Muốn thực hiện được điều này, bản thân mỗi thầy cô giáo ngoài trình độ chuyên môn đã được đào tạo thì cần phải rèn luyện cho mình các kĩ năng sư phạm cần thiết để phối hợp và lựa chọn cá
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
I.1: CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, sự phát triển của xã hội đang đặt
ra yêu cầu ngày càng cao đối với hệ thống giáo dục Nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có đạo đức, tri thức, sức khỏe và ý thức làm chủ đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục Tiểu
học đã chỉ rõ: “ Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về trí tuệ, tình cảm, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên Trung học cơ sở” ( Luật Giáo dục - 2005).
Để hoàn thành mục tiêu giáo dục Tiểu học , trong những năm qua cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và một số chấn chỉnh của ngành trtong công tác giáo dục và đào tạo, nền giáo dục của nước ta đã có nhiều khởi sắc Tuy nhiên để đạt mục tiêu giáo dục một cách toàn diện, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo cần phải có sự nỗ lực, không ngừng tìm tòi học hỏi, nhằm tìm
ra những phương pháp dạy học và giáo dục một cách thích hợp nhất nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng một cách dễ dàng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Các thầy cô giáo cần phải tìm cho mình một cách dạy, dạy làm sao, dạy thế nào để học trò hiểu được nhanh hơn, nhớ được lâu và tiến bộ nhanh hơn”
Muốn thực hiện được điều này, bản thân mỗi thầy cô giáo ngoài trình độ chuyên môn đã được đào tạo thì cần phải rèn luyện cho mình các kĩ năng sư phạm cần thiết để phối hợp và lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp từng môn học, từng bài học và quan trọng hơn là tạo được động lực học tập cho học sinh, giúp các em có hứng thú trong học tập để từ đó hình thành cho các em phương pháp tự học Đó chính là mục tiêu mà nền giáo dục hiện đại đang hướng tới
I 2:CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Như chúng ta đã biết, Toán học có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển khoa học kĩ thuật Có thể nói rằng, những thành tựu khoa học kĩ thuật trên tất cả các lĩnh vực không thể có được nếu không có những công trình toán
Trang 2học Toán học đóng vai trò là “ chiếc chìa khóa”; “ ngọn đèn chiếu sáng” để nhân loại mở cửa bước vào kho tàng rực rỡ của nền văn minh
Trong toàn bộ các cấp học, Tiểu học là bậc học được coi là nền tảng Trong các môn học ở Tiểu học thì Toán học có vai trò vô cùng quan trọng, môn Toán cùng với Tiếng Việt là cơ sở để các em học tập các môn học khác
Tuy nhiên trong thực tế, một số học sinh thường sợ học toán hoặc một số khác có năng khiếu về toán thì lại không có điều kiện phát triển năng lực của mình trong các tiết học hàng ngày do thời lượng dành cho một tiết học có hạn và mỗi thầy cô giáo phải quản lí và hướng dẫn cho nhiều học sinh trong lớp nên thời lượng dành để bồi dưỡng cho các em học sinh có năng khiếu về toán còn hạn chế Mặc dù hiện nay, việc dạy học theo đối tượng học sinh đang được triển khai thực hiện, bản thân lớp tôi cũng thực hiện dạy học theo đối tượng học sinh Tuy nhiên thông qua các tiết học, tôi nhận thấy, thông qua các tiết học này chưa thể thỏa mãn nhu cầu học toán của các em học sinh có năng khiếu Chính vì vậy, để giúp cho học sinh của mình thỏa mãn nhu cầu học toán, tạo điều kiện để các em học sinh bộc lộ hết năng lực học toán của mình, bước vào
năm học 2007 – 2008, tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài: “ Rèn kĩ năng học Toán cho học sinh lớp 2B”.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thông qua đề tài này nhằm giúp tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp học sinh lớp 2B trường TH Bán Trú Thác Mơ có phương pháp học toán hữu hiệu nhất Nâng cao hứng thú học tập, bổ sung, mở rộng và đào sâu những kiến thức nội khóa, tạo cho các em có cơ hội gắn lí thuyết với thực hành, nhà trường gắn liền với đời sống
III GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :
Trong phạm vi đề tài này tôi nghiên cứu tìm hiểu về các biện pháp Rèn kĩ năng học Toán cho học sinh lớp 2B trường TH Bán Trú Thác Mơ năm học 2008 – 2009
IV KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
IV.1: Khách thể:
- Học sinh lớp 2B trường TH Bán Trú Thác Mơ
- Giáo viên khối lớp 2 trường TH Bán Trú Thác Mơ
- Các biện pháp, phương pháp dạy học toán
- Các tài liệu liên qua đến toán học
IV.2: Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp, phương pháp rèn kĩ năng học toán cho học sinh lớp 2
Trang 3V: NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng việc học Toán ở lớp 2B trường TH Bán Trú Thác Mơ
- Các biện pháp rèn kĩ năng học toán cho học sinh lớp 2B
- Các phương pháp và hình thức tổ chức rèn Toán thông qua nhóm toán học
VI: KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
- 15/ 8/ 2007 đến 30/ 8/ 2007: Chọn đề tài nghiên cứu
- 5/ 9/ 2007 đến 15/ 9/ 2007: Lập kế hoạch nghiên cứu
- 16/9/2007 đến 30/ 9/ 2007: Đọc tài liệu, tìm hiểu thực trạng, đề ra các biện pháp tổ chức các hoạt động
- 1/ 10/ 2007 đến 31/ 05/ 2008: Thử nghiệm các biện pháp
- 18/ 08/ 2008 đến 30/ 12/ 2008: Nghiên cứu sâu các biện pháp, giải pháp
- 01/ 01/ 2009 đến 30/ 01/ 2009: Thu thập xử lí thông tin
- 01/ 02/ 2009 đến 02/ 02/ 2008:Hoàn thiện đề tài
PHẦN NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG VÀ NHU CẦU HỌC TOÁN CỦA LỚP 2B TRƯỜNG TH BÁN TRÚ THÁC MƠ:
Sau khi lựa chọn đề tài, bước vào năm học 2008 – 2009, tôi được giao chủ nhiệm lớp 2B, tôi tiến hành điều tra về nhu cầu học tập Toán của các em học sinh trong lớp Kết quả điều tra như sau:
* Tổng số học sinh được điều tra về môn Toán: 40 học sinh
+ Học sinh Giỏi: 21 HS = 52.5 %
+ Học sinh Khá: 17 HS = 42.5 %
+ Học sinh Trung Bình: 2 HS = 5 %
+ Học sinh yếu: 0 HS = 0 %
TS học
sinh được
hỏi
Em có thích môn Toán
không?
Em có muốn học thêm Toán
không?
Với bảng thống kê trên Tôi nhận thấy học sinh lớp mình chủ nhiệm các
em học sinh có nhu cầu học Toán là tương đối đông, tôi tiến hành triển khai hình thức bồi dưỡng Toán ở trường cho các em
Trang 4 Hình thức : Thành lập các nhóm Toán học trong lớp, sinh hoạt dưới hình
thức như một câu lạc bộ toán học Em nào có nhu cầu tham gia sinh hoạt trong nhóm toán học thì phải viết đơn xin ra nhập Nhóm toán học sinh hoạt 1 tuần 1 lần Điều kiện tham gia là các em phải có học lực từ Trung bình trở lên
Qua tổng hợp, có 40 học sinh đồng ý tham gia sinh hoạt nhóm toán học của lớp Thống kê kết quả thi Khảo sát đầu năm môn Toán của các em cho thấy:
Với kết quả trên và nhu cầu học Toán của các em học sinh, tôi tiến hành các biện pháp tổ chức hoạt động cho nhóm toán học
II/ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
II.1: Xây dựng kế hoạch , nội dung rèn toán cho học sinh thông qua nhóm toán học:
1.Giai đoạn 1: Rèn cho các em về
1.1:Số học: Các số trong phạm vi 100; phép cộng có nhớ trong phạm vi 100; phép trừ có nhớ trong phạm vi 100; tìm thành phần chưa biết của phép tính; Các phấn bằng nhau của đơn vị
1.2: Đại lượng và đo đại lượng: Đêximet; Kilôgam; Thời gian ( Ngày tháng, xem đồng hồ, xem lịch)
1.3: Hình học: Hình chữ nhật – Hình tứ giác; Đường thẳng
1.4: Giải toán có lời văn: Bài toán về nhiều hơn, Bài toán về ít hơn
2 Giai đoạn 2: rèn cho các em về
1.1: Số học: Các số trong phạm vi 1000; Phép nhân và phép chia; bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5; tìm thành phần chưa biết của phép tính
1.2: Đại lượng và đo đại lượng: Độ dài ( Mét, Kilômet, Milimet) ; Khối lượng ( giới thiệu về lít ); Thời gian ( giờ, phút); Tiền Việt Nam
1.3: Hình học: Đường gấp khúc – Độ dài dường gấp khúc; chu vi hình tam giác, Chu vi hình tứ giác
1.4: Giải toán có lời văn: Các bài toán giải bằng một bước tính về nhân, chia; chủ yếu là các bài toán tìm tích của hai số trong phạm vi bảng nhân 2,3,4,5 và
Trang 5các bài toán về chia thành phần bằng nhau, chia theo nhóm trong phạm vi các bảng chia 2,3,4,5
3 Giai đoạn 3:
Củng cố, nâng cao cho các em các kiến thức thuộc chương trình lớp 2 đã học, tăng cường các kĩ năng giải toán cho các em và tổ chức các hoạt động nhằm góp phần nâng cao hứng thú học Toán cho học sinh
II 2: Tiến hành tổ chức các hoạt động theo kế hoạch:
II.2.1Giai đoạn 1:
Trong giai đoạn này, sau khi ra mắt nhóm toán học, tôi tiến hành sinh hoạt mỗi tuần 1 buổi, trong các lần sinh hoạt của giai đoạn này, học sinh chủ yếu được ôn lại các kiến thức trong chương trình chính khóa đồng thời tạo điều kiện cho các em học sinh có năng khiếu làm quen với các dạng toán nâng cao của lớp 2 dưới nhiều hình thức khác nhau Hình thức như sau:
* Ra mắt nhóm Toán học.
- Công tác chuẩn bị:
+ Xin ý kiến của tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu về kế hoạch thực hiện đề tài Lập danh sách học sinh đăng kí tham gia
+ Chọn thời gian thích hợp ( Không ảnh hưởng đến chương trình chính khóa)
+ Lên chương trình cho buổi lễ ra mắt
* Tiến hành ra mắt câu lạc bộ: ( Chương trình ra mắt câu lạc bộ)
+ Tuyên bố lí do; Giới thiệu hình thức hoạt động, ý nghĩa của việc tổ chức sinh hoạt theo nhóm toán học ( Giáo viên chủ nhiệm thực )
+ Đọc đơn xin gia nhập nhóm toán học ( Đại diện học sinh)
+ Thông qua nội qui sinh hoạt của nhóm toán học ( Giáo viên chủ nhiệm thực hiện)
+ Tổ chức thi đố toán ( Giáo viên chủ nhiệm điều hành)
+ Tổng kết bế mạc lễ ra mắt
+ Giáo viên chủ nhiệm và các thành viên thống nhất phương thức hoạt động cho tuần tiếp theo Chia nhóm, cử nhóm trưởng; các nhóm trưởng không giữ nguyên mà luân phiên các thành viên trong tổ làm tổ trưởng Mỗi tháng trong nhóm cử một bạn làm nhóm trưởng, các bạn được cử không trùng với bạn đã làm trước đó Việc chia nhóm được thực hiện thay đổi thường xuyên trong mỗi buổi sinh hoạt nhóm toán học
Trang 6
* Tiến hành sinh hoạt nhóm toán học
- Trong các tuần này, tôi tiến hành cho học sinh cùng nhau ôn lại các kiến thức cơ bản đã học từ lớp 1 đến lớp 2 tuy nhiên hình thức không phải là giáo viên đưa ra các kiến thức trong chương trình cho học sinh giải quyết mà tôi chỉ đưa ra các mạch kiến thức để các em cùng nhau trao đổi, hỗ trợ nhau ôn lại kiến thức Đó là các mạch kiến thức:
+ Số học
+ Đại lượng và đo đại lượng
+ Các yếu tố thống kê
+ Các yếu tố hình học
+ Giải toán có lời văn
Trong mỗi mạch kiến thức tôi đưa ra một số bài tập đặc trưng của mạch kiến thức đó để các em trao đổi trong tổ và các tổ cùng trình bày, bổ sung cho nhau Trong những tuần này, tôi chỉ đưa ra một vài bài toán khó, còn trọng tâm vẫn là củng cố lại kiến thức trong chương trình cho các em Đồng thời điều chỉnh hình thức hoạt động của nhóm toán học
* Ví dụ 1: Đề bài cho phần ôn tập về số học: Tôi đưa ra các bài tập cho
học sinh trao đổi trong tổ với nhau, tìm cách giải sau đó các tổ đưa ra lời giải, giải thích về lời giải của mình Giáo viên chỉ kết luận và chọn cách giải phù hợp cho học sinh
Bài 1:
a/ Bạn Văn nói: 15; 16; 17 là ba số tự nhiên liên tiếp
b/ Bạn Hùng nói: 21; 22; 23; 24; 25; 26 là sáu số tự nhiên liên tiếp
Hai bạn nói đúng hay sai ?
Bài 2:
a/ Cho dãy số: 19; 20; 21; 22; 23; 24; 25; 26; 27; 28; 29 Hãy gạch chân dưới các số lẻ
b/ Từ câu a, bạn Tuấn nói:
Trong dãy số btự nhiên liên tiếp: cứ một số lẻ rồi lại một số chẵn, và lại một số lẻ rồi đến một số chẵn … Bạn Tuấn nói đúng hay sai ?
* Ví dụ 2: Giải toán có lời văn:
Bài 1: Lan được 11 điểm mười, Tùng được 13 điểm mười, Ngọc được 9 điểm
mười Hỏi cả ba bạn được tất cả bao nhiêu điểm mười?
Giải:
Số điểm mưòi của Lan và Ngọc là:
11 + 9 = 20 ( Điểm mười).
Trang 7Số điểm mười của cả ba bạn là:
20 + 13 = 33 ( Điểm mười ) Đáp số: 33 điểm mười.
Còn nhiều bài toán khác, tuy nhiên khi lựa chọn các bài toán cho các em giải, giáo viên cần chú ý tới tính mới lạ của bài toán và không đề ra yêu cầu quá cao đối với học sinh Tùy trình độ của lớp mà lựa chọn cho phù hợp
- Trong mỗi tuần tôi tiến hành cho các em sinh hoạt nhóm bình thường, trong các buổi sinh hoạt, tôi đưa ra các bài toán nâng cao và tổ chức dưới nhiều hình thức như: thi giải Toán, đố vui Toán Bên cạnh đó tôi khuyến khích các em về nhà sưu tầm các bài toán ở nhà, tìm cách giải sau đó mang đến cùng trao đổi với các bạn trong nhóm Đối với các bài toán khó cả nhóm cùng nhau tìm cách giải Trong trường hợp các em không giải ra lúc đó giáo viên mới hướng dẫn cho các em cách giải
- Tuy nhiên khi sưu tầm các bài toán, giáo viên cần lưu ý các em sưu tầm các bài toán phù hợp với trình độ của các em Không sưu tầm các bài toán thuộc các lớp trên để yêu cầu các thành viên khác trong nhóm giải
Bên cạnh đó ngoài việc yêu cầu các em sưu tầm, tôi cũng sưu tầm các bài toán phù hợp với chương trình các em học và có phần nâng cao hơn
Trong mỗi buổi sinh hoạt của nhóm, ngoài việc giải các bải toán nâng cao tôi cũng đưa ra nhiều bài toán nhằm củng cố lại kiến thức trong chương trình chính khoá mà các em mới học
+ một số bài toán các em đã mang đến cùng nhau giải trong nhóm mà tôi tổng hợp được:
Bài 1 : Với hai chữ số 1;2 hãy viết tất cả các số có hai chữ số khác
nhau ( các chữ số không lặp lại) rồi tính tổng các chữ số đó
Bài 2 : Chị Hoa hỏi Hương: Năm nay em lên mấy tuổi ? Hương nói:
Em đố chị đoán được
Chị Hoa đoán Hương 6 tuổi Hương đáp: Tuổi em nhiều hơn thế
Chị Hoa lại đoán Hương 8 tuổi Hương đáp: Tuổi em ít hơn thế Vậy Hương bao nhiêu tuổi ? Vì sao ?
Bài 3 : Tuổi cha hơn tuổi con là 28 tuổi Tuổi của mẹ và con là 36 tuổi,
tuổi cha 33 tuổi Hỏi tuổi của mẹ là bao nhiêu?
Bài 4 : Tuấn viết số 68 vào bảng rồi đố Dũng cộng nhẩm số 68 với 21.
dũng cầm bảng rồi chỉ cho tuấn ngay kết quả mà không cần nói và viết Bạn có biết Dũng đã làm thế nào không ?
Trang 8 Bài 5 : Bạn Trinh đố bạn Huệ: “ Chỉ có hai cái can, một cái đựng được
2 lít, một cái đựng được 7 lít Làm thế nào để đong được 10 lít nước?”
- Tuần cuối của giai đoạn này, cuối buổi tôi dành thời gian cùng tổng kết lại quá trình hoạt động của nhóm toán học trong thời gian vừa qua, lấy ý kiến của các thành viên trong các nhóm Đa số các em đều cho rằng khi tham gia sinh hoạt trong nhóm, các em được học tập thoải mái, không gò bó Thông qua các buổi sinh hoạt các em có điều kiện trao đổi với bạn các bài toán khó, được củng cố lại kiến thức đã học trong chương trình Các em rất thích tham gia sinh hoạt theo nhóm toán học
Trong giai đoạn này, qua rà soát còn một số học sinh trong làm tính cộng vẫn còn chậm, tôi kết hợp hướng dẫn cho các em thực hiện cách tính tổng với hình thức như sau:
Ví Dụ 1 : Muốn cho học sinh học thuộc bảng “ 9 cộng với một số ” ta
làm như sau: Giáo viên hướng dẫn các em lần lượt thêm 1 vào số hạng thứ hai và tổng để có :
9 + 2 = 11
+ 1 + 1
9 + 3 = 12
+ 1 + 1
9 + 4 = 13
+ 1 + 1
9 + 5 = 14
v v.
II.2.2: Giai đoạn 2:
Trong giai đoạn này, ngoài việc củng cố cho các em các kiến thức trong chương trình chính khoá, giải các bài toán nâng cao, cùng nhau giải các bài toán các em sưu tầm được Tôi còn lồng ghép vào các buổi sinh hoạt những nội
Trang 9dung như: kể chuyện toán học, đọc thơ về toán, đố vui, thi giải toán nhanh dưới hình thức rung chuông vàng…
* Ví dụ: câu chuyện vui về toán học:
Tuỳ chỗ đứng.
Một lần, cựu Thủ tướng pháp tới thăm một trường tiểu học và vào lớp một
đúng giờ toán Ông hỏi một cậu học sinh:
- 4 với 4 là mấy?
- Dạ, còn tuỳ chỗ đứng ạ!
- Sao vậy?
- Dạ, hễ số 4 đứng trên và số kia đứng dưới thì là 8 Còn nếu hai số ấy đứng ngang hàng nhau thì là 44!
* Về Thi giải toán nhanh dưới hình thức rung chuông vàng, tôi chọn những bài toán và thiết kế dưới dạng trắc nghiệm hoặc điền khuyết hay trả lời ngắn ( các bài toán này thuộc chương trình các em mới học và không đòi hỏi quá khó, phải tính toán nhiều, chủ yếu dựa vào hiểu biết, suy luận của các em để trả lời nhanh)
Hình thức chơi: giáo viên nêu câu hỏi, các em trả lời vào bảng con.
Thời gian cho mỗi câu hỏi là 10 giây Em nào trả lời sai bị loại khỏi cuộc chơi Sau mỗi lần tổ chức chơi, bạn nào giành chiến thắng cuối cùng ( tức là rung được chuông ) thì được thưởng Phần thưởng cũng đơn giải, chỉ là những cuốn tập trắng hoặc cây viết chì, thước kẻ…
+ Ví dụ một câu hỏi trong phần thi:
1/ 6 gấp lên 5 lần là mấy?
2/ Một ngày có bao nhiêu giờ?
3/ Kết quả của phép tính: 15 : 3 = …?
………
* Về thi đố toán: học sinh mang đến các đề toán khó, các đề toán vui, các em tiến hành trao đổi trong nhóm của mình sau đó các nhóm đố nhau cùng giải
+ Ví dụ một số đề toán các em sưu tầm:
1/ Bài 1: Năm nay bố 40 tuổi Lúc mà bố 37 tuổi thì anhh Toàn 13 tuổi.
Hỏi hiện nay anh Toàn bao nhiêu tuổi ?
Trang 102/ Bài 2: Bạn cường có một túi đựng đường nặng 5 kg, một quả cân nặng
1 kg bằng chiếc cân đĩa và chỉ một lần cân Cường muốn lấy ra 2kg đường Bạn suy nghĩ xem Cường có làm được không ?
3/ Bài 3: Một con thuyền trênn sông, mũi thuyền cao hơn mặt nước là 5
dm hỏi khi nước sông dâng cao thêm 3 dm thì mũi thuyền cao hơn mặt nước bao nhiêu đề – xi – mét ?
4/ Bài 4: Một con ếch ở dưới đáy giếng sâu 9 mét Ban ngày ếch nhảy
lên được 3 mét, ban đêm lại tụt xuống 2 mét Bạn có biết sau bao nhiêu ngày đêm thì chú ếch lên đến miệng giếng ?
5/ Bài 5: Bốnt con voi ăn hết 4 bó mía trong thời gian 4 phút Vậy 50 con
voi ăn hết 50 bó mía trong bao lâu bạn có biết không ?
Để giúp các em học thuộc bảng nhân và vận dụng vào làm các bài tập, tôi đã hướng dẫn cho các em học thuộc bảng nhân:
Ví dụ: Bảng nhân 3: ta cho học sinh đếm thêm 3 từ 3 đến 30 : 3 , 6, 9 ,
12 , 15 , 18 , 21 , 24 , 27 , 30 Các kết quả đếm này chính là các tích số phải nhớ trong bảng nhân Khi đếm thêm có thể kết hợp bật ngón tay Chẳng hạn : Đếm 3 (bật 1 ngón tay ) , đếm 6 ( bật 1 ngón tay nữa ), đếm 9 ( lại bật thêm 1 ngón nữa )… sau khi đã đếm thêm 3 thành thạo , học sinh chỉ việc ghép các cụm
từ “ 1 lần 3 , 2 lần 3 , 3 lần 3 , …” với các kết quả đếm thêm là được bảng
nhân có thừa số 3
Đối với bảng chia 3 thì các kết quả đếm thêm 3 chính là các số bị chia
II.2 3 : Giai đoạn 3:
Trong giai đoạn này, tôi vẫn tiến hành tổ chức sinh hoạt nhóm toán học như những giai đoạn trước Trong mỗi buổi sinh hoạt, các em vẫn được củng cố lại kiến thức học tập chính khoá, giải các bài toán nâng cao, giải các bài toán các em sưu tầm được Trong mỗi buổi sinh hoạt, để thay đổi không khí thì tôi kể cho các em nghe các câu chuyện vui về toán, các câu đố về toán học Củng cố cho các em chương trình Toán lớp 2 về các nội dung các em đã học
Trong giai đoạn này, chủ yếu, tôi để cho học sinh tự luyện tập và hướng dẫn cho bạn cách làm toán Khuyến khích các em học sinh có năng khiếu toán học giải các bài toán nâng cao, khuyến khích các em sưu tầm các đề toán mới lạ, tìm cách giải và mang đến lớp cùng các bạn giải
Mỗi tháng tôi tổ chức một buổi thi “ Rung chuông vàng”, hình thức giống như ở lần tổ chức trước
Cuối giai đoạn 3, qua tìm hiểu về các em tham gia câu lạc bộ, tôi thấy hầu hết các em không cảm thấy nhàm chán, các em vẫn hào hứng tham gia