1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2010 ppt

31 514 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Nâng cao đội ngũ giáo viên các cấp." " Trong công nghiệp và xây dựng, tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản

Trang 1

BỘ XÂY DỰNG

CHIẾN LƯỢC ĐÀO TẠO NGUỒN

NHÂN LỰC NGÀNH XÂY DỰNG

ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020

Trang 2

HÀ NỘI - THÁNG 01 NĂM 2002

MỞ ĐẦU

trang 1

Chương 1 :

THực trạng đào tạo nguồn nhân lực

ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp việt nam

trang 5Chương 2 :

nội dung chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành

xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

trang 11Chương 3 :

tổ chức thực hiện nội dung chiến lược

trang 23

Trang 3

mở đầu

1 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược

Sau trên 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tếnước ta đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt với sự tăng trưởng GDP khoảng7% hàng năm Tuy vậy, nhìn chung nước ta vẫn ở vào hàng những nước kém pháttriển trên thế giới

Các văn kiện Đại Hội IX của Đảng ghi rõ nhiệm vụ trong những năm đầu của thế

kỷ 21 là cần thiết phải nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân,tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại

Do đó cần thiết phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, trong đó cónguồn nhân lực ngành xây dựng vì yêu cầu nhân lực cho thời kỳ mới rất cấp bách

mà việc đào tạo như hệ thống hiện nay không thể đáp ứng những yêu cầu đó

Chiến lược phát triển nguồn lực này cần được nghiên cứu một cách có hệ thốngdựa theo một cách nhìn tổng thể, căn cứ trên thực trạng của đất nước đồng thờivới phân tích tình hình và triển vọng của sự phát triển tương lai trong nước cũngnhư thế giới Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng phải đồng bộ,hiện thực, tiên tiến, ngang bằng với khu vực và thế giới

Việc tăng cường đầu tư vào phát triển con người phải thông qua phát triển mạnhgiáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học và công nghệ Mặt khác, đảmbảo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là sự đảm bảo cả về sốlượng và chất lượng, phải đặt sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong môi trường sưphạm lành mạnh, nhanh chóng tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế

Trang 4

2 Căn cứ xây dựng chiến lược

2.1 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải dựa vào các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước và của Ngành.

Văn kiện Đại hội IX của Đảng ghi rõ:

"

Định hình qui mô giáo dục và đào tạo, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, nhất là cơ cấu cấp học, ngành nghề và cơ cấu theo lãnh thổ phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Nâng cao đội ngũ giáo viên các cấp."

"

Trong công nghiệp và xây dựng, tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, coi trọng nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới."

Nhu cầu của nhân lực ngành xây dựng những năm tới là to lớn vì nhiệm vụ pháttriển công nghiệp và xây dựng như Đại hội IX Đảng đã nêu ra:

"

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động cho sản xuất công nghiệp, xây dựng từ 16% năm 2000 lên 20-21% năm 2005, lao động trong các ngành dịch vụ từ 21% lên 22-23%."

2.2 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực không thể tách rời tình hình thực tế của hiện trạng:

Hiện nay (thống kê tháng 10 năm 2001) đang có trên 1,2 triệu người tham gia sảnxuất trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, trong đó có 1.150215công nhân, 15.137 cán bộ kỹ thuật trình độ trung học, 34.648 người ở trình độcao đẳng, đại học và sau đại học

Hệ thống đào tạo hiện nay của nước ta có 223 trường cao đẳng và đại học, 274trường trung học chuyên nghiệp, 227 trường dạy nghề chính quy, trên 1000 cơ sởdạy nghề bán công, khoảng 500 trung tâm dạy nghề tại các quận huyện và 190trung tâm hướng nghiệp

Chúng ta đã có nhiều thành tích trong đào tạo cán bộ và công nhân xây dựng Hệthống các trường trong Bộ Xây dựng có 33 trường gồm 1 trường đại học, 4 trườngcao đẳng, 6 trường trung học xây dựng và 24 trường dạy nghề

Nhìn chung số lao động đã đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng của những năm vừaqua Nhưng thực tế cho thấy, lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ thấp Theoyêu cầu của việc phát triển công nhân kĩ thuật xây dựng trong những năm tới,phải tăng số lao động thuộc ngành từ 1,2 triệu người hiện nay lên thành 1,5 triệungười vào năm 2005

Tình hình chất lượng công trình xây dựng là sản phẩm của lao động trong ngànhlàm ra, những năm gần đây, được xem là khá nhưng nhận định một cách khách

Trang 5

quan thì chưa thật đáp ứng yêu cầu mà nguyên nhân chủ yếu do trình độ tay nghềcủa CB,CN của ngành còn hạn chế.

Việc thực thi hiệp nghị AFTA đòi hỏi phải nâng trình độ nhân lực lên ngang tầmkhu vực để nước ta không bị tụt hậu cũng như làm cho lao động nước ta có thểxâm nhập khu vực thuận lợi

2.3 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn lực phải dựa theo xu hướng phát triển

kinh tế thế giới và yêu cầu mới vể nguồn nhân lực

2.3.1 Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức - bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và những cơ hội đối với đất nước ta.

Công nghệ cao và sự dịch chuyển mạnh cơ cấu kinh tế thế giới làm cho sự tăngtrưởng kinh tế toàn thế giới đạt tới mức chưa từng có Trong kinh tế tri thức, yếu

tố quan trong nhất không còn là tài nguyên thiên nhiên hoặc tiền vốn, mà là conngười có tri thức Tri thức trở thành yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, làngưồn lực hàng đầu tạo lên sự tăng trưởng, trong đó sản xuất công nghệ trở thànhlực lượng quan trọng nhất và đem lại giá trị gia tăng cao nhất Trong nền kinh tếhiện đại, sự đổi mới công nghệ diễn ra nhanh chóng đòi hỏi người làm việc phảiứng phó linh hoạt với những thay đổi của công nghệ, của thị trường và khôngngừng nắm bắt, học hỏi và trang bị những tri thức mới Vấn đề hình thành "xã hộihọc tập" và "học tập suốt đời" trở thành một yêu cầu cấp bách bảo đảm cho sựphát triển bền vững

Với truyền thống hiếu học và trí thông minh, con người Việt Nam có tiềm năng trítuệ không thua kém các nước Tuy nhiên, sự khác biệt về trình độ công nghệ củaViệt Nam so với các nước phát triển là rất lớn Khoảng cách tụt hậu hiện nay cóthể từ 50 đến 100 năm Chỉ có thể rút ngắn bằng cách tăng nhanh đầu tư cho pháttriển con người và nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức

2.3.2 Xu thế toàn cầu hoá kinh tế và chiến lược phát triển nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ và tay nghề cao.

Trong thế kỷ 21, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu khách quan do sự phát triển

vũ bão của khoa học, công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao và sự phát triển củakinh tế thị trường Lợi thế cạnh tranh nghiêng về những quốc gia có nguồn nhânlực chất lượng cao, nhất là đội ngũ nhân tài Việc phát huy bản sắc văn hoá làđộng lực và là nguồn gốc sức mạnh của mỗi dân tộc, đó cũng là nội dung xuyênsuốt mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, anninh, quốc phòng của mỗi quốc gia

Trang 6

chương ITHực trạng đào tạo nguồn nhân lựcngành xây dựng dân dụng và công nghiệp việt nam

1.1 Mạng lưới trường

Các trường đại học đào tạo ngành xây dựng tập trung tại ba thành phố lớn là HàNội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Các trường này tổ chức việc đào tạo tại

Trang 7

đào tạo tại Tuy Hoà, Huế, Vinh, Uông Bí Đại học Xây dựng mở các trạm đàotạo tại Lai Châu, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vinh, Tuy Hoà, Nha Trang Đại học

Kỹ thuật Đà Nẵng tại Nha trang, Qui Nhơn Việc các trường với ra phạm vi hoạtđộng quá xa và quá lâu là do chưa có sự liên kết đào tạo và sẽ đưa đến làm giảmchất lượng đào tạo

Tại Hà Nội có các trường Đại học Xây dựng, Đại học Kiến trúc là trường Đại họccông lập có các ngành kiến trúc và xây dựng Ngoài ra có các trường ngoài cônglập như Đại học dân lập Đông Đô, Đại học Phương Đông cũng có các ngành xâydựng và Kiến trúc

Tại Đà Nẵng, trường Đại học Kỹ thuật (công lập) và trường Dân lập Duy Tân cóđào tạo các ngành kiến trúc và xây dựng

Tại thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kiến trúc t.p HCM, trường Đại họcBách Khoa t.p HCM và trường Đại học dân lập Văn Lang, đại học Văn Hiến, đạihọc Hồng Bàng có đào tạo ngành kiến trúc và xây dựng

Hiện nay việc đào tạo các hình thức sau đại học Thạc sỹ và Tiến sỹ thuộc các lĩnhvực liên quan đến kiến trúc và xây dựng, chỉ được thực hiện ở trường Đại họcKiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ chí Minh, Đại học Xây dựng,đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ cao đẳng thuộc Bộ Xây dựng có 3 trường mới phát triển mấy năm gần đây.Tại Hà Nội có trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Tại T.P HCM có trường số 2 TạiTuy Hoà có trường CĐXD số 3 Trong thời gian tới một số trường THXD đượcnâng cấp lên CĐ

Hệ trung học xây dựng thuộc Bộ XD hiện có 4 trường là các trường THXD số 2tại Nam Định, trường THXD Miền Tây tại Vĩnh Long, trường THXD Công trình

Đô thị tại Hà Nội và THXD số 4 tại Xuân Hoà Vĩnh Phúc Ngoài ra, còn một sốtrường THXD tại Hà Nội và các trường THXD có đào tạo ngành xây dựng tại một

số tỉnh, thành phố khác

Các trường công nhân kỹ thuật thuộc ngành Xây dựng có 22 cơ sở, phân bố tậptrung ở khu vực phía Bắc Ngoài ra, những trường cao đẳng xây dựng và trunghọc xây dựng cũng tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật Bên cạnh các trường dạynghề công lập, tại những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, HảiPhòng có một số cơ sở dạy nghề ngoài công lập Các trường có đào tạo nghề củangành XD hàng năm đào tạo được khoảng 12.000 người CNKT

Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ ngành Xây dựng thuộc Bộ XD có chức năngbồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ thuộc Ngành

Mạng lưới trường thuộc Ngành phân bố không hợp lý theo lãnh thổ, chưa tươngứng với dân số và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng vùng Hầu hết các cơ

sở đào tạo tập trung ở các vùng, các khu công nghiệp và kinh tế phát triển mạnh

Trang 8

như đồng bằng Bắc bộ ( 42,3%), Đông Nam bộ (30,6%) Vì vậy, cần phải có giảipháp tích cực để mở thêm một số trường ở các khu vực chưa có trường.

1.2 Quy mô đào tạo

Quy mô giáo dục đào tạo tăng nhanh và đã tạo dựng được cơ sở vững chắc cho

mở rộng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là ở cấp cao đẳng, đại học và dạy nghềngắn hạn Năm 2000 ước tính cả nước có 7,5 triệu lượt người lao động đã qua đàotạo, tăng trung bình 8,3%/năm, trong đó ĐH-CĐ có 1,3 triệu, THCN có 1,6 triệu

và CNKT và những người đã qua dạy nghề có 4,6 triệu người

Riêng ngành xây dựng có những tiến bộ khả quan Hàng năm khối các trường đạihọc tuyển sinh khoảng 6000 người

Khu vực phía Bắc có hai trường công lập lớn là Đại học Kiến trúc Hà Nội và Đạihọc Xây dựng với lượng tuyển sinh mỗi trường hàng năm trên dưới 1000 sinhviên Trường Đại học Mở (Bộ Giáo dục và Đào tạo) hàng năm tuyển sinh trên 200sinh viên Đại học Đông Đô có khoa kiến trúc, và khoa xây dựng, hàng năm tuyểnsinh trên 500 sinh viên, Đại học Phương Đông có khoa Kiến trúc Công trìnhtuyển sinh đến 350 sinh viên Khu vực miền Trung, trường Đại học Kỹ thuật ĐàNẵng đào tạo các ngành xây dựng đến 500 sinh viên hàng năm, Đại học Duy Tântuyển sinh xây dựng đến 400 sinh viên hàng năm Tại thành phố Hồ Chí Minh cóhai cơ sở đào tạo đại học là trường Đại học Bách khoa hàng năm tuyển sinh ngànhxây dựng đến 600 sinh viên, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh hàng nămtuyển sinh 700 sinh viên Ngoài ra có các trường đại học dân lập có ngành xâydựng và kiến trúc như Đại học Văn Lang tuyển sinh hàng năm cho ngành xâydựng tới 500 sinh viên Ba trường có đào tạo sau đại học về kiến trúc, xây dựng,hàng năm tuyển sinh khoảng 500 người phân chia theo cấp cao học khoảng 450người và nghiên cứu sinh gần 50 chỉ tiêu

Khối trường cao đẳng tuyển sinh hàng năm trên 3000 người Trường Cao đẳng

XD số 1 tuyển sinh hàng năm đến 400 sinh viên Trường Cao đẳng Xây dựng số 3tại Tuy Hoà, hàng năm có khả năng tuyển sinh 400 sinh viên.Trường Cao đẳng số

2 tại Thủ Đức hàng năm tuyển sinh khoảng 400 sinh viên Nhiều trường Cao đẳng

kỹ thuật dân lập khác có ngành xây dựng tuyển sinh hàng năm đến 2000 người.Hiện nay các trường có đào tạo trung học chuyên nghiệp thuộc Bộ Xây dựng gồm

7 trường hàng năm tuyển sinh khoảng 3000 học sinh

Các trường có đào tạo nghề xây dựng thuộc ngành xây dựng gồm 30 trường, hàngnăm tuyển sinh khoảng 12.000 công nhân kỹ thuật

Công tác xã hội hoá đào tạo nguồn nhân lực đã đem lại kết quả bước đầu Các lựclượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc xây dựng cơ sở vật chất trườnghọc, đóng góp kinh phí cho đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau và huy độngmọi người dân tham gia đào tạo

Trang 9

Số lượng người được đào tạo nghề nghiệp có tăng , nhưng chưa đáp ứng nhu cầuphát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ đào tạo: Đào tạo caođẳng, đại học tăng quá nhanh trong khi dạy nghề (khối chính quy) và trung họctăng chậm hơn làm cho cơ câú nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý.Qui mô đào tạo theo các cấp chưa đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên và nhucầu lao động có chuyên môn kỹ thuật cho phát triển đất nước trong bối cảnhchung Tình hình chung trong cả nước cũng như trong ngành xây dựng, tỷ lệ họcsinh tham gia đào tạo nghề các loại so với tổng số thanh niên 18 - 23 tuổi tuy cótăng nhưng vẫn còn rất thấp, mới chỉ từ 5% ( 1989) lên 7,56% ( 1995 ) và 14,3% (

2000 ) ( kể cả dạy nghề ngắn hạn ) có nghĩa là vẫn còn khoảng 80% thanh niênbước vào thị trường sức lao động mà chưa được đào tạo nghề nghiệp chuyên môn.Việc đào tạo nhân lực về các cấp trình độ, ngành nghề và vùng miền không hợp

lý, không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nên có tình trạng nhiều người đãqua đào tạo không kiếm được việc làm hoặc làm việc không đúng với trình độ taynghề đã được đào tạo trong khi phải sử dụng khá nhiều dạng nhân lực không quađào tạo

1.3 Ngành nghề đào tạo

Những năm vừa qua, các trường đã có nhiều cố gắng làm cho cơ cấu ngành nghềđào tạo sát với yêu cầu sử dụng, tuy chưa đáp ứng được sự thích nghi, nhạy bénvới yêu cầu thực tế thì chưa đáp ứng

Cơ cấu ngành nghề được hình thành từ những năm 1954-1955, khi mới bắt đầuxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta sau kháng chiến chống Pháp.Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và xây dựng nước Việtnam thống nhất do yêu cầu của thực tế sản xuất và sử dụng người mà điêù chỉnhthêm , bớt một số ngành nghề

Về đại học từ ban đầu đã hình thành các ngành kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng.Trong khoảng 10 năm trở lại đây thì ngành kiến trúc tách thành kiến trúc sư côngtrình và kiến trúc sư qui hoạch Về kỹ sư xây dựng, ban đầu chỉ có một ngànhchung là kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp Từ năm 1969 đến 1984 bắtđầu tách thành hai loại kỹ sư xây dựng dân dụng & công nghiệp và kỹ sư kếtcấu.Từ năm 1971 bắt đầu có kỹ sư vật liệu xây dựng, kỹ sư cấp thoát nước , kỹ sưthông gió ra trường Một số ngành điều chỉnh mục tiêu đào tạo và tên ngành chohợp với sự phát triển của xã hội như ngành cấp, thoát nước đổi thành ngành môitrường nước, ngành thông gió đổi thành ngành môi trường khí Ngành kỹ sư đôthị cũng là những mô hình mới trong đào tạo Một số ngành nghề đại học xuấthiện hoặc mất đi phụ thuộc yêu cầu sử dụng cán bộ thực tế, nói lên sự cố gắng củacác trường đại học Tuy nhiên, nhiều ngành mới có, mà các trường chưa kịp thờicung cấp được cán bộ, như các ngành về vật liệu mới, về môi trường, về ngànhứng dụng tin học, ngành xây dựng công trình ngầm, ngành xây dựng các côngtrình đặc biệt, ngành quản lý dự án

Trang 10

Về trung học có các ngành kỹ thuật xây dựng (sau năm 1970 tách thành các lớptrung học kỹ thuật thi công, trung học kỹ thuật thiết kế), vật liệu xây dựng, cơ khí,điện xây dựng Một số ngành nghề được đào tạo do nhu cầu thực tế nhưng vướngvào khung chung và không có giáo viên chuyên môn nên đào tạo không đáp ứngđược yêu cầu của sản xuất.

Về đào tạo công nhân, không chú trọng và phân cấp công nhân mà các trườngnghề chỉ cung cấp công nhân gọi là thợ mà xếp hạng thì làm được các việc quiđịnh cho thợ bậc ba ( trước đây ) là tối đa Việc nâng bậc, nâng cấp do doanhnghiệp công nhận qua thời gian công tác và các qui định về yêu cầu công tác hoànthành của bậc lương chứ không toàn diện theo cấp bậc thợ

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và đào tạo lại chưa có qui định thành hệthống mang tính bắt buộc Do chưa có tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ chuyênmôn, nghiệp vụ ở các đơn vị sản xuất

Hiện nay có sự mất cân đối nghiêm trọng giữa tỷ lệ người đuợc đào tạo ở các cấphọc Phần lớn học sinh đều muốn theo học ở cấp đại học, cao đẳng mà không họccác cấp thấp hơn Chỉ khi đã thi trượt nhiều năm ở bậc đại học mới vào trung họchay trường dạy nghề

Sự mất cân đối đó đòi hỏi cần phải có chính sách thoả đáng để khuyến khích laođộng trực tiếp Điều này góp phần nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu đào tạo hợp lýhơn

1.4 Đội ngũ giáo viên

Chất lượng đào tạo phụ thuộc nhiều vào chất lượng thày giáo

Tình hình chung của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước thì tỷ lệ sốsinh viên trên số giảng viên đã từ 4,88 sinh viên/thày (1990) lên 30,1/1 thày(1998) cao gấp 3 lần định mức cho phép Trong đó 50-60% số giáo viên đã ở tuổi50-60 cần dần dần được thay thế nhưng hầu hết các trường không có đội ngũ kếcận Đời sống giáo viên còn khó khăn nên chưa an tâm nghiên cứu và tập trung trítuệ cho giảng dạy và đào tạo mà còn làm nhiều việc khác nhằm giải quyết tăngthu nhập cá nhân

Năm năm trở lại đây, các trường Đại học bắt đầu có chủ trương thu nhận và đàotạo lớp cán bộ trẻ nhưng thực tế đã bị thiếu hẫng khoảng 10 năm giữa hai thế hệ Việc tổ chức nâng cao trình độ thày hiện nay dựa chính vào việc cho đi học ở cấpcao hơn như kỹ thuật viên sẽ đưa đi học đại học tại chức, là kỹ sư thì nâng caobằng cách cho đi học cao học và sau đó là làm nghiên cứu sinh Những ngườikhông hội đủ điều kiện đi học thì giữ nguyên bằng cấp và uy tín nghề nghiệp chủyếu là đếm năm công tác Còn thiếu hình thức đào tạo lại ngắn hạn, cập nhậtthông tin thường xuyên, khi công nghệ mới trên thế giới và trong nước phát triểnnhư vũ bão làm cho những năm tích luỹ kinh nghiệm giảm ý nghĩa

Trang 11

Tình hình đội ngũ giáo viên ở các trường cao đẳng và trung học còn rất căngthẳng Một trong những khó khăn là trong thời gian qua, các trường không có chỉtiêu tuyển dụng biên chế để bổ sung lực lượng thày giáo Lớp thày có tuổi vẫnphải đảm nhiệm những nhiệm vụ chủ trì trong nhiều công tác đáng lẽ việc ấy phảichuyển giao cho lớp kế cận.

Ơ nhiều cơ sở đào tạo thực tế đòi hỏi có sự thay đổi chiến lược là thay thế hàngloạt giáo viên không đủ năng lực và trình độ Điều này vượt quá khả năng của cơ

sở, phải có sự kiên quyết và những biện pháp mạnh hỗ trợ tích cực từ cấp trên

1.5 Nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và quản lý đào tạo

Nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo thực tế đã được một số trườngtiến hành soát xét tổng thể để tăng tính thực tiễn, phù hợp với hiện trạng phát triểncũng như làm tiền đề cho nguồn lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tuy chưalàm được bao nhiêu

Các trường Đại học như Kiến trúc Hà Nội, Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh,Xây dựng có một số cải tiến như học theo tín chỉ, học theo xưởng và có cải tiếntừng bộ phận chương trình Kết quả phải có thời gian mới khẳng định được

Phương pháp dạy và học cải tiến chưa nhiều Các phương pháp dạy học cũ, lạchậu, nặng về truyền đạt kiến thức lý thuyết mà không chú ý đến việc rèn luyệncho học sinh phương pháp học tập, cách suy nghĩ và phương pháp ứng xử trongcuộc sống, trong lao động Việc học của sinh viên phần lớn là thụ động Chúng tachưa có đủ cơ sở vật chất, hệ thống sách tham khảo, sách giáo khoa đáp ứng cũngnhư hệ thống phòng thí nghiệm tương ứng nên tình trạng học chay là phổ biến

Số giờ trên lớp của sinh viên là nhiều, có nơi lên tới trên 30 tiết/ tuần nên sinhviên ít thời giờ triển khai bài học tại nhà Nhiều sinh viên phải đi làm thêm đểkiếm sống trong giờ không phải lên lớp

Nói chung, nội dung chương trình và mô hình đào tạo các cấp còn lạc hậu, chậmđược cập nhật những kiến thức mới và còn tách rời thực tế nên chất lượng đào tạothấp, không đáp ứng nhu cầu thị trường sức lao động và có xu hướng chất lượngđào tạo tỉ lệ nghịch với tăng qui mô đào tạo Việc quản lý đào tạo chưa linh hoạttheo từng chuyên ngành mà còn cứng nhắc Khâu đào tạo từ xa và từ các địa điểm

xa trường sở có nhiều khó khăn, thiếu xót làm giảm sút kết quả học tập

1.6 Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí đào tạo nguồn nhân lực cho ngànhxây dựng tuy có được đầu tư và tăng đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu,chậm được cải thiện Sự đầu tư cho cơ sở vật chất của các trường chưa tươngxứng với tăng quy mô học sinh, sinh viên, đặc biệt là ký túc xá, phòng thí nghiệm,công cụ học tập, sân bãi thực hành và sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và cácđiều kiện khác cho học sinh, sinh viên học tập còn thiếu nghiêm trọng

Trang 12

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu thốn, lạc hậu, thiếu đồng bộ,trong khi chương trình mục tiêu đầu tư cho trang thiết bị dạy nghề còn hạn hẹp,chưa đáp ứng được với nhu cầu của các trường Bộ Xây dựng có đầu tư cho cáctrường trong Bộ nhưng lực bất tòng tâm, chưa tạo được một tổng thể phát triểnmạnh mẽ

Nguồn ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề còn thấp, từ 8% của tổng chi phí chođào tạo một năm vào năm 1987 xuống còn 3,7%/năm vào năm 1998 Chưa cókhoản mục ngân sách giành riêng cho dạy nghề

Các trường thuộc doanh nghiệp và địa phương, do ngân sách doanh nghiệp và địaphương hạn chế chỉ được đầu tư cho cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy họckhông đáng kể Trang bị cho giảng dạy và học tập ở các trường thuộc địa phươngkhá là thiếu thốn, lạc hậu

Trang 13

Chương ii nội dung chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

2.1 Bối cảnh thị trường xây dựng thế giới và nhu cầu nhân lực ngành xây dựng trong nước.

2.1.1 Bối cảnh thị trường xây dựng thế giới.

Hiện nay nền kinh tế thế giới, trong đó có thị trường xây dựng thế giới đanghướng mạnh vào hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở phát triển nền kinh tế trithức Xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức vừa tạo nên thời cơ

và đặt ra những thách thức lón đối với đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựngcủa nước ta Đó là cơ hội giao lưu hợp tác, học tập kinh nghiệm trong đào tạo để

có thể thực hiện đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách, tránh nguy cơ tụt hậu so vớicác nền kinh tế tiên tiến trên thế giới Ngành xây dựng Việt Nam đứng trước đòihỏi cấp thiết về đào tạo nhanh chóng nguồn nhân lực đủ năng lực tiếp cận, áp dụng

và làm chủ công nghệ xây dựng hiện đại, tiên tiến, có khả năng hội nhập quốc tế

và tham gia vào nền kinh tế tri thức

Điểm xuất phát của nền kinh tế Việt Nam thấp, thu nhập bình quân trên đầungười chỉ bằng 1/12 mức trung bình của thế giới, trong khi Việt Nam là nước đôngdân 78 triệu người năm 2001 Nhu cầu xây dựng tăng nhanh, đặt ra mâu thuẫngiữa khối lượng lớn công trình cần xây dựng và vốn, nhất là trình độ và số lượngnguồn nhân lực trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt

2.1.2 Nhu cầu thị trường xây dựng trong nước

Chính sách CNH và HĐH đất nước đòi hỏi chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trongnhững năm tới theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xâydựng Kế hoạch ngân sách nhà nước dự kiến dành cho xây dựng cơ bản đến năm

2010 là 150 tỷ USD, trong đó đến năm 2005 là 60 tỷ USD Chỉ số đô thị hoákhoảng 45 % năm 2010 thúc đẩy thị trường xây dựng phát triển mạnh với tỷ lệtăng trưởng ước tính khoảng trên 20%

Riêng các lĩnh vực thuộc Bộ Xây dựng quản lý, đến năm 2010, tốc độ phát triển

về xây lắp dự kiến tăng 9-10%, về vật liệu xây dựng tăng trên 20%/năm, về cơ khíxây dựng, đến năm 2005 chế tạo 50-60% phụ tùng vật liệu xây dựng, 40-45% với

Trang 14

khối lượng giá trị 15% thiết bị công nghiệp xi măng, 50-55 % thiết bị ngành gốm

sứ

Thị trường xây dựng trong nước có sự tham gia đầy đủ theo hướng cạnh tranh của

ba khu vực kinh tế nhà nước, nước ngoài và tư nhân

Nhà ở là thị trường lớn về khối lượng và đa dạng về loại hình xây dựng Bìnhquân diện tích sàn nhà ở trên đầu người hiện nay ở các đô thị Việt Nam còn rấtthấp khoảng 3-5m2/người Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2010 là 100% số hộ có nhà

ở với mức bình quân là khoảng 12m2/người tương đương khoảng 6-7 triệu m2 nhà

ở mới và hàng triệu m2 nhà cải tạo với tổng số vốn ước tính khoảng 120.000 tỷđồng

Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghiệp ở nước ta là rất lớn Đây

là những công trình quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, có quy mô lớn, đòi hỏi kĩ thuật và công nghệ thi công hiện đại, sử dụng

nhiều vốn, vật tư và nhân lực có trình độ và chất lượng chuyên môn cao

Nhu cầu phát triển lĩnh vực tư vấn, thiết kế là cấp bách Đến năm 2005, tư vấn Việt Nam phải đảm nhận khoảng 50% giá trị tư vấn của các dự án nước ngoài Hiện tại mới đạt tỷ lệ khoảng 12-25%, do đó cần tăng nhanh số cán bộ đầu đàn có trình độ khu vực và quốc tế, đủ sức cạnh tranh trong thị trường tư vấn

Tóm lại, nhu cầu thị trường xây dựng ở nước ta trong những năm tới là rất lớn vàphát triển theo hướng nâng cao dần chất lượng sản phẩm, kéo theo sự phát triểntương ứng của thị trường tư vấn, thiết kế, thị trường vật liệu, thị trường công nghệ

Ngành xây dựng phải đối diện với yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế, cạnhtranh với các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài ngay tại Việt Nam và phấn đấuxuất khẩu lao động và kĩ thuật xây dựng ra nước ngoài

Chú trọng việc hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệxây dựng, kể cả việc nghiên cứu thị trường xây dựng khu vực và quốc tế Tích cựcchuẩn bị xây dựng nguồn nhân lực đủ trình độ theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế,tạo lợi thế cạnh tranh, hội nhập trên cơ sở khai thác những thế mạnh của trí tuệ vàbản sắc văn hoá của người Việt Nam để nắm vững và tạo ra sản phẩm, công nghệxây dựng mũi nhọn, đặc thù đòi hỏi hàm lượng tri thức cao, vốn đầu tư ít

2.1.4 Xu hướng sử dụng lao động ngành xây dựng.

Trang 15

Nhu cầu phát triển nhanh và đa dạng của thị trường xây dựng tất yếu đòi hỏinguồn nhân lực tương ứng đủ về số lượng và chất lượng, đồng thời phát triển theohướng phân cấp sử dụng mạnh mẽ.

Dân số nước ta năm 2020 khoảng 98 triệu người, số người trong độ tuổi lao độngkhoảng 50 triệu, mỗi năm cần có 1,5 triệu việc làm, trong đó lao động ngành côngnghiệp và xây dựng chiếm khoảng 30% tương đương khoảng gần 0,5 triệu việclàm/năm Riêng ngành xây dựng cần khoảng 100.000 việc làm/năm

Đến năm 2005 số lượng công nhân kỹ thuật tăng gấp đôi, nhất là công nhân kỹthuật lành nghề thuộc các chuyên ngành mới Đồng thời cần có một lực lượng cán

bộ đầu đàn về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý đủ năng lực tổ chức và đi đầulàm chủ công nghệ xây dựng hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh vàtham gia cạnh tranh có hiệu quả trong thị trường xây dựng

Xu hướng sử dụng lao động ngành xây dựng diễn ra đồng thời ở ba khu vực pháttriển chính: khu vực đô thị, khu vực kinh tế trong điểm và khu vực nông thôn ổmỗi một khu vực có yêu cầu khác nhau về sử dụng nguồn nhân lực, nhưng đềubao gồm 4 lĩnh vực cơ bản là: xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xây dựng côngnghiệp, xây dựng công trình dịch vụ công cộng và xây dựng nhà ở

Nguồn nhân lực tập trung tại khu vực đô thị và kinh tế trọng điểm là nguồn nhânlực được đào tạo chủ yếu theo hướng có đủ năng lực tiếp cận, lựa chọn áp dụng vàtiến tới sáng tạo các công nghệ xây dựng tiên tiến

Nguồn nhân lực tại khu vực nông nghiệp, nông thôn là nguồn nhân lực được đàotạo có đủ năng lực chủ yếu để cải tiến, phát triển các công nghệ xây dựng truyềnthống và áp dụng các công nghệ xây dựng mới

2.1.5 Xu hướng đa dạng hoá ngành nghề và xuất hiện ngành nghề mới

Nhu cầu thị trường xây dựng tăng nhanh, đòi hỏi sự đa dạng về loại hình ngành nghề Xuất hiện nhiều ngành nghề mới trong các lĩnh vực của ngành xây dựng, là những ngành đòi hỏi áp dụng kĩ thuật và công nghệ xây dựng cao như tin học xây dựng, công nghệ thi công chính xác, công trình đặc biệt, tự động hoá trong một số công tác khảo sát, thiết kế, cơ khí , sản xuất vật liệu mới và thi công xây lắp,

2.2 Quan điểm chỉ đạo xây dựng chiến lược

2.2.1 Hiện đại hoá đào tạo.

Hiện đại hoá đào tạo nguồn nhân lực nói chung và ngành xây dựng nói riêng làtriển khai quốc sách của Đảng và Nhà nước ưu tiên đầu tư trước một bước ngànhgiáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ, nhằm thực hiện chiến lược đitắt, đón đầu để khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến ở khuvực và quốc tế

Hiện đại hoá đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng phải gắn với định hướngphát triển các lĩnh vực của ngành xây dựng và các ngành liên quan, gắn với thực tế

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w