Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 91 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
91
Dung lượng
1,12 MB
Nội dung
LUẬN VĂN: NângcaochấtlượngchươngtrìnhphátthanhcấptỉnhkhuvựcBắcsôngHậu,đồngbằngsôngCửuLong MỞ ĐẦU 1. Tínhcấp thiết của đề tài Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Thông tin là yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ văn minh càng cao thì nhu cầu thông tin càng lớn về số lượng và đòi hỏi về chất lượng, về tính nhanh nhạy kịp thời ngày càng cao hơn. Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin trên toàn cầu. Người ta đón nhận thông tin từ nhiều chiều và theo những cách thức khác nhau. Trong đó, phátthanh là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Vô tuyến truyền thanh chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền thông đại chúng các nước công nghiệp vào cuối những năm 20 và nhất là những năm 30 của thế kỷ XX. Con sóng ngầm mãnh liệt này vẫn bị xô đẩy bởi hai động lực trên trái đất là sự phát triển công nghiệp hoá và việc tuyên truyền chính trị hoặc thương mại. Phátthanh không có được cái già dặn như báo in, không hiện đại, hấp dẫn như truyền hình, nhưng nó đòi hỏi phải được hiểu ngay tức khắc và can dự trực tiếp vào các sự kiện chính trị nổi bật. Phátthanh ra đời tạo ra cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần thứ hai. Thông tin trên phátthanh không bị giới hạn, ngăn cách bởi hàng rào địa lý, hải quan… mà ngay lập tức tác động đến hàng triệu người trên khắp hành tinh. Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định, thế kỷ XXI là thế kỷ của phát thanh. Quả thực, tại Việt Nam, sự phát triển hệ thống phátthanh từ trung ương đến địa phương đã làm cho đời sống báo chí trong nước ngày càng phong phú và sôi động. Công nghệ sản xuất các chươngtrìnhphátthanh trực tiếp (PTTT) xuất hiện phổ biến trong cả nước từ những năm 1997 tiếp tục khẳng định phátthanh còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện thông tin - giải trí hấp dẫn có khả năng chia nhỏ đối tượng công chúng. Một minh chứng cụ thể là trong khi phần đông các tỉnh, thành chưa thực hiện được các chươngtrình truyền hình trực tiếp hàng ngày, nhưng phátthanh của chính địa phương đó lại tổ chức được đều đặn từ 30 phút đến 60 phút trực tiếp trong ngày như các Đài Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tây ở phía Bắc và các Đài Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long ở phía Nam. Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông đại chúng nói chung và phátthanh nói riêng còn có chức năng quan trọng là tuyên truyền và định hướng tư tưởng tình cảm, hình thành lối sống tích cực trong công chúng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định quan điểm: "Phát triển mạnh và nângcaochấtlượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số" [17, tr.214]. Trong quản lý hành chính cũng như về vị trí địa lý, đồngbằngsôngCửuLong (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 6 tỉnhBắcsông Hậu (BSH). Đây là cách phân chia theo cụm thi đua của hệ thống phátthanh truyền hình (PT-TH) trong cả nước. Đó là các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp, đều nằm ở phía bắcsông Hậu Giang. Cùng với phátthanh trên cả nước, trong những năm qua, phátthanh các tỉnhkhuvực ĐBSCL, trong đó có các tỉnh BSH, đã có nhiều cố gắng thực hiện chức năng thông tin - giải trí, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. Thế nhưng, trong xu thế phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cả nước, mặc dù có thế mạnh riêng nhưng phátthanh của các tỉnh này vẫn chưa thể chiếm ưu thế vượt trội trong khu vực. Riêng khuvực ĐBSCL, nhờ địa hình bằng phẳng, việc phủ sóngphátthanh và truyền hình khá thuận lợi. Người dân trong khuvực có thể tiếp cận được chươngtrình của nhiều đài địa phương khác nhau. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, ở khuvực này truyền hình được quan tâm đầu tư nhiều hơn do thu được nhiều lợi nhuận qua quảng cáo. Hơn nữa, do có những ưu thế vượt trội trong thông tin nên truyền hình luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cấp các ngành ở địa phương. Tình hình đó đã khiến cho không chỉ những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý ở các Đài Phátthanh và Truyền hình (PT&TH) mà ngay cả những phóng viên (PV), biên tập viên (BTV) trực tiếp thực hiện sản xuất chươngtrình cũng quan tâm đến truyền hình nhiều hơn mà coi nhẹ phát thanh. Mặc dù cho đến nay, nếu so với các loại hình truyền thông đại chúng khác, phátthanhvẫn là loại hình có nhiều công chúng nhất, nhưng rõ ràng điều đó chưa đủ để cho loại hình này tiếp tục phát triển. Tình hình kể trên đã đặt phátthanh đài tỉnh vào cái thế phải thường xuyên cạnh tranh để khẳng định sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn đang là một trong những vấn đề nan giải nhất mà những người làm phátthanh các tỉnh BSH và hầu hết những người đang làm phátthanh trong cả nước nói chung chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng. Làm thế nào để phátthanh tiếp tục phát triển? Bằng cách nào để nângcaochấtlượng các chươngtrìnhphát thanh? Phátthanh các tỉnh BSH sẽ đi theo hướng nào? Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Nâng caochấtlượngchươngtrìnhphátthanhcấptỉnhkhuvựcBắcsôngHậu,đồngbằngsôngCửu Long" cho luậnvăn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Cùng với nền báo chí cả nước, báo chí khuvực ĐBSCL nói chung và các tỉnh BSH nói riêng có sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Tuy nhiên, đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động báo chí ở khuvực này. Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luậnvăn này, chúng tôi thấy đến nay đã có một số công trình nghiên cứu ít, nhiều có liên quan đến đề tài của chúng tôi, cụ thể như sau: Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách đã có: - Cuốn chuyên luận Nghề báo nói của tác giả Nguyễn Đình Lương do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1993. Nội dung sách gồm bảy phần, trong đó đã đề cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể tài và những vấn đề thuộc về nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát thanh; phátthanh với thính giả v.v - Tài liệu Hướng dẫn sản xuất chươngtrìnhphát thanh" của Lois Baird, Trường Phátthanh Truyền hình và Điện ảnh Ôxtrâylia, do Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) dịch và lưu hành nội bộ năm 2000. - Giáo trình Báo chí phátthanh do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và Tuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về những vấn đề của phátthanh Việt Nam hiện đại. - Sách chuyên luận Sáng tạo tác phẩm báo chí của tác giả Đức Dũng (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2002) có chương 2 đề cập đến vấn đề "Nói và viết cho phát thanh, truyền hình". - Chuyên luận: Lý luận báo phátthanh của Đức Dũng (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập đến những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh. - Sách chuyên luận Các thể loại báo chí phátthanh (của V.V. Xmirnôp, Nga), được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004. - Hai tài liệu: Phátthanh - Truyền thanh nông thôn và Cẩm nang hướng dẫn phátthanh trực tiếp, (do Ban Địa phương và Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ phátthanh của Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ) đều đã được tái bản năm 2005. - Tài liệu: 261 phương pháp đào tạo phátthanh viên và người dẫn chương trình, (Học viện Truyền thông Bắc Kinh, Đoàn Như Trác biên dịch) đã được Đài TNVN phát hành năm 2005. - Giáo trình: Phátthanh trực tiếp, (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức Dũng chủ biên) đã được Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành năm 2007. Về các luậnvăn thạc sĩ có đề cập đến những vấn đề của báo chí phát thanh, truyền hình địa phương phía Nam, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu sau: - Luậnvăn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lâm Thiện Khanh (thực hiện năm 2003 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Nângcaochấtlượng các tin tức thời sự sản xuất tại Đài truyền hình Cần Thơ. - Luậnvăn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Lê Thanh Trung (thực hiện năm 2004 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tính thuyết phục và hiệu quả của truyền hình trực tiếp ở khuvựcđồngbằngsôngCửu Long. - Luậnvăn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Dương Thị Thanh Thủy (thực hiện năm 2005 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Tổ chức sản xuất chươngtrình thời sự truyền hình ở Đài Phátthanh và Truyền hình Đồng Tháp. - Luậnvăn Thạc sĩ Báo chí của Nguyễn Cẩm Nam (thực hiện năm 2005 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội) có tiêu đề: Tác động của văn hóa bản địa Nam Bộ trong công tác tổ chức và tiếp nhận chươngtrình thời sự, văn hóa - xã hội trên các Đài truyền hình Đông Nam Bộ (2001-2006). - Luậnvăn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Phạm Thị Thanh Phương (thực hiện năm 2008 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) có tiêu đề: Hệ thống phát thanh, truyền hình các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khóa luận chuyên ngành Báo chí của Nguyễn Văn Bảy, thực hiện năm 2009, với tiêu đề: Chươngtrình Thời sự phátthanh Đài Phátthanh và Truyền hình Bến Tre, đã đề cập và phân tích một cách có hệ thống chươngtrình thời sự phát thanh. Nhưng như tên gọi của nó, đề tài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phạm vi chươngtrình thời sự của một trong số sáu đài tỉnh thuộc khuvực BSH. Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến phátthanhcấptỉnh ở khuvực BSH nói riêng và ở khuvực ĐBSCL nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luậnvăn này là chấtlượng các chươngtrìnhphátthanh tại các tỉnh thuộc khuvực BSH, được biểu hiện qua các yếu tố: nội dung, hình thức các chươngtrình và kể cả về chấtlượng kỹ thuật. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi của đề tài được được giới hạn trong hoạt động sản xuất các chươngtrìnhphátthanh tại các đài PT&TH ở 6 tỉnh thuộc khuvực BSH gồm các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Thời gian khảo sát được giới hạn từ tháng 6.2008 đến tháng 6.2009. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luậnvăn này là chỉ ra những mặt thành công, hạn chế và tìm kiếm các giải pháp nhằm góp phần nângcaochất lượng, hiệu quả chươngtrìnhphátthanh tại sáu đài cấptỉnh BSH thuộc khuvực ĐBSCL. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nêu trên, tác giả luậnvăn cần phải hoàn thành những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: + Khảo sát, nghiên cứu những vấn đề của lý luận báo chí, truyền thông - đặc biệt là lý luận về báo chí phátthanh để rút ra những luận điểm khoa học phục vụ cho công việc nghiên cứu, khảo sát thực tế. + Khảo sát thực trạng sản xuất chươngtrìnhphátthanh tại sáu đài PT&TH cấptỉnhkhuvực BSH, qua đó khẳng định những thành công, chỉ ra những hạn chế trong các chươngtrìnhphátthanh của từng đài. + Tìm hiểu ý kiến của những người đang trực tiếp lãnh đạo, quản lý và đội ngũ PV, BTV làm phátthanh ở sáu đài cấptỉnhkhuvực BSH. + Thăm dò dư luận xã hội đối với công chúng phátthanh ở sáu tỉnh BSH. + Bước đầu nêu ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm góp phần nângcaochấtlượng các chươngtrìnhphátthanhcấptỉnh của các đài tỉnh BSH, ĐBSCL. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luậnvăn được thực hiện trên cơ sở các đường lối, chủ trương và các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về báo chí cách mạng Việt Nam. Những vấn đề cơ sở lý luận báo chí truyền thông nói chung và lý luận báo chí phátthanh nói riêng cũng được vận dụng như những cơ sở quan trọng trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ vận dụng tổng hợp các phương pháp sau đây: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quan điểm báo chí nói chung và về lý luận báo chí phátthanh nói riêng. + Phương pháp khảo sát thực tế được sử dụng để khảo sát thực trạng hoạt độngphátthanh đài tỉnh BSH. + Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh được sử dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích các chươngtrìnhphátthanh ở các đài khảo sát, từ đó rút ra những kết luận khoa học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được triển khai trong luận văn. + Các phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu được sử dụng đối với công chúng (khoảng 600 phiếu) và những nhà quản lý, lãnh đạo, các PV, BTV phátthanh (khoảng 66 phiếu) tại các đài được khảo sát để từ đó thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khai các luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn. Tất cả các phương pháp nêu trên đều có tác động tích cực và hiệu quả vào kết quả nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về chấtlượng các chươngtrìnhphátthanh ở các đài tỉnh BSH, ĐBSCL. Việc khẳng định những thành công, hạn chế và qua đó tìm ra nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm trong các chươngtrìnhphátthanh được khảo sát cùng với những giải pháp, khuyến nghị được nêu ra cũng là những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu này, có thể góp phần trực tiếp vào việc nângcaochấtlượng hoạt động của chươngtrìnhphátthanh đài tỉnh trong khu vực. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về lý luận: Đề tài là sự vận dụng tổng hợp những kiến thức về lý luận báo chí, truyền thông đã được trang bị trong chươngtrình đào tạo thạc sĩ để giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn đời sống báo chí Việt Nam hiện đại. Nếu thực hiện thành công, đề tài nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà trường và các trung tâm có đào tạo về phátthanh trong cả nước. - Về thực tiễn: Đây là đề tài đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về chấtlượng các chươngtrìnhphátthanhcấptỉnhkhuvực BSH, ĐBSCL. Với những cứ liệu thực tế phong phú, luậnvăn có thể cung cấp các dữ liệu cần thiết để các cấp lãnh đạo, quản lý có chủ trương, định hướng quản lý, lãnh đạo, phù hợp đối với hoạt động quan trọng này. Bức tranh thực tế sinh động về các chươngtrìnhphátthanh đài tỉnh BSH có thể tạo ra những so sánh cần thiết cho các đài ở khuvực này có cơ sở tham khảo, đối chiếu và vận dụng để nângcaochấtlượngchươngtrình của mình. Đồng thời, luậnvăn còn có thể cung cấp dữ liệu thực tế, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, xem xét để điều chỉnh, nângcaochấtlượng công tác tổ chức, điều hành, quản lý của lãnh đạo của các đài PT&TH không chỉ trong khuvực này mà trong toàn bộ ĐBSCL và trong cả nước. Việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để tác giả luậnvăn có thể nângcao kiến thức sau thời gian học cao học Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 8. Bố cục của luậnvăn Trong luậnvăn này, ngoài Mở đầu, Kết luận, những nội dung chính sẽ được trình bày trong 3 chương, 6 tiết, 79 trang. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁTTHANHCẤPTỈNHKHUVỰCBẮCSÔNGHẬU,ĐỒNGBẰNGSÔNGCỬULONG 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬNVĂN 1.1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm 1.1.1.1. Thuật ngữ phátthanh và báo phátthanh Chúng ta đều biết báo chí nói chung bao gồm báo in, báo phát thanh, báo truyền hình ( còn gọi là phát thanh, truyền hình) và các loại báo chí điện tử khác. Riêng báo phátthanh được hiểu như "một kênh truyền thông, một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thế giới âm thanh phong phú, sinh động để chuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh, tác động vào thính giác của người nghe" [30, tr.51]. Các nước phương Tây thường chia phátthanhthành các loại: đài phátthanh thương mại, đài phátthanh quảng cáo, đài phátthanh giáo dục, đài phátthanh chính trị xã hội… Thông thường, mỗi nước đều có hệ thống phátthanh của nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ công cộng, phục vụ cho các mục đích chính trị, xã hội của chính phủ. Người ta còn gọi đó là đài phátthanh quốc gia hay đài phátthanh công cộng. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng của các đài phátthanh tuỳ thuộc vào điều kiện chính trị của từng quốc gia cụ thể. Các đài phátthanh còn lại thuộc sở hữu tư nhân. Khuynh hướng chung ở các nước, phần lớn các đài phátthanh lớn đều tồn tại trong cơ cấu công ty hay tập đoàn truyền thông. Một số tổ chức tôn giáo, chính trị, xã hội cũng lập ra đài phát thanh. Ở Việt Nam, toàn bộ hệ thống phátthanh đều thuộc sở hữu nhà nước, do Chính phủ và Ủy ban nhân dân (UBND) các địa phương quản lý. Đài TNVN và các đài khuvực là đài phátthanh quốc gia. Các đài phátthanh địa phương bao gồm đài cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đài cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; cấp xã, phường, hợp tác xã, thị trấn, làng bản Riêng hai cấp huyện, thị và cấp xã, phường còn được gọi [...]... hoạt động sản xuất và phátsóngchươngtrìnhphátthanh ở đài tỉnh trong khuvực này Chương 2 VỀ CHẤTLƯỢNGCHƯƠNGTRÌNHPHÁTTHANH Ở CÁC ĐÀI CẤPTỈNHKHUVỰCBẮCSÔNG HẬU 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CHẤTLƯỢNGCHƯƠNGTRÌNHPHÁTTHANH Ở CÁC ĐÀI TỈNHBẮCSÔNG HẬU Theo tác giả Vũ Thúy Bình trong sách Báo chí - những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 2, "chất lượngchươngtrìnhphátthanh được qui định bởi các yếu tố: nội... học, nâng có nghĩa là "đưa lên cao" và "làm cho cao hơn trước, đưa lên mức cao hơn" Nângcao theo Tự điển Tiếng Việt của Vĩnh Tịnh là "đưa lên mức caoNângcao mức sinh hoạt" Nâng caochấtlượng ở đây có nghĩa là làm cho giá trị của một sự vật, sự việc, một con người được nâng lên, đưa giá trị phẩm chất đó lên mức cao hơn Như vậy, nâng caochấtlượngchươngtrìnhphátthanh là làm cho giá trị của chương. .. nhu cầu tiếp nhận thông tin qua sóngphátthanh của họ 1.2 VỀ DIỆN MẠO PHÁTTHANHCẤPTỈNHKHUVỰCBẮCSÔNG HẬU 1.2.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của phátthanhcấptỉnhBắcsông Hậu Sau hơn 10 năm kể từ khi Đài TNVN ra đời, đến năm 1956, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, chúng ta bắt đầu xây dựng và phát triển các đài phátthanh tỉnh, thành phố Ở các tỉnh phía Nam, từ sau năm 1975 mới bắt... và Truyền thông khen thưởng Năm 2009, Giám đốc Đài PT&TH Long An là Cụm trưởng Cụm thi đua số 8 1.1.3 Đặc điểm của khuvựcBắcsôngHậu,đồngbằngsôngCửuLongĐồngbằngsôngCửuLong là phần cuối cùng của lưu vựcsông Mêkông, một trong những châu thổ rộng, phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới Toàn khuvực có diện tích đất tự nhiên 3.960.000 ha, bằng khoảng 12% diện tích đất tự nhiên của cả nước Ngoài... xuất chươngtrìnhphátthanh bao giờ cũng phải hướng đến công chúng Nếu chươngtrình không hấp dẫn, không lôi kéo, không thuyết phục được người nghe thì họ tắt radio và làm việc khác Do đó, công chúng phátthanh chính là người nuôi dưỡng chươngtrìnhphát thanh, là người đánh giá, thẩm định cuối cùng chất lượngchươngtrình phát sóng Nói cách khác, công chúng phátthanh chính là đối tác của đài phát thanh. .. BSH, chỉ có Long An thành lập Phòng Phátthanh với đội ngũ PV và BTV chuyên biệt Đài Vĩnh Long có phòng Chươngtrìnhphátthanh với nhiệm vụ lên chươngtrìnhphát thanh, biên tập, xử lý các chương trìnhphátthanh trên sóng AM và FM của Đài tỉnh Bốn đài còn lại sát nhập PT&TH chung trong một phòng chuyên môn Đài Bến Tre, Long An và Vĩnh Long còn phân công một Phó Giám đốc phụ trách phátthanh Cụ thể,... truyền thanhcấp huyện, thị và đài truyền thanhcấp xã, phường, thị trấn Hệ thống này thuộc sự quản lý của nhà nước từ trung ương đến địa phương Trong đó, đài tỉnh thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Trong luậnvăn này, chúng tôi chỉ đề cập đến chươngtrìnhphátthanh của các đài tỉnh thuộc khuvực BSH, ĐBSCL Khuvực BSH, ĐBSCL bao gồm sáu tỉnh: Bến Tre, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. .. yếu tố, như: tên chương trình, địa chỉ của đài, tần số phátsóng Sau lời xướng Đây là Đài Phátthanh Bến Tre - Tiếng nói của nhân dân quê hương Đồng khởi cùng với nhạc hiệu hào hùng của bài hát Tiểu Đoàn 307 vang lên, báo hiệu bắt đầu chươngtrìnhphátthanh của Đài PT&TH Bến Tre - Cấu trúc của chươngtrìnhphát thanh: Mỗi chươngtrìnhphátthanh đều ổn định về cấu trúc Với chươngtrình thời sự thường... quốc gia này với quốc gia khác, tỉnh này với tỉnh khác Nhạc chươngtrình để phân biệt các chươngtrình khác nhau của một đài Người nghe sẽ nhận diện các chươngtrìnhphátthanh ngay từ phút đầu tiên thông qua nhạc hiệu hoặc nhạc chươngtrình - Lời xướng của phátthanh viên, người dẫn chương trình: Lời xướng được dùng như một thông báo ngắn gọn cho tên của chươngtrìnhphátthanh Các đài có cách lựa chọn... sẽ có chươngtrình thời sự, chươngtrình chuyên đề [30, tr.219] Dựa vào phương pháp và kỹ thuật sản xuất, người ta chia chươngtrìnhphátthanhthành ba loại: chươngtrình sản xuất tại studio; chươngtrình sản xuất trực tiếp tại hiện trường; chươngtrình kết hợp giữa studio và hiện trường Ngoài ra, trong thực tế các đài phátthanh còn dành thời lượng cho quảng cáo, dưới các hình thức chươngtrình quảng . LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong. Đài PT&TH Long An là Cụm trưởng Cụm thi đua số 8. 1.1.3. Đặc điểm của khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông, một. định chọn đề tài " ;Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long& quot; cho luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của mình. 2. Tình