Phân tích giá trị đoạn trích (nhất là nội dung).
Chuẩn bị bài mới: Tổng kết văn học nước ngoài. Tiết 159: TV: Kiểm tra Tiếng Việt
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 157-158: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã được học trong bốn năm ở cấp THCS bằng cách hệ thống hoá.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS, chú ý đến số lượng và chất lượng bài học toàn cấp.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Hướng dẫn HS lập khung
thống kê vào vở theo mẫu: STT, tên tác phẩm (đoạn trích), tác giả, nước, thế kỉ, thể loại.
GV ghi tên các tác phẩm (đoạn trích) theo trật tự trong SGK từ lớp 6 đến lớp 9, có sự tham gia của HS. Thu xếp để trên bảng có đủ số dòng cho 19 VB.
HĐ2: GV điều hành HS điền vào
những ô ở các cột khác, trên cơ sở GV chỉ định kết hợp với HS tự nguyện.
HĐ3: GV nhắc lại để củng cố kiến
thức về nội dung (ghi nhớ từng bài trong SGK).
1/ Thống kê các tác phẩm VH nước ngoài:
Lớp 6:
1) Lòng yêu nước, Ê-ren-bua, Nga, XX, bút kí CL 2)Buổi học cuối cùng, Đô-đê, Pháp, XIX, truyện
Lớp 7:
3)Xa ngắm ..., Lí Bạch, Trung Quốc, VII, thơ TNTT 4)Cảm nghĩ ...Lí Bạch, Trung Quốc, VII, thơ NNTT 5)Hồi hương ...Hạ Tri Chương, TQ, VIII, thơ TNTT 6)Bài ca nhà ... Đỗ Phủ,Trung Quốc, VII, thơ cổ thể
Lớp 8:
7)Cô bé bán diêm, An-đéc-xen, Đan mạch, XIX, tr. 8)Đánh nhau ..., Xéc-van-tét, TBN, XVI, tiểu thuyết 9)Chiếc lá cuối cùng, O.Hen-ri, Mĩ, XIX, truyện 10)Hai cây phong, Aimatốp, Cưrơgưxtan, XX, truyệ 11)Ông Giuốc-đanh...,Mô-li-e, Pháp, XVII, hài kịch 12)Đi bộ ngao du, Ru-xô, Pháp, XVIII, NLXH
Lớp 9:
13)Cố hương, Lỗ Tấn, TQ, XX, truyện.
14)Những đứa trẻ, Go-rơ-ki, Nga, XX, T.T tự thuật 15)Chó Sói và Cừu..., H.Ten, Pháp, XIX, NL VC 16)Mây và Sóng, Ta-go, Ấn Độ, XX, thơ
17)Bố của Xi-mông,G.Mô-pa-xăng,Pháp,XX,truyện 18)Rô-bin-xơn ..., Đi-phô, Anh, XVIII, truyện dài 19)Con chó Bấc, Giắc Lân-đơn, Mĩ, XX, truyện
2/ Nội dung:
-Sắc thái phong tục tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới. -Đề cập nhiều vấn đề xã hội nhân sinh ở các nước, thuộc những thời đại khác nhau
Em học tập được những kiến thức bổ ích nào về nghệ thuật?
HĐ4: Em yêu thích nhất bài nào
hoặc tác giả nào nhất, vì sao?
HĐ5: Tổng kết bài
-Giúp ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác ...
3/ Nghệ thuật: cung cấp nhiều kiến thức bổ ích
-nghệ thuật thơ ĐườngTQ (Hạ Tri Chương, LB, ĐP) -lối thơ văn xuôi (Ta-go)
-văn chính luận
+nghị luận văn chương (H. Ten) +nghị luận xã hội (Ru-xô) +bút kí chính luận (Ê-ren-bua) -hài kịch (Mô-li-e)
-phong cách văn xuôi khác (Đi-phô, Đô-đê, Go-rơ-ki, Ai- ma-tốp ...)
HS phát biểu tự do mình yêu thích nhất bài nào hoặc tác giả nào và nêu vắn tắt lí do.
GV tổng kết bài trên cơ sở Kết quả cần đạt trong SGK và
Mục tiêu cần đạt trong SGV.
IV/ Củng cố:
Có bao nhiêu tác phẩm VHNN được học ở cấp THCS? Nêu tác giả, tác phẩm theo từng nước.
Sơ lược nội dung và nghệ thuật của phần văn học nước ngoài.
V/ Dặn dò:
Đọc lại các văn bản đã học. Tìm đọc toàn bộ tác phẩm có đoạn trích được học. Học thuộc lòng các tác phẩm thơ, tóm tắt được nội dung tác phẩm truyện. Ôn lại toàn bộ bài học của học kì II để chuẩn bị kiểm tra tổng hợp cuối học kì. Chuẩn bị bài mới: Bắc Sơn.
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 159: KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Giới thiệu bài mới:
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 160-161: BẮC SƠN I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vở kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lí của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:
Em đã được học những tác phẩm nào thuộc loại hình sân khấu?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Giới thiệu về tác giả, loại hình kịch và các thể kịch.
HĐ2: Hướng dẫn đọc - hiểu VB
GV phân vai cho HS thể hiện VB Cho HS đọc lớp II, còn lại GV tóm tắt.
GV nhắc lại các khái niệm xung đột, hành động trong kịch. Gọi HS phát hiện xung đột và hành động kịch trong các lớp kịch này. Thuật lại diễn biến sự việc và