`KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 99 - 101)

CHƢƠNG 4: ĐƠ THỊ CHÂ UÁ VÀ VIỆT NAM

4.1.3`KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Nhiều đặc trưng kiến trúc dân dụng đã ảnh hưởng đến kiến trúc cung đình, kiến trúc hoành tráng Ấn Độ ở đồng bằng sông Găng và sông Anh, có khí hậu nóng ẩm, giàu đất phù sa và rừng cây. Đã từ lâu, vật liệu xây dựng ở đây là mây gỗ và gạch đất nung. Đá rất ít dùng làm vật liệu xây dựng, trừ nơi không có gỗ và đất sét. Đá rất ít dùng và sỏi lớn đã dùng để xây móng nhà.

Ở các tỉnh phía Tây Bắc Ấn Độ, đá “che” đã dùng từ thế kỷ I sau công nguyên, ở vùng trung tâm, từ thế kỷ V, và ở vùng cực Nam từ thế kỷ VII khi xây những công trình tôn giáo. Những công trình đục vào đá đã phát triển ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ III trước công nguyên đến đầu thế kỷ X sau công nguyên. Có thể phân biệt hai loại trong các công trình này: Loại “Hang” khi chỉ đục vào đá bằng phẳng; loại “một khối”, khi các nghệ nhân biến một tảng đá lớn thành một công trình kiến trúc có ba chiều. Trong cả hai loại đều dùng phương pháp của nhà điêu khắc. Những công trình “một khối” làm vào thế kỷ VII – VIII Ấn Độ là những di tích kiến trúc có một không hai trong lịch sử kiến trúc thế giới. Trên những công trình kiến trúc loại “hang”, những chi tiết kiến trúc và mô-típ trang trí trên vật liệu không bền như gỗ, tre, gạch, đất sét v.v… được chép lại một cách trung thành.

Thời trung cổ Ấn Độ, gỗ vẫn được dùng phổ biến, nhất là những loại gỗ quý dùng cho những công trình hoành tráng, nhà dân thành thị, nông thôn cũng làm bằng gỗ. Không lấy gì làm lạ khi kiến trúc gỗ Ấn Độ đã phát triển ở mức cao, sớm hơn từ lâu trước khi xuất hiện công trình xây đá.

Ở Ấn Độ, dùng tre để làm những tấm đứng, chấn song, những bộ khung nhà, mái nhà và cột chống đỡ những tấm trần nhẹ trên. Trong kiến trúc gỗ, tre đã dùng để nối các tấm dưới hình thức những “con sỏ”.

Kiến trúc gỗ đã dùng một hệ thống kết cấu duy nhất là cột xà. Trên đầu những cột đứng bốn cạnh, tám cạnh hay tròn, đặt những xà thượng đỡ những xà ngang, xà dọc, những xà này đỡ mái bằng.

Trong kiến trúc gỗ, các “thanh” và “đứng” là một bộ khung bằng những thanh đứng, chân nối nhau bằng những thanh ngang, giữa các thanh đắp đất sét hay xây gạch mỏng. Bằng

những kết cấu như vậy, đã xây những công trình nhiều tầng, hình tháp nhiều tầng, chiều cao các tầng trên giảm dần để làm nhẹ sức đè trên các cột tầng dưới.

Ở Ấn Độ, đã từ lâu đã có hai lối lợp mái bằng gỗ: lối mái bằng trên cột và lối cuốn vòng cung. Mái bằng lợp trên nhà ở hay trên những gian “măng-ta-pam” ở các đầu phía Nam, mái cuốn lợp trên những tháp hình vuông “gô-pu-ram” và một số công trình khác. Mái cuốn lợp trên những vì kèo gỗ hình vòng cung. Có khi lợp hình cuốn 4 hay 8 cạnh trên những công trình xây hình vuông như miếu “vi-man” chẳng hạn.

Gạch nung dùng nhiều ở phía Bắc để xây tường kè và bể chứa nước, vật liệu chống thấm ở đây là chất dựa kiểu bi-tuym. Ở phía Nam đất sét ít, nên ít công trình xây gạch nung. Ở phía Bắc, cùng với gạch nung còn dùng nhiều gạch không nung.

Khuôn khổ gạch xây 4x2x1 được giữ từ thời cổ xưa, vữa xây có dùng đất phù sa lấy từ sông nên không đủ chất kết dính. Cho nên gạch dễ dàng gỡ ra và dùng xây lại nhiều công trình cho nhiều đời người. Nhiều công trình cổ xây gạch không còn giữ lại được.

Vôi làm vữa không dùng trong xây dựng. Đôi khi dùng xây những hàng gạch đầu tiên, sau đó dùng vữa có đất phù sa. Ở Ấn Độ người cho rằng không phải dùng đến thứ vật liệu quý giá là vôi để làm chất kết dính trong xây dựng.

Trang trí công trình xây gạch, đã dùng nhiều phương pháp khác nhau. Có khi dùng gạch có khắc trạm trước khi nung, có khi dùng những tấm sành có trang trí, nhất là ở Băng- gan hay là chắp vữa có đắp hình chìm nổi.

Đá xây đã mở ra một thời kỳ mới trong kiến trúc hoành tráng Ấn Độ; dùng đá vôi ở phía Bắc, đá hoa cương và xa thạch ở phía Nam không phải là ít dùng đá ba-zan như ở Băng- gan (hình số 2).

Trong một công trình, thường dùng nhiều loại đá hoặc cả đá và gạch. Trong trường hợp ấy, người ta phân đều bộ phận nặng ở tầng trên và tạo ra những bộ phận chịu lực vững chắc ở phía dưới.

Đá xây và công trình điêu khắc, kết hợp làm ngay từ giai đoạn phá đá trên cơ sở những bộ phận kết trúc đã xác định được khuôn khổ ngay từ đầu.

Trong kiến trúc đá, cũng là hệ thống kết cấu cột, xà cơ bản, sàn nhà và tường đứng giữa các tầng cao đều dựa trên hệ thống cột trụ thẳng đứng bằng đá. Trừ vùng Ô-ri-xa và Băng-gan, còn ở vùng nhỏ thì cột trụ cũng là bộ phận chịu lực cơ bản trong kết cấu.

Trên mặt tuồng đá phẳng, trạm khắc thường thể hiện cả kết cấu khung; còn đá thì cũng thuòng diễn đạt kết cấu quen thuộc của chất liệu gỗ như dầm xà, con sơn. Cho đến thế kỷ thứ XIX, ở Nam Ấn đá còn bắt chước hình thức gỗ. Trong công trình đá, thường dùng ở đấy cột trụ gỗ. Có khi trần đá đặt trên dầm gỗ; dầm gỗ đặt trên cột gỗ. Trụ gỗ chóng hỏng, người ta thay bằng cột đá đẽo theo hình thức cột gỗ. Có khi khối đá nặng được mang hình dáng trụ gỗ thanh mảnh với những con sơn đưa ra rất nhiều. Còn trần bằng đá lại mang hình dáng những dầm vô ích, bắt chước gỗ (như công trình Đa-ra-xu-ram xây thế kỷ XI) (hình số 3).

Xây đá có khi dùng theo lối hai dốc mái như lợp bằng gỗ. Hình thức các tháp “Xi-kha- ra” ở điện thờ Nam Ấn là bắt chước công trình gỗ nhiều tầng, lợp nhiều mái thành hình tháp.

Trong điều kiện khí hậu ẩm, nhiều sâu bọ và nhiều loại bò sát, các công trình dân dụng cũng như công trình tôn giáo đều đặt trên nền cao. Nền cao nhất là ở vùng hay ngập lũ.

Các kiến trúc sư Ấn Độ đã khéo khai thác nền nhà như một phương tiện nhiều khả năng biểu hiện và hoành tráng.

Ở kiến trúc Ấn Độ vữa trát tường đã dùng từ lâu. Vữa che lấp các loại vật liệu xây khác nhau ở một công trình, đồng thời chống nhiệt và ẩm cao. Ở nhà nông dân, vữa trát được thay thế bằng đất sét, trộn rơm rạ, băm và trát cả mặt trong và mặt ngoài nhà. Đặc biệt là vữa không chỉ dùng cho công trình xây dựng đá nữa. Ở đây vữa được cấu tạo đặc biệt, đảm bảo cả độ bền vững cao cả độ bóng lộng lẫy.

Một phần của tài liệu bài giảng môn học lược khảo lịch sử đô thị (Trang 99 - 101)