Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Một phần của tài liệu Giáo án văn 9 kỳ 2.2 (Trang 35 - 38)

1.Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (SGK tr. 164)

2.Kịch và các thể kịch:

-Kịch là một trong ba loại hình văn học (TS, trữ tình, kịch) vừa là loại hình nghệ thuật sân khấu.

Phương thức thể hiện: bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động nhân vật (không thông qua lời người kể chuyện). Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột, thể hiện ra thành hành động kịch.

-Các thể kịch:

+theo phương thức tổ chức và diễn xuất: kịch hát, kịch thơ, kịch nói.

+theo nội dung: bi kịch, hài kịch, chính kịch +theo độ dài: kịch dài, kịch ngắn.

-Cấu trúc một vở kịch:

+hồi: một biến cố hay một sự kiện (mở, hạ màn) +lớp: bộ phận của hồi (nhân vật không thay đổi) Khi nhân vật thay đổi thì kịch chuyển lớp khác.

II/ Đọc - hiểu văn bản:

GV tóm tắt nội dung kịch Bắc Sơn, nêu giá trị và vị trí vở kịch (theo chú thích SGK tr. 165)

1.Xung đột và tình huống kịch:

-Xung đột: lực lượng cách mạng và kẻ thù (trong nội tâm: Thơm, bà cụ Phương; trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu; trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù truy lùng chiến sĩ cách mạng).

hành động kịch ở hồi bốn.

Trong các lớp kịch này, tác giả đã xây dựng được một tình huống bất ngờ, gay cấn. Đó là tình huống nào?

Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch? Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.

(chú ý: hoàn cảnh của nhân vật, tâm trạng và thái độ của Thơm với chồng, hành động của cô cứu Thái, Cửu).

Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này?

Ý nghĩa của sự biến chuyển ấy?

Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ bản chất của y và đó là bản chất gì?

Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái, của Cửu là gì?

Nhận xét về nghệ thuật viết kịch

-Tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trốn Ngọc lại chạy vào nhà Ngọc –Thơm, buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.

2.Tâm trạng và hành động của Thơm:

Thơm là vợ Ngọc - một nho lại trong bộ máy cai trị của Pháp. Được chồng chiều chuộng, cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra – dù cha và em trai tích cực tham gia. Thơm quý trọng ông giáo Thái – cán bộ CM đến củng cố phong trào. Khi lực lượng bị đàn áp, cha và em hi sinh, Thơm ân hận, càng bị giày vò khi Ngọc làm tay sai dẫn Pháp về đánh úp lực lượng

-Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ bỏ đi, Ngọc dần lộ rõ bộ mặt Việt gian nhưng bằng số tiền thưởng, Ngọc sẵn sàng +dễ dàng thoả mãn nhu cầu ăn diện của vợ.

-Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha (những lời cuối, trao súng cho Thơm), em trai hi sinh, mẹ điên luôn ám ảnh tâm trí cô.

-Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng (đối thoại ở lớp III).

-Một tình huống bất ngờ buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát: Thái và Cửu bị Ngọc truy lùng, chạy nhầm vào chính

nhà Thơm. Thơm phải che giấu Thái và Cửu trong buồng của mình; luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.

*Tác giả khẳng định: Cách mạng không thể bị tiêu diệt, nó

vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.

3.Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu:

a)Ngọc: nho lại, nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài.

-Bản chất Việt gian, truy lùng chiến sĩ cách mạng; cố che giấu vợ bản chất và hành động của mình bằng việc chiều chuộng vợ nhưng tâm địa vẫn cứ lộ ra.

*Tính cách nhất quán nhưng không đơn giản.

b)Thái - Cửu: nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát.

-Thái: bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào cách mạng.

-Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn; nghi ngờ Thơm, định bắn cô; cuối cùng hiểu và tin cô

của Nguyễn Huy Tưởng trong các lớp kịch này (chú ý các phương diện xây dựng tình huống, tổ chức đối thoại, biểu hiện tâm lí và tính cách nhân vật).

HĐ3: Tổng kết.

Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích vở kịch.

HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.

-Tập đọc phân vai lớp II hồi bốn. -Xác định thể loại của những vở kịch mà em đã học hoặc được xem.

-Thể hiện xung đột:

+Đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu.

+Nội tâm Thơm: dẫn đến bước ngoặt quan trọng

-Xây dựng tình huống: éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển.

-Ngôn ngữ đối thoại:

+Nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với từng đoạn của hành động kịch (lớp II).

+Đối thoại bộc lộ rõ nội tâm, tính cách nhân vật.

III/ Tổng kết:

Ghi nhớ SGK tr. 167.

IV/ Luyện tập:

Thực hiện tại lớp bài tập 1.

Bài tập 2: Gợi ý cho HS làm ở nhà

IV/ Củng cố:

Nêu giá trị nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Nội dung hồi bốn vở kịch Bắc Sơn là gì?

V/ Dặn dò:

Tóm tắt hồi bốn vở kịch Bắc Sơn.

Phân tích hành động và tính cách của các nhân vật trong hồi bốn. Chuẩn bị bài mới: Tôi và chúng ta.

Ngày soạn: Ngày dạy:

Tiết 162: LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh: Ôn lại lí thuyết về đặc điểm và cách viết hợp đồng.

-Viết được một bản hợp đồng thông dụng, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi.

-Có thái độ cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức nghiêm túc tuân thủ những điều được kí kết trong hợp đồng.

II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, tài liệu và tranh ảnh liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:

Hợp đồng là gì? Nêu nội dung các mục cần trình bày trong bản hợp đồng.

3.Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung và ghi bảng

HĐ1:Hướng dẫn HS ôn luyện kiến thức lí

thuyết về soạn thảo hợp đồng.

Kiểm tra việc thực hiện BT về nhà của tiết trước (hợp đồng thuê nhà).

HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT1 SGK.

-Nhắc lại yêu cầu diễn đạt trong hợp đồng (dùng từ, viết câu).

-Nhận xét các kiểu diễn đạt và chọn cách diễn đạt bảo đảm chính xác nghĩa

HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT2 SGK.

Gọi HS đọc BT. Nêu yêu cầu BT. Cho biết các nội dung đó đã đủ chưa? Cần thêm nội dung gì?

HS thảo luận để thống nhất bố cục VB

Từng HS viết bản hợp đồng đã thống nhất. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu viết. Gọi 2 HS khá đọc bài của mình. GV nhận xét chung, ra BT về nhà. I/ Ôn tập lí thuyết: 1.Mục đích và tác dụng của hợp đồng. 2.Loại văn bản có tính chất pháp lí. 3.Các mục trong hợp đồng

4.Yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giáo án văn 9 kỳ 2.2 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w