Có tài mà không có đức là người vô dụng”.Vì vậy cần coi công tác chủ nhiệm là một mũi nhọn trong việc giúp hình thành nhân các hoc sinh và hỗ trợ cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trư
Trang 1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1/Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm phải trồng người ” Đầu tư
cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai.Trẻ em như búp trên cành , trẻ em chính là tương lai của đất nước Do đó ngành giáo dục có một vai trò , vị trí quan trọng trong sự nghiệp trồng người cao quý, mà mỗi người giáo viên chính là một kỹ sư tâm hồn
Trong nhà trường , công tác chủ nhiệm đặc biệt đóng một vai trò then chốt mà giáo viên chủ nhiệm giống như một nhạc trưởng hay , một vị tướng tài ba Họ chính là linh hồn của một tập thể lớp , với rất nhiều thành viên Tập thể lớp có đoàn kết ,thương yêu , giúp đỡ lẫn nhau hay không, tập thể lớp có hoàn thành nhiệm vụ và có thành tích hay không là nhờ tài năng tổ chức của giáo viên chủ nhiệm Bác Hồ cũng từng
nói “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó Có tài mà không có đức là người vô dụng”.Vì vậy cần
coi công tác chủ nhiệm là một mũi nhọn trong việc giúp hình thành nhân các hoc sinh và hỗ trợ cho mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường
Hiện nay không ít gia đình còn quá mải mê kiếm tiền mà quên đi việc dạy bảo con em mình những khi ở nhà , mà gần như phó mặc cho xã hội và nhà trường,dẫn đến các em có phần khó bảo , không hứng thú học tâp, không nghe lời thầy cô Ngoài ra cung còn một số giáo viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm , quản lý học sinh mình chủ nhiệm , và lớp học mình đứng giảng dạy
Do đó giáo viên chủ nhiệm cần biết cách tổ chức để xây dựng một tập thể lớp thành một tập thể đoàn kết , tích cực, chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường
Trong phạm vi bài viết này tôi xin tổng hợp các kinh nghiệm mang tính thiết thực đã tích lũy được qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm và qua nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm có kinh nghiệm trong nhà trường Rất mong được sự trao đổi, phản hồi và góp ý xây dựng của các cấp quản lý cùng với đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục
2 / Mục tiêu nghiên cứu:
Sau khi áp dụng đề tài mục tiêu đạt được là:giáo viên có thêm những giải pháp nhằm nâng cao chất lương trong công tác chủ nhiệm nói chung và các hoạt động giáo dục ngoại khóa của lớp chủ nhiệm nói riêng
Trang 23/ Đối tượng nghiên cứu :
Tìm hiểu công tác chủ nhiệm khối THCS Trường THCS Thống Nhất
4/Phạm vi giới hạn đề tài
Tìm hiểu công tác chủ nhiệm khối THCS
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1/ Các căn cứ để thực hiện đề tài :
-Cơ sở lý luận :
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng: Sản phẩm giáo dục mà chúng ta tạo ra không
thể biết trước chính xác kết quả như bao sản phẩm của các ngành nghề khác Đặc biệt là sự hình thành phẩm chất đạo đức của học sinh không phải một ngày, một buổi là có được mà phải trải qua một thời gian dài rèn luyện, cho nên để đảm nhận công việc này chúng ta phải thật sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp Như vậy GVCN phải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy
-Cơ sở thực tiễn :
Muốn cho chất lượng giáo dục được nâng cao, thì chất lượng trong công tác chủ nhiệm rất qua trọng, chất lượng chủ nhiệm sẽ quyết định học sinh lớp đó có nhiều học sinh khá giỏi, hoặc ngược lại sẽ có nhiều học sinh yếu kém ,các phong trào thi đua và các hoạt động tập thể cũng từ đó mà phát huy
Như vậy GVCN phải đề ra được kế hoạch, phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp đặc biệt bằng cả tấm lòng yêu thương, nhân ái của người Thầy
2/Thực trạng :
Đầu năm học này, trong hoàn cảnh trường lớp mới tách cấp, cơ sở vật chất xây dựng mới, tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau:
a Thuận lợi
Đa số học sinh nhà gần trường, thuộc địa phương
Hầu hết học sinh có ý thức kỷ luật cao, ngoan, lẽ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ Tích cực tham gia hoạt động phong trào do Đoàn, Đội, trường, lớp tổ chức
Cơ sở vật chất mới, khang trang, tạo không khí phấn khích trong học sinh và giáo viên Phòng học sạch, thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, trang thiết bị đèn, quạt, bàn ghế cho học sinh, kể
cả ghế ngồi của học sinh khi sinh hoạt dưới cờ
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, bộ phận Giám thị, đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững, nhiệt tình trong giảng dạy
Trang 3 Được sự nhiệt tình phối hợp chặt chẽ giữa các bậc phụ huynh với thầy cô giáo chủ nhiệm.
Ngoài công tác chủ nhiệm, tất cả giáo viên đều đảm nhận giảng dạy bộ môn nên thời gian gần gũi các em tương đối nhiều
b Khó khăn
Vẫn còn một số học sinh cá biệt chưa có ý thức trong học tập và rèn luyện đạo đức chủ yếu do tác động từ bạn bè hoàn cảnh gia đình hoặc xã hội, bạn bè
Một số học sinh thuộc thành phần dân nhập cư hoặc có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không
ổn định, cha mẹ ly dị, lo kiếm sống không có thời gian chăm sóc con cái
Tình hình xã hội bên ngoài nhà trường ngày một phức tạp, đã tác động không tốt đến việc giáo dục nhân cách của học sinh
Học sinh người dân tộc chiếm tỉ lệ cao, kéo theo nhận thức đầu tư cho con cái học tập gần như bỏ mặc theo hướng “ học được thì cho học tiếp, không học được thì ở nhà làm rẫy”
Nhà ở của nhiều em xa trung tâm trường lớp , chưa có điện thắp sáng , giao thông đi lại khó khăn , tình hình dân trí thấp , con em các đồng bào dân tộc nhiều , …
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn mà giáo viên sẽ gặp phải khi làm công tác chủ nhiệm Nên tôi đề
ra một số biện pháp cần thiết để thực hiện :
3/ Các giải pháp thực hiện :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
3.1 Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc một số văn bản qui định
Giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm vững các văn bản qui định về nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường;
về qui định khen thưởng và kỷ luật; về nội qui và cách xếp loại 2 mặt giáo dục; phổ biến đến từng đối tượng học sinh Ngoài ra, chúng ta cần nắm và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện công tác một cách hiệu quả; tối ưu nhất, có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng
rõ ràng (Luật giáo dục, Điều lệ Nhà trường, Qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS, …)
3.2 :Các công việc đầu năm học :
-Giáo viên chủ nhiệm nắm chắc về đặc điểm tình hình của lớp để có cách tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm tiến hành cho học sinh làm lí lịch đầu năm (cần chính xác: Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh… đúng theo khai sinh; địa chỉ cụ thể (khu – ấp – số nhà – xã thường trú hoặc tạm trú hay ở trọ; họ tên cha, mẹ và nghề nghiệp) Có biện pháp lấy số điện thoại từng học sinh tiện việc liên hệ kịp thời mỗi khi cần thiết , sẽ có những em không chịu cung cấp số điện thoại của cha mẹ mình cho thầy cô, khi ấy giáo viên chủ nhiệm cần chủ động viết giấy mời phụ huynh lên trường làm việc , hoặc vào nhà học sinh để gặp gỡ gia đình
Trang 4Dựa trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải chú ý đến:
Các học sinh diện học sinh nghèo hiếu học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Diện gia đình học sinh không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân…
Lập và phân chia học sinh theo địa bàn cư trú, phân theo từng khu vực
Thành phần bản thân:
Tỉ lệ nam/ nữ,
Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập và hạnh kiểm của học sinh ở năm học trước, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm cũ (nếu được) để hiểu rõ thêm về từng đối tượng của lớp kể cả: Năng khiếu, thành tích tốt hoặc chưa tốt của học sinh
+ Học tập: Giỏi – Khá – Trung bình – Yếu – Kém
+ Hạnh kiểm: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu
+ Đặc điểm: Năng khiếu; thành tích đạt được; những điều chưa tốt
Qua tìm hiểu sơ lược, giáo viên chủ nhiệm tiến hành sắp xếp chổ ngồi cho học sinh (chú ý đến các học sinh có bệnh khuyết tật về mắt, tai…) Sau đó chia thành 4 tổ Lập sơ đồ chổ ngồi thành 3 bản: tại lớp 1 bản, giao cho giám thị 1 bản, giáo viên lưu lại một bản để tiện lợi cho việc theo dõi học sinh
Kẻ sơ đồ chỗ ngồi kèm theo chú thích lớp trưởn , lớp phó , sao đỏ, để giáo viên bộ môn tiện việc gọi tên và ghi điểm , cung như nhắc nhở các em học sinh vi phạm
3.3 Lập sổ chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm lập sổ chủ nhiệm theo mẫu qui định của nhà trường Trong đó, giáo viên phải thật chú
ý đến việc ghi chép phải chi tiết, đầy đủ các phần các mục theo yêu cầu Song cần đặc biệt lưu ý:
Theo dõi học sinh mọi mặt theo định kì, có nhận xét cụ thể đối với từng em
Ghi rõ, cụ thể số điện thoại liên lạc của gia đình học sinh (nếu có)
Lập – ghi danh sách học sinh chia theo tổ (địa chỉ ghi chính xác)
Danh sách thầy cô bộ môn (họ tên, địa chỉ, những thay đổi nếu có)
Căn cứ vào sự sắp xếp thời khóa biểu của nhà trường mà giáo viên ghi thời khóa biểu cho học sinh
và ghi vào sổ chủ nhiệm để thông báo đến quí phụ huynh: Ngày, giờ, môn học của các em để tiện cho việc đưa rước Cập nhật thường xuyên thời khóa biểu thay đổi theo yêu cầu chung của Nhà trường
Việc dạy và tổ chức cho học sinh hoạt động học tập trong và ngoài giờ là vấn đề quan trọng, đòi hỏi giáo viên phải lên kế hoạch thực hiện rành mạch, cụ thể theo tuần, tháng, ngày luôn có sự thay đổi gây hứng thú cho các em
Bên cạnh đó, cần theo dõi học sinh vi phạm Ghi rõ:
o Họ và tên học sinh vi phạm
o Lỗi học sinh vi phạm, biện pháp xử lý
o Số lần vi phạm Hiệu quả sau mỗi lần xử lý
o Mức độ vi phạm dẫn đến mức độ xử lý
o Cam kết giữa học sinh – phụ huynh học sinh – thầy ,cô chủ nhiệm
Trang 5(Có ý kiến và chữ ký của phụ huynh học sinh).
Kẻ thêm bảng danh sách học sinh ở phía sau sổ theo dõi hạnh kiểm hàng tuần ( Tốt , Khá, Trung bình , Yếu)
3.4 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu năm
Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành đơn vị tập thể gắn bó, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giáo dục Do đó, ngay tiết sinh hoạt đầu năm giáo viên cần vạch ra, định hướng nhằm giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm mạnh dạn phê và tự phê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Do đó, cần phải ổn định nề nếp tổ chức lớp ngay từ tiết sinh hoạt này như sau:
Bầu ban cán sự – giao nhiệm vụ
o Lớp trưởng ,phải là người học đa số học sinh tin tưởng , và phải gương mẫu, vì tập thể
o Lớp phó học tập, học sinh này phải là học sinh giỏi toàn diện ,sôi nổi
o Lớp phó lao động, chọn học sinh có tinh thần tự giác , vì tập thể
o Lớp phó văn thể mỹ, chon học sinh có năng khiếu văn nghệ
o Cán sự bộ môn: Toán – Tiếng Anh – Văn – Hóa - Lý – Sinh – Sử – Địa – GDCD – Thể dục (nhằm theo dõi về tình hình học tập của từng giờ để báo cáo kịp thời đến giáo viên chủ nhiệm)
o Thủ quĩ, cần tìm học sinh ngoan , gương mẫu Học sinh này sẽ thay giáo viên chủ nhiệm mua một số vật dụng nhỏ còn thiếu hàng ngày như : khăn lau bảng , phấn … Tuy nhiên giáo viên không nên để học sinh này cầm tiền nhiều ( chỉ nên khoảng 20.000đ 50.000 ) tránh trường hợp khi mất lại quy trách nhiệm rồi lại bắt đền số tiền lớn
o Đội sao đỏ ( chọn 2 em gương mẫu và chăm chỉ học ) Một em theo dõi thi đua do tổ chức đoàn đội sắp xếp , còn một em ở lại lớp theo dõi cùng sao đỏ của lớp khác đến theo dõi chéo
o Các tổ trưởng và tổ phó, cần chọn học sinh ngoan và gương mẫu , cung cần có học lực từ trung bình đến khá
o Đầu năm sẽ cần phải mua một số vật dụng cần thiết như :khăn bàn , bình bông , đồ trực vệ sinh , phấn , khăn lau bảng , khoảng 10 quyển vở viết để phát cho ban cán sự lớp ghi chép lại các công việc theo dõ trên lớp hằng ngày …… nên cần có khoảng 100.000đ 200.000đ
để giáo viên , cùng thủ quỹ đi mua những vật dụng cho lớp Như vậy giáo viên có thể yêu cầu học sinh đóng tạm khoảng 5000 đ 10.000đ để tam chi tiêu , giáo viên cần cho thủ quỹ ghi lại chi tiết từng lần mua ,
o Sắp xếp chỗ ngồi: Trước hết hãy để cho các em quyền tự chọn chỗ ngồi theo ý thích, sau đó điều chỉnh dần dần, phân bố học sinh nam – nữ; học sinh giỏi – khá – trung bình – yếu rải đều ở các tổ Tránh tình trạng xếp các em có cùng khuyết điểm (cá biệt) ngồi cạnh nhau
o Học tập nội qui trường: Giáo viên chủ nhiệm cho học sinh ghi cẩn thận nội qui của trường vào sổ tự rèn và đem về nhà cùng phụ huynh trao đổi để thực hiện tốt
o Dựa trên nội qui trường, giáo viên chủ nhiệm cho cả lớp thảo luận lập thành nội qui của lớp,
từ đó lập thành bảng điểm thi đua cá nhân trong tuần Yêu cầu học sinh thực hiện việc tự đánh giá xếp loại bản thân mình theo các loại Tốt (180 điểm – 200 điểm), Khá (160 điểm –
179 điểm), Trung bình (140 điểm – 159 điểm), Yếu (từ 139 điểm trở xuống) Tuy nhiên cần hướng dẫn các tổ trưởng theo dõi khách quan ,không thiên vị bạn thân , và theo dõi theo hướng tiến bộ cố gắng về sau của học sinh
Trang 6BẢNG LƯỢNG HÓA THI ĐUA
1 Điểm tốt (8,9,10 ) chỉ áp dụng cho điểm KT miệng trên lớp hàng ngày +10,20,30/1 lần
2 Mỗi câu phát biểu trả lời , xây dựng bài đúng +5 điểm /1 lần
3 Ban cán sự lớp (lớp trưởng,lớp phó, sao đỏ, tổ trưởng ) +30đ/1tuần
4 Cá nhân được tập thể khen, nhà trường tuyên dương +50đ/1lần
1 Không đồng phục, tác phong(bảng tên, khăn quàng,dép……) -20đ/1 lỗi
2 Không thuộc bài, không soạn bài, bị điểm KT miệng dưới 5 điểm -20đ/ lần
3 Vệ sinh bẩn khu vục được giao, bỏ không vệ sinh, -40đ/1 lần
4 Nói chuyện trong giờ học, làm việc riêng trong giờ học, tự ý đổi chỗ ngồi -30 đ/1 lần
5 Đánh trống chưa vào lớp -30 đ /lần
6 Bỏ tập thể dục, chào cờ, không nghiêm túc -20đ/lần
7 Không hát đầu giờ, không nghiêm túc trong 15 phút đầu giờ -20 đ/1 lần
8 Đi học muộn khi không có lý do chính đáng -30đ/1 lần
9 Vắng không phép một buổi học -40 đ/1lần
10 Vắng có phép một buổi học -10đ/1 lần
11 Bỏ tiết, cúp tiết,…… -50đ/1 tiết
12 Xả rác trong lớp học , trong sân trường, ngoài cổng trường -50đ/1 lần
13 Không tham gia các buổi hoạt động ngoại khoá ( lao động , mít tinh ….) -50đ/1 lần
14 Được phân công việc mà không làm -50 đ/1 lần
15 Chơi bida, điên tử, đánh nhau……… -50 đ/1lần
16 Cá nhân làm cho lớp bị giờ B,C,D sẽ bị trừ theo thứ tự sau -30,50,100đ/1 lần
17 Gian lận trong thi cử , kiểm tra hàng ngày… -100đ/1 lần
18 Ban cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ trong tuần -30đ/1 tuần/1n
Khống chế:
-Nghỉ có phép 4 buổi trên 1 tháng sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm trong tháng.
-Nghỉ không phép 2 buổi/1 tháng thì sẽ bị hạ 1 bậc hạnh kiểm trong tháng đó
-Vô lễ , xúc phạm nhân phẩm , danh dự ,thân thể của giáo viên , công nhân viên trong nhà trường thì sẽ hạ bậc hạnh kiểm trong năm học
-Aên cắp đồ tư trang tiền bạc của người khác, thì hạ bậc hạnh kiểm trong 1 học kỳ
-Hút thuốc , uống rượu bia,gây tai nan giao thông,để lại hậu quả thì hạ 1 bậc hạnh kiểm/1 kỳ
Lưu ý:
Mỗi hoc sinh có 200 điểm mỗi 1 tuần.Trong tuần tuỳ theo thái độ của hoc sinh như ( khen thưởng, mắc khuyết điểm ) thì số điểm còn lại tương ứng với hạnh kiểm của học sinh đó trong tuần, trong tháng và trong năm như sau:
Tư ø :180điểm200 điểm: ứng với hạnh kiểm Tốt
Trang 7
o Phân công về trực nhật lớp và trực ban trường (2 em) Yêu cầu học sinh giữ vệ sinh (trong, trước, sau lớp; kể cả chỗ ngồi và hộc bàn của mình) Yêu cầu học sinh giám sát và nhắc nhở lẫn nhau trong việc giữ gìn vệ sinh chung, nhắm giáo dục tính cộng đồng cho các em
o Thông báo các khoản thu đầu năm của học sinh có biên lai thu nhận và thời hạn nộp Nêu lên những trường hợp miễn, giảm để học sinh biết thêm chi tiết
o Đề nghị với học sinh việc thu quĩ lớp Học sinh bàn bạc thảo luận và quyết định Quĩ lớp phải
do thủ quĩ giữ có sổ ghi chép các khoản thu – chi – tồn rõ ràng và công bố tài chính trước lớp hàng tuần
o Phân công một em tin tưởng giữ sổ đầu bài , hằng ngày phải chú ý bảo quản , xin đầy đủ chữ
ký của giáo viên bộ môn
3.5 Tổ chức họp phụ huynh học sinh
Với cơ chế thị trường hiện nay làm thay đổi bộ mặt của đất nước về kinh tế cũng có không ít sự tác động tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức của con người mà trong đó có cả học sinh chúng ta Vâng, trên thực tế cho thấy các em ở lứa tuổi 12–16 có những thay đổi về tâm sinh lý, thích bắt chước, đua đòi, thích chơi hơn là học và cũng dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ của bạn bè xấu,của những thú vui chơi vô bổ như chơi điện tử … Trước tình hình chung như vậy, nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm lo lắng cho con em mình Đây cũng là nỗi băn khoăn, trăn trở của mọi người Thầy từ các cấp trong nhà trường Cho nên việc tổ chức phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm là vấn đề cần thiết, đó là chìa khóa mở ra cánh cửa của mối liên hệ giữa Gia đình – Nhà trường và Xã hội nhằm giáo dục cho con em mình ngày càng tốt hơn
Để buổi họp được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần tiến hành một số công việc sau:
- Viết thư mời vào sổ liên lạc và nhờ học sinh gởi về phụ huynh Yêu cầu các em nhắc nhở phụ huynh
đi đầy đủ, đúng giờ và chỉ xét cho những trường họp vắng có lí do chính đáng rồi liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm ngay ngày hôm sau tại trường (hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại)
- Tổ chức phiên họp: Trang trí phòng họp, ghi bảng chào mừng, chuẩn bị phiếu góp ý
Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau:
+ Điểm danh: Giáo viên chủ nhiệm thu lại sổ liên lạc hoặc thư mời từ phụ huynh
+ Phổ biến bằng văn bản qui định về:
Nội qui trường
Những thuận lợi và khó khăn của lớp
Thông báo các khoản thu đầu năm
+ Phổ biến về nội qui lớp và bảng điểm thi khảo sát chất lượng ba môn (Toán , Văn , Anh ) Xin ý kiến đóng góp của quí phụ huynh biểu quyết để thống nhất thực hiện
Trang 8TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT ĐIỂM KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
ĐẦU NĂM
NĂM HỌC 2011-2012
LỚP 9A 4
Hạnh kiểm
8
+ Thông qua các bậc phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu và thu lượm thêm một số thông tin về từng đối tượng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm có cách cư xử hợp lí đối với
từng cá nhân Nếu được có thể thực hiện bảng điều tra cá nhân của học sinh.
Để có những kiến nghị thỏa đáng về tâm tư nguyện vọng của các bậc phụ huynh và ngược lại những thông tin liên lạc cần thiết từ nhà trường gởi đến phụ huynh Chúng ta cần đề cử 3 phụ huynh đứng vào ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường Thư kí ghi rõ họ tên – chức vụ của phụ huynh vào biên bản, kể cả các
ý kiến đóng góp
- Ngoài họp phụ huynh đầu năm giáo viên cần tiến hành thêm ít nhất 3 lần họp phụ huynh trong năm học nữa , lần thứ 2 kết thúc học kỳ 1, lần thứ 3 giữa học kì 2 , lần cuối cùng tổng kết năm học Trong các lần họp phụ huynh đó , giáo viên chủ nhiệm cần điểm danh phụ huynh học sinh có mặt , đồng thời thông báo cụ thể tình hình học lực và hạnh kiểm của từng học sinh , nếu có thể thì photo bảng điểm và phát cho mỗi phụ huynh một bản để tiện theo dõi Trong quá trình họp giáo viên có thể phải gặp riêng một số phụ huynh
có con chưa ngoan để trao đổi riêng tình hình đạo đức của học sinh đó , tránh trường hợp nêu tên trước cuộc họp đông người , vì không phải ai cũng dám nhìn nhận thẳng vào vấn đề để cho moi người thấy con mình chưa ngoan
3.6 Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Giáo viên chủ nhiệm cần phải xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt nhằm đề ra nội dung thực hiện thích hợp
Dựa trên nội dung mà nhà trường, giám thị, Đoàn, TN đề ra trong tiết sinh hoạt dưới cờ
Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mỹ, lớp phó lao động, thủ quĩ
Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi thêm vài vấn đề để các em hoạt động
+Cử thi kí nghi lại nội dung từng buổi sinh hoạt lớp hàng tuần
Trang 9+ Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua.
+ Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được
+ Đề ra kế hoạch cho tuần sau
a) Hoạt động 1: Tự kiểm điểm
Người tốt – việc tốt: Tốt mặt nào? Mức độ và hình thức khen thưởng Ví dụ :học sinh đạt điểm cao (8,9,10 )tập thể khen và tuyên dương, có thể dùng tiền quỹ lớp mua vở viết hoặc bút ,tặng các em
có điểm tốt trong tuần và động viên khuyến khích phát huy trong các tuần khác Đồng thời động viên các em còn hoc lực yếu cần cố gắng hơn
Người vi phạm khuyết điểm: hành vi sai trái như thế nào? Mức độ và hình thức kỷ luật Cần phê bình những em chưa ngoan , chưa chấp hành nội quy trường lớp , còn chưa chịu khó học bài ở nhà , làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua cho lớp Tùy theo mức độ từ nhẹ đến nặng mà giáo viên sẽ khuyên bảo khiển trách kỉ luật , lời lẽ của giáo viên phải nhẹ nhàng mà rứt khoát Tuyệt đối giáo viên không thiên vị , ban cán sự lớp mà vi phạm cần phạt nghiêm khắc hơn
Cũng có nhiều trường hợp giáo viên cung nên ngồi tâm sự riêng với học sinh , để hiểu được một phần khó khăn cũng như hoàn cảnh riêng của từng gia đình , ví dụ : có nhiều em do hoàn cảnh kinh
tế gia đình khó khăn , cũng có thể bố mẹ sống ly thân , hoặc bỏ nhau…………
b) Hoạt động 2 Theo dõi tình hình chung của Lớp
Tổ trưởng thu sổ tự rèn nộp lại cho giáo viên chủ nhiệm (phải có chữ ký của phụ huynh học sinh hàng ngày)
Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập (lớp phó học tập báo cáo), về chuyên cần (lớp trưởng báo cáo), về nề nếp, việc thực hiện nội qui (đội sao đỏ báo cáo), vệ sinh (lớp phó lao động báo cáo), công khai tài chính (thủ quĩ báo cáo), về văn – thể – mỹ (lớp phó văn – thể – mỹ báo cáo) (nếu có nội dung)
Cử thư kí lớp ghi biên bản họp hàng tuần trong sổ họp lớp
Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ – cá nhân, thông báo trước lớp
BẢNG ĐIỂM THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC TỔ (Tham khảo)
1
2
3
4
Trang 102
3
BẢNG THEO DÕI HẠNH KIỂM HỌC SINH THEO THÁNG
Hạnh kiểm theo tháng
Stt Họ tên hs Tuần 1 tuần 2 tuần 3 Tuần 4 HK tháng 9
1 Nguyễn văn A
2
3
BẢNG THEO DÕI HẠNH KIỂM HỌC
SINH THEO KỲ
Hạnh kiểm kỳ I
1 Nguyễn văn A
2
3
XẾP LOẠI HẠNH KIỂM HỌC SINH LỚP … NĂM HỌC 200 -201
KỲ
Ma Kiên Phước An
Hứa Hoàng Anh
Phạm Thị Ngọc Anh
Bùi Văn Chí
* Chú ý: Hạng của tổ xếp theo hạng nhất – nhì – ba – tư.
Xếp loại cá nhân theo Tốt , Khá , Trung bình , Yếu