1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nghiên cứu khoa học 'rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học chương trình sinh học lớp 10 thpt'

7 631 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 112,69 KB

Nội dung

Nghiên cứu này nhằm xác định những kĩ năng thực hành cần hình thành cho học sinh thông qua các bài thí nghiệm thực hành TNTH trong sách giáo khoa sinh học lớp 10.. Trong dạy học, kỹ năng

Trang 1

N C Kình, C T K Dung Rèn luyện … sinh học lớp 10 THPT, tr 36-42

Rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh để nâng cao chất lượng dạy học chương trình sinh học lớp 10 THPT

Nguyễn Công Kình (a), Chu Thị Kim Dung (b)

Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm xác định những kĩ năng thực hành cần hình thành cho học sinh thông qua các bài thí nghiệm thực hành (TNTH) trong sách giáo khoa sinh học lớp 10 Đồng thời, xác định qui trình rèn luyện kĩ năng thực hành nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học Kết quả thu được có thể giúp cho giáo viên phổ thông ứng dụng vào việc dạy học các nội dung TNTH

1 Mở đầu

Kỹ năng thực hành là yếu tố cơ bản của người lao động trong nền sản xuất hiện đại, do đó việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường là mục tiêu của nền giáo dục

Theo GS TS Lâm Quang Thiệp, sự thu nhận kiến thức qua cơ quan thính giác chỉ đạt 11%, trong khi thu nhận bằng cơ quan thị giác có thể đạt 83% Qua nghe, lượng thông tin lưu giữ được chỉ đạt khoảng 20%, nhưng qua quan sát kết hợp với nghe, lượng thông tin lưu giữ có thể đạt tới 50%, còn tự làm và trình bày có thể nhớ tới 90% Qua đây cho thấy công tác TNTH có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, nó không những là nguồn cung cấp tri thức và phương tiện để chuyền tải tri thức mà còn là cơ sở cho sự phát triển bền vững tri thức và năng lực trí tuệ, phẩm chất của con người lao động mới

Sinh học là khoa học thực nghiệm, nên công tác TNTH vừa là phương pháp, phương tiện vừa là điều kiện, môi trường thuận lợi để rèn luyện các kỹ năng thực hành và nghiên cứu cho học sinh Trong dạy học, kỹ năng thực hành thí nghiệm

được hiểu là khả năng học sinh thực hiện thành thạo và khéo léo các thao tác hành

động theo quy trình gồm các buớc đã được xác định để thu được kết quả là phương pháp nghiên cứu và kiến thức khoa học Như vậy, khái niệm thực hành không phải

là phạm trù trừu tượng mà là bằng sự lựa chọn, vận dụng tri thức, những cách thức

và quy trình, những thao tác hành động cụ thể, hợp lý nhằm áp dụng lý thuyết lĩnh hội được vào việc giải quyết các vấn đề có ý nghĩa thực tế

2 Nội dung và đặc điểm của các thí nghiệm thực hành trong chương trình Sinh học lớp 10

Một vài đặc điểm khái quát về nội dung chương trình Sinh học 10

Chương trình Sinh học 10 gồm có ba phần: phần 1 - Giới thiệu chung về thế giới sống, phần 2 - Sinh học tế bào, phần 3 - Sinh học vi sinh vật Thực chất nội dung của ba phần trên là nghiên cứu sự sống ở cấp độ tế bào

Nội dung chương trình của Sinh học 10 thể hiện tính cơ bản, hiện đại của khoa học Sinh học ngày nay, nó được xây dựng trên các quan điểm:

- Tính khái quát hoá về hệ thống sống như là một hệ mở có tổ chức cao theo

Trang 2

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1A-2008

- Cấu trúc đi đôi với chức năng thể hiện ở mọi cấp độ tổ chức

- Quan điểm tiến hoá: cấu trúc, chức năng, hiện tượng, cơ chế đều thể hiện quá trình tiến hoá qua lịch sử phát sinh và phát triển

Sách giáo khoa Sinh học 10 hiện nay có nhiều điểm mới, trọng tâm của sự đổi mới là đổi mới phương pháp dạy học: từ chỗ thông báo những kiến thức đã được sắp

đặt sẵn sang việc tổ chức các hoạt động học tập để học sinh tự lực chiếm lĩnh tri thức Nội dung là các khái niệm, bản chất và cơ chế của quá trình sinh học, mang tính lý thuyết, khái quát hoá và trừu tượng hoá cao Học sinh phải có tư duy suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo để nắm vững các nguyên lý lý thuyết và áp dụng vào thực tiễn Nội dung TNTH được tăng lên nhiều hơn, giảm tải phần lý thuyết Về hình thức, Sách giáo khoa Sinh học 10 chú trọng tăng kênh hình: bất cứ bài học nào cũng có tranh, ảnh màu để minh hoạ, các sơ đồ, biểu đồ, các phiếu học tập Kiến thức lý thuyết luôn được gắn liền với việc giải quyết các vấn đề của đời sống … Khi dạy học, những phần cấu trúc tổ chức sống, quá trình sống ở cấp độ tế bào, phân tử và trên cơ thể thường dùng những tranh ảnh, bản trong, băng hình, đĩa CD, phần mềm để phản ánh

Nội dung các TNTH trong chương trình gồm có:

- Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

- Một số thí nghiệm về enzim

- Quan sát các kỳ của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

- Lên men etilic và lactic

- Quan sát một số vi sinh vật

- Ngoài ra còn có các thí nghiệm minh hoạ cho các mục nhỏ trong bài

Nội dung các TNTH trong chương trình Sinh học 10 có mấy điểm đặc trưng sau đây:

- Đối tượng nghiên cứu bé nhỏ, ở cấp độ tế bào, nên khi nghiên cứu phải nhờ vào phương tiện kính hiển vi hoặc tranh ảnh đã được phóng to

- Nội dung nghiên cứu chủ yếu là các đặc điểm về hình thái cấu trúc tế bào, tính chất lý - hoá học, những dấu hiệu đặc trưng của sự sống ở cấp độ tế bào, nên TNTH có vị trí quan trọng

- Các bài TNTH thường được đặt ở phần cuối của mỗi chương, nhưng nội dung không hẳn nhằm mục đích củng cố kiến thức của chương mà có khi nó chỉ nhằm làm sáng tỏ hoặc hoàn thiện kiến thức của một bài hay một phần nào đó Vì vậy, giáo viên có thể bố trí linh hoạt sau các bài có nội dung thích hợp

3 Các kỹ năng thực hành cần được rèn luyện khi dạy học Sinh học 10

Trong dạy học TNTH Sinh học có nhiều nhóm và loại kỹ năng thực hành cụ thể cần hình thành cho học sinh Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ

kỹ năng quan sát và kỹ năng làm thí nghiệm là những kỹ năng thực hành cơ bản, trọng tâm tương ứng với nội dung và phương pháp TNTH trong chương trình Sinh học 10

a Kỹ năng làm thí nghiệm

Trang 3

N C Kình, C T K Dung Rèn luyện … sinh học lớp 10 THPT, tr 36-42

Trong dạy học Sinh học, TNTH là một trong những phương pháp đặc trưng, nhằm làm rõ cơ chế Lý - Hoá - Sinh học, các quá trình, các quy luật, các mối quan hệ của cơ thể sống, đặc biệt là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, qua đó để giúp cho người học hiểu biết bản chất cũng như mối quan hệ tất yếu của sự vật, hiện tượng của đối tượng sống Trong TNTH Sinh học có 2 loại thí nghiệm: TN định tính và TN

định lượng Đặc biệt, các thí nghiệm định lượng có vai trò to lớn trong việc hình thành năng lực thực hành cho học sinh

Thông qua công tác TNTH, cần phải hình thành và phát triển ở học sinh các

kỹ năng sau:

* Kỹ năng chuẩn bị TNTH

* Kỹ năng tiến hành TNTH bao gồm:

+ Kỹ năng xác định mục tiêu TNTH

+ Kỹ năng xác định nội dung, yếu tố thí nghiệm và yếu tố đối chứng

+ Xác định phương pháp kỹ thuật tiến hành

+ Thông thạo các thao tác cụ thể trong các bước của quy trình thí nghiệm + Kỹ năng cân, đong, đo, đếm, xác định thước đo cho các tiêu chí cụ thể + Kỹ năng quan sát, theo dõi, ghi chép, xử lý thông tin

+ Kỹ năng giải thích các hiện tượng, các mối quan hệ

+ Kỹ năng rút ra những kết luận cần thiết và sự ứng dụng…

Đối với chương trình Sinh học 10, các nội dung thí nghiệm thực hành đều liên quan đến việc sử dụng kính hiển vi, vì vậy việc bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng sử dụng kính hiển vi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình dạy học Sinh học

10 Những kỹ năng cụ thể cần có khi sử dụng kính hiển vi bao gồm:

+ Kỹ năng xử lý mẫu, làm tiêu bản hiển vi

+ Kỹ năng đưa tiêu bản lên mâm kính

+ Kỹ năng lấy ánh sáng

+ Kỹ năng điều chỉnh các ốc vít sơ cấp

+ Kỹ năng quan sát, nhận biết dấu hiệu

+ Kỹ năng vẽ hình mô tả dấu hiệu

+ Kỹ năng phối hợp giữa mắt quan sát và tay vừa vi chỉnh vừa vẽ

+ Kỹ năng lau chùi, vệ sinh và bảo quản kính…

* Kỹ năng tổng kết, đánh giá, ứng dụng:

b Kỹ năng quan sát

Trong quá trình dạy học các nội dung Sinh học nói chung và qua các nội dung TNTH nói riêng phải tạo cho hoc sinh thành thạo kỹ năng quan sát Trong các TNTH sinh học, đối tượng quan sát là những mẫu vật thật: mẫu sống, mẫu tươi, mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu ép, tiêu bản,…; là các mô hình, tranh, ảnh, biểu đồ…; là các thí nghiệm… Có thể quan sát các dấu hiệu ở trong tự nhiên, trong thực tiễn sản xuất và đời sống, trong phòng thí nghiệm, trong thực nghiệm khoa học Do đó, phải xác lập được các năng lực quan sát tương ứng cụ thể Vì đối tượng nghiên cứu trong Sinh học 10 quá nhỏ bé nên những dấu hiệu cần biết không thể quan sát trực tiếp

được Để nhận thức được các sự kiện, hiện tượng của đối tượng sống ở cấp độ tế bào phải thông qua phương tiện kính hiển vi hoặc tranh ảnh

Trang 4

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1A-2008

Bởi vậy, năng lực đầu tiên phải hình thành cho học sinh là biết xác định mục

đích nhận thức để định hướng cho việc quan sát, phải hiểu các nội dung, tiêu chí quan sát Điều đó có nghĩa là học sinh phải biết nhìn, qua nhìn phải thấy cho rõ, thông qua thấy phải hiểu đựơc bản chất của dấu hiệu để từ đó có khả năng ứng dụng

Năng lực tiếp theo phải rèn luyện cho học sinh là biết lựa chọn phương pháp

và phương tiện để quan sát có hiệu quả Việc quan sát các dấu hiệu trên tranh ảnh khác với quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi

Tóm lại, qua công tác TNTH Sinh học lớp 10 phải nhằm phát triển được nhóm kỹ năng quan sát cho học sinh cụ thể là:

- Kỹ năng xác định mục đích quan sát

- Kỹ năng xác định đối tượng quan sát

- Kỹ năng xác định nội dung và tiêu chí quan sát

- Kỹ năng xác định hình thức và phương tiện quan sát

- Kỹ năng xác định những kỹ thuật cụ thể trong quan sát

4 Quy trình rèn luyện kỹ năng thực hành

Các kỹ năng tuy có thể khác nhau về cấu trúc thao tác, về mục đích dạy học, nhưng việc rèn luyện các kỹ năng TNTH đều thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1 Xác định và lựa chọn kỹ năng: trong bài TNTH có nhiều kỹ năng cụ thể, cần xác định và lựa chọn kỹ năng chính để ưu tiên trong rèn luyện

Bước 2 Giáo viên hướng dẫn các thao tác hành động cấu thành kỹ năng theo một lôgíc chặt chẽ Đây là bước làm cơ sở cho việc học sinh tự đánh giá mức độ hoàn thành kỹ năng

Bước 3 Học sinh tự lực thực hiện các thao tác rèn luyện kỹ năng theo các bước đã được chỉ dẫn, giáo viên đóng vai trò là người giúp đỡ

Bước 4 Học sinh báo cáo kết quả thu được Giáo viên và tập thể nhóm, tổ học sinh thảo luận, bổ sung hoàn thiện cách thực hiện

Bước 5 Học sinh rút kinh nghiệm, tự hoàn thiện kỹ năng và ứng dụng, nếu thất bại có thể nêu nguyên nhân, cách khắc phục

Sau đây là bài dạy TNTH co và phản co nguyên sinh mà chúng tôi đã tiến hành vận dụng quy trình 5 bước đề rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung và yêu cầu của các mục ở trong sách giáo khoa, chúng tôi thực hiện việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh (HS) qua các bước như sau:

Bước 1 Trong sách giáo khoa (SGK) Sinh học 10 nêu lên 4 mục tiêu với nhiều kỹ năng cụ thể khác nhau, điều đó hoàn toàn phù hợp, song trong dạy học, về nhận thức và thực hiện không thể coi các mục tiêu như nhau Để nắm vững kiến thức khoa học và hình thành kỹ năng thực hành cốt lõi, chúng tôi đã chọn 2 mục tiêu kỹ năng chính có tính chất bao quát là:

- Kỹ năng làm tiêu bản hiển vi, HS biết điều khiển cơ chế đóng mở khí khổng

- Kỹ năng sử dụng kính hiển vi, HS biết quan sát và vẽ hình qua tiêu bản Bước 2 Ngoài những nội dung hướng dẫn như trong SGK và sự chuẩn bị về mặt ý thức và tâm lý cho HS, khi hướng dẫn thực hiện nội dung các phần của bài

Trang 5

N C Kình, C T K Dung Rèn luyện … sinh học lớp 10 THPT, tr 36-42

- Song song với 4 mục tiêu kỹ năng đã nêu trong SGK thì mục tiêu về kiến thức của bài này là HS phải nắm được cấu trúc của tế bào khí khổng

- Để thực hiện được mục tiêu trên, bài thực hành bao gồm hai nội dung chính

là thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

- Mỗi một nội dung thí nghiệm phải thực hiện đúng các bước sau: Thứ nhất là làm tiêu bản mẫu Mục đích của tiêu bản mẫu là để HS nhận biết được tế bào biểu bì bình thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng Bước này bao gồm việc tách lớp biều bì của lá, đặt lên phiến kính, lá kính, đưa lên mâm kính, điều chỉnh vật kính, quan sát và vẽ Thứ hai là làm thí nghiệm so sánh Trong bước này có hai thí nghiệm Thí nghiệm thứ nhất: từ tiêu bản mẫu ở trên, dùng dung dịch muối hay

đường loãng ở các nồng độ khác nhau để “nhuộm” tế bào, quá trình co nguyên sinh

sẽ diễn ra Hướng dẫn cho HS quan sát thấy sự khác biệt về mức độ và tốc độ co nguyên sinh Học sinh quan sát và vẽ Như vậy, HS sẽ so sánh để rút ra tế bào lúc này có gì khác với trước khi nhỏ dung dịch muối hay đường loãng ở các nồng độ khác nhau Thí nghiệm thứ hai: sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào biểu bì, tiến hành rửa dung dịch muối hay đường loãng trong tế bào co nguyên sinh bằng nước cất Sau khi rửa sạch hiện tượng phản co nguyên sinh sẽ xảy ra Cho HS quan sát và vẽ Thí nghiệm này sẽ so sánh kép về sự khác nhau giữa tế bào nhuộm dung dịch muối hoặc đường loãng ở các nồng độ khác nhau và với tế bào mẫu

- Hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cụ thể Phần này chúng tôi nêu lên những vấn đề khó, phức tạp, những kinh nghiệm để HS giảm thiểu những khó khăn trong quá trình thực hiện, Trong bài này, chúng tôi hướng dẫn cho HS các nội dung sau:

Đối tượng chọn làm tiêu bản tách lớp biểu bì tốt nhất và phù hợp nhất cho mọi nơi là lá cây Thài Lài tía

Kỹ thuật tách làm sao để có lớp tế bào mỏng nhất, càng mỏng thì việc quan sát dưới kính càng rõ

Cho quan sát và vẽ tiêu bản theo ba giai đoạn của thí nghiệm để tạo điều kiện cho HS so sánh

Bước 3 Đồng thời với sự hướng dẫn ở bước 2, bước này chúng tôi giúp đỡ cho

HS bằng những gợi ý lý thuyết hoặc thao tác kỹ thuật cụ thể: kỹ thuật cầm lươĩ dao

và tạo điểm tựa khi tách biều bì lá, làm đẹp một tiêu bản, cách nhỏ dung dịch, kỹ thuật đặt giấy thấm, kỹ thuật lấy ánh sáng, sử dụng vật kính x10 và x40 để quan sát nhanh, chính xác

Bước 4 Trước hết, chúng tôi thu vở tường trình thí nghiệm và hình vẽ tế bào co và phản co nguyên sinh của các nhóm Sau đó cho một nhóm báo cáo kết quả,

HS nêu vấn đề thắc mắc, các nhóm thảo luận, tự giải thích Cuối cùng căn cứ vào vở tường trình của nhóm và thông qua thảo luận, giáo viên bổ sung và kết luận

Bước 5 HS tự rút kinh nghiệm trên các mặt: vốn kiến thức qua sách vở và tích luỹ trong cuộc sống để thảo luận và giải quyết vấn đề Định hướng cho kỹ năng mới Rút kinh nghiệm thực hiện, nêu và giải quyết được vấn đề, tìm được nguyên nhân và cách khắc phục

Trang 6

Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1A-2008

Để xác định hiệu quả của rèn luyện kỹ năng thực hành theo quy trình đề xuất với việc nâng cao chất lượng dạy học chương trình Sinh học lớp 10 Sau khi lấy

ý kiến của chuyên gia, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn - Nghệ An Vì thực nghiệm được tiến hành vào năm học đầu tiên thực hiện nội dung chương trình SGK đổi mới, nên chúng tôi chưa có điều kiện triển khai rộng rãi Chúng tôi mới tiến hành thử nghiệm trên hai lớp 10, chọn lớp 10 A7 để làm thực nghiệm và lớp 10 A4 làm đối chứng Hai lớp này đảm bảo sự tương đương trên nhiều phương diện, như sĩ số, tỷ lệ giới tính, trình độ nhận thức, điều kiện học tập Cả hai lớp đều do một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh giảng dạy Lớp đối chứng dạy theo giáo án

mà giáo viên áp dụng lâu nay Lớp thực nghiệm dạy theo giáo án chúng tôi xây dựng, dạy bài TNTH theo quy trình 5 bước để rèn luyện kỹ năng thực hành nhằm nâng cao chất lượng dạy học Các bài TNTH mà chúng tôi thực nghiệm là các bài 12, bài 20 và bài 24 trong sách giáo khoa Sinh học lớp 10 ban cơ bản Sau mỗi bài thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá toàn diện về mặt kiến thức, kỹ năng

và thái độ Đặc biệt chú trọng về kỹ năng thực hành của học sinh Kết quả đánh giá thể hiện trên hai mặt: định tính và định lượng

Định tính: căn cứ vào hoạt động của học sinh trong giờ thực hành, chúng tôi

đánh giá theo các mức độ:

- Bắt chước: HS bắt chước các thao tác của giáo viên hoặc bạn bè, thể hiện sự rập khuôn, cứng nhắc, thao tác chậm chạp

- Thành thạo: HS việc nắm vững kiến thức, thành thạo thực hiện các thao tác

và kỹ thuật TNTH, có thể linh hoạt điều chỉnh để thực hiện được kết quả chính xác

- Sáng tạo: thể hiện sự đổi mới tư duy, biết đề xuất vấn đề, sáng tạo trong việc vận dụng các thao tác kỹ thuật cũng như vận dụng kiến thức, biết giải thích nguyên nhân của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm

Kết quả thực nghiệm cho thấy: ở lớp đối chứng nhiều học sinh hoàn thành nội dung bài thí nghiệm thực hành ở mức độ bắt chước, hoạt động của học sinh chưa thể hiện tính chủ động ở lớp thực nghiệm, học sinh hoạt động chủ động, tích cực, các thao tác thành thạo

Định lượng: được đánh giá thông qua chất lượng ba bài kiểm tra, bài kiểm tra

được chấm theo thang 10 điểm Số liệu bước đầu được thể hiện theo bảng thống kê sau:

3

4

5

6

7

8

9

10

Lần 1

14

12

15

4

2

0

0

0

Lần 2

9

13

18

5

2

0

0

0

Lần 3

1

9

23

7

4

3

0

0

Lần 1

5

9

19

7

5

2

0

0

Lần 2

2

5

20

8

7

5

0

0

Lần 3

1

3

10

8

16

7

2

0

Từ các số liệu ở bảng trên ta có thể xếp loại như sau:

Trang 7

N C Kình, C T K Dung Rèn luyện … sinh học lớp 10 THPT, tr 36-42

Điểm dưới 5 (loại yếu kém) có 58 HS, chiếm tỉ lệ 41,1%

Điểm số từ 5 - 6 (loại trung bình) có 72 HS, chiếm tỉ lệ 51,1%

Điểm 7 - 8 (loại khá) có 11 HS, chiếm 7,8%

*Lớp thực nghiệm:

Điểm dưới 5 (loại yếu kém) có 25 HS, chiếm tỉ lệ 17,7%

Điểm 5-6 (loại trung bình) có 72 HS, chiếm 51,1%

Điểm 7-8 (loại khá) có 42 HS, chiếm tỉ lệ 29,7%

Điểm 9 (giỏi) có 2 HS, chiếm tỉ lệ 1,5%

Qua bảng trên cho thấy số HS ở lớp đối chứng có điểm số dưới mức trung bình cao hơn so với lớp thực nghiệm, ngược lại ở lớp thực nghiệm có tỉ số HS đạt điểm khá giỏi cao hơn hẳn HS ở lớp đối chứng Tuy số HS đạt điểm trung bình ở hai lớp như nhau nhưng trong đó ở lớp thí nghiệm số HS đạt điểm trung bình khá (6) cao hơn so với đối chứng

Kết luận Kỹ năng thí nghiệm thực hành là tri thức về phương pháp nhận thức, là công cụ nhận thức, do đó trong quá trình dạy học Sinh học cần thực hiện tốt các nội dung TNTH để rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS Trong quá trình thực hiện, cần xác định được hệ thống các kỹ năng tương ứng và ứng dụng sáng tạo quy trình 5 bước hình thành kỹ năng thực hành Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học

Tài liệu tham khảo

[1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, Lý luận dạy học Sinh học đại cương, NXB Giáo dục, 2000

[2] Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Sinh học 10, NXB Giáo dục, 2006

[3] Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (chủ biên), Sinh học 10, Sách giáo viên, NXB Giáo dục, 2006

[4] Nguyễn Như Hiền (chủ biên), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 – THPT, 2006

summary

practice skill training for students to improve teaching

schools

This study aimed at determining necessary practice skills for students through experiment lessons in 10th form biology coursebook It also set up the process to train practice skills to improve the effectiveness of teaching activities The results of this study can help teachers at secondary schools apply teaching contents of practice experiments

Khoa sinh học, trường đại học Vinh

Ngày đăng: 29/06/2014, 17:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w