Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 128 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
128
Dung lượng
11,18 MB
Nội dung
Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 1 BÀI GIẢNG MÔN HỌC: LƢỢC KHẢO LỊCH SỬ ĐÔ THỊ Số tiết: 30 Hệ: TCCN Ngành Quản lý Đô thị Biên soạn: Ths-kts Nguyễn Dương Tử Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 2 CHƢƠNG 1: ĐÔ THỊ THỜI KỲ CỔ ĐẠI 1.1. Sơ lƣợc nguồn gốc đô thị Thế giới cổ đại ra đời vào lúc chế độ công xã thị tộc tan rã và xã hội chiếm hữu nô lệ hình thành. Nhà nước chiếm hữu nô lệ không ngừng củng cố và tập trung quyền lực vào tay tầng lớp thống trị là chủ nô với sự hỗ trợ đắc lực của quân đội và tôn giáo. Quá trình hình thành và phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ trên thế giới diễn ra khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể của từng khu vực: khoảng 3500 năm Tr.CN ở khu vực Bắc Phi với Ai Cập cổ đại, sau đó là khu vực Lưỡng Hà ( Me1sopotamie), Tây Á, châu Á, châu Mỹ và kết thúc ở La mã (Roma) cổ đại vào thế kỷ thứ V. Hầu hết các quốc gia cổ đại đều hình thành và phát triển tại những lưu vực các dòng sông lớn, nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp và thương nghiệp. Đó là lưu vực sông Nil ở Đông Bắc châu Phi với nền văn minh Ai Cập. Ở khu vực Tây Á, giữa 2 dòng sông Tigre và Euphrat có nền văn minh cổ đại Babylone, Assyrie, Phenicie . . . Ở lưu vực sông Hằng có nền văn minh Nam Á cổ đại với Ấn Độ là đại diện. Lưu vực Hoàng Hà, sông Dương Tử ở Đông Á là nơi xuất hiện nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Cùng với sự xuất hiện tổ chức xã hội và Nhà nước chiếm hữu nô lệ, bên cạnh hình thức làng nông nghiệp, hình thức cư trú dạng đô thị hình thành. Khác với làng nông nghiệp, đô thị cổ đại nhanh chóng trở thành trung tâm chính chi phối mọi hoạt đông xã hội và là địa bàn phát triển nền văn minh của nhân loại. Cấu trúc đô thị phản ánh rõ nét sự phân chia giai cấp trong xã hội thông qua việc phân khu chức năng tương ứng. Một bên là khu vực dành cho tầng lớp chủ nô, bên kia là khu vực của người nô lệ. Sự khác nhau trong cấu trúc của các đô thị thường thể hiện thông qua kiến trúc tôn giáo. Do quan niệm về tín ngưỡng khác nhau ở các khu vực và quốc gia cổ đại mà vị trí và mối quan hệ giữa khu vực Xây dựng các công trình tôn giáo với khu vực dân dụng của đô thị có những điểm khác nhau. 1.2. Đô thị Ai Cập Cổ đại (3000- Thế kỷ III S.CN) Nằm tại Đông Bắc Phi, giữa 2 biển Đại Trung Hải và Hồng Hải, là đầu mối giao thông quan trọng giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi, giữa 2 rặng núi và sa mạc Lybia. - Những đô thị Ai Cập cổ đại đã ra đời từ rất sớm, khoảng 3000 TCN. Những đô thị Ai Cập cổ đại đều quy tụ dọc theo hai bên bờ sông Nile như một yếu Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 3 tố quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp. Thần quyền và Vương quyền cũng tác động mạnh đến sự hình thành bộ mặt đô thị, hình thành nên những trung tâm tôn giáo với những đền thờ hay lăng mộ lớn. - Ngoài những quần thể kim tự tháp và đền đài với quy mô lớn được xây dựng bằng đá còn tồn tại được đến nay, các kết quả của hoạt động xây dựng đô thị phần lớn đã bị sa mạc và thời gian làm mất đi. Những hình thức của đô thị lúc bấy giờ chỉ có thể hình dung được một phần qua dấu vết còn lại của một số đô thị được xây dựng để tập trung nô lệ phục vụ cho việc xây dựng kim tự tháp. Đặc điểm nổi bật trong cách tổ chức và xây đô thị Ai Cập cổ đại thể hiện sự phân khu chức năng đô thị 1 cách tách biệt.: khu của người sống và các khu dành cho người chết và thần linh. - Thành phố cho người chết: lăng mộ của các vương triều Ai Cập cổ đại, kim tự tháp. - Khu vực đền thờ thần Ai Cập cổ đại: đài thờ thần Mặt trời Hurus ở Abousir (2500 Tr.CN). - Khu vực cư trú của dân đô thị: nhà nô lệ xây bằng đất nung, nhỏ, đơn giản, bó cục tự do, mật độ xây dựng cao. Lâu đài dinh thự của Pharaon, nhà ở quý tộc , chủ nô quy mô lớn, vật liệu xây dựng bằng đá và có bố cục chặt chẽ. 1.2.1 Thời kì Cổ Vương quốc (3500- 2000 tr.CN): Pharaon tập trung trong tay mọi quyền lực. người Ai Cập còn đặc biệt chú trọng xây dựng những công trình thủy lợi có quy mô lớn để phát triển nông nghiệp, đối phó úng lụt. Các đô thị tiêu biểu: thành phố Memphis, thành phố Abudos 1.2.2 Thời kì Trung Vương quốc (2000- 1590 tr.CN): Triều đại Pharaon thứ XII- XVI. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Ai Cập cổ đại. Các đô thị tiêu biểu: Téba, Cumae, Semme, Kahun 1.2.3 Thời kì Tân Vương quốc (1590- 332 tr.CN): Triều đại Pharaon thứ XVIII- XXX. Ngoài Kim tự tháp, có nhiều tổng thể kiến trúc đền thờ quy mô lớn. Các đô thị tiêu biểu: thủ đô Thèbes . Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 4 Thành Kahun, được xây dựng vào giữa thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên trong thời kỳ trị vì của Xê-nu-xe II, một hoàng đế của vương triều thứ XII, là 1 thành phố có mặt bằng hình chữ nhật. Tường gạch xây bao quanh 380m x 260m, tổng diện tích khoảng 10ha. Trong thành chia rõ thành 2 phần bởi 1 bức tường gạch, 1 phần ở phía Tây có kích thước 260 x 105m dành cho dân nô lệ, có 250 nếp nhà nhỏ xây dựng bằng đất sét nện, có 1 con đường chạy từ Nam lên Bắc, hai đầu là 2 cửa thành cho nô lệ ra vào. Nô lệ không có quyền có kinh tế riêng, không có quyền chăn nuôi gia súc. Khu đất phía Đông lớn hơn chia ra 2 phần Bắc và Nam. Khu đất phía Bắc dành cho tầng lớp quý tộc, có điều kiện ăn ở rộng rãi, chỉ có khoảng 10 ngôi nhà có sân trong lớn. kiểu nhà lớn nhất có 70 phòng lớn nhỏ, có sân trong kích thước tới 60 ô 45m. có cả nhà 2 tầng, có cầu thang đi lên tầng mái. Tường chu vi bao quanh nhà không trổ cửa sổ, phía sân trong có hành lang cột, vật liệu xây dựng là đá liên kết bằng vữa. Phía cựa Tây của khu vực này có 1 tòa kiến trúc lớn, được cho là Hoàng cung. Phần phía Nam của khu vực Đông Kahun là khu vực dân trung lưu. Nhà ở Kahun có hình thức phù hợp với điều kiện nhiệt đới, có thể dùng mái bằng để sinh hoạt chung và để ngủ, có thể sân trong làm nghề thủ công, các phòng mát mẻ do được tổ chức thông gió. Từ hình thức và tổ chức các khu dân cư trong thành phố, Kahun mang những đặc điểm sau: - Mâu thuẫn giai cấp trong bản thân cuộc sống đô thị này rất sâu sắc, việc những người nô lệ sống theo hình thức kiểu giam lỏng như vậy là để ngăn chặn sự nổi dậy của họ. - Kahun có mặt bằng hình chữ nhật hướng về phương Nam, song song với đường đi của mặt trời. đây là tập tục của người Ai Cập cổ đại chú trọng hướng Nam, nơi bắt nguồn của sông Nile, thuật xem sao, tục quan sát mặt trời. Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 5 Hình 1: Đô thị Kahun Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 6 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 7 Hình 2: Tượng nhân sư và kim tự tháp Gizeh Vì chưa nhận thức được giới tự nhiên, tin rằng quy luật của cuộc sống là do thần linh chi phối, con người chỉ sống vĩnh cửu sau khi chết, nên cuộc sống đô thị và hoạt đông xây dựng của người Ai Cập cổ xưa có những đặc điểm sau: - Đời sống công cộng đô thị gắn liền với các cuộc rước lễ tôn giáo, lễ vua, lễ hội của các tầng lớp dân chúng. - Những đại lộ chính của thủ đô, các đền thờ tôn giáo, lăng mộ, kim tự tháp có kích thước lớn được xây dựng rất nhiều. Nét đặc sắc của nghệ thuật quy hoạch đô thị của Ai Cập: hình thành được những quần thể kiến trúc lớn, với sự thống nhất trong phong cách xây dựng, chia rõ đối tượng chủ yếu và thứ yếu. Những kim tự tháp ở Gizeh, xây dựng trong những thế kỷ khác nhau, lặp lại một quan niệm nhất định về hình thức và thế khối nhưng vẫn có sức truyền cảm rất lớn đối với cả quần thể cũng như mỗi đơn thể. Dấu tích đô thị Ai cập cổ đại còn lại là 1 số kim tự tháp. Chúng là biểu tượng văn hóa Ai Cập cổ đại rực rỡ ở lưu vực sông Nil. 1.3. Đô thị Tây Á –Lƣỡng Hà cổ đại (3000- 300 Tr.CN). Nằm giữa 2 sông Tigris và Euphrates. Đất đai phì nhiêu, nhiều kênh rạch, nông nghiệp và chăn nuôi phát triển đã tạo điều kiện nảy nở 1 nền văn minh rực rỡ, thuộc loại sớm nhất trên thế giới. Vùng đất trên còn gọi là Mesopotamia, nghĩa là vùng đất nằm giũa 2 con sông “Lưỡng Hà”, ngày nay thuộc địa phận nước Iraq. - Những đô thị vùng Luỡng Hà và Tây Á là những bằng chứng sống động Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 8 đánh dấu giai đoạn đầu tiên của nền văn minh loài người. Tuy vậy, đây cũng là khu vực thường xuyên bị chiến tranh tàn phá. Thêm vào đó, với vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch nên hình dạng nguyên thủy của chúng rất khó xác định qua sự tàn phá củ thời gian. - Những đô thị Lưỡng Hà ban đầu mang tính chất trung tâm hành chính và tôn giáo của công xã nông thôn, sau đó mới trở thành các trung tâm thương mại trên cơ sở phát triển thủ công nghiệp và thương mại. Các thành phố được xây trên những bệ cao nhân tạo để tránh lũ lụt. Các công trình chủ chốt của thành phố được xây dưng với quy mô cao, rộng. Tường thành có tính chất phòng ngự rất mạnh. Tôn giáo và thuật xem sao rất được chú trọng và thể hiện ở việc xây các công trình tôn giáo to lớn. Hệ thống đường khá hoàn thiện, nhiều khi được lát đá và hệ thống thiết bị kỹ thuật cấp, thoát nước tương đối được chú trọng. Đô thị tiêu biểu: Khorsabad, Babylon, Persepolis. Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 9 Hình 1.3.1: Bản đồ tổng quan Lưỡng Hà cổ đại Hình 1.3.2: Thành Babylon (605- 563 Tr.CN). Tháp Zigourat (tháp Babel) Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 10 Hình 1.3.2: Vườn treo Babylon Hình 1.3.3: Thành Babylon Đô thị khu vực Lưỡng Hà có vai trò quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế của vùng. 1.4. Đô thị Ba Tƣ cổ đại Nằm kề bên và ngăn cách Lưỡng Hà bởi dãy núi thấp Zargos, là cùng cao nguyên cằn cỗi, ngày nay thuộc Iran. 1.5. Đô thị Hy Lạp và La Mã cổ 1.5.1. Đô thị Hy Lạp cổ đại: [...]... - TC Quản lý Đô thị- Trang 25 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 26 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 27 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 28 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 29 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 30 Lược khảo Lịch sử Đô thị CHƢƠNG 3: ĐÔ THỊ THỜI KỲ BAROCCO 3.1 Bối cảnh hình thành đô thị Barocco:... đẩy các đô thị phát triển, nâng cao vai trò của các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn có lịch sử từ thời kì cổ đại La Mã - TC Quản lý Đô thị- Trang 18 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 19 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 20 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 21 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 22 Lược khảo Lịch sử Đô thị Về cơ... thị- Trang 32 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 33 Lược khảo Lịch sử Đô thị 3.3.2 Đô thị- dinh thự quân chủ: - TC Quản lý Đô thị- Trang 34 Lược khảo Lịch sử Đô thị Sự xuất hiện loại đô thị mới- đô thị dinh thự quân chủ là do nhu cầu ở mức độ tiện nghi cao về nơi cư trú, làm việc và nơi giải trì của nhà vua, triều đình và tầng lớp quý tộc thân vua Đây là loại đô thị mới được thiết... dựng đô thị thời kỳ Phục hưng chỉ dừng lại ở việc xây dựng quảng trường và các phương án đô thị không tưởng mà không xây dựng được một tổng thể đô thị thực sự nào - Quảng trường Văn nghệ Phục hưng có quy mô lớn với các chức năng xã - TC Quản lý Đô thị- Trang 24 Lược khảo Lịch sử Đô thị hội, văn hoá, tinh thần là chính Do áp dụng các nghiên cứu về toán học, hình học và học tập phương thức xây dựng đô thị. .. dựng đô thị của thời kỳ này chỉ được coi như là những dấu hiệu mở đầu Đến thế kỷ XI và XII diện tích phần đất châu Âu Thiên chúa giáo mở rộng đến tận ranh - TC Quản lý Đô thị- Trang 15 Lược khảo Lịch sử Đô thị giới của Đông La Mã trước kia Lúc bấy giờ, châu Âu đã phát triển được một hệ thống đô thị có mật độ lớn với mạng lưới các đường giao thông thuỷ, bộ chằng chịt Lịch sử phát triển và phục hưng đô thị. .. Caesar, Augustus, Trajan Dưới thời La Mã, kỹ thuật đô thị đã đạt trình độ rất cao với những cầu dẫn nước nhiều tầng, hệ thống đường sá La Mã hết sức bền chắc với hệ thống thoát nước hai bên Đô thị tiêu biểu: Rome, Timgad, Pompei - TC Quản lý Đô thị- Trang 13 Lược khảo Lịch sử Đô thị CHƢƠNG 2: ĐÔ THỊ THỜI KỲ TRUNG ĐẠI VÀ PHỤC HƢNG 2.1 Bối cảnh hình thành đô thị trung đại: Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc trong... quy hoạch Hypodamos Ông chủ trương một mặt bằng đô thị phải được suy nghĩ như là một bản thiết kế dành cho người dân, chức năng sử dụng của nhà và không gian công cộng cần được chú ý trong quy hoạch đường phố Đô thị tiêu biểu: Athens, Tyrins, Millet - TC Quản lý Đô thị- Trang 11 Lược khảo Lịch sử Đô thị Tóm tắt những đặc điểm chính về tổ chức không gian đô thị Hi Lạp cổ đại: Khác với cư dân Ai Cập và... xây dựng đô thị La Mã cổ đại bắt đầu từ sự phát triển dần dần - TC Quản lý Đô thị- Trang 12 Lược khảo Lịch sử Đô thị của thành Rome theo lịch sử phát triển của đế chế La Mã Vào thời kỳ đầu, các điểm dân cư cũng như những đô thị La Mã chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Etruria bản địa và văn hoá Hy Lạp cổ đại Tập quán xây dựng đô thị của người Etruria được mô tả như sau: "Những bậc trưởng lão đã cho trâu... trúc đô thị độc lập có chức năng hành chính, tôn giáo được cải tạo và xây dựng mới để trở thành hạt nhân trung tâm Thành phố được tổ chức và xây dựng theo các phường hội thủ công chuyên môn hóa Ngoài cùng là vòng thành lũy, hào nước bảo vệ - TC Quản lý Đô thị- Trang 14 Lược khảo Lịch sử Đô thị số lượng nhiều hay ít cá phường nghề và vòng thành kế tiếp nhau phụ thuộc vào sự phát triển và độ lớn của đô thị. .. giáo - Trong đô thị trung thế kỷ, ba yếu tố quảng trường chợ, nhà thờ và toà thị chính gắn bó chặt chẽ với nhau Nhìn chung, mặt bằng đô thị trung thế kỷ thường phát triển tự do một cách hài hòa với tự nhiên theo nhu cầu phát triển của đô thị Mặc dù ở những thời kỳ sau, đô thị có những bước phát triển mới nhưng vẻ đẹp của đô thị trung thế kỷ luôn tạo nên một bầu không khí cuốn hút mọi người Đô thị tiêu . Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 5 Hình 1: Đô thị Kahun Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 6 Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô. Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 1 BÀI GIẢNG MÔN HỌC: LƢỢC KHẢO LỊCH SỬ ĐÔ THỊ Số tiết: 30 Hệ: TCCN Ngành Quản lý Đô thị . các đô thị phát triển, nâng cao vai trò của các đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn có lịch sử từ thời kì cổ đại La Mã. Lược khảo Lịch sử Đô thị - TC Quản lý Đô thị- Trang 19 Lược khảo Lịch