BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁNĐồng bằng sông Cửu long ĐBSCL có chiều dài bờ biển từ Long An đến Kiên GiangGiáp Campuchia-không tính các đảo là 780 km; trong nội địa có một mạng lướ
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PHÂN VIỆN QUY HOẠCH
Trang 2PHẦN I GIỚI THIỆU DỰ ÁN1.1 BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) có chiều dài bờ biển từ Long An đến Kiên Giang(Giáp Campuchia-không tính các đảo) là 780 km; trong nội địa có một mạng lưới sông ngòi dàyđặc với 15 cửa sông lớn đổ ra biển; nguồn lợi thủy sản phong phú với nhiều thành phần giốngloài có giá trị kinh tế cao; lực lượng lao động dồi dào; nằm tiếp giáp với Thành phố Hồ ChíMinh là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đây là những lợi thế rất lớn để phát triểnngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS)
Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành trong vùng, đặc biệt
là các tỉnh nằm ven sông Tiền và sông Hậu Sản lượng cá tra của ĐBSCL chiếm trên 95% sảnlượng cá da trơn của cả nước Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu cá tra có tốc độ tăngtrưởng khá cao và đóng góp rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉđứng sau tôm sú)
Nuôi cá tra đã đạt được những thành tựu to lớn trong giai đoạn vừa qua, sản lượng và năngsuất không ngừng gia tăng, do áp dụng được kỹ thuật tiên tiến vào nuôi trồng; bên cạnh đó côngnghệ sản xuất giống đã hoàn thiện, do đó đã chủ động sản xuất giống cá tra cung cấp đủ cho nhucầu nuôi thương phẩm của vùng Cá tra hiện nay chủ yếu được xuất khẩu ở dạng sản phẩm đônglạnh, các mặt hàng cá tra chế biến của vùng ĐBSCL đã thâm nhập được nhiều thị trường trên thếgiới, trong đó có cả những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe như EU và Mỹ
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịchbệnh, môi trường, thị trường Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát, nuôi với mật độ quácao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước thải, chất thải,….) dẫn đến môitrường trong và ngoài ao nuôi rất dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, ảnh hưởng đến hiệu quảsản xuất
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất của các cơ quan chức năng còn nhiềubất cập; đội ngũ cán bộ chuyên môn chưa đủ về số lượng và chất lượng; hệ thống văn bản, quyđịnh chưa kịp thời, chưa rõ ràng, dẫn đến rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện
Mặc dù có thị trường tiêu thụ khá lớn, nhưng giá cả thị trường lên xuống bấp bênh, hầuhết người nuôi bị động về giá bán (năm cao, năm thấp thất thường), chưa yên tâm đầu tư vàosản xuất
Trước bối cảnh đó, tháng 12 năm 2002 Ban chỉ đạo Chương trình phát triển xuất khẩuthủy sản-Bộ Thủy sản (trước đây) đã xây dựng dự thảo “Dự án Quy hoạch phát triển sản xuất
và tiêu thụ cá tra tra, ba sa vùng Đồng bằng sông Cửu long đến năm 2010”; phạm vi nghiên cứugồm 6 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An; đến thời điểmhiện nay một số chỉ tiêu trong quy hoạch không còn phù hợp Mặt khác đến năm 2004 địa giớihành chính cũng có sự thay đổi, tỉnh Cần Thơ chia thành 2 đơn vị hành chính: Thành phố CầnThơ và tỉnh Hậu Giang
Đến năm 2007, nuôi cá tra đã phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùngĐBSCL, sản lượng đã vượt 1 triệu tấn/năm Với mục đích khai thác và sử dụng hiệu quả nguồntiềm năng, bố trí sản xuất hợp lý dựa trên cơ sở khoa học và điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội củatừng vùng, khu vực; giảm các rủi ro về môi trường, dịch bệnh và thị trường trong sản xuất; hạn chế
xung đột giữa hoạt động của các ngành kinh tế; hướng tới sản xuất ổn đinh, bền vững; ngày 03
tháng 11 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Thủy sản đã ký Quyết định số: 1269/QĐ-BTS, phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập dự án Bổ sung, hoàn chỉnh Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá ba sa vùng ĐBSCL (13 tỉnh) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Đơn vị tư vấn
Trang 31.2 MỤC TIÊU DỰ ÁN
- Đánh giá đúng các nguồn lực, hiện trạng sản xuất cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long,phân tích điểm mạnh điểm yếu; thời cơ, nguy cơ và thách thức Xây dựng các mục tiêu phát triểnđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện tự nhiên vànhu cầu phát triển chung cho toàn vùng và cả nước
- Xây dựng được các phương án phát triển nuôi cá tra đến các năm 2010, 2015 và 2020 dựatrên những phân tích, đánh giá các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến sự phát triển và các giảipháp có tính khả thi để thực hiện được các phương án quy hoạch phát triển ổn định và bền vững
1.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp tiếp cận
- Tiếp cận logic có hệ thống là phương pháp tiếp cận chủ đạo
- Tiếp cận cùng tham gia của các bên liên quan
- Tiếp cận đa cấp
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch được xây dựng theo phương pháp tiếp cận logic có hệthống trong điều tra tổng hợp và xây dựng mục tiêu; sử dụng các phương pháp phối hợp liênngành; phương pháp chuyên gia (tham kiến ở diện hẹp và diện rộng); phương pháp thu thập sốliệu, thông tin theo bảng hỏi cấu trúc; ứng dụng phần mềm Map Info trong xây dựng bản đồ
Dựa vào các cơ quan chức năng từ Trung ương đến cấp tỉnh để thu thập các tài liệu vềđiều kiện tự nhiên bao gồm đặc điểm thời tiết khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn,tài nguyên nước mặt và nước ngầm, chất lượng môi trường nước, các loại bản đồ
Các số liệu liên quan đến hiện trạng kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng vùng dự án được thuthập thông qua các số liệu chính thức được xuất bản
Các tài liệu thu thập mang tính pháp lý được nghiên cứu, xử lý và tổng hợp theo hệthống bảng biểu phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và rà soát, điều chỉnh quy hoạch
Kết hợp với các tỉnh điều tra thu thập các số liệu cơ bản về hiện trạng phát triển cá tragiai đoạn 1997-7/2008
Làm việc với UBND tỉnh, Sở Thủy Sản, Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL thẩm định sốliệu đã được điều tra thu thập
Tiến hành hội thảo cấp vùng nhằm thu thập các ý kiến đóng góp của các ngành liênquan ở cấp TW, địa phương về đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng quỹ đất và mặt nước,kinh tế xã hội, hiện trạng nghề nuôi cá tra, năng lực chế biến và tiêu thụ sản phẩm, định hướng
và các phương án quy hoạch
1.4 PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN
1.4.1 Phạm vi dự án: Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với 13 tỉnh, thành bao gồm An
Giang, Đồng Tháp, Tp Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, SócTrăng, Long An, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
Phân tích hiện trạng sản xuất giai đoạn 1997-7/2008; Quy hoạch đến năm 2010, địnhhướng đến năm 2020; các giai đoạn 2008-2010, 2011-2015 và 2016-2020
1.4.2 Nhiệm vụ chính của dự án
1) Đánh giá các yếu tố và điều kiện phát triển và hiện trạng sản xuất, quản lý và tiêu thụ
Trang 42) Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng.
3) Dự báo các điều kiện và ngưỡng phát triển theo hướng bền vững cho nghề nuôi cá travùng ĐBSCL
4) Xây dựng các quan điểm, định hướng, mục tiêu và các phương án phát triển
5) Quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất
6) Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch
7) Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch
1.4.3 Sản phẩm dự án
- Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt: Bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất và tiêu thụ
cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Trang 5PHẦN II ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG2.1 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL
2.1.1 Khí tượng thủy văn
a) Khí hậu
(1) Chế độ nhiệt: ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới Bắc bán cầu, cận xích đạo, mang
tính chất nhiệt đới gió mùa, mặt khác lại là vùng đồng bằng ven biển nên khí hậu trong vùng có
sự pha trộn khí hậu hải dương với nền nhiệt độ cao và lượng mưa hàng năm dồi dào Chênhlệch nhiệt độ các tháng trong năm, giữa ban ngày và ban đêm không lớn, nhiệt độ tăng khoảng0,50C/30 năm Tổng nhiệt độ trung bình năm của vùng 9.500-10.0000C
(2) Chế độ bức xạ trung bình 110-170Kcal/cm2/năm Số giờ chiếu sáng cao và phân
bố tương đối đồng đều trong năm đây là điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất của cácngành kinh tế nói chung và NTTS nói riêng
(3) Độ ẩm không khí trung bình dao động từ 83-88% có xu hướng tăng dần từ Đông
sang Tây và từ Bắc xuống Nam, tuy nhiên sự chênh lệnh này không lớn
(4) Lượng mưa tập trong mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa của cả năm, góp
phần thau chua, rửa mặn rất tốt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đếntháng 4 năm sau
(5) Chế độ bốc hơi đạt 1.000-1.400mm/năm, thấp hơn lượng mưa có tác dụng tốt trong
giữ ẩm đất; tuy nhiên còn phụ thuộc tính phân mùa mưa, khô rõ rệt trong vùng
(6) Chế độ gió, giông, bão: Là vùng ít bão, gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa và
gió Đông Bắc thịnh hành vào mùa khô Có nhiều giông, xuất hiện từ tháng 4 -11 trong năm.Trung bình một năm có 100 -140 ngày giông
b) Chế độ thủy văn
(1) Hệ thống sông rạch
Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối hoàn toàn của sông
Mê kông Sông Mê Kông bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt Namrồi đổ ra Biển Đông; Sông Mê Kông thuộc địa phận Việt Nam được gọi là sông Cửu Long TừPhnom Penh (Cam-Pu-Chia), nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Namgọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang haysông Tiền), cả hai con sông này đều chảy vào khu vực Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam BộViệt Nam với chiều dài khoảng 220-250 km
Hệ thống sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ như sau:
Sông Hậu chảy qua tỉnh An Giang (Châu Đốc, Long Xuyên), làm ranh giới tự nhiên
giữa các tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ, Vĩnh Long và Cần Thơ, Hậu Giang và VĩnhLong, Trà Vinh và Sóc Trăng và đổ ra biển trước đây theo ba cửa: cửa Định An, cửa
Ba Thắc, cửa Trần Đề Khoảng thập niên 70 cửa Ba Thắc bị bồi lấp nên ngày nay sôngHậu chỉ còn hai cửa Đoạn rộng nhất của sông Hậu nằm ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh)
và huyện Long Phú (Sóc Trăng) khoảng gần 4 km
Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao ở giữa dòng, chảy qua các huyện Tân
Châu (An Giang), Hồng Ngự và Cao Lãnh (Đồng Tháp), các tỉnh Vĩnh Long, Trà
Trang 6Vinh, Bến Tre Đến huyện Cai Lậy (Tiền Giang) sông Tiền chia thành bốn sông đổ rabiển qua sáu cửa:
Sông Mỹ Tho: dài khoảng 45km, chảy qua thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) và
phía nam Tx Gò Công, ra biển qua cửa Đại và cửa Tiểu
Sông Hàm Luông: dài khoảng 70km, chảy qua phía nam tỉnh Bến Tre, đổ ra cửa
Hàm Luông
Sông Cổ Chiên: dài khoảng 82km, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre-Trà Vinh, đổ
ra biển qua cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu
Sông Ba Lai: dài khoảng 55km, chảy qua phía bắc tỉnh Bến Tre, đổ ra biển theo
(2) Dòng chảy và sự xói lở
Dòng chảy
Chế độ dòng chảy sông Mê Kông chia 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa kiệt Ở thượng lưu,mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc tháng 11, mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 5 Hàng năm,vào cuối tháng 7, nước lũ bắt đầu gây ngập ở ĐBSCL và mức lũ đạt cao nhất vào cuối tháng 9đầu tháng 10, sau đó hạ dần đến tháng 11-12 Thời kỳ nước lũ cũng là thời kỳ có mưa lớn ởĐBSCL, điều này làm tăng thêm mức độ ngập, tùy nơi thời gian ngập lụt kéo dài 2-4 tháng.Trong thời gian lũ dòng chính hạ lưu sông Mê Kông thuộc ven sông Tiền và sông Hậu chảytrên nền đáy bằng phẳng vùng đồng lụt ven sông-diện tích khoảng 1,2 triệu héc ta được tạo bởiphù sa có lớp bùn cát lỏng nên dòng sông dễ bị xói lở
90 điểm sạt lở với tổng chiều dài gần 170km với tốc độ sông lấn bờ hàng chục mét/ngày Còn ởĐồng Tháp, có 94 điểm sạt lở, dài 162 km, khoảng 3.000 hộ bị ảnh hưởng Vĩnh Long có 53điểm sạt lở, dài gần 38.000m, hàng trăm hộ nằm trong vùng nguy hiểm… Năm 2006, trên 33người thiệt mạng, nhiều dãy phố và hàng ngàn căn nhà bị cuốn trôi; 6 làng bị xóa sổ Trên3.200 ha đất biến mất, nhiều cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà cửa, bến phà… sụp xuốngsông; thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng
Mạng lưới sông-kênh-rạch thông nhau chằng chịt ở ĐBSCL khiến cho chế độ dòng chảy
ở đây rất phức tạp Hiện nay, hàng loạt hoạt động trên con sông Mê Kông, từ thượng nguồn đến
hạ lưu đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và hoạt động sống của dân cư nằm dọc cáccon sông
Trang 7(3) Chế độ thủy triều và sự xâm nhập mặn
Chế độ triều ven biển
ĐBSCL có chế độ triều tương đối khác nhau giữa vùng biển phía Đông (từ Vũng Tàuđến Cà Mau) và vùng biển phía Tây (Vịnh Thái Lan)
Khu vực biển phía Đông
Bờ biển phía Đông kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài 400 km chịu ảnh hưởng
rõ rệt của chế độ thủy triều bán nhật triều không đều, biên độ triều khá lớn trên 2 m, đạt tối đa
3,5 m Đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm) có thể lên đến 4 - 4,2 m Mỗi ngày có
2 lần triều lên và 2 lần triều xuống nhưng biên độ triều trong 2 lần khác nhau Trong mỗi chu kỳ1/2 tháng, có sự chênh lệnh đáng kể về biên độ kỳ nước cường Nước lớn thường xảy ra vàonhững ngày mồng 2 - 3 âm lịch, hoặc ngày 18 - 19 âm lịch Nước kém xảy ra vào thời gian giữa
2 kỳ nước cường (ngày 7 - 8 âm lịch hoặc 20 - 21 âm lịch)
Chế độ thủy triều nói trên diễn ra đều đặn suốt chiều dài 300 km dọc bờ biển, chỉ riêngđoạn gần đến mũi Cà Mau thì mới có sự biến động lớn về tính chất và biên độ của thủy triều
Khu vực biển phía Tây
Bờ biển phía Tây từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250 km Khu vực này chịu chi phối bởi
thủy với chế độ triều nhật triều không đều của vùng biển vịnh Thái Lan, đoạn gần mũi Cà Mau bị
ảnh hưởng của thủy triều biển Đông Triều phía Tây tiến vào đất liền qua các sông tự nhiên nhưsông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Cái Lớn, sông Cái Bé, và một số kênh đào Biên độ trungbình triều phía Tây nhỏ hơn 1 m, tối đa không quá 1,1 - 1,2 m, trung bình khoảng 0,7 - 0,8 m, đồngthời chênh lệch giữa các vùng về biên độ ít, song tính chất thủy triều lại có một số điểm khác nhau
về cơ bản ở một số vùng Ví dụ như khu vực Rạch Giá thuộc chế độ thủy triều hỗn hợp, nhưngnghiêng về bán nhật triều, với số ngày trong tháng có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống (tức chịuảnh hưởng chế độ nhật triều không đều thiên về bán nhật triều) Từ Rạch Giá đi về phía Hà Tiên thìtriều hỗn hợp lại thiên về nhật triều, với số ngày trong tháng có 1 lần dao động triều chiếm ưu thế
Sự truyền triều vào sông Cửu Long và bán đảo Cà Mau
Thủy triều biển Đông gia tăng biên độ khi tiến sát đến cửa sông và bắt đầu giảm dần khitruyền sâu vào đất liền Đặc biệt về mùa nước kiệt, ảnh hưởng của triều trong hệ thống sông rất lớn
Đi sâu vào khoảng 140150 km, độ lớn của triều giảm đi 50% và đến khoảng cách 200
-220 km, độ lớn của triều giảm đi 25% Tuy vậy, vào mùa kiệt, ở điểm cách cửa biển 200 kmngười ta vẫn ghi nhận được biên độ mực nước trên sông Cửu Long lên đến 1,4 m
Trên các sông rạch nhỏ, biên độ triều giảm nhanh dần, như trên sông Gành Hào, biên độtriều giảm đi 3,5 lần so với cửa biển Trong mùa lũ, ảnh hưởng của triều yếu đi, nhưng nó cũng
là một yếu tố làm mực nước lũ tăng cao
Tốc độ truyền sóng triều ở đây cũng giống như ở sông Hậu trung bình khoảng 25km/giờ Lưu lượng triều đạt giá trị cực đại vào tháng 4, thời gian này sóng triều có thể lan đếnCam-Pu-Chia, đi qua đoạn Mỹ Thuận-Tân Châu trên sông Tiền và Cần Thơ-Châu Đốc trênsông Hậu Trong các tháng 2 và 6 thì sự truyền thủy triều có giảm đi, triều chỉ có thể lên đếnCam-Pu-Chia khi xuất hiện kỳ nước cường trong chu kỳ 1/2 tháng Lưu lượng truyền triềutrung bình đo được tại Cần Thơ là 1.500 m3/s và tại Mỹ Thuận khoảng 1.600 m3/s Tổng lượngnước triều hằng năm qua Tân Châu và Châu Đốc lên đến gần 50 tỷ m3 nước Trong chu kỳ năm,tác động triều ở biển Đông mạnh nhất vào tháng 12 tới tháng 1, rồi yếu đi trong các tháng 3,tháng 4 rồi mạnh lại vào tháng 5 đến tháng 7 và yếu đi trong tháng 8 tới tháng 9 dương lịch
Sự truyền triều trong hệ thống ĐBSCL rất phức tạp, nhất là vùng Tứ giác Long Xuyên
và bán đảo Cà Mau Khu vực Cà Mau đóng một vai trò trung gian giữa 2 loại thủy triều
Trang 8vùng và gây phức tạp trong tính toán Các kênh Rạch Sỏi, kênh Cà Mau - Phụng Hiệp, cũngcó hiện tượng này Nhân dân gọi đây là "vùng giáp nước", các nơi này nước chảy chậm, bùn cátlắng đọng nhiều, Nói chung, các "vùng giáp nước" là nơi không thuận lợi cho các hoạt độngNông nghiệp - Thủy sản và cải tạo đất nếu so sánh với các vùng có dòng chảy mạnh, biên độtriều lớn và chất lượng nước tốt.
Sự xâm nhập mặn
Do vị trí địa lý tự nhiên nên ĐBSCL bị ảnh hưởng mặn cả từ phía Đông và biển phíaTây Do chế độ bán nhật triều không đều ở biển Đông, nên việc truyền mặn từ các vùng biểnnày vào các cửa sông cũng theo nhịp điệu của quá trình triều: tại một vị trí cố định, trong ngàythường có 2 đỉnh mặn và 2 chân mặn, thường thì quá trình mặn chậm hơn quá trình mực nướckhoảng 1-2 giờ, độ mặn cũng giảm dần từ cửa sông vào sâu trong nội địa Vào cuối mùa lũ, khinguồn nước từ thượng lưu về trong sông giảm dần, mặn từ biển bắt đầu lấn dần vào vùng cửasông và theo triều xâm nhập vào sâu lên thượng lưu
Mức độ xâm nhập mặn lớn nhất là vào tháng 4-5 hàng năm trên các nhánh sông, sau đógiảm dần theo thứ tự: tháng 3, tháng 2, tháng 1, tháng 6, tháng 8, tháng 9 và yếu nhất là tháng
10 Từ tháng 6, do ảnh hưởng của sự gia tăng nước ngọt thượng nguồn vào những tháng đầumùa lũ và mùa mưa tại đồng bằng, nước mặn bị đẩy ra xa vùng ven biển
Xâm nhập mặn 10‰ ảnh hưởng mạnh nhất trên sông Vàm Cỏ Đông đến Bến Lức vàVàm Cỏ Tây đến Tân An
Hiện các hệ thống cống trong hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp từ Giá Rai trở xuốngđược đóng mở theo yêu cầu của hoạt động NTTS phía trong cống, đả bảo độ mặn lớn nhất ở NinhQuới không được vượt quá 4‰ Đáng chú ý nhất là sự xâm nhập mặn ở vùng Bán đảo Cà Mau, vìngay khi mùa mưa chấm dứt, vào tháng 12-1, ảnh hưởng của mặn đã rất đáng kể
Vùng ĐBSCL có 3 khu vực nhiễm mặn đáng chú ý, đó là: vùng mặn sông Vàm Cỏ,vùng Bán đảo Cà Mau, vùng ven biển phía Tây của Tứ Giác Long Xuyên
(i) Vùng mặn sông Vàm Cỏ:
Đây là vùng chuyển tiếp từ ĐBSCL sang Đông Nam Bộ, do lưu lượng nước ngọt saukhi được tiêu thụ trên khắp đồng bằng còn thừa để chảy ra cửa sông rất nhỏ, mà lòng sông VàmCỏ lại rộng và sâu, nên trong mùa khô, sau khi tháo hết nước lũ, thủy triều truyền vào sâu trênsông Vàm Cỏ Tây, và mặn xâm nhập rất sâu Ngay từ đầu tháng 2 hàng năm, độ mặn 3‰thường lên quá Tân An, cách cửa sông trên 80km; tháng 4, độ mặn 3‰ lên đến Tuyên Nhơncách cửa sông 110km, sâu hơn so với sông Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu (khoảng 55km).Đến tháng 6, khi có mưa trên Đồng Tháp Mười, và lưu vực ở phía trên, nước chua chảy xuốngnhiều thì Tân An trở xuống mới giảm độ mặn Xét trên cả 2 con sông Vàm Cỏ Đông và VàmCỏ Tây, thế cân bằng đẩy mặn và nhiễm mặn hiện đang rất bấp bênh, thiếu ổn định và dễ trởthành bất lợi nếu không đảm bảo cân đối lượng nước cần dùng với lượng nước ngọt chảy đến,xét trên một miền rộng lớn
(ii) Vùng bán đảo Cà Mau:
Đây là vùng được xem xâm nhập mặn đặc biệt nghiêm trọng Là vùng đất mũi, 2 phía tiếpgiáp với 2 chế độ triều khác nhau, nằm ở khu vực các hệ sông tiêu nội địa nối thông 2 biển, trênvùng đất bằng phẳng - thấp ở trung tâm bán đảo không được tiếp nước ngọt từ sông Cửu Long mà.Chế độ xâm nhập mặn vùng này chịu ảnh hưởng của sự nhiễm mặn từ sông Cái Lớn và hệ thốngđẩy mặn của một loạt kênh trên miền Tây sông Hậu (từ Cái Sắn đến Xà No) Trước khi thực hiệnchương trình ngọt hóa (1990-1992) thì vùng Bán đảo Cá Mau rất ít nhận được nước ngọt từ sôngHậu dẫn vào Tuy nhiên, thời kỳ này, điều kiện dùng nước trong mùa khô chưa quá nhiều nên sựxâm nhập từ biển Tây vào cuối các con kênh còn chưa sâu và chưa nghiêm trọng: các huyện GiồngRiềng, Gò Quao, Châu Thành, Tân Hiệp (Kiên Giang) bị ảnh hưởng không nghiêm trọng và thời
Trang 9nhất vào khoảng 24-30‰ thì ở trạm Xẻo Rô (cửa sông Cái Lớn), trạm Tắc Cậu (cửa sông Cái Bé),
độ mặn tương ứng chỉ 12-14‰ Hiện nay, 11/12 cống ngăn mặn chủ yếu của dự án ngọt hóa đãhoàn thành, tạo điều kiện cho dẫn ngọt sâu hơn xuống phía Nam Quản Lộ - Phụng Hiệp, còn vùngphía Bắc Quản Lộ - Phụng Hiệp, do chưa ngăn mặn nên diễn biến mặn khu vực Chắc Băng, ThớiBình, Vĩnh Thuận, Ngã Ba Đình… khá phức tạp
Đặc biệt với vùng Nam BĐCM thuộc 3 huyện: Đầm Dơi, Cái Nước, Ngọc Hiển (CàMau) với diện tích hơn 300.000ha, quá xa nguồn nước ngọt sông Hậu, mực nước ngầm ở tầngsâu, trữ lượng không lớn nên nguồn ngọt chủ yếu có từ nước mưa tại chỗ Hầu như quanh nămvùng này đều bị ảnh hưởng của độ mặn 4‰, mùa kiệt thì vùng được bao phủ bởi nước có độmặn 15-20‰, mùa mưa thì nước có độ mặn 5‰ cũng chiếm diện tích đáng kể
Hiện nay, với yêu cầu phát triển NTTS, các cống ngăn mặn này được chuyển sang mụcđích “kiểm soát mặn”, nghĩa là điều tiết mặn sao cho thích hợp với việc NTTS Hệ thống ngănmặn nội đồng vì thế cũng thay đổi cho thích hợp tương ứng
(iii) Vùng phía Tây của Tứ Giác Long Xuyên:
Là vùng nằm dọc theo kênh Rạch Giá - Hà Tiên, bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mặnphía biển Tây Vùng này có các kênh tiếp nước đều xuất phát từ miền nước ngọt của sông Hậu,
độ mặn ở đây được quyết định chủ yếu bởi khả năng tải nước của các kênh dẫn và lượng nước
đã dùng trên dọc các tuyến kênh đó
Hiện nay, một loạt cống tiêu lũ, ngăn mặn được xây dựng dọc theo bờ biển phía Tây củaTGLX theo chương trình kiểm soát lũ TGLX, khi đỉnh triều cao các cống tự động đóng lại, hầunhư hạn chế mặn xâm nhập từ phía Biển Tây vào kênh Rạch Giá - Hà Tiên và TGLX
Vùng ven biển ĐBSCL thường xuyên bị nhiễm mặn, hàng năm khoảng 6-9 tháng liêntục bị ảnh hưởng độ mặn trên 4‰ Những năm gần đây, khi có hệ thống công trình thủy lợivùng mặn, diện tích được ngọt hóa tăng lên nhanh, đáng kể nhất là Gò Công, Bắc Bến Tre,Măng Thít, và dự án ngọt hóa Quản Lộ - Phụng Hiệp
(4) Chế độ ngập, lũ
Hàng năm sông Cửu Long chuyển trên 500 tỷ m3 nước ra đến biển với lưu lượng bìnhquân là 13.500 m3/s, trong đó 3/4 lưu lượng được đưa về trong mùa mưa lũ kéo dài 5 tháng từtháng 5 đến tháng 10 hằng năm (mùa lũ), 1/4 lượng nước đưa ra biển trong 7 tháng còn lại (mùakiệt) Lưu lượng cực đại trên sông hằng năm vào tháng 9, tháng 10 và lưu lượng đạt cực tiểuvào tháng 4 Mặc dầu sông Cửu Long có lưu lượng và tổng lượng nước khá lớn nhưng các đặctrưng dòng chảy khác không lớn lắm do lưu vực của sông khá rộng
Lưu lượng nước mùa lũ:
Tổng lưu lượng lũ trung bình/ngày ở ĐBSCL (Qvđb) khoảng 38.000-40.000 m3/s, Qvđblớn nhất có thể đạt 40.000-45.000 m3/s, trong đó:
+ Vào sông Tiền: 25.000-26.000 m3/s, chiếm 75-80% tổng lưu lượng lũ, sau đó theo sôngTiền qua cù lao Tứ Thường vào rạch Hồng Ngự (5-10%) sau đó quay lại sông Tiền
+ Vào sông Hậu: 7.000-8.000 m3/s, chiếm 15-20% tổng lưu lượng lũ
+ Lũ tràn qua biên giới: 8.000-12.000 m3/s, chiếm 20-25% tổng lưu lượng lũ, gây ngập lũ
ở Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên
Diễn biến ngập - lũ:
Đầu lũ: thông thường từ tháng 7, mực nước tại Tân Châu và Châu Đốc đã gia tăng
nhanh chóng, cộng với mưa nội đồng lớn làm xuất hiện ngập lũ ở khu vực đầu nguồn ĐBSCL
Trang 10Đỉnh lũ: mực nước lũ cao nhất trong năm thường xuất hiện trong thời gian từ hạ tuần
tháng 9 đến trung tuần tháng 10 (20/9 đến 10/10) với tần suất cao hơn vào thượng tuần tháng 10(1-10/10) Trung bình 2 năm có một năm lũ vượt quá mức báo động III (trên 4.5m tại TânChâu) Chênh lệnh mực nước lũ nhiều năm tại Châu Đốc là 2,24m và tại Tân Châu là 1,99m
So với lũ ở thượng lưu sông Mê Kông, thì ở sông Tiền và sông Hậu diễn ra hiền hòahơn: khi lũ ở Kratie (Cam-Pu-Chia) đạt trên dưới 10m thì biên độ lũ tại Tân Châu, Châu Đốccũng chỉ khoảng 3,5-4,0m
Thời gian duy trì mực nước trên 3,0m tại Châu Đốc và trên 3,5m tại Tân Châu khoảng 3tháng đối với năm lũ lớn và 2 tháng đối với năm lũ trung bình Thời kỳ lũ lớn, cường suất lũ chỉ
ở mức 3-4 cm/ngày trên dòng chính và 2-3 cm/ngày trong nội đồng
Lũ ở ĐBSCL thường là lũ một đỉnh, đạt lớn nhất vào khoảng nửa đầu tháng 10 Đôi khixuất hiện đỉnh lũ trong tháng 8 hoặc đầu tháng 9, sau đó giảm đi chút ít rồi tăng trở lại và đạtlớn nhất trong năm vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 Những năm lũ kép thường là lũ lớn, thờigian duy trì mức nước cao kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng ở ĐBSCL
Đỉnh lũ Tân Châu thường sớm hơn Châu Đốc 3-5 ngày, đỉnh lũ Châu Đốc sớm hơn đỉnh
lũ Long Xuyên 5-7 ngày, đỉnh lũ Long Xuyên sớm hơn đỉnh lũ Cần Thơ 15-20 ngày Nhữngnăm lũ lớn, nếu đỉnh lũ xảy ra vào thời kỳ triều cường biển Đông thì tình hình ngập lũ càngnghiêm trọng ở ĐBSCL, vùng Tây sông Hậu cũng nằm trong tình hình đó
Lũ rút: từ tháng 11 trở đi, lũ bắt đầu rút với cường suất cao là 2-4 cm/ngày.
2.1.2 Tài nguyên đất, nước
a) Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Quy Hoạch - Thiết kế Nông nghiệp trên bản
đồ đất tỉ lệ 1/250.000, Đồng bằng sông Cửu Long có các nhóm đất chính sau:
Đất cát: được hình thành chủ yếu trên các giồng cát biển, phân bố từng dãy vòng cung, songsong với đường bờ thuộc các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh Những dãy cát giồng và các vùng trũng giữagiồng là dấu vết của quá trình đồng bằng tiến ra biển và quá trình tác động của sóng gió Càng vàosâu trong nội địa, giồng cát càng thấp do đỉnh bị bào mòn và tràn lấp xuống các rãnh trũng giữagiồng (giồng Trung Hiếu, Vũng Liêm, Cửu Long) Có nhiều nơi đã phát hiện các giồng cát bị lấphoàn toàn dưới lớp phù sa như ở Gò Công Đông, Gò Công Tây (Tiền Giang)
Do có địa hình cao nên các vùng đất cát giồng đã được khai thác từ lâu và thường đượcchọn làm địa điểm tập trung dân cư với các vườn cây ăn trái; và là nơi xây dựng các công trìnhvăn hóa của các khu dân cư đầu tiên khai phá vùng đồng bằng Những giồng cát phân bố gầnbiển thường có thời gian hình thành trẻ hơn
Trang 11tưới, cải tạo thủy lợi, ngọt hóa đồng ruộng đã phát huy tác dụng cải thiện điều kiện sản xuấtNông nghiệp vùng ven biển ĐBSCL.
Đất phèn: chiếm gần phân nửa diện tích vùng, phân bố chủ yếu ở các vùng trũng nhưĐồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Tây sông Hậu
Đất phèn trên Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên được hình thành trên nhữngvùng đồng lũ kín, được bao bọc bởi đầm mặn phù sa cổ ở phía Bắc, sông Tiền ở phía Tây vàthềm cao của đồng bằng ven biển ở phía Đông và Đông Nam Tại vùng này, tầng sét bùn tíchlũy Pyrite nằm sát lớp đất mặt, khi bị ô xy hóa sẽ hình thành các loại đất phèn nặng với hàmlượng chất độc cao, khó cải tạo Thực tế ở Đồng Tháp Mười cho thấy, nếu cung cấp đủ nướcngọt để rửa phèn thì việc đào kênh hoặc đắp đê chỉ gây ra tình trạng chua hóa nghiêm trọng 2năm đầu, sau đó độ chua (pH) sẽ giảm nhanh
Vùng Tứ Giác Long Xuyên là vùng đồng lũ hở do tiếp giáp trực tiếp với vịnh Thái Lan, hình thành những vùng đầm lầy cổ không được bồi tụ Đất phèn vùng này có hàm lượng hữu cơbán phân giải rất lớn và tạo thành những đầm than bùn chạy theo những nhánh sông cổ tìm thấy
ở Hà Tiên - Hòn Đất (Kiên Giang)
Vùng Bán đảo Cà Mau, đất phèn hình thành trên trầm tích sông biển hỗn hợp chứaPyrite bị phủ một lớp trầm tích sông mỏng phía trên, do đó trường có chất độc không cao,Ngoài ra, do quá trình canh tác lâu đời, đất phèn vùng này đa số đã được ngâm chiết và rửa trôi,khả năng gây độc thấp, đất thường bị nhiễm mặn vào mùa khô bởi nước biển tràn vào sôngrạch Ở một số khu vực, đất phèn hình thành nên các dạng bưng, đìa (U Minh Thượng, U MinhHạ) có lượng Pyrite tích lũy trong lớp sét hữu cơ rất cao, đôi khi tạo thành lớp than bùn dày như
ở U Minh (1-4m)
Hiện nay, đất phèn ở vùng ĐBSCL đang được tích cực cải tạo với nhiều biện pháp nhằm
mở rộng hoạt động sản xuất Nông nghiệp-Thủy sản như: dẫn tưới vùng nhiễm phèn, trồng rừngTràm, bón vôi nhằm cải thiện độ chua có trong đất phèn…
Đất phù sa: phân bố dọc hai bờ sông Tiền và sông Hậu Về cơ bản đất phù sa thườngphân bố ở các địa hình có cao trình cao hơn các loại đất phèn, đất mặn Các loại đất phù sa ởĐBSCL được phân bố như sau:
Đất phù sa được bồi: 83.914ha, là các giải đất thấp ven sông và phần lớn các đảo giữasông, chủ yếu có ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ
Đất phù sa không được bồi: 96.885ha, là các giải đất phù sa cao ven sông, chủ yếu có ởcác tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ
Đất phù sa Glây: 355.646ha, là đất phù sa không được bồi có quá trình glây trong phẫudiện đất, thể hiện ở hình thái phẫu diện có tầng đất sét màu xanh, có ở hầu hết các tỉnhtrừ Cà Mau, Bạc Liêu
Đất phù sa loang lổ: 648.412ha, là đất phù sa không được bồi, có tầng sét loang lổ đỏvàng, có ở hầu hết các tỉnh
Đất phù sa được bồi hàng năm là loại đất được đánh giá là tốt nhất cho sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là cho canh tác lúa Do phân bố gần các nguồn nước, có thành phần cơ giớinặng, chủ yếu là sét, vùng đất phù sa thích hợp cho việc xây dựng ao-hồ phục vụ mục đíchNTTS
Đất lầy-than bùn: phân bố tập trung ở vùng trũng U Minh thuộc Kiên Giang và Cà Mau,
và một số diện tích rải rác ở vài nơi trong vùng Tứ Giác Long Xuyên Độ dày lớp than bùn rấtkhác nhau ở các vùng khác nhau, có nơi chỉ dày trên dưới 1m như than bùn ở vùng Tứ GiácLong Xuyên, nhưng có nơi lớp than bùn rất dày như ở rừng U Minh
Trang 12Đất đỏ vàng và đất xói mòn: có diện tích nhỏ, phân bố tại vùng núi Thất Sơn thuộc AnGiang và rải rác ở khu vực đồi núi của Kiên Giang Các loại đất này cần được trồng rừng đểtránh xói mòn đất và bảo vệ cảnh quan môi trường.
b) Tài nguyên nước
- Nước mặt:
ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Kông và nước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưngtheo mùa một cách rõ rệt Lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua Đồng bằng sôngCửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa Chính lượng nước vàkhối lượng phù sa đó trong quá trình bồi lắng đã tạo nên Đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay
ĐBSCL có hệ thống sông kênh-rạch-lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọtquanh năm Về mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Kông là nguồn nước mặt duy nhất
Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồngbằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông Về mùa
lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt
đã có biểu hiện ô nhiễm hữu cơ, ammonia tổng số là 0,5mg/l
Khu vực ao nuôi thuộc huyện Thốt Nốt-Cần Thơ, các ao nuôi đều chứa hàm lượngammonia tổng khá cao (3-4,5mg/l)
2.1.3 Môi trường nước
Theo kết quả phân tích mới nhất của Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và phòngngừa dịch bệnh thủy sản khu vực Nam bộ về chất lượng nước đầu nguồn và hạ nguồn sông Tiền,sông Hậu ở cuối năm 2005, đầu năm 2006:
- Nhánh sông Hậu: Chất lượng nước có chiều hướng giảm dần từ
thượng nguồn xuống hạ nguồn vào tháng đỉnh điểm lũ năm 2005 Các chất chỉ thị ônhiễm hay tình trạng phú dưỡng như sulfite, nitrat và sắt II đều tăng dần khi xuống hạnguồn và vượt quá yêu cầu chất lượng nước cho nuôi cá nước ngọt
- Nhánh sông Tiền: Chất lượng nước ngay ở thượng nguồn sông Tiền
cũng bị ô nhiễm hữu cơ (sulfite, nitrit, ammonia tổng số, nitrat, phosphat) nhiều hơnsông Hậu Trong đó, hàm lượng nitrat và phosphat đang trong tình trạng phú dưỡng
- Khu vực nuôi bè: Chất lượng nước trong các bè nuôi không khác biệt
nhiều so với chất lượng nước cấp (khu vực ngoài bè), các yếu tố như pH, độ kiềm, độtrong hầu như không thay đổi, nồng độ ammonia tổng số cao hơn một chút
+ Không có phèn tiềm tàng trong đất
+ Trao đổi nước tốt
+ Chất lượng nước tốt, ổn định
+ Độ mặn dưới 4‰
Trang 132.1.4 Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá tra vùng ĐBSCL
Điều kiện tự nhiên vùng ĐBSCL có những thuận lợi và khó khăn để phát triển nuôi cáTra như sau:
Hơn 30% diện tích của ĐBSCL là đất phù sa, được xem là vùng đất thích nghi cao đốivới việc nuôi cá Tra Loại đất này phân bố tập trung ở các vùng dọc sông Hậu, sông Tiền, thuộcđịa phận các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long… Tuynhiên, gần phân nửa diện tích vùng ĐBSCL là vùng đất nhiễm phèn với nhiều mức độ khácnhau, trong đó đất phèn hoạt động là 1.178.396ha (chiếm 30% diện tích ĐBSCL), được xem làvùng không thích hợp đối với nuôi cá Tra, điều này đã giới hạn việc mở rộng diện tích tiềmnăng cho đối tượng này Gần đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp với mục đíchrửa phèn, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật (bón vôi…) nên một số vùng nhiễm phèn nhẹ vẫncó thể phát triển nuôi cá tra, được xem là vùng đất tương đối phù hợp, tiêu biểu như vùng ĐồngTháp Mười
Nguồn nước cấp cho nuôi cá Tra vùng ĐBSCL được lấy chủ yếu từ sông Tiền, sôngHậu và hệ thống kênh rạch nhánh của 2 con sông này Đối với việc phát triển nuôi cá Tra cầnchú ý 2 đặc điểm quan trọng là chế độ triều và sự nhiễm mặn
Chế độ triều hay biên độ dao động của thủy triều tác động cả về mặt môi trường nướclẫn mặt kinh tế, đặc biệt trong nuôi cá tra thịt trắng Biên độ triều càng lớn, khả năng tải chấtthải của sông-kênh-rạch càng cao, đồng thời giảm được đáng kể chi phí cho việc cấp và thoátnước cho ao nuôi cá Tra Biên độ triều trong các hệ thống sông-kênh-rạch vùng ĐBSCL chịuảnh hưởng từ việc truyền triều ở vùng biển phía Đông và vùng biển phía Tây
Như vậy, xét về biên độ triều trong việc phát triển nuôi cá Tra, vùng bán đảo Cà Mau và
Tứ Giác Long Xuyên có điều kiện rất hạn chế để phát triển đối tượng này Trong khi đó, cácvùng dọc 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi đối tượng này
tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông, cụ thể: khu vực cách biển ~100km thì có biên độtriều thích hợp tốt để nuôi cá Tra cả trong mùa lũ và mùa kiệt, khu vực ~100-200km thì có biên
độ triều khá thích hợp việc nuôi cá Tra trong mùa kiệt, còn khu vực > 200km thì mức độ thíchhợp kém Vùng có các kênh trục ngang dẫn trực tiếp từ 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu, ngoàiviệc xét khoảng cách đến biển Đông, thì mức độ thích hợp tốt đối với việc nuôi cá Tra cũng tỉ lệnghịch với khoảng cách đến 2 con sông nói trên
Tuy nhiên, có một sự ngăn cản cho sự phát triển đối tượng này cho các vùng ven biểndọc theo các nhánh sông của hệ thống sông Cửu Long, đó là sự xâm nhập mặn Độ mặn lớn hơn4‰ được xem là không thích hợp cho việc phát triển đối tượng này Các vùng dọc theo cácnhánh hệ thống sông Cửu Long cách biển khoảng 20-35km sẽ có đường đẳng mặn 4‰ quanhnăm, cá biệt có năm có thể lấn sâu đến 50-60km Đi dọc theo hướng các nhánh sông Cửu Long,
độ mặn giảm dần và tỉ lệ nghịch với khoảng cách đến biển Đông Nhưng điều này còn phụthuộc vào lưu lượng nước phân bố giữa các nhánh sông cũng như chế độ lũ Cụ thể như, vàokhoảng tháng 2 hàng năm, độ mặn 3‰ thường lên quá Tân An, cách cửa sông trên 80km; tháng
4, độ mặn 3‰ lên Tuyên Nhơn cách cửa sông 110km, sâu hơn so với sông Hàm Luông, CổChiên và sông Hậu (khoảng 55km) Đến tháng 6, khi có mưa trên Đồng Tháp Mười, và lưu vực
ở phía trên, nước chua chảy xuống nhiều thì từ Tân An trở xuống mới giảm độ mặn
Vùng có nguồn nước nhiễm mặn cao vượt quá ngưỡng thích nghi của cá Tra thì sẽ bấtlợi cho việc phát triển nuôi đối tượng này Nhưng sự xâm nhập mặn này, đối với các vùngnhiễm mặn nhẹ (dưới ngưỡng tối ưu) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọttrong mùa lũ, lại là vùng có ưu thế hơn trong việc nuôi cá Tra, so với các vùng ngọt hoàn toànphía thượng lưu sông Tiền, sông Hậu Ưu thế này được thể hiện qua việc ít bị dịch bệnh ở đốitượng cá Tra, do môi trường nước mặn một thời gian có khả năng gây kìm hãm nhiều tác nhân
Trang 14Ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động chính lên việc phát triển nuôi cá Tra nhưtrên, ĐBSCL còn đối mặt với một số khó khăn như: tình trạng xói lở đất dọc 2 con sông Hậu,sông Tiền do sự thay đổi dòng chảy, gây thiệt hại cho các công trình thủy sản, nhà ở; chất lượngmôi trường nước có chiều hướng giảm do sự phát triển ngành công nghiệp, cũng như sự pháttriển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua… Các yếu tố khó khăn này, nếu không cóbiện pháp khắc phục kịp thời, có nguy cơ trở thành các tác nhân chính gây kìm hãm sự pháttriển nuôi đối tượng có giá trị kinh tế cao này.
2.2 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA VÙNG ĐBSCL
2.2.1 Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và lao động
Diện tích ĐBSCL năm 2006 là 40.604,7 km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước và dân số
chiếm 21,5% dân số của cả nước, với dân số khoảng 17.415.500 người và mật độ dân số vùng
2.2.2 Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất
Diện tích đất sử dụng toàn vùng ĐBSCL tính đến năm 2006 là khoảng 40.604 km2,trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 63,4% diện tích (25.759km2) Trongđó, 5 tỉnh có diện tích đất Nông nghiệp lớn nhất lần lượt là Kiên Giang, Long An, An Giang,Đồng Tháp và Sóc Trăng
Diện tích mặt nước NTTS toàn vùng ĐBSCL thống kê được năm 2006 đạt khoảng699,2 ha Trong đó, 6 tỉnh đứng đầu về diện tích mặt nước NTTS là Cà Mau, Bạc Liêu, KiênGiang, Sóc Trăng và Trà Vinh, đều là những tỉnh có phong trào nuôi thủy sản mặn lợ chiếm ưuthế Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL tăng liên tục và có tốc độ tăng trưởngkhá cao (bình quân 7,81%/năm), trong đó 3 tỉnh có tốc độ tăng trưởng diện tích nhanh nhất, đó
là Long An, Kiên Giang và Bạc Liêu
Về cơ cấu GDP, giai đoạn 2000-2006 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu giữa các vùngkinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng GDP của Khu vực I (NN-LN-TS) và tăng dần tỷ trọng khuvực kinh tế II và III Sự chuyển dịch này phù hợp với chính sách chuyển dịch kinh tế của Nhànước trong giai đoạn vừa qua, khuyến khích phát triển công nghiệp-xây dựng thương mại-dịch
vụ Tuy có sự chuyển dịch này, khu vực Nông-Lâm-Thủy sản vẫn có tốc độ tăng trưởng GDPgiai đoạn 2000-2006 khá tốt (bình quân 6,9%) và đạt giá trị 44.809 tỷ đồng, chiếm 43,64% tỷtrọng GDP, vẫn là khu vực kinh tế chiếm ưu thế trong tổng thể kinh tế vùng (số liệu thống kê
Trang 15Các tỉnh có giá trị GDP cao năm 2006 của ĐBSCL là Kiên Giang, Đồng Tháp, SócTrăng, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và An Giang.
Xét riêng khu vực kinh tế Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản, cũng cho thấy sự chuyểndịch theo xu hướng giảm giảm tỷ trọng đối với ngành Nông nghiệp và tăng tỷ trọng đối vớingành Thủy sản Tốc độ tăng trưởng GTSX của ngành Thủy sản giai đoạn 2000-2006 đạt15,0%, so với tốc độ 1,4% của ngành Nông nghiệp Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp vẫn chiếmtỷ trọng đáng kể (62,5%) trong tổng GTSX của khu vực kinh tế này
Các tỉnh có GTSX ngành thủy sản đứng đầu vùng ĐBSCL bao gồm: Cà Mau, KiênGiang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang
2.2.4 Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Giao thông thủy trong ĐBSCL vẫn là thế mạnh; khối lượng hàng hóa được vận chuyểnbằng đường thủy chiếm tới 90% tổng lượng hàng hóa được vận chuyển Hai tuyến đường thủychính là Tp HCM đi Cà Mau và Tp HCM đi Kiên Lương đảm nhiệm tới 70-80% tổng hàng hóavận chuyển bằng đường thủy Giao thông đường bộ cũng có sự tăng trưởng nhanh, song so với cácvùng miền khác vẫn còn lạc hậu hơn, còn nhiều cầu tạm, vẫn còn khoảng 20 xã chưa có đường ô tôđến trung tâm xã, và hệ thống đường giao thông liên xã, liên ấp còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất làvới những địa phương vùng sâu, xa và lại vô cùng khó khăn trong mùa ngập lũ
b) Điện - nước
Ngành điện đã xây dựng bổ sung 4 tổ máy với công suất 37,5 MW, đồng thời với hệthống đường dây trung và hạ thế đã đưa điện về đến 100% số huyện trong vùng, 1.215/1.239 số
xã có điện lưới quốc gia, khoảng 75% dân số ĐBSCL đã dùng điện lưới; vẫn còn khoảng 2% số
xã chưa có điện lưới và khoảng 25% số hộ chưa dùng hoặc không có khả năng về tài chính đểdùng điện Năm 2004, số hộ ở ĐBSCL không có nước sạch dùng trong sinh hoạt chiếm khoảng42%, còn nhiều yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước
c) Hiện trạng về hệ thống thủy lợi
Giai đoạn 1996-2000, ngành thủy lợi đã đầu tư trên 4.000 tỷ đồng cho các công trìnhthủy lợi và chống lũ trong đó vốn ngân sách Nhà nước trên 3.000 tỷ đồng Đã xây dựng mộtloạt hệ thống công trình thủy lợi, tạo điều kiện khai hoang thêm khoảng 100.000 ha đất canhtác, chuyển vụ hơn 2000 ha, đưa diện tích lúa từ 3,19 triệu ha năm 1995 lên 3,92 triệu ha năm
2000 Toàn vùng đã lập quy hoạch cho 105 đô thị loại 5 trở lên, 1.132 trung tâm cụm xã, đã quyhoạch 5 tuyến dân cư quan trọng nhất ở vùng ngập lũ
Thực hiện Quyết định QĐ 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, GĐ 2000-2004 tổngvốn để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của toàn vùng ĐBSCL là 114.000 tỷ đồng, trong đóvốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước của TW trên 13,4 ngàn tỷ đồng, nguồn ngân sách dođịa phương quản lý trên 23,6 ngàn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với thời kỳ 5 năm trước Riêng vềthủy lợi đã đầu tư trên 3,3 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn do Bộ NN&PTNT quản lý là 1,6 nghìn tỷđồng, vốn do địa phương quản lý là 1,7 nghìn tỷ đồng Đã triển khai trên 100 công trình thủylợi và hoàn thành khoảng 70% số công trình Tuy nhiên các công trình thủy lợi trong vùng chưađáp ứng nhu cầu nước trong NTTS
d) Hệ thống bưu chính viễn thông
Dịch vụ bưu điện tương đối phát triển, đến cuối 2006 đã có được 1.723.591 thuê bao ở1.239/1.360 xã, phường của toàn vùng Đã phát sóng các mạng thông tin di động đến tất cả cáchuyện thị và hầu hết các xã trong vùng Đã xây dựng và đưa vào sử dụng 1.367 điểm bưu cục vàbưu điện văn hóa xã cùng khoảng 55.000 thuê bao internet đều khắp trên toàn vùng, góp phần cung
Trang 16e) Giáo dục-y tế
Đã có sự cải thiện lớn song còn lạc hậu với vùng ĐNB và chưa đạt chuẩn quốc gia, đặcbiệt ở vùng sâu vùng xa, cồn bãi, nơi đó thường có hộ nuôi cá tra
2.3 ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở VÙNG ĐBSCL
Nhìn chung, vùng ĐBSCL có điều kiện KT-XH tương đối thuận lợi cho việc phát triểnngành Thủy sản, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá tra Với nguồn lao động dồi dào, chất lượngngày càng được nâng cao, sẽ rất thuận lợi cho việc mở rộng qui mô và áp dụng các kỹ thuật tiêntiến vào sản xuất Xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế (từ Nông nghiệp sang Thủysản) cũng phản ánh vai trò và tiềm năng phát triển của ngành thủy sản vùng ĐBSCL
Phát triển nuôi theo hình thức công nghiệp cá tra đòi hỏi phải có sự đáp ứng cao hơn về hệthống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cung cấp về điện và giao thông Mặc dù hệ thống điện và giao thôngvùng ĐBSCL đã được cải thiện trong thời gian qua, nhưng mới chỉ đáp ứng phần so với nhu cầusản xuất Việc thiếu hụt điện trong thời gian gần đây không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng nuôi
và còn ảnh hưởng đến các nhà máy chế biến thức ăn và chế biến sản phẩm thủy sản
Nuôi cá tra đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi điều kiện kinh tế-xã hội của người dântrong vùng chưa cao, chưa đủ tiềm lực để đầu tư vào sản xuất; do đó cần có chính sách kêu gọicác doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất; hệ thống ngân hàng cho vay vốn để người dân có thểhoạt động sản xuất, nhằm khai thác lợi thế tiềm năng và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xãhội chung của vùng
Trang 17PHẦN III HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 1997-7/20083.1 TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
3.1.1 Trên thế giới
Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia vàViệt Nam Đây là loài cá được nuôi ở hầu hết ở các nước Đông Nam Á và là một trong các loài
cá nuôi quan trọng của khu vực này (đặc biệt ở Việt Nam) Bốn nước trong khu vực hạ lưu sông
Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do cónguồn cá giống tự nhiên khá phong phú Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3loài thuộc họ cá tra, chỉ có 2% là cá basa và cá vồ đém, sản lượng cá tra nuôi chiếm một nửatổng sản lượng các loài cá nuôi của cả nước Tại Thái Lan, trong số 8 tỉnh nuôi cá nhiều nhất,có đến 50% số trại nuôi cá tra Một số nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia cũng đãnuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước
Trong giai đoạn phát triển này, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về cá tra:Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng với các điềukiện môi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến tỉ lệ sống và tốc độ tăngtrưởng,… Đây là những nghiên cứu rất có giá trị, là cơ sở để nghề nuôi cá tra phát triển mạnh,đạt được những kết quả như ngày nay
Việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu nuôi đã mở ra khảnăng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
3.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ TRA Ở ĐBSCL
3.2.1 Diễn biến diện tích và số lượng lồng bè nuôi cá tra
(1) Diễn biến diện tích nuôi
Diện tích nuôi cá tra trong vùng liên tục được mở rộng và thực sự phát triển đại trà ởhầu hết tất cả các tỉnh thành của vùng ĐBSCL trong năm 2005 Vào năm 1997, cá tra mới chỉđược nuôi ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, với diện tích 1.290 ha; đến năm 2002 nuôi cá tra đãphát triển ở 5 tỉnh với diện tích tăng lên 2.413,2 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tíchgiai đoạn 1997-2002 là 13,34%/năm
Loại hình nuôi cá tra thâm canh trong ao, đăng quầng (chủ yếu nuôi ao) phù hợp vớinhững ưu điểm về đặc tính sinh học của cá tra và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi Với
sự phát triển nuôi tự phát, thiếu quy hoạch nên diện tích liên tục gia tăng Đến năm 2003, diệntích nuôi là 2.792,4 ha, tăng nhanh vào năm 2007 lên tới 5.429,7 ha; tốc độ tăng trưởng bìnhquân giai đoạn 2003-2007 là 18,1%/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 11 năm (1997-
Trang 18Năm 2007, Tp.Cần Thơ có diện tích nuôi cá tra cao nhất trong vùng là 1.569,9 ha,chiếm 29%; kế đến là tỉnh An Giang với diện tích nuôi là 1.393,8 ha, chiếm 25,7%; tỉnh ĐồngTháp với diện tích 1.272 ha, chiếm 23,4% Tỷ lệ về diện tích của 3 tỉnh này chiếm khoảng 78%diện tích nuôi cá tra toàn vùng Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007cao như: Sóc Trăng (74,98%/năm), Đồng Tháp (32,84%/năm), Vĩnh Long (52,95%/năm), HậuGiang (58,43%/năm), Cần Thơ (29,86%/năm)
Hình 3.1: Diễn biến diện tích nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008
1.290,0 1.735,0 2.253,0 2.123,0 2.316,6 2.413,2
2.792,4 3.325,1
4.912,5 3.653,0 5.429,75.350,8
0 1.000
Trang 19Bảng 3.1: Diện tích nuôi cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: ha
1.735, 0
2.253, 0
2.123, 0
2.316, 6
2.413, 2
2.792, 4
3.325, 1
4.912, 5
3.653, 0
5.429, 7
5.350,
8 13,34 18,09 15,46
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)
Trang 20TĐTTGĐ: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn (%/năm)
Trang 21(2) Diễn biến số lượng lồng bè nuôi
Năm 1997, nuôi cá tra lồng bè mới chỉ xuất hiện ở An Giang với 100 lồng, tươngđương 20.000m3, sau đó phong trào nuôi cá tra lồng bè bắt đầu lan rộng sang các tỉnh ĐồngTháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và đạt cao nhất về số lượng bè vào năm 2003 (2.333lồng); thể tích cao nhất năm 2004 đạt 683.856m3, giai đoạn về sau hình thức nuôi lồng bè giảmxuống rất nhanh cả về số lượng và thể tích nuôi
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1997-2002 về số lượng bè là 47,44%/năm, vềthể tích là 51,38%/năm Giai đoạn 2003-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân âm là(-49,48%/năm về số lượng, -52,5%/năm về thể tích) do hình thức nuôi lồng bè kém hiệu quả vềmặt kinh tế hơn so với nuôi cá tra trong ao Tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và thểtích lồng bè nuôi qua 10 năm khoảng 4%/năm Thể tích trung bình qua các năm mỗi lồng nuôitrong vùng là 250m3/lồng, dao động trong khoảng 198-363m3/lồng
Trong vùng có 5 tỉnh nuôi cá tra lồng bè: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang
và Vĩnh Long nhưng phát triển mạnh chỉ tập trung ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp Năm
2003, tỉnh An Giang số lượng lồng bè lên cao nhất là 1.804 lồng, Đồng Tháp là 300 lồng; sốlượng lồng bè 2 tỉnh này chiếm khoảng 90% trong toàn vùng Năm 2004, tỉnh An Giang có thểtích nuôi lồng bè cao nhất (564.846m3), tiếp đến Đồng Tháp (75.000m3) và chỉ riêng 2 tỉnh đãchiếm 93,6% thể tích trong toàn vùng
Tuy nhiên, đến năm 2008 tỉnh An Giang chỉ còn 172 lồng tương ứng với 33.903m3, tỉnhĐồng Tháp không còn áp dụng loại hình nuôi lồng bè cho cá tra Các lồng bè nuôi các tra trongnhững năm gần đây chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá điêu hồng, cá he, cá trắm cỏ,
cá lóc,…
Hình 3.2: Diễn biến thể tích và số lượng lồng bè nuôi của vùng ĐBSCL GĐ ‘97-7/2008
Trang 22Bảng 3.2: Số lượng và thể tích lồng bè nuôi cá tra các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: lồng
TT phương/Năm Địa 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 7T/2008
TĐTT GĐ TĐTT GĐ TĐTT GĐ 1997-2002 2003-2007 1997-2007
Trang 233.2.2 Diễn biến sản lượng, năng suất nuôi cá tra
(1) Diễn biến sản lượng
Sản lượng nuôi cá tra ao, đăng quầng liên tục tăng trong giai đoạn 1997-2007, từ
23.250 tấn (năm 1997) lên 683.567 tấn (năm 2007) và tăng gấp 29,4 lần Tốc độ tăng trưởng
sản lượng trung bình giai đoạn 1997-2007 là 40,23%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng trưởngbình quân diện tích (15,46%/năm)
Hệ quả của việc phát triển nuôi cá tra thiếu quy hoạch, kém bền vững trong năm 2007
và những tháng đầu năm 2008 dẫn đến sản lượng cá tra trong vùng tiếp tục tăng nhanh vào 7tháng đầu năm 2008 với sản lượng đạt được 833.564 tấn, tăng gấp 36 lần so với năm 1997.Theo ước tính thì sản lượng những tháng cuối năm 2008 sẽ còn tiếp tục tăng cao, tình trạngkhủng hoảng thừa nguyên liệu cá tra do mất cân đối cung cầu vẫn còn tiếp diễn Sản lượng cátra trong vùng thừa đến ngày 21/7/2008 ước113.000 tấn
Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nuôi cá tra ao, đăng quầng bình quân giai đoạn
1997-2002 là 32,23%/năm; giai đoạn 2003-2007 là 50,49% Song tốc độ tăng trưởng về sản lượng cátra nuôi lồng bè có xu hướng ngược lại với sản lượng cá tra nuôi ao Tốc độ tăng trưởng bìnhquân trong 10 năm (1997-2007) đạt 3,19%/năm, trong đó tốc độ tăng mạnh ở giai đoạn năm1997-2002 (143,46%/năm), nhưng lại giảm dần ở những năm tiếp theo (đạt -64,95%/năm, giaiđoạn 2003-2007)
Theo số liệu thống kê được bổ sung từ các Sở NN & PTNT các tỉnh thành có nuôi cátra thâm canh đến tháng 7/2008 thì TP.Cần Thơ có sản lượng cao nhất là 260.000 tấn, chiếm31,2% sản lượng toàn vùng, kế đến là tỉnh An Giang là 204.624 tấn, chiếm 24,5% và tỉnh ĐồngTháp là 150.994 tấn, chiếm 18,1% Nhìn chung, sản lượng 3 tỉnh này đóng góp đáng kể vàchiếm 73,9% so tổng sản lượng; các tỉnh còn lại: Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh,Hậu Giang và Vĩnh Long chiếm tỷ trọng 26,1% so với toàn vùng Sản lượng nuôi lồng bè củacác tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang và TP Cần Thơ năm 2003 đạt cao nhất
là 63.479 tấn, chiếm 33% tổng sản lượng Đến 7/2008 chỉ có tỉnh An Giang và Vĩnh Long cònnuôi lồng bè, với sản lượng không đáng kể (2.608 tấn) chiếm 0,31%
Hình 3.3: Diễn biến sản lượng nuôi cá tra ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008
Trang 24Bảng 3.3: Sản lượng cá tra nuôi vùng ĐBSCL giai đoạn 1997 - 7T/2008 ĐVT: tấn
T
T Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 7T/
TĐTT GĐ 1997- 2002
TĐTT GĐ 2003- 2007
TĐTT GĐ 1997-2007
I Nuôi ao, đăng quầng 22.55 0 30.70 0 50.33 0 52.24 8 46.107 91.145 133.09 9 210.45 7 371.48 2 405.61 7 682.60 9 832.956 32,23 50,49 40,64
12.15 0
11.91
124.40 0
Trang 25(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)
Trang 26(2) Năng suất nuôi cá tra
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cộng với kinh nghiệm thực tiễn của người nuôi
đã đưa năng suất nuôi cá tra bình quân hàng năm trong vùng tăng liên tục trong giai đoạn1997-2007 Năm 1997, năng suất nuôi cá ao, đăng quầng đạt 17,5tấn/ha tăng lên đến 125,5tấn/
ha vào năm 2007 (tăng gấp 7,18 lần) Riêng 7 tháng đầu năm 2008, năng suất bình quân cảvùng đạt 157 tấn/ha, đạt cao nhất so với các đối tượng nuôi nước ngọt đang nuôi hiện nay ở vùngĐBSCL
Nuôi cá tra lồng bè năng suất tăng từ 35kg/m3 năm 1997 lên cao nhất 140kg/m3 năm
2005 (tăng gấp 4,0 lần) Năng suất nuôi thấp nhất vào năm 2007 chỉ ở mức 32kg/m3 và 7 tháng
2008 năng suất tăng trở lại là 71kg/m3 Qua hình 3.4 cho thấy năng suất nuôi cá tra lồng bè giaiđoạn 10 năm qua liên tục biến động và có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây.Tình trạng năng suất giảm dần là do những nguyên nhân tác động đến như: điều kiện nuôi chậthẹp với chất lượng nước ngày càng suy giảm, bệnh dịch diễn biến phức tạp, đầu tư chưa đúngmức Năng suất giảm, cộng thêm vào đó số lượng lồng nuôi giảm đi dẫn đến sản lượng nuôi
cá tra lồng bè chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với tổng sản lượng cá tra của toàn vùng
Khu vực nuôi cá tra có năng suất cao nhất hiện nay là ở các khu đất cồn, bãi đạt khoảng300-400 tấn/ha Ngoài ra nuôi cá tra ao, đăng quầng ven các sông lớn cũng có năng suất rất caođạt từ 200-300tấn/ha Đối với loại hình nuôi ao sâu trong nội đồng thì có năng suất thấp hơn từ30-80tấn/ha Các tỉnh có năng suất nuôi cá tra cao và ổn định trong vùng như: Bến Tre, VĩnhLong, Trà Vinh năng suất nuôi dao động từ 190-300 tấn/ha
Hình 3.4: Năng suất nuôi cá tra ao, đăng quầng; lồng bè GĐ 1997-7T/2008 ở ĐBSCL
(3) Mối tương quan giữa diện tích và sản lượng cá tra vùng ĐBSCL
Qua số liệu thực nghiệm, xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính và cácphương trình hồi quy phi tuyến nhằm xác định mối tương quan giữa diện tích, năng suất và sảnlượng làm cơ sở cho dự báo quy hoạch
- Phương trình hồi quy tuyến tính được kiểm định và xác lập:
+ Y = 181,016x - 322.458 (r = 0,933; P < 0,05; F = 67,396) (1, Linear)
+ Các phương trình hồi quy phi tuyến được kiểm định và xác lập:
Trang 27+ Y = e(0,01x + 9.115,131) (R = 0,96; P < 0,05; F = 118,936) (2, Exponetial)
+ Y’ = e(-6596,443/x + 14,296) (R’ = - 9,28; P < 0,05; F = 62,473) (3, S)
Trong các đường 1, 2, 3 thì phương trình hồi quy dạng mũ (2) có hệ số tương quan caonhất nghĩa là mức độ tương quan giữa diện tích và sản lượng được xem là chặt chẽ nhất và cácgiá trị thực nghiệm phân bố tập trung gần với (2) so với 2 đường còn lại
Về phương diện thống kê học thì phương trình (2) được chọn và có giá trị dự báo gầnđúng với giá trị thực nghiệm Phương trình (2) cũng cho thấy sản lượng cá tra sẽ đạt được trên
1 triệu tấn/năm với diện tích mặt nước nuôi ổn định khoảng 6.000 ha
Hình 3.5: Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng nuôi cá tra vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008
3.2.3 Giá trị sản xuất cá tra vùng ĐBSCL
Giá cá tra thương phẩm tùy thuộc vào chất lượng thịt cá (thịt trắng, thịt hồng, thịtvàng), kích cỡ cá và giá cả thị trường theo từng thời điểm Nhìn chung, giá cá tra bình quânhàng năm của vùng ĐBSCL biến động từ 9.235đ/kg (năm 2005) đến 15.000đ/kg (năm 2007).Hiện tại giá cá tra bình quân của các tỉnh trong vùng là 14.071đ/kg, giá cá thịt trắng cao hơn cáthịt vàng khoảng 1.000đ/kg Các tỉnh có giá bán cá tra trung bình cao là Trà Vinh, Bến Tre,Sóc Trăng so với các tỉnh khác trong vùng Điều này chứng tỏ môi trường nuôi được đảm bảo
và cao hơn cá tra tra thịt trắng chiếm tỷ trọng cao hơn
Giá trị sản xuất cá tra tăng nhanh theo sự tăng lên của sản lượng và giá, từ 220.875 triệuđồng năm 1997 tăng lên 10.257.855 triệu đồng năm 2007 (tăng gấp 46,5 lần trong 11 năm).Mặc dù giá cá tra còn bấp bênh do nhiều nguyên nhân khác nhau như thị trường tiêu thụ chưathực sự ổn định, giá cả đầu vào tăng giảm thất thường riêng 7 tháng đầu năm 2008 giá trị sảnxuất đạt được 11.793.891 triệu đồng Trong khoảng 3 năm gần đây (2006 - 7/2008) tỉnh CầnThơ có bước đột phá trong sản xuất tiêu thụ cá Tra và dẫn đầu trong vùng về giá trị sản lượng(khoảng 7.913 tỷ đồng) đứng thứ 2 là tỉnh Đồng Tháp (khoảng 7.361 tỷ đồng), kế tiếp là tỉnh
An Giang (khoảng 5.658 tỷ đồng), có giá trị sản xuất đạt trên 1.000 tỷ đồng là tỉnh Vĩnh Long,Bến Tre
Trang 28Bảng 3.4: Giá trị sản xuất (giá thực tế ) cá tra nuôi của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 ĐVT: Triệu đồng
Trang 29-* Giá cá tra được thống kê trung bình qua các năm của các địa phương
Trang 303.2.4 Lực lượng lao động nuôi cá tra
(1) Lao động nuôi cá tra thương phẩm và sản xuất giống
Đối với nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp thì số lao động trên 1 héc ta thấp hơn nuôi
sử dụng thức ăn tự chế biến (giai đoạn đầu), trung bình 1 héc ta có khoảng 3 lao động thườngxuyên Đối với bè có kích cỡ dưới 150m3, trung bình có khoảng 2-3 lao động thường xuyêntrên bè; đối với bè có kích thước lớn trên 150m3, số lao động khoảng 3-5 người, tùy thuộc vàotrình độ kỹ thuật nuôi và suất đầu tư
Lao động sản xuất giống chiếm từ 8-16% so với toàn bộ lao động nghề nuôi cá tra trongvùng, trong đó tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp Riêng năm 2005-2007 tỉnhĐồng Tháp có khoảng 4.200-11.500 người và An Giang khoảng 1.600-3.100 người
Lao động nuôi cá tra tăng từ 6.470 lao động năm 1997 lên 101.314 lao động năm 2007(tăng gấp 15,66 lần) Đến tháng 7 năm 2008 thu hút được 105.535 người tập trung chủ yếu ởĐồng Tháp, An Giang,Tiền Giang, Cần Thơ,…
(2) Lao động dịch vụ, thời vụ
Bao gồm lao động cung cấp thức ăn, thuốc hóa chất, lao động cải tạo ao, lao động thuhoạch,… số lượng lao động này tương đối lớn, tuy nhiên do thời gian lao động trong vụ ít nênlao động dịch vụ được ước bằng khoảng 10% tổng số lao động nuôi và sản xuất giống
(3) Cơ cấu và độ tuổi lao động
Lao động thuê thường có độ tuổi trung bình thấp, từ 20-35tuổi Chủ ao hoặc chủ cơ sởcó độ tuổi trung bình cao hơn, dao động trong khoảng 40-55tuổi Lao động nuôi cá nam chiếm80% tổng số lao động Lao động nữ thường tham gia vào công tác hậu cần để phục vụ lao độngtrực tiếp
(4) Trình độ lao động
Hầu hết lao động đều được tham gia các lớp tập huấn do Trạm Thủy sản, Chi Cục thủysản, Trung tâm khuyến ngư tổ chức Ngoài ra, các lao động nuôi còn được học hỏi kinh nghiệmthông qua các hộ nuôi đạt kết quả tốt trong vùng
Đối với lao động cho sinh sản nhân tạo ra cá bột, sau đó ương nuôi thành cá giống đểbán có trình độ cao và chuyên nghiệp hơn so với lao động chỉ mua cá bột về ương nuôi và cungcấp cho nuôi thương phẩm
Lao động trẻ thường có trình độ văn hóa cao hơn lao động cao tuổi Có khoảng 80% laođộng đều trải qua phổ thông cơ sở (lớp 8 hoặc lớp 9 trở lên), 10% lao động trình độ văn hóa cấp 2,10% biết đọc, biết viết, không có người mù chữ trong các hộ phỏng vấn
(5) Thu nhập của lao động
Lao động nắm kỹ thuật để điều hành sản xuất chính thường là chủ hộ, hoặc nếu thuêmướn lao động này thì lương bình quân từ 1,5-1,8 triệu đồng/tháng (chưa tính thưởng vào cuối
vụ nuôi); đối với lao động đơn giản, dịch vụ lương khoảng 800.000-1.200.000đ/tháng Laođộng nữ khoảng 600.000-800.000đ/tháng
Trang 31Bảng 3.5: Số lượng lao động nuôi cá tra của các tỉnh vùng ĐBSCL GĐ 1997-7/2008 ĐVT: người
Trang 323.2.5 Các vùng thích hợp phát triển nuôi cá tra ở ĐBSCL
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên như: địa hình, địa chất, chế độ thủy văn, nguồnnước, các thông số môi trường nước phù hợp,…vùng ĐBSCL dần đã khẳng định được thương hiệusản phẩm cá tra trên thế giới Dựa trên cơ sở đó sắp xếp các vùng nuôi cá tra để làm tiêu chí choviệc đánh giá chất lượng thịt cá thông qua các yếu tố môi trường, nguồn nước và làm tiền đề choviệc bố trí phân cấp vùng quy hoạch theo các cấp độ vùng đất tối ưu để phát triển nuôi cá tra
(1) Nuôi cá tra ao trên cồn, bãi (vùng nuôi thích hợp cấp 1)
Vị trí các cù lao, cồn bãi thường nằm kẹp giữa các con sông lớn, nơi đây có cường độtrao đổi nước cao, có điều kiện môi trường tốt cho vào ao nuôi cá tra Hiện tại những cồn bãitrong vùng rất hấp dẫn các nhà đầu tư Mô hình nuôi này mới được áp dụng vài năm gần đây ởcác tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp Hiện nay các nhà đầu tư phát triển nuôi lan rộngđến các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và hầu hết các cồn bãi trong vùng
Diện tích các ao nuôi trên cồn thường rất lớn, dao động từ 3.000-10.000m2, tập trungtrong khoảng từ 6.000-8.000m2 Các ao nuôi có độ sâu trung bình từ 3-5m, cá biệt có nơi aođược đào sâu đến 6-7m Nuôi cá tra cồn, bãi bồi sẽ tận dụng được nguồn nước lên xuống củathủy triều để thay nước cho ao nuôi mà không cần dùng máy bơm để cấp hay thoát nước Mỗi
ao nuôi thường có 1 cống hở có kích thước từ 2-4m để vừa cấp và thoát nước
Một năm sản xuất 2 vụ (mỗi vụ 6 tháng, vụ 1 bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng
5 năm sau và vụ 2 bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12)
Mật độ cá thả từ 30-50 con/m2, tùy theo cỡ giống (nếu cỡ 1,2cm thì thả mật độ cao, nếugiống cỡ 2,5cm thì thả mật độ thấp)
Nước thay hàng ngày theo thủy triều, đảm bảo nước trong ao không quá ô nhiễm để cásinh trưởng và phát triển 100% các ao nuôi hiện nay không có ao lắng và ao xử lý nước cấp vànước thải, nước thay ra đổ trực tiếp ra sông
Hiện nay người nuôi chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp nên hạn chế được nhân công,giảm thiểu khối lượng chất thải rắn đổ ra môi trường; cân đối thành phần dinh dưỡng, nâng caochất lượng thịt cá
Năng suất nuôi thường đạt rất cao dao động từ 200 - 400tấn/ha/vụ, sau 6 tháng nuôi cỡ cáthu hoạch đạt 1,0-1,2kg/con Cá tra nuôi ở mô hình này thường cho sản phẩm thịt cá trắng, đáp ứngyêu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính
(2) Nuôi cá tra đăng quầng (vùng nuôi thích hợp cấp 2)
Nuôi đăng quầng thường ở những con sông nhánh tốc độ dòng chảy thấp, hoặc nằmkhuất trong các khúc quanh của các con sông Hiện nay mô hình này còn phát triển nuôi giữa 2cồn, bãi có dòng chảy vừa phải, chắn đăng lưới nối 2 cồn theo hướng chảy dòng sông Mô hìnhnuôi đăng quầng xuất hiện ở hầu hết các tỉnh nằm dọc sông Tiền và sông Hậu
Vùng nuôi đăng quầng thường nằm ở đuôi các cồn, bãi, khoảng cách giữa các đăngquầng thường 200m Nơi sâu nhất của đăng quầng (phía ngoài khoảng 4 m khi nước lên và 3mkhi nước xuống) Năm 2005, diện tích nuôi đăng quầng ở các tỉnh không lớn, khoảng 62 ha,trong đó An Giang 45ha và Đồng Tháp 17ha Trung bình mỗi đăng khoảng 10.000m2
Chi phí xây dựng đăng quầng thấp hơn so với đào ao, không phải đầu tư cống bọng,máy bơm nước,…
Nuôi đăng quầng phải sử dụng các loại giống có kích cỡ lớn (2,5-3,0cm), do đó mộtnăm có thể sản xuất được 2 vụ Mật độ thả giống dao động từ 25-35 con/m2, tùy theo điều kiện
cụ thể của các hộ nuôi
Trang 33Giai đoạn đầu (1997- 2004) sử dụng chủ yếu là thức ăn tự chế biến (80%), bao gồm cácloại cá tươi, bột cá, bột ngô,…, thức ăn công nghiệp được ít hộ sử dụng do giá thành sản xuấtcao hơn thức ăn tự chế biến Đến thời điểm hiện nay hầu hết diện tích nuôi sử dụng thức ăncông nghiệp.
Năng suất nuôi đăng quầng trung bình từ 100-250tấn/ha/vụ; cá thu hoạch có kích cỡ từ1,0-1,2kg/con Cá được tiêu thụ cho các cơ sở chế biến để phục vụ chế biến xuất khẩu
(3) Nuôi cá tra ao ven các sông lớn (vùng nuôi thích nghi cấp 2) và ven các sông nhánh, kênh trục (vùng nuôi thích nghi cấp 3)
Đối với mô hình nuôi cá tra ao ven các tuyến sông lớn (sông Tiền, sông Hậu), các aonuôi thường được bố trí cặp các sông để thuận tiện cho việc cấp thoát nước, vận chuyển hànghóa và tiêu thụ sản phẩm Các ao nuôi có diện tích phổ biến dao động từ 2.000-7.000m2; độ sâu
ao nuôi từ 3-5m, trung bình 4m Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, cỡ giống thả, giá cả thịtrường vùng nuôi này trung bình mỗi năm từ 1,5-2 vụ nuôi Tùy vị trí khác nhau mà ao được
bố trí 1 cống thoát nước và 01 cống cấp nước, hoặc sử dụng máy bơm để cấp nước Thườngnước cấp, thoát tự động theo sự lên xuống của thủy triều, có nhiều vùng nước cấp bằng máybơm Công suất máy bơm lớn nhỏ tùy thuộc vào diện tích ao nuôi, trung bình 15cv/máy bơm.Mật độ thả nuôi dao động trong khoảng 20-30 con/m2, tùy thuộc vào hình thức sản xuất và cỡgiống thả (nếu giống lớn thì thả mật độ thấp hơn và ngược lại) Giống thả thường có kích thước
từ 1,2cm (giống nhỏ) hoặc 2,5cm (giống lớn) Thời gian nuôi từ 5-7 tháng cũng tùy thuộc vàođiều kiện chăm sóc và cỡ giống thả nuôi Cỡ cá thu hoạch đạt 0,9-1,1kg/con; năng suất nuôi từ80-200 tấn/ha/vụ
Đối với mô hình nuôi cá ao ven các sông nhánh, kênh trục thường nằm sâu trong nộiđồng nên khả năng trao đổi nước hạn chế Các ao nuôi thường được đào gần các sông, kênhnày; diện tích ao dao động từ 1.000-5.000m2, độ sâu ao dao động từ 2-4m, trung bình 3m Mật
độ và thời vụ thả nuôi giống như nuôi cá tra ở vùng 2 Năng suất nuôi từ 50-150 tấn/ha/vụ
Thức ăn công nghiệp được sử dụng trong suốt quá trình nuôi, hệ số chuyển đổi thức ăn(FCR = 1,4 -1,6) Tỉ lệ thức ăn cho cá giảm dần so với trọng lượng cá trong ao
Chế độ thay nước thay đổi theo thời gian nuôi, do mật độ nuôi quá lớn nên môi trườngnước trong ao rất nhanh bị nhiễm bẩn Tỷ lệ nước thay và tần suất thay nước trong ao cũngtăng dần theo thời gian nuôi Giai đoạn đầu (mới thả cá) 5-7 ngày thay nước một lần, thay 15%nước trong ao nuôi, đến cuối vụ tỉ lệ thay nước là 30% lượng nước trong ao và mỗi ngày thaynước một lần
(4) Nuôi cá tra lồng bè
Các bè nuôi thường tập trung thành cụm khoảng 4-5 lồng dọc các con sông lớn Mỗicụm cách nhau từ 70-150m; kích thước lồng nuôi dao động từ 50-500m3, tập trung trongkhoảng 200-300m3/lồng Các lồng nuôi được thiết kế bằng khung sắt, xung quanh bao bằnglưới inox Độ sâu của bè nuôi từ 3-5m, cách đáy khoảng 0,5-1,0m
Bè nuôi được vệ sinh định kỳ trong thời gian nuôi, sau 3-5 năm thì đưa lên khỏi mặtnước để gia công và sửa chữa lại
Cá giống thả có kích thước lớn (2,5-3,5cm), được cung cấp từ các cơ sở sản xuất nhântạo Mật độ giống thả dao động trong khoảng 15-20 con/m3, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóccủa các hộ nuôi
Trong những năm đầu, thức ăn sử dụng chủ yếu là tự tạo (85%), cá tạp, bột cá, bột ngô,phụ gia,… được chế biến ngay tại bè dạng viên để cho cá ăn Hiện nay loại hình nuôi lồng bèchỉ sử dụng thức ăn công nghiệp
Trang 34Năng suất cá nuôi trong bè dao động từ 32-140kg/m3, tùy theo mật độ nuôi Thời giannuôi cá lồng bè từ 5-7 tháng/vụ Kích cỡ cá thương phẩm dao động từ 1,0-1,2kg/con Tình hìnhnuôi cá tra lồng bè hiện nay gặp nhiều khó khăn do suất đầu tư cao, hiệu quả kinh tế thấp hoặcthua lỗ Xu thế nuôi cá tra lồng bè các tỉnh sẽ không còn nữa Trong quy hoạch sẽ không quyhoạch phát triển lồng bè.
(5) Các bệnh thường gặp trên cá tra
Tình trạng dịch bệnh diễn ra phức tạp, đặc biệt trong những năm gần đây Hiện tượng ônhiễm môi trường, chất lượng giống đang có xu hướng giảm do thoái hóa,… dẫn đến dịch bệnhphát sinh ở nhiều khu vực nuôi trong vùng
Các loại bệnh thường gặp là bệnh gan-thận-mủ, bệnh đốm đỏ, nhiễm ký sinh trùngnguyên nhân gây ra bởi vi khuẩn và các ký sinh trùng sống bám
Công tác phòng trị bệnh gặp nhiều khó khăn do mật độ nuôi cao, thường xảy ra nhanh
và lây lan trên diện rộng Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và hiệu quả kinh
tế của người nuôi Công tác phòng trị chưa theo kịp với diễn biến thực tế sản xuất
3.2.6 Công tác khuyến ngư
Các hoạt động khuyến ngư do Trung tâm khuyến ngư của tỉnh hoặc Chi cục thủy sảnphối hợp với các trạm thủy sản (liên trạm) tổ chức thực hiện
Tuy nhiên, do nguồn kinh phí có hạn, số lượng, trình độ và trang thiết bị của đội ngũlàm công tác này chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu thực tế, còn bị rủi do và thất bại do thiếu hiểubiết Hàng năm thường tổ chức được khoảng 2-3 đợt tập huấn cho 1 vùng sản xuất tập trung về
kỹ thuật cho người sản xuất Khoảng 80% số lao động trực tiếp tham gia vào các lớp tập huấn
3.2.7 Hạch toán kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh
Mô hình nuôi cá tra qua các năm 2006-2008 được tính cho 01 ha mặt nước trong 01 vụnuôi Nhìn chung lợi nhuận năm 2006 và 2007 rất hấp dẫn các nhà đầu tư và các hộ nuôi, bìnhquân năm 2006 lợi nhuận trên mỗi hécta nuôi cá da trơn là trên 500 triệu đồng và năm 2007 là trên
273 triệu đồng Với lợi nhuận cao đã kích thích người dân ồ ạt đào ao nuôi cá, dẫn đến môi trường
ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh, tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
Khi phân tích về hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá tra thâm canh thì mô hình này cóhiệu quả và an toàn cao hơn so với đầu tư nuôi tôm và các giống loài thủy sản khác; trên cùng
1 đơn vị diện tích có lợi thế so sánh hơn đối với các lĩnh vực kinh tế khác Tuy nhiên, để cho
mô hình này phát triển bền vững, cần phải triển khai giám sát thực hiện quy hoạch một cáchchặt chẽ, chỉ đạo tổ chức sản xuất hợp lý, sẽ chấm dứt tình trạng phát triển tự phát, khủnghoảng thừa nguyên liệu, cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thương trường, đây là nhữngnguyên nhân dẫn đến thua lỗ mỗi héc ta nuôi trên 277 triệu đồng trong những tháng giữa năm
2008 gây tổn thất lớn về mặt kinh tế cho người nuôi và xã hội (Chi tiết các địa phương tham
khảo phụ lục).
3.3 DỊCH VỤ HẬU CẦN CHO SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA
3.3.1 Sản xuất và dịch vụ con giống
(1) Số lượng cơ sở và sản lượng giống của các tỉnh vùng ĐBSCL
Đến năm 1999 chỉ có 3 cơ sở ương dưỡng giống cá tra tập trung ở tỉnh An Giang Năm
2000 toàn vùng có 46 cơ sở, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp 43 cơ sở và tỉnh An Giang 3 cơ sở
Số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản xuất giống cá tra tăng nhanh liên tục trong giai đoạn2001-2007, từ 82 cơ sở (2001) lên đến 5.171cơ sở (2007), tăng gấp 63 lần; tốc độ tăng trưởng bìnhquân giai đoạn là 80,76%/năm Trong đó tăng đáng kể nhất là tỉnh Đồng Tháp năm 2001 có 52 cơ
Trang 35sở đến năm 2007 lên đến 3.842 cơ sở, tiếp đó là tỉnh An Giang số lượng cơ sở tăng từ 3 cơ sở(2001) tăng lên 1.031 cơ sở (2007) Đến tháng 7/2008 số lượng cơ sở sản xuất giống là 5.633 cơ
sở, tăng 1,09 lần so với cả năm 2007, trong đó tính Đồng Tháp là 4.300 cơ sở
Số cơ sở sản xuất và ương dưỡng giống cá tra ở 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếmđến 94,24% tổng số cơ sở trong vùng Một số tỉnh còn lại như: Tiền Giang, Bến Tre, VĩnhLong, Hậu Giang Cần Thơ chủ yếu là cơ sở ương dưỡng từ bột lên giống
Các cơ sở sản xuất giống thường có sản lượng giống trung bình hàng năm là 1 triệucon/năm; 10-15 triệu cá bột/năm; diện tích trung bình các cơ sở ương dưỡng dao động từ3.000-5.000m2, trung bình sản xuất khoảng 6 đợt/năm
Sản lượng cá bột cũng tăng lên rất nhanh theo tốc độ tăng nhanh số cơ sở sản xuấtgiống, từ 466 triệu cá bột (năm 2000) tăng lên gấp 25,33 lần là 11.805 triệu (năm 2007) Trongđó sản lượng cá bột 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang chiếm gần như tuyệt đối của toàn vùng
Tỷ lệ sống từ ương dưỡng từ bột lên giống ở giai đoạn đầu còn rất thấp, nhưng về sau ápdụng khoa học tiên tiến vào thực thực tế sản xuất nên tỷ lệ sống được nâng cao Tỷ lệ sống bình quân
từ 6,91% (năm 2000) lên 35,29% (năm 2005) và đây cũng là tỷ lệ sống cao nhất từ trước đến nay
Trong giai đoạn (2006-2008) diện tích nuôi luôn được mở rộng, mật độ thả nuôi liên tụcđược đẩy lên cao nên đòi hỏi một số lượng lớn về con giống Vì vậy số lượng cở sở sản xuất, ươngdưỡng cá giống phát triển đại trà, tràn lan trong giai đoạn này nhằm đáp ứng nhu cầu về con giống.Các cở sở này tranh thủ cơ hội, chạy theo lợi nhuận, không tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật bắtbuộc và cuối cùng sản xuất ra những đàn cá giống kém chất lượng, chống chịu kém với điều kiệnmôi trường, chậm lớn, một số đàn giống biểu hiện sự suy thoái do cận phối Tỷ lệ ương từ bột lêngiống dao động từ 16,32% đến 20% trong giai đoạn 2006-2008
Tương ứng với sản lượng cá bột, sản lượng cá giống cũng liên tục tăng từ 32 triệu cágiống (năm 2000) tăng lên 1.926 triệu cá giống (năm 2007), tăng gấp gần 60 lần Trong 7 thángđầu năm 2008 sản lượng cá giống đạt 933 triệu con Sản lượng cá giống tăng là điều đángkhích lệ Song, chất lượng cá giống ngày càng có xu hướng giảm là do việc kiểm tra, kiểm dịchcòn lỏng lẻo, thiếu khâu tổ chức, quản lý sản xuất chặt chẽ
Cá giống được chia làm 2 loại, đối với giống nhỏ 1,2-1,3cm/con thì cung cấp cho các
hộ nuôi ao, đối với loại có kích thước lớn hơn, từ 2,5-3,5cm thì phục vụ cho nuôi đăng quầng
và nuôi lồng bè
Trang 36Hình 3.7: Diễn biến số lượng cơ sở sản xuất-ương và tỷ lệ ương giống trong vùng ĐBSCL
Trang 37Bảng 3.6: Số lượng cơ sở ương giống cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997- 7/2008 ĐVT: cơ sở
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT giai đoạn 1997-7/2008)
Bảng 3.7: Sản lượng cá tra bột và giống sản xuất hàng năm ở vùng ĐBSCL ĐVT: Triệu con
Trang 38(2) Chất lượng giống
Nguồn gốc giống nuôi được cung cấp từ các vùng Hồng Ngự - Đồng Tháp hoặc AnGiang có chất lượng tốt Tốc độ tăng trưởng trung bình ổn định (6 tháng đạt 1kg), tỷ lệ sốngcao (80-95%), kích cỡ đồng đều, ít bị dịch bệnh trong quá trình sản xuất Tỷ lệ ương từ bột lênhương cũng được cải thiện đáng kể, ban đầu chỉ đạt khoảng 10-15% sau đó nâng lên đến 25-30%, có nơi đạt 35%; kỹ thuật ương từ cá hương lên cá giống cũng được cải thiện đáng kể, đưatỷ lệ sống từ 60% lên đến 80-85% Đây là cơ sở sẽ bố trí quy hoạch hệ thống trại sản xuất bột
và ương dưỡng trên 2 tỉnh này có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh họccủa cá tra
(3) Tình hình tiêu thụ cá giống nuôi
Cơ sở sản xuất cá bột cung cấp cho cơ sở ương dưỡng sau đó cung cấp cho nuôi thươngphẩm hoặc cung cấp cho các cơ sở kinh doanh giống Cơ sở sản xuất cá bột, ương lên cá hương
và cá giống sau đó cung cấp cho cơ sở kinh doanh và cơ sở kinh doanh cung cấp cho nuôithương phẩm Các hộ nuôi thương phẩm có thể mua giống tại nơi sản xuất hoặc các hộ kinhdoanh giống vận chuyển đến tận ao, bè để cung cấp Tỷ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyểnthường khoảng 5-10% tùy thuộc vào cỡ cá cũng như khoảng cách vận chuyển, cá càng lớn tỉ lệhao hụt càng thấp và ngược lại
Hình 3.8: Sơ đồ luân chuyển con giống trong vùng ĐBSCL
(4) Tình hình kiểm soát con giống
Lực lượng kiểm tra, kiểm soát của các tỉnh còn quá mỏng, trình độ và trang thiết bị cònnhiều hạn chế, do đó lượng giống được kiểm tra, kiểm soát chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nhucầu giống nuôi Các hộ sản xuất nhỏ lẻ và tâm lý sợ phải đóng thuế nên không cung cấp thông tinđầy đủ cho cơ quan quản lý, dẫn đến công tác kiểm tra, kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn
3.3.2 Cung cấp thức ăn, thuốc và hóa chất
Chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cá thường cao hơn sử dụng thức ăn tựtạo, khoảng 80% hộ nuôi dùng thức ăn tự chế biến dễ gây ô nhiễm nước thải Do sử dụng thức
ăn công nghiệp khá tiện lợi, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường nên 2 năm gần đây(2006-2007) hầu hết số người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên Thức ăn côngnghiệp cung ứng cho nuôi ở ĐBSCL chủ yếu từ các nhà máy sản xuất thức ăn Cần Thơ, BìnhDương, Đồng Nai, và của một số công ty nước ngoài sản xuất thức ăn tại Việt Nam
Trang 39Đối với thức ăn tự chế biến, giá thành khoảng 3.800-4.000đ/kg; thức ăn công nghiệpdao động trong khoảng từ 4.800-5.800đ/kg ở năm 2005 Trong năm 2007 và đầu năm 2008 đãtăng lên 8.000đ-8.500đ/kg tùy từng hãng sản xuất Thức ăn công nghiệp có hệ số chuyển đổithức ăn (FCR) khoảng 1,4-1,6; còn đối với thức ăn tự chế biến thì FCR khoảng 2-2,2.
Hiện tại giá thức ăn cho cá tra ở mức khá cao đây là một trong những nguyên nhân gópphần làm tăng chi phí sản xuất cho người nuôi Hàng năm trong vùng tiêu thụ một khối lượngrất lớn thức ăn công nghiệp đem lại nhuận đáng kể cho các công ty sản xuất thức ăn, trong khiđó người nuôi gánh chịu những thua lỗ do những yếu bất lợi như giá cả không ổn định, nguy
cơ thừa nguyên liệu luôn thường trực…
Cá tra có biên độ thích ứng với các yếu tố môi trường rộng hơn nhiều so với các đốitượng thủy sản khác Các loại hóa chất sử dụng chủ yếu để cải tạo ao, sau khi thu hoạch vàchuẩn bị cho một vụ sản xuất mới Các hóa chất sử dụng đều nằm trong danh mục cho phép sửdụng của Bộ Thủy sản (trước đây) và dùng theo sự chỉ dẫn, tư vấn của các cán bộ có chuyênmôn của các cơ quan có chức năng
Các cơ sở cung cấp thuốc và hóa chất phục vụ NTTS nói chung và nuôi cá tra nói riêngđều kết hợp với cung cấp thức ăn và các dịch vụ khác phục vụ cho NTTS Số lượng các đại lýthức ăn trong những năm gần đây ở con số khá cao, từ 654 đại lý (năm 2006) tăng lên 716 đại
lý vào năm 2007 và 7 tháng đầu năm 2008 với 763 đại lý
Nhìn chung công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khókhăn, do lực lượng cán bộ mỏng, phương tiện và trang thiết bị phục vụ còn thiếu và yếu, chưa đápứng được nhu cầu thực tế Vẫn còn những hiện tượng người nuôi phải sử dụng các loại thức ăn quáhạn, không đảm bảo chất lượng, các loại thuốc, hóa chất nhập lậu, không nhãn mác,…
Bảng 3.8: Số lượng đại lý thức ăn, thuốc thú y thủy sản phục vụ nuôi cá tra trong vùng (Cơ sở)
(1) Công suất và sản lượng chế biến cá tra
Số lượng, qui mô nhà máy chế biến cá tra liên tục tăng nhanh trong những năm qua.Năm 2000, toàn vùng chỉ có 15 nhà máy với công suất 77.880 tấn/năm, đến năm 2007 là 64nhà máy, công suất đạt 682.300 tấn/năm Tính đến tháng 6 năm 2008, toàn vùng đã có 80 nhàmáy chế biến cá tra, công suất thiết kế 965.800 tấn/năm
Bảng 3.9: Số lượng và công suất thiết kế các nhà máy chế biến cá tra trong vùng 2000-2008
Danh mục 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 6/2008 Th
- Chuyên 1 2 2 2 4 5 20 26 37
- Kết hợp 14 17 18 21 29 31 33 37 42
Trang 40SL chế biến (tấn) 689 1.970 27.980 33.304 82.962 140.707 286.600 386.870
-(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
(2) Lao động chế biến cá tra
Tính đến năm 2006, ngành công nghiệp chế biến thủy sản của vùng ĐBSCL đã tạo việclàm cho khoảng 116.000 lao động địa phương
(3) Mặt hàng chế biến
Trước đây cá tra được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng phi lê cấp đông đơn thuần nhưngđến nay đã đa dạng hơn nhiều với các mặt hàng chế biến sẵn như: chả cá; tẩm bột; cá tra cắtkhoanh muối sả; cắt khúc; sandwich; bánh mè; bao bắp non; cà chua nhồi cá tra; bông bí nhồi
cá tra; bao tử dồn chả hải sản; xúc xích, phi lê cuộn nhồi tôm; cá tra nhồi cá hồi Ngoài dạngchế biến sẵn thì một số doanh nghiệp còn có mặt hàng khô (chủ yếu ở An Giang) như bongbóng cá tra sấy khô; khô cá tra phồng Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng phế liệu chếbiến thành các sản phẩm có ích như dầu cá, bột cá làm tăng hiệu quả sản xuất và hạn chế gây ônhiễm môi trường
(4) Nhu cầu nguyên liệu chế biến
Thời gian đầu (1998-2001) do chưa tìm được thị trường xuất khẩu nên lượng cá tranuôi chủ yếu được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu chỉ chiếm dưới 10% Năm 2002, đánh dấu sựtăng trưởng đột phá của thị trường xuất khẩu, có đến 54% sản lượng nuôi được đưa vào chếbiến để xuất khẩu Những năm gần đây, tỷ trọng này chiếm khoảng 90%
Bảng 3.10: Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 1998-2007 (Đơn vị: tấn)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng nuôi (1) 105.446 109.927 154.907 199.100 272.412 416.908 825.000 1.150.000 Nguyên liệu cho chế
Tỷ trọng (%) 2% 5% 54% 47% 85% 94% 91% 88%
Nguyên liệu cho chế
biến và tiêu thụ nội
3.4.2 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ
(1) Thị trường nội địa
Như đã đánh giá ở mục trên, thời gian đầu sản lượng nuôi cá tra chủ yếu được tiêu thụnội địa, những năm gần đây do khối tượng sản phẩm xuất khẩu tăng nên thị trường nội địa thuhẹp dần cả về tỷ trọng lẫn khối lượng Sản phẩm tiêu thụ nội địa là cá tra có thịt màu vàng