KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 101 - 102)

CHƢƠNG 4: ĐƠ THỊ CHÂ UÁ VÀ VIỆT NAM

4.1.4KIẾN TRÚC DÂN DỤNG

Những công trình dân dụng làm từ trước thế kỷ XIII không còn giữ được vì làm bằng vật liệu không bền vững. Một vài khái niệm về những công trình này được gợi lên ở những quần thể công trình đục vào đá nguyên phiến thế kỷ VII ở Ma-ma-la-pu-ram không theo hình dáng công trình dân dụng bằng gỗ hay trên những phù điêu ở Bha-hu-ta và Xăng-xi (từ thế kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ I sau công nguyên) cũng như trên những tranh tường ở Át- giăng-ta (thế kỷ I trước công nguyên, thế kỷ VII sau công nguyên).

Suốt cả những thời đại xa nhau trong nhiều thế kỷ, những di tích kiến trúc và điêu khắc này đã chứng minh rằng trên đất nước Ấn Độ rộng lớn đã thịnh hành một kiểu nhà phát sinh từ đồng bằng sông Găng và sông Anh, thời xa xưa. Đó là kiểu Xai-chi-a bình đồ hình chữ nhật dài có vòm cuốn và kiểu Vi-ha-ra, bình đồ hình vuông lợp mái hình tháp.

Theo những hình mẫu bằng đá bắt chước nhà dân dụng ở Ma-ma-la-pu-ram, các công trình được thể hiện có nền đá, trên đặt khung gỗ, tường xây gạch hay đắp đất. Tường trát vữa cả trong lẫn ngoài, màu trắng và đôi điểm trang trí được tô màu. Tất cả kết cấu mái, khung cửa sổ, cửa ra vào và các trụ dầm đều bằng gỗ. Mái lợp lá đồng mỏng với những trang trí đầu mái có khi thếp vàng.

Ở quần thể công trình này, có một công trình theo một kiểu nhà nhỏ điển hình với khung gỗ, lợp bốn mái bằng bổi cói. Còn những công trình khác có hình dáng chùa thờ Phật, tu viện kiểu Xai-chi-a là nhà ở với bình đồ dài, một đầu có hình nửa tròn, ở tâm hình tròn trước kia có cột gỗ chống đỡ mái. Ở đó những môn đồ đạo Phật đặt bàn thờ Xá-lỵ.

Cũng ở quần thể này, có công trình phỏng theo nhà ba bốn tầng hình tháp kiểu Vi-ha- ra.

Kiểu nhà nhiều tầng này, theo thư tịch, đã phát triển thời cổ đại. Trong kinh Ma-ma- xa-ra hướng dận xây nhàviết từ thế kỷ VI kiểu nhà nhiều tầng cả dân dụng, cả tôn giáo thường có bình đồ vuông như ta thấy ở công trình Đhar-ma-rat-gi trong quần thể kiến trúc Ma- ma-la-pu-ram (hình số 4).

Có tu viện với nhà cao nhiều tầng, một số đạt 60 – 90 mét , ở trên đất tu viện có cả đài thiên văn. Nhà cho các người tu hành quây xung quanh một sân trong nổi bật mọi hình thức trang trí.

Nhiều loại công trình công cộng và nhà ở, nhiều pháo đài, dinh thự, bệnh viện, nhà biểu diễn, kho tàng được nhắc đến trong trường ca cổ đại Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta và nhiều tài liệu thư tịch thời sau.

Từ thời đại đó, ngày nay còn di tích A-xô-ky ở Pa-ta-li-pu-tờ-ra. Theo bút ký của Phả-xanh, người Trung Quốc du hành vào thế kỷ V thì công trình bằng gỗ này đã đứng vững vàng 600 năm rồi mà vẫn lộng lẫy trong những trang trí khắc trạm và bích họa.

Sách dạy xây dựng Xin-pa-xa-tờ-ra cổ kính nhấn mạnh đến việc bố trí nhà ở xung quanh những sân trong. Ở khí hậu nóng bức này, người ta ưa sinh hoại giữa trời. Cho nên sân trong thay cả phòng khách, phòng ăn và cả bếp nữa. Nhà ở người quý tộc trang trí sân trong lộng lẫy và có sân riêng cho đàn ông, đàn bà. Phòng ở muốn chống nóng phải mở cửa ra hướng Đông Bắc và cây cối trồng quanh nhà. Theo quan niệm này, nhà ở của nhân dân Ấn Độ thường có hiên, lô gia hành lang rộng chống nóng.

Công trình dân dụng được trang trí màu sắc và bích họa, ta còn thấy một số hình ảnh trên một mảnh bích họa còn lại trong di tích At-giăng-ta tả cảnh nhà ở (thế kỷ V – VII) nhiều bích họa ghi lại những lâu đài nhiều tầng với những phòng rộng nhiều cột, bao quanh là những hành lang, lôgia. Những cột tròn nặng nề đặt ở tầng dưới, còn ở tầng trên là hình dáng nhỏ nhắn của cột tre. Hàng cột tròn và thấp kết thúc tầng trên cùng của ngôi nhà.

Qua những mảnh bích họa và thư tịch, thấy màu sắc và bích họa trang trí cả nhà dân dụng, cả công trình văn hóa. Theo phong tục, phía ngoài nhà sơn màu trắng. Cột gỗ và các chi tiết kiến trúc phía ngoài thì sơn màu xanh da trời, màu vàng, màu đỏ và nhiều màu lộng lẫy của men sành. Nội thất được trang trí rất phong phú. Tường và trần không chỉ vẽ những hình hoa lá mà cả những cảnh sinh hoạt thông thường. Nội dung bích họa thường kết hợp nhuần nhuyễn sự sáng tạo với sự quan sát thực cảnh.

Qua bích họa At-giăng-ta, thấy bích họa Ấn Độ vẽ trên vữa khô. Tường quét nước dầu một lượt vôi, để một đêm sau đó phủ một lớp chất dính gồm keo, phân bò, rơm rạ xay thật nhỏ, trên lớp đó lại phủ một lớp vữa mỏng rồi xoa bóng. Họa sỹ làm việc trong phòng tranh tối tranh sáng, bên phải dùng một loại gương bằng kim khí để chiếu ánh sáng trời vào trong nhà.

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 101 - 102)