cảm xúc và I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Xem SGK tr.106-107. II/ Đọc - hiểu văn bản: 1.Tình huống truyện: -Nhân vật Nhĩ ở vào hoàn cảnh đặc biệt: Căn bệnh hiểm nghèo (liệt toàn thân, không di chuyển được), mọi sinh hoạt phải nhờ vào người khác, chủ yếu là vợ anh. ( tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người.) -Tình huống truyện: Điều trớ trêu như một nghịch lí: Nhĩ đi tới không sót xó xỉnh nào nhưng cuối đời muốn nhích người đến bên cửa sổ, với anh, khó khăn như đi hết cả vòng trái đất, phải nhờ sự trợ giúp của trẻ con hàng xóm. +Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông nhưng anh không thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái khát khao đó nhưng nó lại sa vào đám chơi cờ thế, lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. *Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định và ước muốn, cả hiểu biết và toan tính của người ta. Tác giả tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị, có khi đến cuối cuộc đời mới cảm nhận được hết. 2.Cảm xúc và suy nghĩ của Nhĩ: -Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu suy nghĩ của nhân vật Nhĩ. Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và được tả theo trình tự nào? Cụ thể, từng cảnh được miêu tả như thế nào? Nhận xét về các màu sắc của cảnh vật. (Liên hệ cảm nhận “Sang thu” của Hữu Thỉnh). Qua những câu hỏi của Nhĩ: Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không? và Hôm nay là ngày mấy? và thái độ né tránh, không muốn trả lời của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân? Cảm nhận của Nhĩ về Liên như thế nào? Nhĩ khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì? Điều đó có ý nghĩa gì? Ở đoạn cuối truyện, tác giả đã tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Điều đó có ý nghĩa gì? Em có biết Nhĩ bao nhiêu tuổi, hình dáng ra sao không? thu được nhìn từ khung cửa sổ căn phòng của anh: +Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng (bông hoa bằng lăng ngoài cửa sổ, con sông Hồng với màu nước đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông). +Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó. -Những suy ngẫm của Nhĩ: +Hình như bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. (Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát).Liên cũng cảm nhận được tình cảnh ấy của Nhĩ nên chị lãng tránh trả lời câu hỏi. +Cảm nhận về Liên: Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc, âu yếm vuốt ve bên vai của anh, Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ; thấu hiểu với lòng biết ơn sâu sắc người vợ. (Hình ảnh so sánh với bãi bồi mùa lại mùa, năm lại năm càng màu mỡ phù sa bồi đắp được liên tưởng thật là sát hợp). +Niềm khao khát của Nhĩ được đặt chân lên bãi bồi bên kia bến sông. Điều ước muốn ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống- những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, nhất là lúc còn trẻ. Khi đã từng trải, bệnh nặng thì sự khát khao lại bừng dậy, có xen vào những ân hận, xót xa. -Nhĩ nhờ con sang bên kia sông để cảm nhận thay mình nhưng đứa con không hiểu hàm ý của cha (anh thật khó giải thích) nên làm theo một cách miễn cưỡng, cuốn hút vào đám cờ thế bên đường, lỡ chuyến đò sang sông. Anh không trách giận con vì biết nó chưa hiểu ý mình. *Anh nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Anh đã thế và bây giờ con anh cũng thế. Một quy luật khác được rút ra từ sự trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt, khác nhau giữa các thế hệ già trẻ, cha con -rất thương yêu nhau nhưng đâu có hiểu nhau. Đó là quy luật đáng buồn. *Cử chỉ có vẻ kì quặc “Anh đang cố thu nhặt một người nào đó”: -Hối hả giục cậu con trai đang mải xem cờ thế, nhanh chân cho kịp chuyến đò. -Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng la cà, chùng chình ở những cái vòng vèo để hướng tới những giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững. *Nhĩ là nhân vật tư tưởng để nhà văn gửi gắm những quan HĐ4: Tìm hiểu nghệ thuật: sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng HĐ5: Tổng kết. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm và nêu chủ đề của truyện. HĐ6: Luyện tập. Nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn đầu truyện. Nêu cảm nghĩ của em về đoạn văn: “Không khéo giải thích hết”. sát, suy ngẫm, triết lí về con người và cuộc đời nhưng nhân vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho tác giả. 3.Nghệ thuật: -Mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa. Ý nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực, đặt vào sự quy chiếu chủ đề. -Bãi bồi, bến sông, khung cảnh thiên nhiên: vẻ đẹp của đời sống gần gũi, bình dị, thân thuộc (quê hương, xứ sở). +Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn; đất lở cho biết sự sống của Nhĩ ở vào những ngày cuối. +Đứa con trai sa vào đám chơi phá cờ thế: sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi. +Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện cũng mang ý nghĩa biểu tượng. *Ghi nhớ: -Truyện chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. -Truyện miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật. III/ Luyện tập. 1.GV gợi ý cho HS làm, trả lời miệng tại lớp. 2.(HS làm ở nhà): Nội dung triết lí, có ý nghĩa khái quát sự trải nghiệm của đời người. IV/ Củng cố: Nêu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện. V/ Dặn dò: Đọc lại tác phẩm. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện. Chuẩn bị bài mới: Những ngôi sao xa xôi. Tiết 138-139:TV: Ôn tập phần Tiếng Việt. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 138 – 139: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I/ Mục tiêu cần đạt: Thông qua các tài liệu ngôn ngữ thực tế, giúp học sinh hệ thống hoá lại các vấn đề đã học trong học kì II II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, tại sao trong lời kể của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương? Có nên để cho nhân vật bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao? Cho ví dụ các đoạn văn, thơ có sử dụng từ ngữ địa phương. Mục đích sử dụng là gì? 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng HĐ1: Ôn tập về khởi ngữ và các thành phần biệt lập. Khởi ngữ là gì? Thành phần biệt lập là gì? Kể tên các thành phần biệt lập mà em được học. Nêu khái niệm từng thành phần đó. Nhận biết vai trò trong câu của những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích. (GV kẻ bảng tổng kết theo mẫu ở SGK vào bảng đen. HS trả lời đúng thì cho ghi vào cột tương ứng) +GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập 2 mục I. HS trình bày, lớp và giáo viên kiểm tra kết quả bài làm của HS. Tiết 139 HĐ2: Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Phân biệt liên kết câu và liên kết đoạn văn. I/ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: A.Ôn tập lí thuyết. -Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. -Thành phần biệt lập là những thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm có: +TP tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. +TP cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói +TP gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. +TP phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu (thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy hoặc sau dấu hai chấm). B.Bài tập: 1.Nhận biết thành phần câu của những từ ngữ in đậm: a.Xây cái lăng ấy: Khởi ngữ b.Dường như: TP tình thái c.Những người con gái như vậy: TP phụ chú d.Thưa ông: TP gọi đáp; vất vả quá: TP cảm thán 2.Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái. Đoạn văn tham khảo: Bến quê là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà đầy quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế, giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. Đọc Bến quê, ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn. II/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn. *Hai liên kết hoàn toàn giống nhau; chỉ khác là hai câu có liên kết với nhau cùng nằm trong một đoạn văn hay ở hai đoạn văn khác nhau. A. Ôn tập lí thuyết: Có mấy cách liên kết câu hay đoạn văn? Đó là những cách nào? Kể ra những liên kết về nội dung và những biện pháp chính của liên kết hình thức. -Hướng dẫn HS làm BT 1. Mỗi từ ngữ in đậm trong đoạn trích thể hiện phép liên kết nào? Hướng dẫn HS thực hiện BT 2 -Hướng dẫn HS phát hiện sự liên kết nội dung, hình thức giữa các câu trong đoạn văn BT 2 mục I và kiểm tra kết quả làm bài của HS. HĐ3: Ôn tập về nghĩa tường minh và hàm ý. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. GV hướng dẫn HS đọc truyện cười “Chiếm hết chỗ”. Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói in đậm ở cuối truyện? -Tìm hàm ý của các câu in đậm trong đoạn trích BT 2 1.Liên kết nội dung (liên kết chủ đề và LK lôgíc) 2.Liên kết hình thức (phép lặp từ ngữ; phép đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng; phép thế và phép nối). B. Bài tập: 1.Phép liên kết trong đoạn trích: a. Nhưng, Nhưng rồi, Và: Phép nối. b.Cô bé – Cô bé: Phép lặp. Cô bé – Nó: Phép thế. c.Bây giờ cao sang chúng tôi nữa - thế: Phép thế. 2.Ghi lại kết quả của BT 1 vào bảng tổng kết theo mẫu 3. Sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn giới thiệu truyện Bến quê: a.Liên kết nội dung: -Hai câu đầu: Giới thiệu truyện và ý nghĩa triết lí của truyện. -Ba câu tiếp theo: Giới thiệu tình huống truyện, ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện. -Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện. b.Liên kết hình thức: -Bến quê - truyện: Phép đồng nghĩa. -Truyện - truyện: Phép lặp từ ngữ. -Nhĩ – Nhĩ: Phép lặp từ ngữ. -Tất cả: Phép thế. -Nhà văn - Bến quê: Phép liên tưởng. III/ Nghĩa tường minh và hàm ý. A.Ôn tập lí thuyết: -Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. -Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. B. Bài tập: 1.Trong câu “Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông”(người giàu) hoặc“Ông là người phải ở dưới địa ngục”(không phải tôi). 2. Hàm ý các câu và hàm ý được tạo ra bằng cách: a.Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp: có hàm ý: -Đội bóng huyện mình chơi không hay. -Tôi không muốn bình luận về việc này. *Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ. b.Tớ báo cho Chi rồi: có hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng. IV/ Củng cố - Dặn dò: Ôn lại các vấn đề về phần Tiếng Việt đã học trong học kì II. Tìm thêm các bài tập có những nội dung này. Liên hệ thực tế, tìm hàm ý trong những câu hội thoại. Chuẩn bị bài mới: Tổng kết về ngữ pháp. Tiết 140: TLV: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 140: LUYỆN NÓI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ. -Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn,bài thơ. II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu liên quan. HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK. III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu những yêu cầu, nội dung cơ bản trong dàn ý bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 3.Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng HĐ1: GV nêu yêu cầu và ý nghĩa của tiết luyện nói. HĐ2: GV nêu các vấn đề cho HS chuẩn bị và luyện nói. *Bài phát biểu cần bám sát nhan đề đã cho. Trình bày theo dàn ý, chú ý liên kết giữa các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Tìm cách nói sao cho truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không được đọc thuộc lòng. Nhắc lại yêu cầu phần mở bài của kiểu bài này. Đối chiếu để nhận xét cách trình bày của các bạn. Phần thân bài cần nêu những ý nào? Bạn trình bày đã đầy đủ yêu cầu chưa? Nhận xét chung. Kết bài nghị luận về một bài thơ cần trình bày những ý nào? HĐ3: Tổng kết: Nhận xét về cách trình bày của các bạn Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Lập dàn ý và tập trình bày bài nói của mình. Trình bày: Mỗi tổ lần lượt trình bày phần chuẩn bị của mình ở nhà. Cả lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá và cho điểm các tổ khác. Phần mở bài: Có thể tham khảo hai cách mở bài trong SGK nhưng không được sao chép nguyên văn. Cần tìm tòi, cân nhắc phương pháp trình bày để lôi cuốn người nghe ngay từ lúc vào đề. Cùng với nội dung trình bày, cần chú ý đến ngữ điệu, tốc độ nhanh chậm, cách lên xuống giọng, cách nhấn mạnh phải linh hoạt, phù hợp với nội dung đang nói và thể hiện được tình cảm của mình. Phần thân bài: Có thể cho 2 HS trình bày để các đối tượng đều được nói trước lớp. Chú ý nhận xét về từng yêu cầu (nội dung và diễn đạt) của mỗi bài nói. So sánh chính xác giữa các tổ. Phần kết bài: Chú ý việc đánh giá, nhận xét chung về tác giả, tác phẩm. *GV tổng kết chung cho cả tiết học; nêu ra những ưu điểm cần biểu dương và những hạn chế cần khắc phục. IV/ Củng cố - Dặn dò: Học lại lí thuyết NL về đoạn thơ, bài thơ. Hoàn chỉnh toàn bài nói vừa trình bày. Tiết TLV sau: Trả bài viết số 7. Tiết 141 – 142: VH: Những ngôi sao xa xôi. [...]... kể các truyện? Tác phẩm nào thuộc ngôi kể đó -Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc? -chống Mĩ: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa, Những ngôisao -sau 197 5: Bến quê phản ánh đời sống xã hội và con người trong những thời kì lịch sử có nhiều biến cố lớn lao, từ sau CM tháng Tám 194 5, chủ yếu là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ +Con người VN thuộc nhiều thế hệ: già, trẻ, gái,... Đọc bài văn hay Dù chưa có bài nào đạt đủ các yêu cầu song GV phải chọn bài có kết quả cao hơn để đọc cho cả lớp nghe để học tập, rút kinh nghiệm (Bài của Liễu, Dạ Thảo (9/ 3); Oanh 9/ 4) IV/ Củng cố - Dặn dò: Đọc lại bài viết của mình, suy nghĩ về những lời nhận xét, đánh giá của các bạn Hoàn chỉnh lại bài viết theo đủ yêu cầu quy định Chuẩn bị bài mới: Biên bản Tiết 144: TLV: Trả bài tập làm văn số... trong bảng hệ thống truyện hiện đại ở cả hai tập SGK Ngữ văn 9) để chuẩn bị làm bài kiểm tra viết về truyện hiện đại Tiết 154:TV: Tổng kết về ngữ pháp (t.t) Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 153: ÔN TẬP VỀ TRUYỆN I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 -Củng cố những hiểu biết về thể loại truyện: trần thuật,... từ loại tiếng Việt Tìm ví dụ cho mỗi từ loại Hoàn chỉnh lại các bài tập vừa làm Tập phân tích từ loại và cụm từ trong câu văn, đoạn văn cho trước Chuẩn bị bài mới: Tổng kết về ngữ pháp (t.t) Tiết 1 49: TLV: Luyện tập viết biên bản Tiết 150: TLV: Hợp đồng Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 1 49: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản -Viết... 6)Bài ca nhà Đỗ Phủ,Trung Quốc, VII, thơ cổ thể Lớp 8: 7)Cô bé bán diêm, An-đéc-xen, Đan mạch, XIX, tr 8)Đánh nhau , Xéc-van-tét, TBN, XVI, tiểu thuyết 9) Chiếc lá cuối cùng, O.Hen-ri, Mĩ, XIX, truyện 10)Hai cây phong, Aimatốp, Cưrơgưxtan, XX, truyệ 11)Ông Giuốc-đanh ,Mô-li-e, Pháp, XVII, hài kịch 12)Đi bộ ngao du, Ru-xô, Pháp, XVIII, NLXH Lớp 9: 13)Cố hương, Lỗ Tấn, TQ, XX, truyện 14)Những đứa trẻ, Go-rơ-ki,... thức bổ ích Em học tập được những kiến thức -nghệ thuật thơ ĐườngTQ (Hạ Tri Chương, LB, ĐP) bổ ích nào về nghệ thuật? -lối thơ văn xuôi (Ta-go) -văn chính luận +nghị luận văn chương (H Ten) +nghị luận xã hội (Ru-xô) +bút kí chính luận (Ê-ren-bua) -hài kịch (Mô-li-e) -phong cách văn xuôi khác (Đi-phô, Đô-đê, Go-rơ-ki, Aima-tốp ) HĐ4: Em yêu thích nhất bài nào HS phát biểu tự do mình yêu thích nhất bài... phẩm Chuẩn bị bài mới: Rô - bin - xơn ngoài đảo hoang Tiết học sau: tiết 143:TLV: Chương trình địa phương Tập làm văn Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 143: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Tập làm văn) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: -Tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương -Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự, miêu tả, nghị luận,... “Thỉnh thoảng lưỡi chẳng lành” -Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng, không Cảm xúc của Định trước trận mưa đá ở cuối thấy băn khoăn, day dứt, trăn trở trong hoàn truyện như thế nào? cảnh khắc nghiệt (Cách nhìn và thể hiện con người thiên về cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng cũng là phương hướng chủ đạo và thống nhất trong VHVN thời kháng chiến) (Xẻ dọc tương lai; Có những ngày vui sao Cả nước lên... để HS ghi Nội dung và ghi bảng I/ Các tác phẩm truyện đã học: 1.Làng – Kim Lân – 194 8 (Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân) 2.Chiếc lược ngà – NQS – 196 6 (Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông... phẩm được sắp xếp theo thời kì lịch sử: HĐ2: Nhận xét về hình ảnh -chống Pháp: Làng đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện Các tác phẩm phản ánh được những nét gì về đất nước và con người VN trong giai đoạn đó? Các thế hệ con người VN yêu nước trong hai cuộc kháng chiến đã được miêu tả qua những nhân vật nào? Hãy nêu những nét phẩm chất chung của các nhân vật ấy và nét tính cách . hiện bài tập 2 mục I. HS trình bày, lớp và giáo viên kiểm tra kết quả bài làm của HS. Tiết 1 39 H 2: Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Phân biệt liên kết câu và liên kết đoạn văn. I/ Khởi. gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự hoạ ấy ra sao? I/ Tiểu thuyết “Rô-bin-xơn Cru-xô” của Đi-phô. Xem SGK tr. 128 -1 29 . II/ Đọc - hiểu văn bản: 1.Các đường nét. khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6. Cập nhật là gì? VBND sử dụng những thể loại nào, kiểu VB nào? VBND có giá trị văn chương không? Vì sao? H 2: Hệ thống hoá các đề tài, chủ đề các văn bản